Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

hỡi linh hồn tôi - truyện thế phong - 3

hỡi linh hồn tôi  - 3- truyện thế phong
               - saigon 2003



                                 hỡi linh hồn tôi
                                         truyện  thế phong


    Lần đầu tiên trong đời, nhìn thấy con trai nặng hơn  ba kí-lô đỏ hỏn, khá bụ bẫm, tự dưng lòng người bố  xúc động và hiểu được trách nhiệm làm cha là như thế nào ?  Khi lẹn Đà lạt, sau ít ngày đầu tiên, anh đã liên lạc với thiếu tá phó Nội an tỉnh Tuyên đức, để trông coi đoàn Xây dựng nông thôn Đà lạt, mà, đa số khóa sinh mới tốt nghiệp ở Vũng tàu.  Thiếu tá phó Nội an đồng ý để anh làm Thị đoàn trưởng, theo hệ thống chỉ  huy của Tỉnh đoàn trưởng XDNT Tuyên đức- và - việc này chỉ cân thông qua đại úy Vũ đức Nghiêm là cong.

     Cầm giấy giới thiệu của phó Nội an đến nhiệm sở tìm đôi ba lần, đều đước báo là đi vắng, mặc dầu, xe díp có đậu bên ngoài.  Anh tùy phái nói với anh, ông ấy có mặt đấy, không muốn tiếp đó thôi.  Đỗ đành đến bưu điện gọi điện thoại, thì, Nghiêm không thể trò chuyện ở công sở, mà, phải đến nhà riêng của y,  ở đường Trần hưng Đạo.

     Buổi tối đi bộ trên con đường heo hút vắng lặng này, giúp anh suy nghĩ được nhiều chuyện triết lý sống thật bổ ích.  Nghiêm xuất thân khóa sĩ quan đầu tiên của quân đội Quốc gia, khóa 1 Nam định- Thủ đức. Bạn cùng khóa trong quân ngũ, có kẻ đã bước lên thang danh vọng tột đỉnh.  Như tướng Kỳ làm thủ tướng,  tướng Thắng đặc trách bộ Xây dựng nông thôn chẳng hạn.  Còn Nghiêm, thì mới chỉ là Tỉnh đoàn trưởng XDNT một tỉnh, nhưng Nghiêm tự hào kể lại với bạn bè,

   ' nó là tướng thì cũng thua tao, tao còn là nhạc sĩ tài danh, không chỉ nổi tiếng trong nước, mà, hy vọng còn vang dội ra bốn bể, năm châu ...'.  

     Nghiêm đã bác bỏ việc thiếu tá phó Nội an đề bạt Đỗ làm Thị đoàn trưởng, và, trong thâm tâm nghĩ, rất có thể sau này Đỗ thay thế. 

     Tối hôm ấy, Nghiêm tiếp nhận sách tặng Thephong by Thephong:; the writer, the work & the life, chuyển ngữ qua tiếng anh của dịch giả Đàm xuân Cận. Nghiêm đưa ra lý do, ' tôi thật tiếc, là sếp Nội an thay đổi ý, vì, không có ngân sách đài thọ, nên, chúng ta không có cơ hội làm việc với nhau ...'

    thì, Đỗ đã thấy rằng : anh đã không làm được công việc như Virgil Gheorghiu đã làm, tác giảkể lại trong cuốn tự sự kể Lữ hành đơn độc *.  Bởi lẽ, khi Gheorghiu tuy đã tặng viên tướng cuốn sách có chữ ký, nhưng, viên tướng kia đã thất hứa không giúp như hứa -  nên Gheorghiu ghim lại cuốn sách, không đưa tặng nữa. Việc đổi ý của tác giả sở dĩ có, vì tư viên tướng.   Ra về, tác giả đem theo cuốn sách, trên đường ngưng lại, cầm sách giở trang ký tặng , xẻ bỏ.   Còn Đỗ lại không làm được vậy, đối với Nghiêm.- anh chỉ xé giấy giới thiệu của phó Nội an gửi cho nghiêm mà thôi. Thật tiếc đã ký tặng mà không đòi lại.
----
 *  bản tiếng pháp  L' homme qui  voyagea seul / Gallimard xuất bản năm 195 ? 

    Buổi sáng hôm ấy , ông phó Nội an chủ tọa lễ ra quân đoàn XDNT Tuyên đức trên đồi Eo Gió,anh được mời tham dự, để làm quen với công việc sau này.  Như vậy, quả Nghiêm đã không muốn Đỗ nhận việc, chứ không phải từ cấp trên anh ta.

    Đi bộ từ đồi Eo Gió về đường Phan đình Phùng Đà lạt, không dưới 10 cây số, chân lê bước cao, bước thấp, với tâm trạng rối bời.  Lại một lần nữa, ý nghĩ này lại luẩn quẩn trong tâm trí anh, ' Đà lạt với anh không phải là nơi kiếm được tiền, mà chỉ để tiêu tiền mà thôi '.  

    Hai bên đường hoa quỳ dại nở vàng, với anh thật tuyệt vời, khi ngắm chúng vào thời xa xưa - bây giờ -  trở nên vô vị.   Trong đầu óc Đỗ, bây giờ chỉ nghĩ làm sao có việc, hàng tháng được lĩnh lương cố định nuôi vợ con.  Trên đường về khát nước, chân mỏi rã rời, thì, nghe có người ới tên anh.  Quay lại, nhận ra ngay Bùi Thức, một sĩ quan giảng dạy tại trường Võ bị Đà lạt.  Anh bạn có viết văn, truyện ngắn thường đăng trên tạp chí Thẩm Mỹ ở Sài Gòn - trong tập đoàn  báo chí bà Bút Trà / SàiGòn Mới, rất nổi tiếng ở miền Nam, từ thập niên 50.  Bùi Thức cho anh địa chỉ ở khu cư xá Chi lăng, và, nhắc đi nhắc lại : thế nào cũng tới chơi.  Anh ta còn thêm lời : vợ anh biết Đỗ ở Đà lạt mà không tới thăm họ, hẳn là một sự bất nhã không tha thứ được !  Búi Thức còn nói đùa,  đi bộ ở  đây thật tốt, và, anh ta còn chỉ cho Đỗ biết: từ Chi lăng về chợ Đà lạt có xe ca đấy.  Đỗ gật đầu, chân vẫn lê bước, và, khát nước kinh khủng, mà túi không còn lấy một đồng bạc.  

    Và,  Đỗ vẫn nhớ vào năm 1957 ở Sài Gòn, khi đi dự đám cưới thằng bạn văn sĩ Tuấn Huy, túi cũng như bây giờ, không có một đồng - phải xin Thức 20 đồng đi tắc xi.

     Ít ngày sau, nhằm ngày chủ nhật, Đỗ lại lội bộ lên khu cư xá sĩ quan ở Chi lăng, tìm nhà vợ chồng Bùi Thức. Ở lại ăn cơm, rồi đánh chắn, Thức đùa: được tiền thì mang về, thua thì không cần phải trả nợ vay họ.  Thâm tâm Đỗ chỉ mong được bạc, như là đánh chắn kiếm gạo, nhưng may mắn, chưa lần nào được đáp ứng.


                                                 ***

     Một buổi trưa khác ở Đà lạt,Đỗ đang giặt quần áo cho vợ, tã cho con, chất đầy trong chậu lớn, thì, nghe  thấy có tiếng  qi gọi.  Đỗ đi ra., nhìn thấy Hùng kiến trúc sư, con bà cô  Thảo lên Đà  lạt, tiện thể ghe`1 thăm.  Hùng nói
 ngay : mục đích đến thăm,  xem mặt bà chị mặt ngang, mũi dọc ra sao mà dám nhận làm vợ người anh họ hoang đàng như Đỗ.  Hùng ngắm nhìn cháu nằm bên cạnh chị, bụ bẫm, hiện cháu đang bị tiêu chảy.  Rất nhiều tiên chi để mua thuốc chữa trị, chẳng kết quả bao nhiêu.  

     Đỗ tiễn Hùng ra cửa, thì, nhận được thư Thế Nguyên ở Sài Gòn, báo tin cuốn truyện Khu rác ngoại thành sắp in xong.  Thế Nguyên cũng báo cho biết bản quyền được đầu nậu Thánh, tay lái sách bỏ tiền in ấn, phát hành, sẽ trả tác giả 3000 Vnđ.  Đỗ tính nhẩm , anh có thể mua được 3 vé máy bay khứ hồi  Đà lạt-Sài Gòn.   Tự nhiên, trong trí anh nảy ra ý, ở Đà lạt này không có cách gì kiếm ra tiền, và, anh đang cần tiền mua thuốc cho con; cách hay nhất về Sài Gòn lấy tiền nhuận bút và sách biếu tác gỉa.  Bây giờ không thể đi đường bộ, vì đường xá bị Việt Cộng đắp mô liên tục, nhất là đoạn đường cây số 135 từ Sài Gòn lên Đà lạt.  Như thế, sẽ mất 900 đồng vé máy bay khứ hồi, tiêu vặt dọc đường dẻ sẻn mất vài trăm, còn lại khoảng 1800 đồng dành mua thuộc tiêu chảy cho con.  Đỗ bàn với Khuê về việc này. nàng đồng ý ngay , vét còn được 500 đồng đưa cho chồng.  

    Về đến Sài Gòn,  anh đến gặp bạn với  niềm hí hửng: có tiền, có sách, lại được nhìn thấy diện mạo đứa con tinh thần đẹp đẽ hay xấu xí ?  Cầm 20 cuốn sách biếu, nhưng, không tiền bản quyền, Đỗ nhớ lại lời nói của bạn :

    - Biết anh cần tiền mua thuốc cho con, nên đã gửi ngay bưu phiếu cho anh từ mấy bữa rồi.

   Đỗ ra về, không mấy vui. mắc dầu có đứa con tinh thần bên cạnh, anh cũng không buồn mở ra xem.  Anh vội vã trở lại đường Phạm ngũ Lão  văn phòng liên lạc đi và đến của hãng Hàng không Việt nam, mua vé sớm nhất trở về lại Đà lạt.


                                    ảnh, từ trái sang , trên xuống :

                                            - mục sư Roberston ( Báp-tit ) chủ hôn  
                                            - bé trai :  Đỗ Mạnh Tường Khê  
                                          - chồng sốt ruột chờ tin vợ sanh con đầu lòng,
                      ở nhà bảo sanh tư, 209 Phan đình Phùng, Dalat.
                                          - đám cưới :   ngày  30 tháng 1- 1966 ( Dalat Palace):
                                             phù rể Giăng, chú rể, cô dâu, và, cô  phù dâu, Châu. 
                                             

                                                        ***


    Chiếc máy bay DC3 đang bay trên vùng trời Biên hòa, thì, bỗng có tiếng xì xào của khách bàn tán rằng : máy bay hỏng hóc động cơ, thỉ phải ?  Đỗ rất bình thản, có thể bu-gi đóng chấu- anh có ý nghĩ khôi hài - ở trên không, al2m sao cạo được bu-gi, như đối với xe gắn máy, xe hơi dưới đất.  Anh chẳng mảy may sợ sệt,  cứ cho máy bay có rơi,  rồi, chết đi chăng nữa - thì - vợ cũng nhận được tiền bồi thường.   Vả, một số tiền khá lớn, có thể nuôi con ăn học sau này.  Và thật sự, máy bay trục trặc chỉ là dự đoán vu vơ, từ một hành khách; bởi lẽ, cô chiêu đãi viên hàng không đang trấn an, qua tiếng nói dịu dáng từ loa phát ra.

   Về đến Đà lạt,  vợ cho biết con trai đã bớt tiêu chảy.  Anh vội vã ra bưu điện lĩnh tiền.  Trên đường về Phan đình Phùng, có tiếng ới ới của một giọng nói quen thuộc; quay lại, gặp một số bạn cũ từ Sài Gòn lên Đà lạt, theo phái đoàn chính phủ, đi làm phóng sự, tường trình.  Cảm tưởng đầu tiên khi gặp lai bạn bè cũ, chúng nó như la giàu có, rủ rê đi cà phê, cà pháo, thì, bản thân Đỗ không vui vì việc này; bởi lẽ túi anh rỗng.   Đỗ từ chối thẳng thừng, mặc dầu anh rất thèm bữa ăn ngon ở hiệu, mà, từ lâu không được bén mảng tới.  Cứ mỗi lần anh nghe radio loan tin phái đoàn này nọ sắp đến Đà lạt, là một lần tránh mặt đi ra khu bờ Hồ, hay khu Hòa bình, mà đành chọn đường vắng, cốt tránh gặp họ.

   Thường ngày, vợ chồng anh có rất ít bạn bè đến thăm, nếu có, thì đôi ba lần Bùi Thức đến mà thôi. Bởi anh giấu địa chỉ, không muốn cho ai biết.  

    Buổi tới ở đại gia đình này, cha mẹ vợ, con cái; cứ sau bữa ăn tối, thì ngồi lại với nhau đánh chắn, không sát phạt, lại có nhiều cảm giác thích thú.  Về khuya thường ra đói bụng, đánh chắn xong ai thắng, thì dùng tiền ấy mua bánh mì nóng về  cùng ăn.

    Trời Đả lạt về đêm lạnh, ăn bánh mì không cũng đủ ngon.  

    Nhưng, bữa nay, mẹ vợ Đỗ không vui như mọi lần, bà có giọng nói kỳ-kỳ, khác hẳn trước ;  chỉ cần mở cánh cửa tủ mạnh tay, vang lên âm thanh kèn kẹt là bà chau mày, khó chịu.  Đỗ đoán ngay ra được, đây là cái cớ, để bà thể hiện sự túng bấn trong gia đình, khi có thêm vợ chồng anh và cháu Mạnh.  Vợ chồng anh đã về ở nhờ bên ngoại trên 3 tháng.  Và ngày tết ta cận kề, thì đồng tiền lại càng cần thiết, để chi tiêu vào dịp này.  Con cái lớn trong gia đình có việc làm, nhưng chẳng đóng góp được là bao !  Có ngày bà đi chợ mà trong túi không còn đồng xu, cắc bạc, bà đi thu xếp từng tờ báo cũ thật ngay ngắn, vuốt thẳng, cột  lại cho vào giỏ đi chợ bán lấy tiền chợ. Đỗ nhìn thấy và biết thế, lại ngó lơ, như không hay biết gì; song vẫn đập vào mắt.

    Trưa hôm ấy, Đỗ lấy cớ đau bụng không ăn cơm trưa, lòng no nê chán chường, Đỗ rủ Khuê :

    -Em mặc áo vào chúng ta đi dạo một vòng được không ?

   - Anh chờ em một tí, em cũng định rủ anh đi dạo, có chuyện muốn nói với anh.

   Gần tết ta, trời Đà lạt lạnh buốt, vợ chồng đi bộ dọc theo lối tắt đường Phan đình Phùng sang Hai bà Trưng, Đỗ nói với vợ :

    - Em thấy thái độ của mợ dạo này thế nào?

    - Mợ buồn, vì đồng tiền eo hẹp, tết gần đến, lại phải nuôi vợ chồng mình và cháu bé.  Sáng nay mợ đem báo cũ đi bán chẳng được bao nhiêu tiền, đi chợ về, mắt kèm nhèm, vấp ngã ở đầu hẻm, chân sưng vù.  Em thương mợ lắm,và, chưa có cách gì để có tiền đưa cho mợ. Anh có cách gì không ?

    - Sáng qua anh nhận được thư một thằng bạn cũ ở Hà nội, nay nó là chỉ huy
trưởng Lữ đoàn phòng vệ phủ tông thống.  Thư trả lời, nó bảo cứ về Sài Gòn, nó sẽ kiếm cho chân binh nhì, lính kiểng hợp lệ tình trạng quân dịch, rồi viết báo kiếm sống nuôi vợ con.  Anh nghỉ chẳng đi đâu thoát được Sài Gòn, cóc chết ba năm lại quay đầu về núi.  Ấy là, thằng Quang còn tử tế; chứ thằng Sảnh, cũng trung tá Nhẩy , nay, chỉ huy trưởng Cảnh sát dã chiến, đã không thèm trả lời thư anh lấy một lời, khi, bạn bè cũ cậy nhờ.  Anh chẳng trách gì Sảnh, chỉ nghĩ, tình đời đối xử với nhau lúc này mới dễ biết.

    Khuê gật đầu đồng tình ngay, một điều mà anh chưa dám nghĩ là có sự đồng tình.  Vợ anh cũng rất tỉnh táo nhận xét về mẹ vợ khó chịu đối với con rể nghèo túng, bị khinh khi, chứ không bênh mẹ.

    Buổi chiều hôm ấy, thất đáng nhớ đời !  Một chiều đông xám vào năm 1967, không gian chùa Linh sơn, vợ chồng Đỗ đứng dây, nhìn xuống phố núi.  Chồng nói với vợ :

   - Khuê ơi, tình cảnh này chúng ta không thể tiếp tục ở lại Đà lạt được rồi.  Với anh, thì, Đà lạt chỉ là nơi để tiêu tiền, chứ không thể là nơi kiếm ra tiền !  Chẳng thể trách ai,  chỉ tại sự túng bấn đưa đến điều ra, tiếng vào nặng nhẹ của mẹ vợ.  Một khi có tiền đưa thường xuyên, chắc hẳn những buổi đánh chắn gia đình còn vui hơn nhiều.  Còn bây giờ, không đường nào khác, ngoài, trực chỉ về Sai Gòn .

    Khuê gật đầu, trong óc nàng có phương án chi tiết hơn chồng dự tính. Khuê đáp :

    - Tiền xe, ăn đường, em tính đến Bích mượn.  Anh còn nhớ Bích chứ, năm 65 anh lên Đà lạt tim em,  vì, em  làm phù dâu  Bích, lập gia đình với ông Lượt , bạn anh, quân cảnh ở Vũng tàu ấy.  Bích là con gái chủ nhà in Công đồng ở đường Minh Mạng. Em chắc thế nào Bích cũng cho mượn anh ạ.

    Đỗ không thể quên chú rể ấy là trưởng đồn quân cảnh, cũng là một trong những người si mê cô Tỵ.  Lượt từng nói đùa - lương Lượt 7 ngàn- lương Đỗ thì 8, lại được nuôi cơm 3 bữa, quần áo có người giặt, ngủ trại, giường nệm, drap trắng, sang như tiêu chuẩn Mỹ.  Nếu so sánh, thì, cô Tỵ mết Đỗ hơn Lượt là chắc rồi !  Bởi vậy, Lượt đành lập gia đình ở Đà lạt, với con chủ nhà in Công đồng có đạo Công giáo thôi.

    Đỗ nhớ buổi vợ Lượt đến nhà tìm Khuê ,bắt gặp Đỗ ôm con gà trống nhỏ bằng nắm tay, gí mỏ nó vào cửa kính bắt ruồi.  Chẳng hiểu sao con gà biết Bích là người lạ, nó muốn vượt khỏi tầm tay anh để mổ Bích.  Con gà sống này là bạn thiết của Đỗ, nó làm anh khuây khỏa trong ngày sống phiêu linh, sống chẳng ra sống ở Đà lạt này.  Anh chỉ mới nuôi nó được ít lâu, săn sóc, chăm bẵm , và nó rất thích được bồng bế trong tay, đưa nó lên cử kính bắt ruồi. Thức ăn của nó bằng ruồi nhiều hơn cơm, gạo - nên chất tươi thực phẩm ruồi khiến tâm tính nó rất dữ dằn.  Nó mổ choác một cái, chú ruồi biến mất, không còn loay hoay bò chậm chạp trên mặt kính nữa.

    Đỗ nói với vợ :  

  - Về lại Sài Gòn, anh sẽ nhớ  nhất con gà, chẳng còn ai nuôi nấng, cho nó ăn ruồi trên cửa kính nữa ?

   Vợ chồng về đến nhà, anh đi tìm con gà, nó đang tìm ăn đâu đó; khi, nhìn thấy Đỗ, nó chạy miết lại phái anh thật mừng rỡ.  

   Buồi chiều áp tết năm ấy, không hiểu sao thời tiết còn lạnh như kỳ Giáng sinh . Một chiều trong đời thật khó quên của vợ chồng anh, thấm hiểu nghĩa lý cuộc đời thật sâu đậm !. 

    Từ trên cao nhìn xuống phố, một Đà lạt thật buồn, với nhiều dẫy nhà tầng thang; xa xa, ngọn thông nhấp nhô trên đồi xa, đứng thẳng trước nhiều cơn phong ba của mưa đồi, gió núi. Và, mai này đây phải xa Đà lạt, không riêng vợ chồng Đỗ - mà - Đà lạt từ muôn đời thời hồng hoang, đến khi được bác sỉ Yersin khám phá ra thiên đường cao nguyên .  Vua Bảo Đại xí phần gọi al2 Hoàng triều cương thổ. 

     Vợ chồng Đỗ giã từ Đà lạt, trời vừa xẩm tối. 

      Riêng anh quay lại nhìn đoạn đường xe chạy; bật nhớ đến con gà đang chúi đầu ở một nơi đâu đó, không biết diều có căng, đầu có ngoẹo cổ ngủ sớm không ?

                                                                            ( Còn tiếp)

   Thế phong

 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ