nhớ nơi kỳ ngộ: phạm quang khai [khải] + phạm thái chi / lãng nhân - 17
nhớ nơi kỳ ngộ - lãng nhân
ziên hồng xuất bản - usa, 1997
1.- PHẠM QUANG KHAI [KHẢI]
lãng nhân- phùng tất đắc
Vốn dòng họ họ Phạm ở Lương đường [Hải dương]. Di cư vào Nam, anh theo đuổi nghiệp nhà khi
trước ở Tuyên quang : ngành vận tải. Nhân mua lại được mấy chiếc xà-lan cũ, sửa chữa xong, thì gặp lúc quân Mỹ ồ ạt đem quân tới, anh lãnh trưng việc chuyên chở, từ tảu biển vào bờ ỡ vũng Cam ranh. Nhờ thế, phát tài to, có ngày lời tới bạc triệu.
Khác với nhiều nhà tỷ phú, anh là người hào phóng, tính tình cởi mở, thích tụ họp bạn bè. [Vốn] là học sinh ưu tú ổ trường Bưởi, nên, khi anh em bạn bè lập hội ái hữu ở Sài thành, anh được bầu làm tổng thư ký và giữ trách vụ náy liên tiếp cho đến khi quân ta không đánh mà thua.
Điều này dễ hiểu : tình anh em thì bày vai, mà cảnh anh em lại khác vế, khiến, quỹ hội thường không đủ khả năng cung ứng cho sự sống nhàn, nhu cầu tới thiểu của một ái hữu : mua sách,. báo, tiệc trà hàng tháng, xuất bản nội san , [ấy là], không kể tiền nhà, điện, nước và [lương trả] tùy phái ...
Anh tổng thư ký đảm đang gần hết, anh sẵn có nhà lớn, có nhân viên, lại, mỗi tháng, không bày tiệc trà mà toàn đãi đằng tiệc lớn. Món nặng nhất là tờ nội san. Thôi thì, anh em nai lưng ra mà viết, tiền in đã có Mạnh thường Khai . Ngoài khuôn khổ tờ nội san, anh còn nghĩ việc lập cơ sở xuất bản: một số tiền 2.000.000$ trao cho anh Kình thủ quỹ, còn chọn sách in là phần tôi.
Mọi việc đang tiến hành khả quan, thì gặp tháng Tư [1975]. Anh thu xếp mọi việc nhà, lại sắp tàu để đưa anh em cùng tản cư . Ngày cuối cùng, mọi người tề tựu, thì tàu biến đâu mất, bọn thủy thủ Đại Hàn [Hàn quốc bây giờ ] đã lén nhổ neo đi từ [bao giờ].
Thế là bị kẹt lại, trước nhất là anh, sau đó, anh bị câu lưu. Và, khi mở cuộc triển lãm tội ác chiến tranh, thì anh đứng đầu sổ.
Dòng đã đã 8 năm nghỉ ở Phan đăng Lưu, anh gầy quắc đi, râu ria xồm xoàm. Có người trong đó được thả về trước, nói rằng, anh giống ông Đạo Dừa.
Khi anh được ra, cũng lại mất 2 năm nữa, mới sang được nước Mỹ. Chừng 1 năm sau, anh sang chơi với gia đình tôi ở Anh quốc, thì lạ lùng thay - dưới mái tiểu muội - [anh] vẫn [ trở về phóng thái] hàm én, mày ngài, dáng đi lại có phần mạnh mẽ! .
Vẫn còn hàm én , tất nhiên anh lại động lòng 4 phương. Sau khi lập một công ty thương mại cho con cháu trông nom, anh chị lại dắt tay nhau cưỡi mây, lướt gió, mùa này sang tàu, sang nhật, năm khác sang Đức, sang Anh, rồi đi Canada, đi Úc- sau khi vòng quanh một vòng nước Mỹ, vừa làm cuộc tráng du, vừa thăm thú tình hình kinh tế, trong khi thâm tâm ấp ủ mộng khác (... ).
Kế hoạch trước tiên muốn thực hiện, vẫn là chương trình văn , anh định [trong] tương lai gần, sẽ mở lại cơ sở xuất bản Phạm quang Khai.
Tôi tuổi già, không còn sức đua chen, chỉ thành khẩn cầu mong anh thực hiện ước vọng cao quý cho đất nước đỡ tủi nhục, vì lũ con dân,. đám thì gian tham, ươn hèn' đám thì kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi ...
[]
2. PHẠM THÁI CHI
Tiên sinh là vị học giả uyên bác, cả tân lẫn cựu, có nhã ý gửi tặng thi phẩm Lăng thương Châu, gổm nhiều thơ và cấu đối trác tuyệt lai ưu đãi, mang cho 1 tập giấy quí để giữ, một tập giấy thường để đọc, thật là chu đáo, tôi vô cùng cảm kích .
Nhận thấy trong tập có bài
Gửi gió
Mấy vần gởi gió, mượn đưa duyên
Bốn bể tìm trao tặng bạn hiền
Học đã lầm đường mà nói Trạng
Thân còn vương bụi những mơ Tiên !
Điệu cao, điệu thấp, đàn buông lửng
Trang mở, trang phong , sách gối liền
Nghề mọn dám đâu đem vẫn thế
Mấy vần gửi gió, mượn đưa duyên ...
THƠ PHẠM THÁI CHI
tôi không hề thô thiển, kính góp 5 vần , để thâm tạ vị thi sĩ tài danh mà tôi khâm phục :
Co gần ngàn dặm, ấy cơ duyên
Vốn sẵn quen nhau cửa thánh hiền
Chú Lý rượu hoa răm chặn hậu
Chàng Thôi khói sóng hết tranh tiên
Loạn li những tưởng tơ chừng dứt
Di tản nào hay gạch nới liền
Én Mỹ nhạn Anh trời đất rộng
Co gần ngàn dặm, ấy cơ duyên ..
THƠ LÃNG NHÂN-PHÙNG TẤT ĐẮC
Ngàn dặm, thơ văn co lại được gần, còn, thì nước thẳm non xa vẫn khó cho cuộc tao phùng, cho nên, bấy nay ao ước mà chưa có dịp nào được cùng Phạm tiên sinh tương kiến ...
[]
( kỳ sau Ngô hùng Diễn )
lãng nhân - phùng tất đắc
( Sđd: tr. 133- 134 )
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ