Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

ghé carmel, đất của diễn viên cao bồi ronald reagan :: từ thống đốc lên nắm 2 nhiệm kỳ tổng thống hoa kỳ/ : đặng trần huân

những người thích dấu huyền-
văn mới xuất bản, usa 1998


            ghé carmel, đất của diễn viên cao bồi ronald reagan: 
              từ thống đốc, lên nắm 2 nhiệm kỳ tổng thống hoa kỳ
                                             bài viết: đặng trần huân

(...)- tạm lược khoảng 2 trang. BT

 Tôi cũng là một quân nhân, lên tới mai trắng đấy, nhưng không có khóa để họp * .  Lang thang như khi xưa người Do Thái.  Lang thang như khi xưa người Do Thái tim nơi trú ngụ.  Nói đúng hơn, thì có khóa, nhưng tan tác trên xứ người, chỉ cỏn mấy mạng, lại chia nhau trấn đóng mấy miền.   Cho nên, thỉnh thoảng ăn ké khoa họp với các khóa của bạn bè.
----
 Ở Mỹ, ngoài những tổ chức chính trị, còn nhiều hội đoàn: đồng hương, trường học cũ, đồng nghiệp, quân nhân VNCH - có những ngày hội , quân, binh chủng, các khoá sĩ quan Đà lạt, Thủ đức v.v... Cựu thiếu tá Đặng trần Huân xuất thân,  sĩ quan Bảo chính đoàn, được đào tạo ở miền bắc, trước 1954.  Lực lượng  Bảo chính đoàn  đã  bị giải thể sau 1954,  tác giả  được sát nhập vào quân đội Quốc gia. Sang Hoa kỳ, tham dự các khóa họp  bạn bè,  như bị lạc lõng.  Bài viết này  mang tựa"Có khoá đâu mà họp", tác giả  tự nhận , đành đi nhóm ké với  bạn hữu. (BT) 

Đầu tiên là khóa 14 Trường Võ bị Quốc gia Việt nam (Đà lạt), với những người bị kẹt lại.  Lê văn Trọng ( khoá 14) và tôi chung một trại, lại gần nhà nhau, trở thành đôi bạn thân trong những ngày chờ xuất cảnh..   Khoá 14 Đà lạt còn Trần hoài Châu [viết văn ký Thế Hoài], anh mất trước ngày lên đường [xuất cảnh].  Nguyễn quang Hoàng cũng ở tù ra và bạn cũ của tôi.  Bốn chúng tôi thường gặp nhau. Cho tới ngày Trọng sắp lên đường, trong bữa ăn tiễn hành, Trọng mời một số bạn đồng khóa ( cũng có tôi , tham dự vào, tôi như kẻ lạc lõng).  Một bà vợ của một anh trong khóa, ghé vào tai, hỏi nhỏ chông, "  .. anh ngồi bên trái anh bạn X..., cùng khoá mình à?  Sao mọi khi em không gặp." -- câu hỏi thoáng qua tai, tôi trả lời chị, " Tôi khoá 40 chị ơi  ( thật ra cả 2 khoá đang học dở dang ở Trương Võ bị quốc gia Việt nam, chỉ tới khoá 31,  là chót). Hôm nay vui quá, tôi đi lạc."  Lúc đó, Trọng mới giới thiệu -  những anh chưa biết tôi, bấy giờ mới ồ lên, 
" Nghe tên mãi, nay đứt phim mới được biết mặt."- rồi cũng trò chuyện vui vẻ.

Sang Mỹ, tới đầu tháng 7, tôi cũng có dịp kể với Khoá 4 phụ Thủ đức, thung lũng Hoa vàng
 ( San Jose.CA)  trong lần tổ chức kỷ niệm khóa.  Tôi từ Little Saigon lên San Jose, cùng anh chị Phạm văn Thiệp.  Tới San Jose, tôi về nhà người cháu ở thành phố này, rồi 2 ngày sau trở lại sinh hoạt với anh em khóa.

Cuộc đi chơi ngày 3.7. 1994 được tổ chức khá vui, và chu đáo.  Khởi hành từ tư gia anh chị Giao Chỉ, chúng tôi đi qua Fort Ord, trại của Biệt động quân Mỹ ( Ranger), có những đồi cỏ bên đường trồng xen nhau, các loại cỏ mầu nâu xẫm, nâu nhạt, vàng úa, xanh-  trông xa như ngọn đồi mang màu áo rằn ri binh chủng.  Qua trại Ord, tới thành phố Monterry, bên bờ Thái bình dương. Thành phố đẹp, nhà cửa sang trọng ẩn hiện, sau những lùm cây bách diệp.  Có hồ cá, bán vé cho du khách vào coi.  Bở biển đẹp, nhưng sâu và lạnh, nên không thấy ai tắm.   Có thể có nhiều cá mập rình mò?  Vì, chính cũng ở duyên hải phía Tây, trên xa lộ 101, chúng tôi dừng ở quãng bờ biển Pismo quá về phái Nam, đã trông thấy những chú cá mập lượn lờ trước mặt, đuôi nhô cao lên mặt nước.   Khu Bến Cá của Monterry  vui nhộn, có thua gì Fisherman's Wharf ở San Francisco,   hải sản,  đồ kỷ niệm bán đầy trên những con đường chính, cá tôm nấu chín, bán từng xâu , từng hộp cho du khách to go vừa đi vừa ăn.

Rời Monterry, nơi cư trú một thời của nữ sĩ Linh Bảo [tác giả] Những cánh diểu, chúng tôi thăm một thành phố nhỏ hơn, Carmel nhỏ xíu, mà du khách dập dì chơi, chen chúc đậu nghẹt cứng lối đi.  Đất ít, xe nhiều, tranh giành bến đậu như một bông hoa hương sắc, lại quá nhiều ong, bướm, không thể sức nào chiều lòng cho hết.  Carmel Plaza, 3 tầng với 40 cửa hàng, nắm địa vị ưu thắng của thành phố.  Tiệm ăn, tiệm kem, tiệm sách, tiệm ảnh , siêu thị, vải vóc, đều tập trung ở nơi này.  Phố chính Ocean Avenue, tưởng như là đại lộ, nhưng, chỉ có một khúc ngắn ngủi-  nhưng khúc phố này vui lại sầm uất.

Thành phố Carmel này có thời nằm dưới ách thống trị của diễn viên gạo cội cao bồi Clint Eastwood.  Nhưng hoạn lộ chẳng thênh thang, nên sau một nhiệm kỳ thị trưởng, Clint lại trở về nghề cũ.   Trái với đồng nghiệp Ronald Reagan- cũng diễn viên gạo cội cao bồi-  từ thống đốc Cali lên 2 nhiệm kỳ tổng thống , mà, vẫn còn nhiều người luyến tiếc, vì hiền pháp không cho ứng cử
 kỳ 3.  Ông lừng danh trong lịch sử Hoa Kỳ, và, giã từ luôn điện ảnh.  hầu như đa số người việt quốc gia, ( quốc nội+ quốc ngoại) đều quí mến vị tổng thống của đảng Cộng hòa.  Trong tương lai, giá mà ông Cộng hoà đứng đầu hạ viện Newt Gingrich ra ứng cửa tổng thống, chắc chắn sẽ mất nhiều phiếu của khối người  Mỹ gốc Việt, vì, hào quang của Reagan chưa thấy vương vất nơi Gringrich.

Bữa ăn trưa đã chiếm trên bờ biển thật vui nhộn.  Các bà chị ở tuổi xấp xỉ giữa 5 và 6 chục cũng vui đùa, như những thiếu nữ cập kê.  Lâu lâu có dịp xa nhà, không có dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại trước mặt, mà, chỉ có những cặp uyên ương mỏi cánh, cũng phải có quyền tươi trẻ với thời xuân một vài ngày chứ.

Trong bữa ăn trưa đặc biệt này, tôi đứng gần Lê Phúc, cựu phóng viên đài truyền hình BBC, cũng là người ngoại khoá, lạc vào chốn vui kè này, như tôi, thế là Bá Nha gặp Tử Kỳ. Tôi cũng được giới thiệu  và được biết những cựu sĩ quan khoá !4 phụ  (Đà lạt), từ xa về họp, như Phạm huy Sảnh * từ Seattle , WA xuống, Vũ huy Ninh và Nguyễn khắc Điều mang theo cháu ngoại họp  khóa, với ông, bà từ quận Cam lên.  Từ San Diego CA, cũng có các anh Trần Tom ( cái tên Tom, nghe như tên người Mỹ, thực ra 100% việt, từ khi chào đời).  Nghe như tiếng trống cô đầu, vì biết đâu, anh chả còn một chú hay một cô em gái, mang tên Chát) Trần gia Hội, ông già lúc nào cũng ngất ngưởng say, nhưng, lai xe vài trăm miles, như không.  Trần Điền, người đã ôn tập cho chúng tôi môn chiến thuật trong khóa Bộ binh cao cấp tại Trường Võ bị Thủ đức, từ những năm 1971.  Tại địa phương, các anh đồng khóa như Nghiêm kế, Vũ thượng Đôn, Bùi quý Chiến ( tức Chiến điếc) đóng góp rất tích cực, nếu không, cuộc họp khó thành.
----
* cựu trung tá Dù, tửng chỉ huy trưởng Cảnh sát dã chiến quốc gia, thời điểm 1967.[BT]

Trong bữa ăn tối 3.7.1004 tại quán Minh's của Hùng Sùi, tôi  lại gặp như Hảo, phụ trác h đài phát thanh Mẹ Việt nam, chị muốn phỏng vấn tôi, nhưng, có điều gì đâu để mà nói.  Chị vẫn trẻ như xưa, nước da trắng bóc, như hồi ngồi trông tiệm bán băng nhạc tại Thương xá Tam Đa, Saigonv.  Đất nước loạn sau 1975, chị không đi Mỹ cùng phu quận [nhạc sĩ] Phạm mạnh Cương].  Hiều năm sau, chị mới tới Hoa Kỳ, và, trở thành bà Phan thiện Vinh.  Anh Vinh cũng ở Khoá $ phụ, không biết mùi chinh chiến ở Việt nam, bới là,  sĩ quan liên lạc tại Washington từ thập niên 60.(...)


                                                             ***

\Từ khi còn ở Việt nam, trong những ngày thất nghiệp, sau khi ra khỏi nhà tù, tôi qua nhà Lê văn Trọng  ở đường Nhựt Tảo ( chỉ cách nhá tôi vài trăm mét*) , và, Trần quang Mẫn ở Alhambra, Cali, tôi quen thêm nhiều anh em trong khoá này.   Anh Nguyễn quang Hoàng khóa  14, sống với tôi đâu khoảng nửa năm trện đất Mỹ-  mà 20 năm về trước, cùng theo học các kháo chuyên môn tại Fort Gordon GA và Fort Bragg, NC . Nhà anh ở đường Nghĩa Phát, cắt ngang đường Nguyễn văn Thoại, cũng gần, nghĩ anh cũng thoát được như anh Mẫn, vì 2 người ở gần nhau.  Nghi lại cũng thấy lẩm cẩm, đâu cứ phải ở gần nhau thì phải đi cùng nhau, sao?  Có chuyện, cùng ở một ngôi nhà, mà, kẻ đi, người ở chẳng biết ý nhau.

 Nhà thơ Du tử Lê ( tục danh đại úy Lê cự Phách ,cùng làm việc với tôi, mà, chiều 29- 4 -75, không thấy mặt anh- lúc đó, tôi là trưởng phòng Thông tin & báo chí/  cục Tâm lý chiến.  Nhiều người cho rằng anh đã chết trên cầu Rạch  Chiếc,trên xa lộ Biên hòa, vì, từ nhà, ở làng Báo chí, tới sở làm, đi qua  gần cầu này- và trận giao tranh cuối cùng, trước khi cộng sản  tới thủ đô Saigon, để lại trân cầu một số xác thường dân.  Mấy ngày sau, gặp vợ Du tử Lê, chị ta củng hỏi tôi tin tức chồng chị," Em chắc nhà em chết và mất xác rồi! Em chờ 1, 2 tháng, nếu không thấy tin tức gì, em cho các cháu đi Pháp, vì em có quốc tịch Pháp".

 Vài năm sau, anh chị Du tử Lê gặp nhau tại Mỹ, để rồi sau lại chia tay nhau ở Mỹ. " Tương phùng là để biệt ly/ Biệt ly là một lòng đi qua lòng " ( thơ Trần huyền Trân).

     Mãi 1 năm sau, trong một bài tâm sự trên báo, chị vợ Lê cự Phách mới kể cho mọi người biết: chiều 29. 3. 74, chị đã khuyên chồng đừng lo lắng cho vợ con, và, khuyến khích anh tìm đường rời khỏi Việt nam.  Anh đã đi thoát, một mình !  Chị kể rằng: trước sự tan vỡ của gia đình chị sau này, 2 bên họ hàng thường cho rằng, quyết định khuyên anh lên đường đêm 29 tháng 4 , là điều lầm lỗi lớn nhất trong đời chị.  Khi đó,[đối phương] ở ngay sát cạnh mình, rối bời tâm sự, khi chị nói rằng chồng chị đã chết, tôi cũng tin là thật, mặc dầu trong lúc nhiễu nhương, có ai dám nói thật gì với nhau, ngay cả với người thân thuộc.) 
-----
*  căn  nhà  cựu thiếu tá Đặng trần Huân nằm trên  đường Bà Hạt (Saigon 10). Luật qui định, từ cấp thiếu tá trờ lên , khi được phép xuất cảnh, nhà ( nếu có) phải trao  lại cho nhà nước .  Sau, căn nhà này được giao cho một giáo sư, viết sách biên khảo ( tôi quên tên), và đọc thấy ở một  bài báo nào đó, tác giả Đặng trần Huân nhắc lại chuyện này, mạt sát ' giáo sư cướp của, lấy nhà"- tác gỉa  hết sức  khổ tâm, vì căn nhà này,  do tiền gom góp  gia đình  dành dụm mới tậu được. (BT)


                                                                     ***

(... ) - tạm lược khoảng 2 trang  rưỡi. (BT )

Tôi nghĩ tới khóa của tôi.  Hồi tưởng lại về những tháng cuối năm 1953, khi đất nước đã chia thành 2 phe: Quốc, Cộng, nhưng, ranh giới chưa chính thức,  rõ rệt.  Thanh niên đang được động viên đi học sĩ quan tại Thủ đức.   Tôi cũng là một trong số những người sẽ phải đi trình diện, mà, lòng không muốn xa nhà, xa người yêu.  Đúng dịp, bộ tư lệnh Bảo chính đoàn  tổ chức thi tuyển sinh viên cho khóa Tác động Tinh thần  đầu tiên-   tôi nộp đơn.  Và sau đó, cũng gần 700 thí sinh dự thi viết, rồi chọn được 50 người thi, tôi đứng đầu danh sách người trúng tuyển.  Anh Lưu danh Du đứng thứ 2, khu khám sức khoá, đa số đám thư sinh này, anh Du và tôi, trong số người bị loại, vì pignet phải 42 trở xuống. Về sau, bộ tư lệnh đặc biệt giàm pignet xuống lấy mức 45 làm chuẩn. Tôi được chọn, còn anh Du bị loại, pignet tới 47.  Về, sau anh Du cũng hoạt động trong ngành tâm lý chiến, làm việc tại Úc và Nhật bản.

 Năm mươi thí sinh trúng tuyển kỳ thi  viết, qua kỳ thi nói , bốc thăm diễn thuyết về một số đề tài chính trị, chỉ lấy 45 người để dự lớp huấn luyện ngay tại  trụ sở trung ương đoàn, trên đường Quán Thánh, Hà nội  . Giảng viên, ngoài môn quân sự, có các giáo sư, như Nguyễn tường Phượng, Lương danh Môn, Hồ hán Sơn ... Sau khóa học, người đỗ đầu là cựu trưởng ty thông tin tỉnh Nam định, Nguyễn thi Sỹ, mang cấp bậc thiếu úy - còn tất cả là chuẩn úy.  Khóa của chúng tôi khai giảng, lúc khóa 5 Bảo chính đoàn đã học quân sự được nửa khoá tại Bình động, Kiến an. Vì vậy, ai hỏi chúng tôi học khoá nào, chúng tôi trả lời Khóa 5 rưỡi.  Tôi nghiệp, mỗi người được phân phối đi một tỉnh, và, 3 tiểu đoàn dã chiến.

Su hiệp định Genève, chỉ còn hơn 10 người vào Nam.  Phan Nghị không đi theo đơn vị, mà tới khi gần hết hạn di cư [cuối tháng 8.1955], mới tới trình diện, bị gíang xuống Binh 2. Phan Nghị xin giải ngũ, làm đài phát thanh, viết báo. Nguyễn mạnh Côn cũng vào Nam, nhưng bị giải ngũ từ ngoài Bắc, khi anh thú nhận là nghiện thuốc phiện.  Về sau, Nguyễn mạnh Côn mang lon thiếu úy đồng hóa, phụ trách nguyệt san Chỉ đạo/ nha [Tác động tinh thần] bộ Quốc phòng.

[Sau 30- 4-75, đổi chủ] , các bạn  khóa tôi co`1 vài người xuất cảnh. Chánh án Nguyễn sĩ Hiệp ở Garden Grove CA, Ngô mậu Lâm ( con chưởng lý Ngô khánh Thục) ở Gretne CA; Nguyễn văn Thiện ở Miami, Phạm đức Ban ở Buena Park CA; Vũ  Tăng ở Canada, và, tôi ở  East of Los Angeles..

 Nguyễn thi Sỹ đã lên danh sách HO, nhưng cuối cùng ở lại, cùng cô con gái út lấy chồng vào giờ chót.  Phan Nghị quyết định ở al5i từ lâu, vì anh cộng tác với bán nguyệt san Kiến thức ngày nay ở tp HCM, với lương hậu hỹ.  Nguyễn mạnh Côn đã tuyệt thức chết trong trại cải tao.

Sĩ quan Bảo chính đoàn qua đời,  đó là cựu trung tá Đỗ duy Nhượng ( nguyên chỉ huy trưởng trung tâm Yểm trở Tiếp vận tiểu khu Phước tuy)  mất ngày 21.11. 1995...

     (...) - tạm lược bỏ gần 1/2 trang. BT


                                                                  ***

Chẳng gì, thì,  Bảo chính đoàn cũng có tới 7 khóa sĩ quan, chứ ít đâu! Từ khoá 1 tới kháo 6 quân sự và Khóa 5 rưỡi/ Tác động tinh thần.

                               Thế là tôi sẽ có dịp họp mặt
                                Để khỏi phải đi ké, đi hoang !

            THÁNG MƯỜI 1996
          đặng trần huân

                 ( sđd : tr.   69-80)








0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ