" hạn hán và cơn mưa ' - ea sola / rp nguyễn ngọc lan (saigon)
hẹn thắp lên - rp nguyễn ngọc lan
nxb trình bày/ strasbourg - salt lake city 2000
" hạn hán và cơn mưa "- ea sola "
nguyễn ngọc lan
Cuối cùng thì Ea Sola cũng có đủ điều kiện ( nhất là ... tài chính) để cho Hạn hán và cơn mưa ra mắt khán giả tp. HCM 2 tối , 1- 2/ 9 và tp. Hà nội 2 tối , 1-6/ 9. 1996. Trước đó, người trong nước chỉ được biết qua những lời lẽ bộc bạch chân tình của Ea Sola trả lời phỏng vấn báo chí, cũng như qua những âm vang tốt đẹp về vở kịch múa, từ nước ngoài mang về. Sau chuyến đi công diễn ở Âu châu cà cả Hoa Kỳ gần đây, Ea Sola cho biết, " Đi đến xứ sở nào, chúng tôi cũng nhận được nhiều tràng pháo tay liên tục. Khán giả của kịch Shakespeare đã tiếp nhận Hạn hán và cơn mưa ở mức cao nhất. Đã đứng được trên sân khấu Mỹ ". ( Người lao động, 30.8.1996). Người ta vẫn thường hiểu là cô vuiu tự hào, vì, những bà cụ nông dân mà cô đã dám đưa lên sân khấu và đưa đi khắp nơi, và, vì những gì mà kịch múa của cô cò thể nói lên được về quê cha * của mình, hơn là vì tài sức mình .
----
* mang tên Ea Sola , vì,thân phụ của Ea Sola là người VN, thân mẫu là người Pháp .(NNL)
Thế nhưng, theo ông Đức Kôn trên tờ Tuổi trẻ 5.9.1996, thì Hạn hán và cơn mưa lại là bức tranh quá buồn về người việt ! Có ý kiến khác với dư luận sẵn có là chuyện bình
thường. Phê bình có nghiêm khắc đi nữa cũng là chuyện bình thường. Nhưng đây lại có gì, như một bản cáo trạng chính trị, để khiến người đọc nhớ tới ông nhà văn sen đầm trong vụ Nhân văn giai phẩm, hay , mấy tay phê bình văn nghệ tập tễnh gần đây làm vệ binh đỏ, " Diễn ở các trời Tây, có thể sẵn một cách nhìn méo mó về dân tộc ta, hoặc là, sự tò mò chuộng lạ, người ta đã tỏ ra thích thú trong việc thưởng ngoạn những 'trò lạ' mà bà Ea Sola đã bày ra trên sân khấu. ' Trò lạ' trước hết, có lẽ, là những vũ công - những bà mẹ quê mùa, già cả, chân đất thứ thiệt, được đi Tây và múa hát trên sân khấu hiện đại. Người ta xem các mẹ như xem những vật lạ . (....) Người nông dân Việt nam trong quá khứ, hiển nhiên là nghèo khổ (...) nhưng vẫn là động lực phát triển chủ yếu của xã hội. Nếu, họ man rợ, dị dạng như 'Hạn hán và cơn mưa' mô tả, hẳn là, những kẻ ngoại bang đã đẩy họ về thời kỳ' đồ đá' từ lâu . "(...) Quả là một bức tranh quá khứ ảm đạm ! Và, người xem không thể không liên hệ với hiện đại như một sự ám chỉ. Về mặt nghệ thuật, ' người yếu bóng vía' dễ có cảm giác [về] ' Hạn hán cơn mưa' thuộc loại ' cao siêu', nên, sợ bóng sợ gió. Thật ra, chẳng những sự hiểu biết của tác giả về lịch sử và con người Việt nam còn quá mỏng manh, mà, sự học hỏi, và, vận dụng về mặt thể hiện nghệ thuật cũng còn khá ấu trĩ . (...) Chèo nửa với pha một tí Nô, nhưng đậm đặc hơn cả, như đã trình bày, lại là những biểu hiện thô thiển của một thứ chủ nghĩa tự nhiên, do Emile Zola , [văn sĩ] người Pháp làm chủ soái , đã cáo chung gần 200 năm qua !"
Thật tiêu biểu, phê phán truy chụp về mặt nào khác cho chán , rồi, ông Đức Kôn mới bàn tới' mặt nghệ thuật' ! Và, cả về mặt này, Hạn hán và cơn mưa với "những biểu hiện
thô thiển của một thứ chủ nghĩa tự nhiên " , phải chăng, lại là con ngựa thành Troie mà thực dân Pháp đưa trở lại vào Việt nam, trong lĩnh vực văn nghệ, nhằm phá hoại sự ổn định chính trị của ... chủ nghĩa hiện thực xã hợi chủ nghĩa ?
Chung quy, ông Đức Kôn, như ông viết từ đầu, vẫn " hoàn toàn đồng tình với cảm nhận chung của "một nhà nghiên cứu văn học cổ" nào đó, không được nêu tên: " Sao người ta lại có thể làm ngơ, chấp nhận sự bôi bác người việt một cách thô thiển như vậy ? " - và - kết luận, " 'Hạn hán và cơn mưa" sẽ tiếp tục được trình diễn ở nhiều nước khác, thiên hạ sẽ hiểu người việt ra sao, có lẽ ngoài tầm tay của chúng ta . Nhưng ở Việt nam, theo thiển nghĩ của tôi, càng đừng trình diễn sớm bao nhiêu, càng sớm chấm dứt được sự bôi bác và xúc phạm bấy nhiêu ."
Bản án đề nghị như thế lại chẳng ra làm sao. tại sao " sẽ tiếp tục trình diễn ở nhiều nước khác " lại" ở ngoài tầm tay của chúng ta'? " Những bà mẹ gài quê mùa, gì cả" kia, ông Đức Kôn chỉ việc áp giải họ trả về những vùng quê Thái bình, Nam định, Hà nam là xong. Còn trình diễn ở Việt nam, thì, ông dư biết: bà Ea Sola phải đi lui đi tới mãi mới kiếm ra tiền, để, mãi đến bây giờ mới làm được vỏn vẹn 4 buổi ở thành phố này và Hà nội, cho nên, chẳng phải đợi ông tuyên án, buổi trình diễn tối mai ở Hà nội sẽ là buổi chót.
Kịch múa Hạn hán và cơn mưa có bôi bác và xúc phạm Việt nam hay không, thì, chưa rõ, nhưng, cái thực tế hàng ngày của chế độ, thì hẳn là rõ hơn. Giả sử Hạn hán và cơn mưa là ' bức tranh quá buồn' , thì, ông Đức Kôn đã phải lo ngại " người xem không thể liên hệ với hiện tại như một sự ám chỉ " ,và như thế là, chính ông Đức Kôn đã không tin lầm cái hiện tại, như vẫn được Đảng và Nhà nước giới thiệu. Dẫu sao, chỉ nguyên trong cùng một số báo Tuổi trẻ 5.6.1996 này, người ta có thể đọc thấy đủ thứ chuyện bôi bác.
trang 1: Năm học mới 1996-1997: hơn 2 triệu học sinh vào lớp 1, thiếu 120 giáo viên và 15.000 phòng học, vẫn còn nhiều lớp ca ba. Mỗi tháng, trên 200 người Đài loan xin lấy vợ Việt nam. Khiếu nại đòi bồi thường tràn dầu, bị xử tù : trong phiên xử lưu động vào sáng 4.9, toàn án nhân dân huyện Nhơn trạch, tỉnh Đồng nai, đã tuyên án phạt 3 người dân tới 18, 16, 16 tháng tù :" Dược biết sau sự cố tràn dầu nêu trên, 'Tuổi trẻ' các ngày 11.5.1995- 8.7.1995 đã từng đặt vấn đề những bất thường trong việc xem xét bồi thường thiệt hại, do tràn dầu ở Nhơn trạch- Đồng nai, như Ủy ban nhân dân huyện giữ lại hầu hết khoản chi bồi dưỡng thiệt hại kinh tế dân sự mà ban chỉ đạo xử lý tai nạn tràn dầu, để bình xét lại thiệt hại, kêu gọi viết đơn tố cáo, tố giác lẫn nhau ,và căn cứ vào đơn nặc danh, để loại đối tượng có trong sách bồi thường. Ngoài ra, huyện cũng đã cách chức, buộc thôi việc một số cán bộ, bắt giam 3 người dân khác ở xã Phú hương, trong năm 1995. "
trang 2 - Lâm đồng : bắt bia khoả thân - mà Lâm đồng nếu là tại Đà lạt, thì chẳng nói làm gì- nhưng lại là ở cả " khu phố 2, thị trấn Liên nghĩa, huyện Đức trọng" ( đội kiểm tra 'bắt quả tang 2 tiếp viên nữ đang khoả thân cho khách thưởng thức '.) Ngay dưới tin ấy là chuyện thường ngày : " Trở về với nhân dân. cả nước thiếu hàng vạn phòng học- thêm nạn bão lụt . Làm sao toàn dân đưa trẻ tới trường đây ? ", "(... ) Ở Thanh hóa, ngành giáo dục tỉnh này đã đề ra chủ trương" Giáo dục trở về với nhân dân. Nhân dân phải góp công, góp của dựng lại lớp ...".
Trở về với nhân dân ?" Thế lâu nay, giáo dục đi đâu ?
Trang 4: Danh mục các doanh nghiệp không được đình công. ( ban hành kèm theo nghị định số 51/ CP ngày 29.8.1996). Nhân dân lao động chưa mấy khi đình công và chỉ đình công lai rai ở các xí nghiệp liên doanh với Đài loan - [còn] Hàn quốc thì đã được rào kỹ.
Những người ' yếu bóng vía' lên tiếng
Tuổi trẻ chủ nhật ... phản đòn " xung quanh Hạn hán và cơn mưa". Giới quen biết báo Tuổi trẻ đã được biết khá sớm là người phụ trách trang Văn hóa nghệ thuật / Tuổi trẻ trong tuần muốn lập thành tích sao đó , đã cố qua mặt cả tổng biên tập, đưa bài Búc tranh quá buồn lên báo [ trước khi đưa tổng biên tập ký duyệt]. Một vụ xung phong đột kích của hồng vệ binh. Bài" Xung quanh Hạn hán và cơn mưa" đăng ý kiến của giáo sư Trần văn Khê, nhà văn Nguyễn Khải, nhạc sĩ Trịnh công Sơn, diễn viên Thành Lộc, nhà báo Lưu vĩ Lân ( Saigon Times daily) . Rõ ràng là họ trực tiếp trả lời ông Đức Kôn .
giáo sư Trần văn Khê , " Với tư cách là một người Việt nam , tôi không hề cảm thấy có gì xấu hổ cho người Việt nam... mà thậm chí,. ngược lại, còn vui mừng, khi nhìn thấy sự cảm động và kính trọng hiện lên trên nét mặt của khán giả, bao gồm cả các nhà phê bình nghệ thuật chuyên nghiệp nước ngoài, sau khi xem vở diễn. Riêng phần âm nhạc và lời thơ, thì đã làm bàng hoàng nhiều nhà bình luận, vì, họ không ngờ rằng Ea Sola có thể đem vào đó được cái cách tân mới lạ trên nền nhạc chèo cổ của người việt ."
văn sĩ Nguyễn Khải : " Mình lại nhận ra gương mặt của chính mình đẹp một cách trầm lặng, một cách cao cả - cũng là một tính cách của dân tộc mình. Tọi cảm ơn Ea Sola đã vượt qua bao nhiêu khó khăn trong mấy năm, đi đi, về về, để tạo ra một cơ hội cho các bà mẹ chân quê Việt nam tự bộc lộ được mình một cách chân thực, giản dị [làm] cảm động trên toàn thế giới ."
nhạc sĩ Trịnh công Sơn : " Dân tộc mình biết lãng quên để đi tìm hạnh phúc, chứ không muốn ôm lấy quá khứ để hành hạ nhau. Đối với tôi, đây là bản án tố cáo chiến tranh và lồng vào đó là khát vọng được sống, được hạnh phúc như mọi dân tộc khác. (...) Khi anh đến với nghệ thuật bằng trái tim, thì, lúc nào anh cũng hiểu được. Nghệ thuật vốn hốn nhiên, nếu, mình không nhiên khi tiếp nhận, là mình đã giết nó ngay từ đầu, lòng mình có vết mà tưởng người ta có vết ..."
diễn viên Thành Lộc : " Tôi đã xem "Hạn hán và cơn mưa" 2 lần rồi, lúc đi diễn kịch ở Pháp, và, lần này tại Nhà hát thành phố, vẫn chỉ một ấn tượng duy nhất: sự xúc động. Khi các bà cụ giơ tấm ảnh người thân đã mất, ánh mắt bất động, lặng lẽ đối diện khán giả, tôi khóc. Khóc, vì những mất mát oằn lên vai người phụ nữ, nhưng, trái tim vẫn bao dung. Bỗng dưng đâm ra tôi thương mẹ tôi hơn .(...) Đặc biệt đối với tôi, đây còn là một khám phá. Từng đứng trên sân khấu nhiều năm rồi, vậy mà, tôi phải nghĩ ngợi nhiều về tư cách "diễn viên chuyên nghiệp "của mình , tại sao ư ? Có lẽ, không chỉ khám phá sự tinh tế của động tác, trên hết, là ngọn lửa sáng tạo kỳ lạ trong vở này. Nó làm tôi nôn nao . Đừng ai đó làm ra vẻ chứng tỏ " sự hiểu biết" , tạo sự chú ý nào đó, để, phỉ báng khát vọng sáng tạo của người khác. Buồn lắm, thực chất- theo tôi - nghĩ đó là thái độ dị ứng với cái mới xuất hiện trong " Hạn hán và cơn mưa".
nhà báo Lưu vĩ Lân : ".. Và cứ thế, những ám ảnh tiếp những ám ảnh không phải là riêng tư. Nó có thể giống nhau. Có thể được di chuyển, để rồi sau rốt, hình thành một thuộc tính của cộng đồng. Phải chăng điều đó giúp tạo nên bản năng của một dân tộc ? Tôi là một khán giả bình thường, chưa được học bất cứ cái gì về bình luận nghệ thuật, lại nữa, là về múa. Nhưng, tôi sẽ thất vọng lắm, nếu như, đến xem đoàn múa đương đại Ea Sola, mà, gặp một vở múa ô, múa quạt, múa sạp, với xiêm y lộng lẫy. Tôi thích động tác chi tiết mà Ea Sola sáng tạo hơn, một phần, vì tôi thuộc 'típ' người, tin rằng người việt ta, về cá tính, về tinh thần, không có truyền thống múa may ( thường được xem là quá cợt nhả),. một phần nó thể hiện rõ hơn ý tưởng : trong 1 cơn hạn hán, người ta phải hạn chế từng chút sinh lực. Sự sáng tạo trong ' Hạn hán và cơn mưa", chính là : Ea Sola đã tạo ra một vở máu đậm tính hội họa và điêu khắc ( bằng động tác, a1nhs áng, âm thanh ) . Và có lẽ, chị cũng chỉ sáng tạo lại cái mà Mircea Eliade gọi là " nhịp điệu vũ trụ" (...). Sự lập dị lập lại vĩnh viễn những điệu bộ kiểu mẫu, chính là sự trở về thời huyền thoại nguyên thủy ... thiêng liêng. Nó hoàn toàn không mang ý nghĩa bi quan về cuộc đời, mà ngược lại, chính nhờ sự vĩnh cửu của nguồn cội thiêng liêng, mà, cuộc đời này thóat khỏi hư vô và tử tận ... "
Ngô thị kim Cúc viết : " Chỉ khi những vũ công lão nông đầu tiên bước ra cúi chào khán giả, người ta mới bùng tỉnh, ra khỏi không gian ảo mờ , mà, họ được đặt vào. Tiếng vỗ tay như một cơn bão, và, từ đó kéo dài đến lúc không thể kéo dài hơn được nữa. (...) Vậy là" Hạn hán và cơn mưa" đa nhận được câu trả lời, từ khán giả. Tôi thật mừng khi thấy Ea Sola đã thành công như vậy ở Việt nam, và, rất bất ngờ, trước sự im lặng tuyệt đối của khán giả, với những tràng pháo tay nồng nhiệt cuối cùng. Vì, " khán giả khi xem, những gì không hiểu, thường ra làm ồn, hoặc bỏ về .."! ( Trần văn Khê)
báo Sài gòn tiếp thị ngày 7.9 - Kim Hạnh, nguyện tổng biên tập báo Tuổi trẻ, cũng có' tiếp thị' " Hạn hán và cơn mưa" đến 2 lần. Trên" Tiếp thị văn hóa"(!) là vở diễn độc đáo, " Nghe nhiều trước khi được xem tận mắt, " hạn hán và cơn mưa" quả là hấp dẫn, sâu sắc và đầy ấn tượng đối với giới làm nghệ thuật ở tp. HCM ". Và, trên trang" Chuyển động thị trường" (!!):" Vở' hạn hán và cơn mưa' được đón nhận nồng nhiệt ở Hà nội."
Riêng báo Sài gòn giải phóng 8.9.1996, đăng bài " Hạn hán và cơn mưa", khen có, chê có- và xem ra - muốn chê nhiều hơn khen, nhưng, lời lẽ phải chăng, không chụp mũ,
" Xem 'Hạn hán và cơn mưa" , chúng ta không phủ nhận tình cảm của tác giả đối với đất nước, con người Việt nam , cũng như những cố gắng để thể hiện tình cảm này, qua mỗi tác phẩm sân khấu. " Nhưng ... " - bài của Hà Thu trên Sài gòn giải phóng lại kết thúc, bằng một nhận xét thật độc đáo, không kém ngộ nghĩnh, " Và, thêm một điều băn khoăn " Hạn hán và cơn mưa" dường như diễn ở Việt nam không đúng lúc, nhất là diễn vào dịp lễ dân tộc , ngày 2.9. '
và , tất nhiên là không có giọng điệu hỗn xược kiểu Đức Kôn - coi những bà cụ nông dân Thái bình, chỉ là một đám con nít nhẹ dạ, ham vui, bị phù thủy Ea Sola dụ, khi đưa đi Tây, đi Mỹ làm " trò lạ, trò khỉ " ( tất cả vặn vẹo hình hài, đưa tay khoằm ngón lên bầu trời, rồi, nhe răng cười, như kiểu người tiền sử) cho người ta xem " như xem các vật lạ ".
***
Tất cả những chuyện xung quanh " Hạn h\án và cơn mưa", chỉ trong mấy ngày vừa qua, ở Sài gòn, rốt cuộc trở thành một tín hiệu đáng mừng: không dễ gì còn có một vụ Nhân văn giai phẩm nữa. Vệ binh đỏ vẫn không thiếu trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa, và vẫn tìm việc làm. Nhưng nay, thời thế đã khác. Càn quét như Trần mạnh Hảo, đột kích như Đức Kôn, thì, chỉ làm trò lạ - và - thiên hạ chỉ xem chính họ như những vật lạ, là cùng.
Bà cụ diễn viên Nguyễn thị Vin, 76 tuổi, đã có câu trả lời tổng kết, " Những người có học thì sẽ hiểu được câu chuyện này, Ở Pháp, Hà lan, Thụy điển, Mỹ, người ta rất im lặng. Sau đó, là vỗ tay..." Bà cụ có thể không có " hậu học văn " , nhưng, chắc có" tiên học lễ" - và xét cho cùng - có thể vô sản mà không vô học. Còn vệ binh đỏ, thì, nước nào cũng vậy : cứ phải vừa chuyên chính vô sản vừa chuyên chính vô học mới là trọn đạo(... - xin lỗi tác giả : tạm lược phương danh 2 lãnh tụ . -B T] []
[TIN NHÀ, SỐ 25, MÙA THU - OCT.1996, TR. 22 - 24)
nguyễn ngọc lan
( 1930- 2007)
(Sđd: - tr. 146 - 252)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ