Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

một truyện dài không có tên / chuyện tình bi đát : du tử lê + lê uyên / bài viết: trần thị bông giấy .

    một truyện dài không có tên / tập 2
 - trần thị bông giấy - văn uyển, usa 1998

                                                              chuyện tình bi đát giữa :
                                    du t lê +  ca sĩ lê uyên 
                                                              bài viết: trần thị bông giấy 


  -  trần thị bông giấy :  - ' lý do nào ông văn thanh [ lý kiệt luân ]* cầu thân với du tử lê  
  
  - du tử lê  '... một thằng 50 tuổi làm thơ còn sống sờ sờ mà thơ được dạy ở đại học Âu châu, ở Mỹ  làm tài liệu tham khảo, được tôn vinh  là thi hào,  thì không có lý do gì để tôi phải bận tâm về bất cứ ai ... ' 
   
 - trần thị bông giấy: '... nhìn thấy cảnh [người] đàn ông ngồi thúc thủ, co rúm ở góc giường,  2 tay che đầu, mặc cho chị Lệ Uyên dần... đòn  ...' 
   
 -  ca sĩ lệ uyên : '... Lệ Uyên đã bay  lên trời  , để lại  trần gian một anh Du Tử ... gầy còm, da thịt teo tóp,   nhưng, bụng dạ chứa đầy hận thù, rắn rít '. 
   
  -  trần nghi hoàng : [ huênh hoang lố bịch ]  : ' ... loại thi ca của Du Tử... [ thì] một đêm Trần Nghi H... làm 1 tập thơ dễ như đi ngủ !!!  

 -  báo dân tộc :  ' ... năm xưa lại năm xưa .. báo Dân tộc kiện một nhà báo lá cải kiêm thi sĩ, kiêm văn sĩ,   kiêm thiên tài, thi hào, thi bá Du Tử...   quan tòa Mỹ phạt đền bồi thường 2 trăm ngàn đô..    
 -  trần thị bông giấy :    '   ... ai  đã  gọi Erich MARIA Remarquebà văn sĩ nhỉ ? năm 1965 là Trần phong Giao, chủ bút báo Văn,  rồi , Đỗ quý Toàn  phát lên đài  tương tự...-  bây  giờ ở Mỹ -   là ông Du Tử .. .  quả quyết  Erich MARIA Remarque mặc váy viết văn ... 
    [  chỉ tại ông văn sĩ có middle name MARIA , nên mấy trự tin là giống mẹ MARIA trong            đạo Công giáo  ]. 

  -   ca sĩ Lệ Uyên : '...Vân [ TTBGiấy] đã may mắn hơn chị,  vì có [ Trần nghi]  Hoàng, ngoài sự kính phục, còn có tình yêu và ngược lại, Hoàng cũng thế. Còn chị thì, với anh Lộc [ nhạc sĩ Lê uyên Phương], chị kính trọng hoàn toàn,  có tình nghĩa, nhưng,  hình như không ... 

 -  trần thị bông giấy : 
   ' tôi chỉ thấy có mỗi U Lê Uyên * *  người thật lòng với ông [ Du Tử Lê]   trong mục đích uốn nắn ông trở thành một người ... '

     ------
     *   [...]   chữ thêm của BT 
     *   U :   phương ngữ miền bắc là mẹ .

      


                                                                               San Jose.  Tháng 1/ 1994. Một đêm.

    Văn Thanh người miền Bắc, ngoài 50 tuổi, dáng dấp, gầy cao, tiếng nói nhỏ nhẹ. Anh cùng vợ con đi ra khỏi nước,  bằng con đường hồi hương của người Trung hoa, do chính phủ Cộng sản tổ chức [ vào]*  năm 1998.  Sang đến Mỹ, định cư tại San Francisco, và cũng nhờ vào sự cần kiệm, chịu khó cố hữu của dân miền bắc, gia đình anh có được một cuộc sống ổn định vật chất đầy đủ.
-----
*   chữ của BT.

    Thoạt tiên , anh đến với tờ Văn uyển  bằng một truyện ngắn  gửi đăng, sau, chính anh lại cũng hay tìm tôi với Trần nghi Hoàng *  nhiều lần trong các cuộc rượu.  Anh là người rất khôn ngoan, kiểu khôn ngoan của một anh Ba Tàu ( cái vẻ anh trong rất Tàu, mang họ Lý, nói tiếng Trung rất thạo, dầu rằng, anh  luôn phủ nhận điều [ mà người ta gọi anh] là người Tàu] . Nhìn đâu,   gặp khía cạnh nào của từng sự kiện trong cuộc sống thực tế, anh cũng đều tìm thấy phương hướng nẩy sinh lợi tức.  Chính cái óc con buôn nhạy bén này của anh đã khiến tôi luôn luôn phải tự đặt với mình : một nỗi dè dặt trong những lần giao thiệp. 
-----
*  nay đã ly dị,  Trần nghi Hoàng hiện sống ở Hội An, dịch sách và dạy tiếng anh . 
      ( CHÚ THÍCH :  BT)

     Ngoài ra, có một điểm nơi anh, khiến,  tôi Trần nghi Hoàng rất không vừa ý :
    ' Sự ưa thích làm thân với các người nổi tiếng'   - hơn nữa -
   ' Thái độ lần khân, cầu cạnh các nhân vật hữu danh trong làng văn làng báo ổ hải ngoại '.

   Tuy nhiên, phài thừa nhận: tánh anh hiền lành, y hệt một anh nông dân chất phác.   Chính vì sự lành này mà đôi khi, tôi thấy, anh đâm thành ra thật tội nghiệp !  Cũng vì lành mà anh chịu đựng nổi những câu nói phũ phàng của Trần nghi Hoàng và của cả tôi, trên những vấn đề thuộc lãnh vực thi ca, văn chương.  Điều làm tôi thích hợp được với anh, duy nhất, nẩy sinh từ sự lành đó.

    Một  đêm giữa tháng 4/ 1994, trong cuộc rượu 3 người: tôi, Trần nghi HoàngVăn Thanh tại nhà anh ở San Francisco - được Văn Thanh cho nghe cuốn băng thâu cuộc chuyện trò qua điện thoại, giữa anh Du Tử Lê, vể nhà, tôi cao hứng viết ngay một bản văn, đặt vấn đề nói chuyện với anh đàn ông (?) mang tên Du Tử Lê, định sẽ đăng trên Văn uyển số mới nhất.

   Bản văn thành hình, Trần nghi Hoàng đọc, xong, cười lớn:
   ' Văn Thanh mà biết em viết bài này, chắc không thèm giao thiệp cùng chúng mình nữa !'

    và chàng nhún vai :
   ' Nhưng cũng đáng đời  cho hắn. [ Văn Thanh ]. Hắn vừa ham bợ đỡ Du Tử Lê, lại cũng vừa căm hận, vì Du Tử Lê chẳng xem hắn ra cái quái gì !'

    Tôi đồng ý :
   ' Chẳng phải một mình Du Tử Lê, mà còn nhiều người khác nữa.  Từ sau năm 1975, dân miền Nam, đặc biệt giới văn nghệ sĩ, nhất là , văn nghệ sĩ ở hải ngoại, rất kỵ dân miền bắc.  Văn Thanh không hiểu được cái máu kỳ thị đó, cứ tưởng mình có tác phẩm là được đồng hóa .  Nếu tác phẩm anh ta thành công, điều kỳ thị này thêm rõ rệt,, bằng như thất bại thì mãi mãi anh ta chỉ được xem như một kiểu tà - lọt của đám văn nghệ sĩ hải ngoại thôi.

   Tôi tiếp:
   ' Có lẽ chỉ riêng em và bố [  vợ gọi chồng  ]  không xem Văn Thanh là kẻ đối đầu miền bắc, dù tác phẩm anh ta thành công hay thất bại.  tại sao ?  Bởi mình khác cái đám kia, ở chở, mình đứng độc lập, không có máu phe phái, và cũng bởi mình thật lòng trân trọng văn chương , chữ nghĩa - cho dù điều ấy xuất phát từ một nhà văn miền nam hay miền bắc.  Còn kẻ khác, không chắc đâu ?'

   Trần nghi Hoàng :
   ' Em nhận định đúng.  Bố cũng nghĩ như em, nên, trong sự giao thiệp với anh ta, tuy bố vẫn quạt anh ta cai tính hay lần khân với người nổi tiếng, nhưng, bố vẫn thương anh ta.  Để rồi, chính anh ta sẽ học được bài học : bị tụi văn nghệ sĩ miền Nam [ hải ngoại] đá đít.  Không lâu đâu, em chờ, sẽ thấy mà thôi .'

    Chàng thêm :
   ' Nếu bố và em không phải là Trần nghi Hoàng & Trần thị Bông Giấy như hiện tại, chắc chắn   anh ta không đến với mình.  Con người Văn Thanh là như vậy .'

   Tôi bật nói :
    ' Phải chăng anh ta cố tình mở cho mình nghe cuốn băng là để mượn  tay mình quất Du Tử Lê một trận[ không chừng ] ?'

    Trần nghi Hoàng gật gù:
    ' Cũng có lý . Ai mà biết rõ được tâm địa một anh Bắc kỳ,  lại là Bắc kỳ ra đi từ vùng CS ?'
    Và chàng gợi ý :
    ' Nhưng khi đăng bài Nói chuyện với Du Tử Lê, em nên đăng bai viết từ 1988 của Du Tử Lê - ca tụng thì ca tụng bố, [ đấy, nhưng lại] mang cái tựa ' Trần nghi Hoàng: người lữ hành cô đơn trong hành trình ' vần điệu' '.
    Tôi cười :
   ' Em đã nghĩ [ tới ]điều đó.  May thật , bài ấy vẫn còn nằm trong tủ sách của em.'

                      TRẨN NGHI HOÀNG : NGƯỜI LỮ HÀNH CÔ ĐƠN TRONG HÀNH TRÌNH  VẦN ĐIỆU
                                                     Hồ Huấn Cao 

   LTS . Bài này đã được đăng trên tuần san Khởi hành  của ông Đào quý Châu , vào thứ năm 1/ 9/ 1988, cách đây 7 năm.  Hồ Huấn Cao là một bút hiệu khác của ông Du Tử Lê.  nay, nhân bài viết ' Nói chuyện với Đàn Ông (?)  Du Tử Lê' của Trần thị Bông Giấy đăng trong Văn uyển Xuân 1995 này - chúng tôi trích đăng lại nguyên văn bài viết trên:  ' không sai một dấu chấm dấu phết nào' - để rộng đường dư luận .

    1.
    Ngôi nhà có chiếc cầu thang gỗ lộ thiên, ọp ẹp.  Chiếc cầu thang viền theo cạnh dài củ vạt đất vào mùa nắng, như một miếng da trâu, loang lổ rác, hộp thiếc và vỏ chai.  Chiếc cầu thang gỗ, mùa mưa, gió ném những vạt nước buốt cùng là me dại, như những cánh bướm màu xanh non, rất nhỏ.  Cái rét mướt, cái gió lùa không chỉ trên những bậc gỗ đi lên.  mà nó, hút qua chiếc hành lang hẹp.  Chiếc hành lang của tầng lầu thứ nhất.  Những cánh cửa sổ mở xuống  miếng vườn lổn nhổn, rau thơm.  Một cánh cửa sổ ngó xuống con đường Số Hai.  Cánh cửa sổ duy nhất của căn phòng ngủ duy nhất, luôn luôn, ngó xuống dòng đời.  Ngó ra ngoài cái ngổn ngang, cái âm u của ngôi phòng khách  ẩm.  Ánh sáng dường như không bao giờ rọi tới những bờ tường kín những khung vải.  Những khung vải vây giữ những  mau sắc.  Hội họa. Những màu xám, màu xanh, màu thủy tinh muốn chảy xuống.   Chảy xuống những kệ sách.  Chảy xuống những chồng  báo.  Chảy xuống một mặt thảm, từng là chỗ nằm của giang hồ, của văn nghệ sĩ khắp nơi.

   Chiếc cầu thang gỗ, dãy hành lang hẹp, vườn rau thơm, mưa lá me, như bướm, cánh cửa sổ ngó xuống cuộc đời, ngôi phòng khách đầy dấu vết hội họa, dấu vết thi ca, dấu vết giang hồ, lữ thứ đó là thế giới của một lãng tử, một khách mài gươm, một tên thất chí, một kẻ ngông 
cuồng ...?

   Tất cả những góc cạnh sần sượng đó, cũng thuộc về một người, như tất cả thế giới đó, cùng thuộc về hắn.  Trên hết, đáng nói hơn cả, với tôi, là một người làm thơ . Là Trần nghi Hoàng. Là kẻ thừa sai thi ca.  Người lữ hành đơn độc trong hành trình vần điệu tan hoang.  Đó là Trần nghi Hoàng của Lưu vong hành. Trần nghi Hoàng của những cơn say đã dứt.  Của lang bạt đã dừng.  Của bạo hành đã hết.  Của ngông cuồng đã dừng.  Của lầm than đã cuối.

   2.

   Tôi không nhớ mình đã đọc thơ của một người mang tên Trần nghi Hoàng từ bao giờ ?   Chỉ nhớ một trưa nắng ở Đắc Phúc, có dễ cũng đã 3 năm, có dễ đã lâu hơn thế, người thanh niên chắc nịch, vững vàng như một con beo gấm, xiết lại những ngón tay như sắt tỏi, như muốn bóp  choét bàn tay tôi.  Lối bắt tay, cái phong thái giang hồ, tôi thích lắm.

   Một buổi trưa nắng rộp bên ngoài khung cửa  Đắc Phúc, có dễ cũng đã 3 năm, hay đã lâu hơn thế, Trần lam Giang nói, đây, Trần nghi Hoàng.
   Chỉ vỏn vẹn  4 chữ.   Mà 4 chữ đó đã ở lại với tôi, bền chặt.  Thâm sâu.  Bất biến.

  Tôi không nhớ mình đã đọc thơ của người thi sĩ mang tên Trần nghi Hoàng từ lúc nào. Chỉ nhớ, những đêm  nằm trong căn phòng có cánh cửa sổ duy nhất, ngó xuống đường Số Hai, lục bát của anh, bay lộng.  Năm chữ của anh , cổ độ.  Bảy chữ của anh, xốn xang.  Những ngày nằm trong căn phòng có cánh cửa sổ duy nhất ngó xuống đường Số Hai, tôi thích thơ xuôi của Trần nghi Hoàng.  Thơ xuôi, chảy chỗ như mật ngọt, chỗ như cường toan.

    ' Trong rừng phong vàng đỏ lá mùa thu xào xạc có chàng múa hoài thanh kiếm tre khô.  Con chim khách ngóc đầu từ bụi cỏ gọi con sâu đang ngủ giữa sương chiều.  Nàng quỳ dưới chân chàng trải vạt tóc dài trăm năm nhung đen như con đường vào thánh địa của nhân gian truyền tụng ngu ngơ .'
       LƯU VONG HÀNH  /  TRÍ NHỚ LUNG LINH )

     Và  :

    ' Ôi Cồn Hố Bãi Ngao, Pleiku, Phú bổn ,Qui nhơn, Gia định ,Sàigòn, nước Mỹ văn minh con người dắt con chó đi ỉa. Những đứa con đỉnh ngột tai hoa thành đạt gửi cha mẹ gửi ông bà vào nursing home để biểu dương 2 chữ tự do ích kỷ cá nhân vô hạnh.  Thanh kiếm tre chàng múa hoài từ thuở thanh kiếm trúc chàng còn múa đến hơi tàn có quê hương Việtnam ơ một cuối trời lãng đãng chờ mong lầm than máu lệ .'
    ( LƯU VONG HÀNH  /  TRÍ NHỚ MUNG LUNG )

    Những đêm nằm  trong căn phòng có cánh cửa sổ duy nhất ngó xuống đường Số Hai, Lãm  kể tôi nghe về một vạt nắng, một con mưa, một rớt bão rơi xuống đời người trẻ tuổi.  Nắng mưa, đất trời, sông núi, nhật nguyệt, tử sinh đã lung linh trong thơ Trần nghi Hoàng, như những câu hỏi lớn. Những vấn nạn gửi vào nhân gian.  Những cật vấn, ném vào thiên địa :

                                             Buồn chia một nhánh lên trời 
                                             Nhánh rơi xuống đất, nhánh rời rã khô 
                                             Vui đâu gom lại bây giờ
                                             Gom hồn lữ thứ, đội mồ lưu vong 
                                             Sững nhìn hai mắt đen chong 
                                             Đếm râu từng sợi, mối lòng trăm giây 
                                            Trán bời nhăn vết đọa đày 
                                            Tim co theo nhịp thở ngầy ngật đau 
                                                                                 ( LƯU VONG HÀNH  /  BÀI HÀNH THÁNG 4 )

   Những đêm nằm  trong căn phòng co chiếc cửa sổ duy nhất ngó xuống đường Số Hai, tôi nghe được tiếng đàn khởi từ một trái tim nghìn sợi tơ rung.  Tiếng dương cầm của cơn bão rớt Trần nghi Hoàng, của nắng mưa chàng suốt kiếp khôn nguôi.  Tiếng đàn phổ vào thi ca Trần nghi Hoàng, thành những mặt gương chiếu ngời cõi khác:

                                               Xin tạ ơn mặt trời buổi sáng 
                                              Mở mắt đời ai thức thâu đêm 
                                              Con sâu mọc cánh bay lơ đãng 
                                              Về cuối miền có dấu chân chim
                                                 (...)
                                              Em mọc cánh xanh hồn viễn mộng 
                                              Bay về ta nào phải tình cờ 
                                              Ở đó biển vang lời tình rỗng 
                                              Dã tràng hôn những dấu chân mơ 
                                              ( LƯU VONG HÀNH  /   TẠ ƠN MẶT TRỜI )
                                              Có những cây xanh buồn trái đất
                                              Nên mưa đôi lúc cũng dịu dàng
                                              Có những mây thu không khóc được
                                              Nên từng đêm cứ mãi lang thang
                                               ( LƯU VONG HÀNH  /   EM, BÀI THƠ NHỎ )

      3

     Lâu rồi,  tôi không còn dịp nằm trong căn phòng có cánh cửa sổ duy nhất ngó xuống đường
 Số Hai.  Những mùa mưa đã đi qua.  Lãm đang ở xa.  Mùa hè chói chang những luống rau thơm, chiếc cầu thang gỗ, ọp ẹp, dẫy hành lang đi ngang bồn rửa chén bát, những bờ tường xám, xanh ve chai, tấm thảm cũ, những dấu chân phai, nhưng tiếng thơ chàng, vẫn ở Đắc Phúc, ở với Trần lam Giang.  Ở với  cánh cửa sổ duy nhất, ngó xuống đường Số Hai.  Ở với thiên đị tù mù.  Ở với nhật nguyệt rưng rưng.  Ở với tử sinh, dập dập.  Và tất nhiên thơ chàng ở với tôi nữa.

            Hồ huấn Cao  
       [ BÚT DANH KHÁC DU TỬ LÊ  ]

                                                                         ***

                                                    NÓI CHUYỆN VỚI ' ĐÀN ÔNG (?)' DU TỬ LÊ .
                                                                     Trần thị Bông Giấy 

     Lời tác giả .

   Gửi riêng ông Văn Thanh, 
      ( tức  LÝ KIỆT LUÂN ) 

    Tôi rất cảm kích, vào đêm thứ hai 7/4/ 1995 tại nhà ông ở San Francisco, được ông cho nghe 
( 2 hôm sau  lại tặng cho 1 bản sao ) cuốn băng ghi âm qua điện thoại của ông phỏng vấn ông Du Tử Lê.   Tôi rất cảm động theo nụ cười nửa phần ngạo nghễ, nửa phần thương hại của Trần nghi Hoàng khi dứt cuốn băng ấy.  Định bỏ qua như với câu chuyện tầm phào, nhưng rồi không được.  Chuyện văn học là chuyện chung thiên hạ.  Ông Văn Thanh và ông Du Tử Lê cũng là người thuộc giới văn học.  Những chuyện riêng giữa 2 ông vẫn phải là chuyện chung mà giới văn học và độc giả cần biết.  Nhất là , trong câu chuyện riêng ấy,  đã có các liên quan đến cá nhân tôiTrần nghi Hoàng.  Theo chiều hướng đó, tôi không có quyền im lặng.  Phơi bày và đối diện Sự Thật vẫn là điểu tôi yêu thích va hành xử trong đời sống.
      Một lời xin thưa với ông Văn Thanh :
     ' Dù rằng sau bài viết này của tôi, phản ứng tình cảm của ông Du Tử Lê đối với ông có xoay chuyển như thế nào, tôiTrần nghi Hoàng [ những con người đã trưởng thành thật sự ]   vẫn trước sau như một, qúy trọng ông và lúc nào cũng mở rộng cửa đón tiếp ông ! 

   TTBG

    Thưa ông Du Tử Lê

    Đêm thứ hai 17 4/ 1997 vừa qua, nhân đi San Francisco chơi, tôi Trần nghi Hoàng có ghé thăm ông Văn Thanh.  Tại đây,  chúng tôi được ông Văn Thanh mở cho nghe uốn băng ghi âm cuộc phỏng vấn qua điện thoại viễn liên San Francisco- Santa Anna của ông Văn Thanh với riêng ông.  Để trả lời cho câu hỏi của ông Văn Thanh, rằng : 

    ' Tại sao trong các bài  tổng kết tình hình văn  học VN hải ngoại hằng năm của giới báo chí, đã không thấy đề cập các tác phẩm xuất hiện đều đặn của Trần nghi Hoàng và Trần thị Bông Giấy, đồng thời, tờ tạp chí Văn uyển , một năm 4 kỳ đầy những đóng góp văn học, do Trần nghi Hoàng & Trần thị Bông Giấy chủ trương ?'

     ông Du Tử Lê đã phát biểu cách hằn học như sau :

    (*) ' Tôi rất  appreciate với tấm lòng anh dành cho tôi, thì trong đó nó chỉ có điều mà tôi rất là không hài lòng, là khi đề cập [ đến -  sau đề cập không cần đến,  tới ... -BT)  trường hợp của anh Trần nghi Hoàng, thì lý do mà khi tôi lên chơi trên đó, là vì trong câu chuyện của chúng ta , hy nhắc đến anh Hoàng, thì tôi góp ý thêm :   anh quên một điều là có một lần ,tôi nói trước mặt anh em ở trong cái quán ,có cả  anh, anh Trần quảng Nam [ nhạc sĩ ] - tôi nói :  đừng có trách anh em văn nghệ ở đây,  bởi vì, thứ nhất, anh Trần nghi Hoàng không có gì để anh em văn nghê nói tới cả, không biết anh còn nhớ không ?  Và thứ hai nữa, anh (  cà lăm ) anh chị Trần nghi Hoàng là cái người có phương tiện hơn anh em nhiều lắm ( cao giọng ) thì là, anh chị vừa có nhà sách, vừa có nhà xuất bản, vừa có tờ báo ( cao giọng the thé )  thì, thì , cái chuyện anh em văn nghệ họ có nhắc đến ai, thì họ cho rằng có điều gì, để mà nhắc hay không mà thôi, còn , còn,  không có gì để nhắc cả, thì đâu có gì để mà nhắc. ( giọng đanh hẳn ).
   Ký đó, anh đặt vấn đề, với lại,  với tôi, đó là giống như anh em văn nghệ ở đây tẩy chay anh 
Trần nghi Hoàng đó, thì tôi bảo không phải như vậy.  Tôi cải chính cho anh em , và bây giờ là cái quan điểm riêng của tôi , và tôi, tôi mong rằng cái tương quan giữa anh em và tôi, mình không bao giờ phải đề cập anh Trần nghi Hoàng cả, mặc dù ( đổi giọng ngần ngại do dự và chậm hẳn lại )  là anh Hoàng có, tức là chị  vợ anh Hoàng, tức chị Trần thị Bông Giấy, chị có đề cập tôi trong cuốn sách  của chị , tôi cũng đã nói rồi , nếu mà cái tên của tôi có giúp chị bán thêm được vài cuốn sách
( cao giọng, điệu tức tối)  và cái tên tuổi của chị được vài người biết đến, thì đó là cái điều vinh dự cho tôi ( tức giận rõ rệt)  chứ không có trở ngại gì cả .
    Rồi cái việc thứ hai nữa, tôi tin rằng anh hiểu cái điều tôi, tôi -  sở dĩ mà tôi phải nói cái điều này về tôi một chút, ấy để mà clear cho anh dễ hiểu thôi , chứ thật tình là tôi không muốn nói.  Anh cũng hiểu là  :

       một cái người như tôi ở cái tuổi 50, tức là tôi còn sống, thơ cua tôi, thơ của một cái thằng làm thơ còn sống mà đã được dạy ở đại học Âu châu, và thơ của tôi, một người còn sống , được dùng làm tài liệu tham khảo ở đại học Mỹ và báo chí , cũng như sách vở,  khi tôi còn sống, họ đã dùng những chữ như là thi hào và thiên tài dùng cho tôi , thì nó không có lý do gì để tôi phải bận tâm về bất cứ ai ,\... ( cao giọng, điệu vội vã, cà lăm ) 

     anh, anh , không biết anh có hiểu ý tôi nói không ? ( Văn Thanh mau mắn, âm điệu bợ đỡ: Có có ) càng , càng, càng không phải là anh Trần nghi Hoàng ( giọng chua hẳn, lắp bắp, âm xúc động, tức giận ) . Cái bận tâm của tôi là cái thơ VN, nó có đua tranh nổi với thơ thế giới không, chứ không phải bận tâm về anh Trần nghi Hoàng ( gằn giọng ) . ( Văn Thanh la to, điệu xum xuê : Đó, đó, tôi  phục anh ở cái chỗ đó  ! ) Ngay cả những người như anh Thanh tâm Tuyền , anh Tô thùy Yên và kể cả những người trong quá khứ, tôi rất là kính trọng, như ông Xuân Diệu, Huy Cận, nó còn không có ở trong tôi mà ( điệu kiêu ngạo rõ rệt ). Tại vì cái vấn đề của tôi là thơ VN so với thơ thế giới sẽ như thế nào, chứ vấn đề của tôi không phải là ông Huy Cận, Xuân Diệu, hay là những ông,  như ông Thanh tâm Tuyền, ông Tô thùy Yên ,( cao giọng) và càng không phải là ông Trần nghi Hoàng.  Tôi muốn clear một lần  như vậy. ( Văn Thanh giọng khúm núm : dạ, dạ ! ). Thành ra  để cho nó tiện , đó, thì.  có lẽ là,  xin anh Văn Thanh đừng viết cái bài đó nữa, nếu [ có]cái bài viết ấy, nó có phải liên quan đến anh Trần nghi Hoàng, bởi vì, tôi không muốn vì cái lòng anh yêu tôi đó, mà rồi, nó tạo một cái thắc mắc cho độc giả hay cho ông Trần nghi Hoàng, thì nó tội nghiệp cho  cho cả 2 phía, thứ nhất : tội nghiệp cho tôi, một cái người hoàn toàn khắc biệt với ông Trần nghi Hoàng, không, không hề đi cùng đường với nhau, và thứ hai: tội nghiệp cho anh Hoàng, vì anh Hoàng, chắc anh [ ta] cũng không đi cùng đường với tôi đâu, mà đâm ra nó thành cái vấn đề như là trong thư anh đề cập : cái vấn đề giống như thế, là tại sao những người ở hải ngoại này lại đứng thành 2, 3 phia để mà chống nhau đó.  Nó, nó, nó có conflict đâu mà chống[ nhau ] ? Nó không có một cái mâu thuẫn nào để đưa đến cái chống[ nhau] cả, anh, anh thấy không ?  Chẳng hạn, như tôi với ông Hoàng cùng đi một đường, chúng tôi cùng mở một cái tiệm tạp hoá như nhau, thì có thể, chúng tôi cạnh tranh với nhau được.  Nhưng mà trong mắt nhìn của tôi bây giờ, tôi  ( giọng kiêu ngạo rõ rệt)  dưới mắt của tôi ( gằn từng chữ ) không có một người nào  đi cùng đường với tôi cả, bởi vì, cái người đi cùng đường với tôi bây giờ là thế giới ( rít cao 2 chữ: thế giới ) chứ chứ  không phảilà cái người đã nổi tiếng hay sẽ nổi tiếng ( xúc động, tức giận )  lại càng không phải  là anh Hoàng ( cao giọng ), ( Văn Thanh giọng hoan hỉ : ừ, ừ !)

      Tôi muốn clear một lần nữa  về cái chuyện đó.  Và sau cùng, tôi muốn nói về trường hợp,  là, tôi rất appreciate cái lòng yêu tôi mà anh đã nghĩ đến, cũng như anh đã dè chừng cho tôi những cái hiểu nhầm đưa đến, thì, tôi muốn clear một lần- và , tôi mong rằng cái tương quan của mình sẽ không bị vướng bận vào anh Trần nghi Hoàng  nữa ...'
----
* chép nguyên văn từng chữ của ông Du Tử Lê trong cuốn băng ghi âm, luôn cả các chữ cà lăm, ngoại trừ những chữ trong ngoặc đơn và các  dấu chấm, phẩy,  do TTBG bổ túc. 
( Chú thích: TTBG 

      Thưa ông Du Tử Lê,

     Nhận thấy rằng đây không phải chỉ là môt cuộc trò chuyện tầm thường, kiểu đàn bà ngồi lê đôi mách giữa ông Văn Thanh về một người vắng mặt, trong ấy, lại còn đề cập một khía cạnh văn học có liên quan đến cá nhân tôi và chồng tôi, tôi  chẳng đặng đừng, xin có lời đôi lời thưa chuyện với ông.

     8 năm trước, tháng 12/ 1987, lần đầu,  được hân hạnh (!) đón tiếp ông và chị Lê Uyên đến ăn cưới và cư ngụ tại nhà chúng tôi dăm bữa,  [ tôi] chứng kiến tận mắt, trận đánh tơi tả mà chị Lê
Uyên đã dành cho ông[ vào]  khuya  16 /2/ 1987, ngay sau đám cưới chúng tôi - tôi thấy thật thương hại cho ông.  

    Một lần khác tại Santa Anna, tháng 7/ 1987, tôi Trần nghi Hoàng được ông mời ngu tại nhà ông 1 ngày, thì cái ngày đó quả tình [ thật] kinh hoàng [ đối] với tôi -  [ một] lần nữa nhìn thấy cái cảnh ông ngồi thúc thủ, co rúm ở góc giường, 2 tay che đầu, mặc cho chị Lê Uyên dần... đòn.  Dáng điệu ông khi ấy, trông thật hèn nhát và đang tội nghiệp, đến độ, nhạc sĩ Trần duy Đức, bạn thân của ông có mặt , đã phải kêu lên:

     ' Anh Lê à , càng ngày tôi thấy anh càng tồi tệ ! 

    Nhiều năm qua đi, tuy không liên lạc với ông và chị Lê Uyên nữa, nhưng, tôi vẫn hay biết đâu đó: về những trận đòn mà các bồ tát, thánh nữ dành tặng riêng ông.  Mãi  đến hôm nay, được ông Văn Thanh cho nghe cuốn băng ghi âm giữa ông và ông VănThanh, cảm nghĩ thương hại trong tôi trở nên càng thêm đậm đặc.

    Quả tình, tôi tội nghiệp cho ông, ông Du Tử Lê ạ :

   '... một thi sĩ nổi tiếng 50 tuổi, đang còn sống, thi ca được giảng dạy tại các đại học Âu châu và được dùng làm tài liệu tại các đại học Âu châu và được dùng làm tài liệu tham khảo trong ac1c đại học ở Mỹ ' một người gọi là thiên tài, thi hào, thi bá ...' 

    như ông, mà cuộc đời sao cứ mãi long đong kiếp Thúy Kiều hồng nhan bạc phận, hôm nay, bị vị nữ lưu này thượng cẳng hân, hạ cẳng tay, hôm sau, [ lại ] bị đấng nữ lưu kia viết bài, kêu đích danh[ ông] chửi bới  trên báo, hỏi, làm sao mà ai không thương hại cho được !?

   Năm xưa, dạo  mới quen ông, [ đã] 2 lần chứng kiến ông bị chị Lê Uyên đánh vùi, đánh dập[ ông nằm] quằn quại dưới đất - tôi mang trong đầu ý nghĩ:

   ' Chị Lê Uyên dữ quá, đàn bà như vậy không tốt, chồng không thương, con không phục, bồ không yêu, bạn không thích ...' 

      này kia đủ các thứ !

    Nhưng,  cho đến hôm nay, 8 năm sau, mới biết tin tức[ về] ông, tôi phải tự sửa sai ý nghĩ mình một chút.  Bây giờ, có lẽ tôi hiểu chị Lê Uyên hơn ! và , nếu bây giờ gặp chị, chắc tôi phải đi một phát bái phục chị sát đất.  Chị là người có lòng tốt, muốn dạy dỗ cho ông thành một đấng đàn ông thật sự, nên, đã dùng đủ phương cách, từ dịu dàng, yêu đương, đến đánh đập ,chửi tủa, đối xử với ông.  Sau, có lẽ dạy mãi, mà thấy ông vẫn trơ trơ,  không chịu trở thành một người đàn ông thật sự, chị  ấy nản đành phải bỏ[ cuộc] !

   Lúc này, nghĩ lại các trận đòn [ mà] ông lãnh đủ, từ trong nhà (tôi) ra  tới ngoài ngõ ( thiên hạ), tôi vẫn thấy sợ quá, nhưng, đồng thời phải nhận rằng: dạo ấy chị Lê Uyên đánh ông cũng đúng ! Đánh vì lòng tốt, chứi không hoàn toàn có ý xấu trong đó ! 

  Ô hô! Ai tai !

   Trò đời là thế ! làm thi hào, thi bá, làm thiên tài, địa tài, coi bộ dễ hơn làm một người đàn ông thật sự [ là đàn ôn ]!   Tội cho ông Du Tử Lê thí ít, vì các trận đòn tàn bạo của chị Lê Uyên đổ xuống trên tấm thân yếu đuối của ông, mà tội cho chị Lê Uyên thì nhiều -  theo cái ước : 

    ' ước mơ đơn giản và dễ thương chừng nào về một mẫu đàn ông thật sự ' 
     trong đầu chị ấy.

     Tôi, cũng thật tán đồng hành động chị Lê Uyên bỏ ông, sau khi  đã bất lực , không dạy nổi!  Bởi vì, ông [ Du Tử Lê]  quả không phải là một người đàn ông thật sự - [ ấy là] dưới mắt tôi !

     Một người đàn ông ( hay một con người ) thật sự  luôn luôn tỏ ra thẳng thắn, quang minh, chính đại trong mọi hành động, lời nói, không bao giờ dựng lên những điều không thật để phỉ báng( sau lưng) kẻ khác - rồi, lại tỏ thái độ  [ chạy tội] phủ nhận.  Cuộc phỏng vấn [qua] điện thoại giữa ông Văn Thanh,  ở  đoạn trên, ông Du Tử Lê đã nói : 

    ' Khi tôi lên chơi,  trong câu chuyện, chúng ta hay nhắc về anh Trần nghi Hoàng...'
       DU TỬ LÊ

     và :

   '... có một lần, tôi nói với các anh em trong quán, có cả anh, anh Trần quảng Nam [ nhạc sĩ] , tôi nói : là đừng có trách anh em văn nghệ ở đây, là, bởi vì, anh Trần nghi Hoàng không có gì để anh em văn nghệ [ đáng]  nói tới cả, không biết anh còn nhớ không ?...' (*) 
      DU TỬ LÊ

------
*  2 câu trên, cho thấy ông DTLê luôn luôn bị ám ảnh bởi cái tên TNHoàng. ông hay nhắc tới TNHoàng trong các câu chuyện của ông ta.
 ( TTBG  chú thích  ) 

  ở đoạn dưới, ông Du Tử Lê lại nói :

   '... thành ra  để cho nó tiện, thì, có lẽ là xin anh Văn Thanh đừng nên viết cái bài đó nữa , nếu  cái bài viết ấy phải liên  đến anh Trần nghi Hoàng ...'   
       DU TỪ LÊ

    Cái trò dựng điều phỉ báng  (sau lưng) kẻ khác, rồi, tỏ ra sợ hãi, không dám nhận trách nhiệm, [ thì] chỉ có hạng đàn bà nhơ nhớp, thiếu giáo dục mới hành xử [ vậy] ; không phải của người lương thiện, hay[ là] người đàn ông thật sự, lại càng không phải của người cầm bút chân chính. 

     Tuy nhiên, dường như, đây là một trong những bản tánh của ông Du Tử Lê, phải vậy không ?

      (...)  

     Điều ngờ của tôi chủ tâm ở điểm: không tin rằng kiến thức của ban giám đốc và ban giảng huấn các trường đại học ở Âu châu và Mỹ lại có thể tệ , đến độ, đi lấy tác phẩm của một người
[ Du Tử Lê]  đã từng gọi Erich Maria Remarque * bằng ( chỉ vì thấy có chữ MARIA trong cái tên !}- và, cũngl à người, khi đề cập Ernest Hemingway với tác phẩm For Whom the Bell Tolls lại sửa thành To Whom The Bell Ring ** ( như ông Du Tử Lê đả viết  trong các bài ký tên ông, đăng trên tồ báo Tay Phải thưở trước, đề dạy cho sinh viên ) .
----
 *   Erich Maria Remarque  ( 1898- 1970) , nhà văn Đức , mang quốc tịch Mỹ, tác giả  Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh ( 1929) nói về cuộc Thế chiến I, dưới cái nhìn của người lính Đức.  Từ tác phẩm này mà tiếng tăm ôn g vang d ậy trên toàn Âu châu. năm 1933, ông lưu vong sang Mỹ, tiếp tục cho xuất bản:  Ba người bạn ( 1938), Khải hoàn môn ( 1946), Xứ Ai cập đen ( 1956) và Vùng
trời không yêu thương ( 1961).  Qua đời vào 1970 ở Locarno, một tỉnh thuộc Thụy Sĩ.
**   For Whom the Bell Tolls ( 1940) là một trong những tác phẩm thành công và có số bán chạy nhất  cùa Ernest Hemingway , nói về những kinh nghiệm hiểu biết của nhà văn về nước Tây ban nha trong thời chiến cũng như thời bình. Giải Nobel văn chương 1954. 
(CHÚ THÍCH : TTBG ). 


      Giả thử, tôi cũng tạm tin , qua lời tự hào của ông Du Tử Lê là thật, vậy, xin hỏi các tác phẩm của ông đả được dạy tại đại học nào ở Âu châu, và đại học nào ở Hoa Kỳ dùng chúng [ tác phẩm DTL]  làm sách tham khảo.  

   Hỏi, và mong ông Du Tử Lê trả lời thành thật, để mai sau, ngộ nhỡ có con cháu nào trong vòng gia đình, hoặc bạn bè tôi lăm le bước chân vào đại học, tôi sẽ khuyên chúng; đừng nên tìm đến đại học đã lấy tác phẩm ông Du Tử Lê mà giảng dạy, nếu, không muốn tự mình trở nên những
' thiên tài mắc bệnh hoang tưởng!' 

    (...)

     Riêng cái chuyện: ' U dạy Lê' của chị Lê Uyên  , khắp thiên hạ đều biết, và bản thân tôi, khi ghi lại [ chỉ là]  một trong hàng trăm câu chuyện ' U dạy Lê' của chị ấy [ được đưa] vào Một truyện dài không có tên mà thôi. ...

    Theo lời kể của[ nhạc sĩ ] Trần quảng Nam :

 '... trong một buổi  ở một quán cà phệ, có mặt ông Văn Thanh, Trần quảng Nam, bà Hạnh  Tuyền, v.v..., [ thì] ông Du Tử Lê  chối[ phắt] chuyện ấy.. và   tuyên bố '  Trần thị Bông Giấy bịa đặt, viết dối ..'

 [ nghe vậy] tôi cũng đành! Thái độ cãi chầy, cãi cối,  không phải của một người lương thiện , hoặc, một người đàn ông thật sự, càng không phải của một người cầm bút chân chính.  Ở điểm này, tôi nhận  ra : chị Lê Uyên có tư cách hơn ông Du Tử Lê rất nhiều.

   Khi cơn giận sau đêm cưới chúng tôi hạ xuống. ngay buổi sáng kế tiếp ( 17/2/1987), chị Lê Uyên đặt trên bàn viết của tôi ( TTBG] một lá thư ngắn ( như  một cách xin lỗi về cuộc ẩy đả ồn ào  giữa đêm khuya ở  nhà tôi . Nguyên văn [ bức thư của chị Lê Uyên] :

        17/2/1987. 

        Vân  [ TTBG]  &  [ Trần nghi ]  Hoàng thân yêu,

       Cho phép chị gọi như vậy, bởi ngoài anh Lộc [ nhạc sĩ Lê uyên Phương]  và gia đình ra, không ai đủ thân yêu để chia xẻ cả.  Chị rất mừng, vui cho hạnh phúc của Vân & Hoàng, vì chị đã có, đã mất và bây giờ chị rất mong muốn để có lại, nhưng, như Hoàng nói đó, nó khó quá đi, chị sẽ cố gắng và hy vọng.   Hãy giúp cho chị xa lánh người đàn ông  [ DTL] này , bằng mọi cách.  Sự hy sinh và hiểu biết đã không giúp được gì chị hết trong trường hợp này. Vân đã may mắn hơn chị, vì có Hoàng, ngoài sự kính phục , còn có tình yêu và ngược lại, Hoàng cũng thế.  Còn chị, thì với anh Lộc [ nhạc sĩ Lê uyên Phương] , chị kính  hoàn toàn, có tình nghĩa, nhưng hình như không có tình yêu  như với người đàn ông này.  Nhưng, anyway , mong ước  một sự chấm dứt một cách tốt đẹp.  Thương VânHoàng vô cùng.  Cô biết V.H. là cái gì  êm đềm và tuyệt vời nhất với chị bây giờ không ? Bỏ qua chuyện đánh lộn tới qua, OK?

   Chị, 
  Lê Uyên 
( ký tên)

----
GHI CHÚ: Lá thư tôi vẫn cất kỹ trong tủ, như một kỷ niệm đáng giá. tánh tôi rất yêu kỷ niệm, ông Du Tử Lê
TTBG.

(...)

   Tiếc thay cho ông Du Tử Lê  đã không sớm nhận ra cái giá trị qúy hóa trong con người chị 
Lê Uyên !!! ...

     Kính chào ông,

   TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
    san jose, thu ba 25 -4- 1995.

    (  Sđd : tr- 157-  184 ) 
        --------

     [...]   xin lỗi tác giả : tạm lược một số đoạn.

        in kèm một ảnh ( 21, 5x 19cm) chụp chung , ghi  : 
      ' Một buổi họp mặt tại căn nhà đường Số Hai. Từ trái qua : TTBG, , ca sĩ Lệ Uyên,
       Trần nghi Hoàng,  Nguyễn thành Út, nhạc sĩ Lê Uyên Phương, Phong râu - tháng 6/ 1996) 


    



 
         
         

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ