những bài thơ trong trại cải tạo / tạ tỵ [1922- 2004] / đường bá bổn giới thiệu
mây bay - thơ tạ tỵ ( 1922- 2004)
miền nam xuất bản, usa 1996
những bài thơ trong trại cải tạo
thơ tạ tỵ
đường bá bổn giới thiệu
Lời dẫn.
Tạ Tỵ qua đời tại hính ngôi nhà mua bằng tiền được trả bản quyền Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay , đâu đó, món tiền kếch sù, tính theo giá vàng thời ấy : 35 cây . Bìà Đinh Cường, Võ thắng Tiết người in ấn, cơ sở đặt ở lô O, 121, Chung cư Minh Mạng, Saigon 10. , rồi , đặt in sách tại nhà in Việt Hương, 34 đại lộ Lê Lợi Saigon 1. Tác phẩm viết của một họa sỉ lập thể tài danh, kiêm văn sĩ, kiêm phê bình văn học , nguyên trung tá Biệt đoàn trưởng nghệ trung ương, chức vụ cuối cùng, tham mưu trưởng cục Tâm lý chiến, nhưng tác phẩm in tại một cơ sở CS nằm vùng! Thật oái oăm, và quả thật lạ lùng ! *
Một điều rất lạ trong thơ tác giả - Tạ Tỵ viết một cách hổn nhiên , bình thản, không xôi sục hận thù - dầu, đằng đẵng 6 năm ròng cải tạo, bắt đầu ở Suối Máu , tiếp, chuyển ra miền Bắc , tới Nghĩa Lộ, Yên Bái , Lào Cai, Chiné / Phủ lý v.v.., - đời sống cải tạo viên không mấy dễ chịu, lẽ tất nhiên của sinh phận tù nhân , xưa tới nay, không khác là bao !
Nhưng, trong thơ Tạ Tỵ, ít hằn lên sự chửi bới tục tằn như, trong tác phẩm trại viên cải tạo khác. Mặc dầu, có lúc đói quá, cải tạo viên Tạ văn Tỵ đã phải lót lòng bằng cám heo , ăn bớt của súc vật - để, sau này- hồi ký Duyên Anh bêu rếu ' bạn thù văn chương ' , dẫn chứng bằng một câu giễu rất độc:
' tài bằng một tỵ làm ra vẻ một tạ '
( Duyên Anh không nêu xuất xứ , thật ra, chính là câu bông phèng ' đùa vui hiểm độc' của tay văn sĩ thiếu úy Dương Thuận, bút danh Huy Sơn , thư ký nguyệt san Phụng sự - báo dành riêng cho sĩ quan VNCH đọc, đâu đó vào cuối thập niên 50, đầu năm 60. )
----
* xem thêm : Rồi mai đây : một bài thơ của Tạ Tỵ / Thế Phong
< www.vanchuongviet.org/index.php?.comp...id...>
ĐƯỜNG BÁ BỔN
SAIGON, NOV., 30, 2013.
-------------------------------
Sáu năm ở trại cải tạo ( 1975- 1981) , qua trại ở Suối Máu 1976 , sáng tác dăm bài, ở bài Cảm ơn :
' Xin cảm ơn Cách Mạng
Đã dạy cho tôi biết
Thế nào là căm thù ..
.' CẢM ƠN / thơ TẠ TỴ
chuyển trại ra miền Bắc, tới quê tôi, miền trung du Yên bái, anh viết bài Núi Rừng :
Ở đây những núi cùng rừng
Trời nghiêng lũng thấp, nửa từng mây che
Đầm đìa ngọn nến tuôn tràn
Đêm đêm hồn nhỏ băng ngàn về xuôi
NÚI RỪNG / thơ TẠ TỴ
lên Lào Cai , nhớ Saigon nắng vàng , có câu :
Hãy trả lại tôi . Saigon với nắng vàng rực rỡ
Hãy trả lại tôi những giấc hồng tuổi trẻ
Hãu trả lại tôi, những nỗi buồn mơn trớn
Mất Saigon là mất cả cuộc đời tôi
HÃY TRẢ LẠI TÔI / thơ TẠ TỴ
lại quay về Nghĩa lộ , có bài Mùa xuân không có nhau :
Anh ôm vào lòng như con thú giành ăn
Như kẻ khát chắt chiu từng giọt nước
Lớp lớp kẽm gai ngắn lối mộng đường dài
Với hận thù phủ kín bóng tương lai
Với tủ nhục làm hồn anh chai đá
MÙA XUÂN KHÔNG CÓ NHAU / thơ TẠ TỴ
chuyển trại về miền núi miền xuôi Phủ Lý, Chiné:
... tôi một tên tù nhẫn nhục
... hàng ngày lê chân trên sỏi đá vô tri
... thơ buồn vội cất canh bay đi ..
... vết sẹo trong hồn tôi ứ máu ...
TRÊN CON DỐC NÀY / thơ TẠ TỴ
... giữa Trại tập Trung đón
... mùa xuân thư bốn
... vẫn khuôn mặt xanh xao
bao giờ lòng buồn thế...
kiếp sống bềnh bồng ..
thơ TẠ TỴ
Đối với vợ, Nguyễn thị Hòa, được phản ánh qua nhiều câu thơ, bài thơ đằm thắm , nghĩa tình tha thiết chồng vợ.
còn NGƯỜI TÌNH , Tạ Tỵ rất kín tiếng, hình như , bạn bè thân, ít ai biết NÀNG LÀ AI và AI LÀ NÀNG của họa sĩ đại tài Tạ Tỵ? Ở trong tình huống, chỉ còn thấy cái chết cận kề, tương lai mờ mịt, người tình [vô hình đối với chúng ta] trở về rất thật trong thơ chàng:
Ta để lại một cuộc tình dang dờ
Bao năm rối nước mắt vẫn chưa khô ...
... Một kiếp người, cùng Họ, Tên ta
thơ TẠ TỴ CHINÉ, 1980
và, có thể, bài thơ cuối viết ở Chiné, ( Phủ lý) trước ít tháng được ra trại ( đầu năm 1981):
Ta để lại những ngày tù gian khổ
Những đêm dài đối diện với hư không
Mỗi miếng cơm là một òng lệ đổ ...
TA ĐỂ LẠI / thơ TẠ TỴ
Chiné, 1980
***
Tập thơ in đẹp tuyệt , dày 108 trang, kích cỡ 14 x 20,5 cm , trưởng + thứ nam trình bày .
M Ậ Y B A Y
THƠ T Ạ T Ỵ
MẪU BÌA và TRÌNH BÀY
TẠ LINH & TẠ CHƯƠNG
trang 6 & 7 ghi:
MÂY BAY / MIỂN NAM XUẤT BẢN.
Tạ Tỵ phân trần :
' Hỡi người yêu thơ, người có nghe, một khoảnh khắc của đời sống đang vỡ ò trên mặt giấy '
PHẦN I : những bài thơ làm tử năm 1976 đến 1980.
PHẦN II : những bài thơ làm từ năm 1981 đến 1995.
PHẦN III những bài thơ làm trước 1975 được sưu tập lại .
THI PHẨM
MÂYBAY
CỦA TẠ TỴ
DO LINH TẠ & CHƯƠNG TẠ TRÌNH BÀY
IN TẠI NHÀ IN P.M. ENTERPRISES INC.
SOLANA BEACH, CALIFORNIA 92075
NĂM MỘT CHÍN CHÍN SÁU
IN TRÊN GIẤY QUÝ KHÔNG CÓ BẢN THƯỜNG
ẤN PHÍ
---------
TRONG HOA KỲ : $ 10,00
HOA KỲ : $12,OO
trang 1: bút tích tác giả ghi tặng:
Bản của
Thế Phong & Nội Tướng
với lòng thương nhớ vô hạn !..
TÁC GIẢ ký tên
<< góc biển, ta ngời trông dáng bạn
Bên trời, gió cuốn nửa hồn đau !.. >>
và, trước đó 1, 2 năm, họa sĩ Phan Diên về Saigon , chuyển tôi ' thư là tấm cạc kích cỡ 10 x15cm, viết tay :
Bạn Thế Phong
Tôi nhờ Bạn giúp tôi là tìm đến nhà của Y Vũ là em nhạc sĩ Y Vân để xin giùm tôi 1 bản nhạc
" Thương Về 5 cửa ô xưa" - Thơ của tôi, do Y Vân phổ nhạc. Ở đây tôi cần lắm, không tìm đâu ra, và chỉ có Bạn mới tìm ra bản nhạc này. Bạn cố giúp tôi nhé ! Tôi không ngờ cuốn sách tái bản * nó lôi thôi như vậy . Hiện tôi chưa có cuốn nào trong tay, Bạn bề nào cũng có. Bạn mua giùm tôi vài cuốn, đưa cho Diên ang cho tôi. Mất bao nhiêu, [Phan] Diên sẽ trả Bạn và tôi, Diên sẽ nói chuyện sau. Đọc Tkéo xe ** được lắm ! Cố gắng đi, đời còn dài. Ngưa hay, đâu có sợ gian nan . Chúc Bạn cùng gia đình an vui. Cố gắng giúp tôi nhé ! ***
CHỈ CÓ CHỮ KÝ MÀ THÔI
----
* Năm 1996, một đầu nậu in sách ở Hànội,. bà Miên, rất yêu văn Tạ Tỵ, in cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ / Tạ Tỵ (Nxb Hội nhà văn TW, 1966) . Một số báo trung ương, địa phương viết bài lên án sách trước 1975 tái bản, không có Hội đồng thẩm định. tác giả Tạ Tỵ đươc giới báo chí truyền thông phỏng vấn, từ đài Tiếng nói Hoa kỳ , đến đài BBC, rồi đài RFI ( Pháp) ... , Tạ Tỵ trả lời rất mạnh, phê phán áp dụng luật rừng để in sách , không xin phép, không trả bản quyền . Mủi dùi dư luận nhắm vào Bộ trưởng thông tin, khi ấy là ông Nguyễn khoa Điềm . ( ' tên khác là Nguyễn thái Dương, sinh 15-4-1943, nhà thơ, nhà chính trị Việtnam ... ' Wikepedia ) .
tôi cón giữ được trang Văn học-nghệ thuật / báo Phụ nữ tp. HCM - ra ngày 21- 8- 1996 - yêu cầu lập lại trật tự thị trường xuất bản. ( trong đó có cả tập truyện ngắn PHẠM THỊ HOÀI ). Nguyên văn bài viết :
LẬP LẠI TRẬT TỰ TRONG THỊ TRƯỜNG XUẤT BẢN
Những câu hỏi dành cho cục Xuất bản
MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ LÀ QUAN ĐIỂM CỦA AI ?
Từ thập niên 1970 tại miền Nam, ông Tạ Tỵ đã cho xuất bản 2 quyển sách : Mười khuôn mặt văn nghệ ( gồm những nhà văn: Lãng Nhân, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Vũ hoàng Chương, Nguyễn Bính, Đinh Hùng, Văn Cao, Sơn Nam, Mai Thảo, Nguyên Sa ) và Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay ( gồm : nghệ sĩ Trinh công Sơn , những nhà văn [thơ] : Túy Hồng, Nguyễn thị Thụy Vũ, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn đình Toàn , Nhật Tiến, Thế Uyên, Thế Phong, Bùi Giáng, Võ Hồng). Hai quyển sách trên đã được Nxb Nhà Văn [Việtnam] gộp chung thành một quyển : Mười khuôn mặt văn nghệ để xuất bản , theo giấy phép số 13/72/CXB.
Xin đặt câu hỏi:
' CXB có biết được sự nhập nhằng vi phạm quyền tác giả trong trường hợp này khi xét duyệt kế hoạch XB? '
Chương II, điều 6 của Luật XB, ghi rõ về các sách trước Cách mạng tháng Tám, trong vùng bị chiếm cũ và sách dịch nước ngoại:' Muốn xuất bản, tái bản các tác phẩm đã quy định cần thẩm định nội dung, NXB, cơ quan chủ quản phải có văn bản đề nghị, kèm theo bản thảo, gửi bộ VHTT xem xét, quyết định'. Vậy xin đặt câu hỏi : ' Trong trường hợp cụ thể này, quyển Mười khuôn mặt văn nghệ có được Hội Nhà văn [VN] thực hiện đúng theo quy định trên. Nếu không, thì tại sao quan điểm lệch lạc trong quyển sách này vẫn được cấp phép ?
TÁC PHẨM NÀO CỦA PHẠM THỊ HOÀI ĐANG BỊ PHÊ PHÁN ?
Ngày 1-3-1995, CXB đã ký giấy phép số 2BVH/47 CXB cho tập truyện ngắn của tác giả Phạm thị Hoài. Ngoài bìa ghi Phạm thị Hoài, truyện ngắn, nhưng, lật vào trang trong , lại ghi Phạm thị Hoài / Man Nương, tập truyện ngắn. Vậy xin hỏi: tên đúng của tác phẩm này là gì, khi CXB ký giấy phép? Tại sao khi NXB Hànội nộp lưu chiếu, thì CXB vẫn thông qua sự nhập nhằng này ? Một sự nhập nhằng trái với quy định của bộ VHTT về việc xuất bản một tác phẩm : tựa ngoài bìa và trong khác nhau? Để bây giờ, khi dư luận lên tiếng phê phán tác phẩm của Phạm thị Hoài, thì CXB lẫn NXB Hànội đều im lặng ... vì, đây không phải phê phán tập sách do mình chịu trách nhiệm xuất bản ?
(...)
NHÓM PV VH-VN [báo PHỤ NỮ/tp. HCM]
( trích từ : báo Phụ nữ / tp. HCM , trang 5 , ngày 21-8-1996 )
----
** Cuộc đời viết văn, làm báo / Tam Lang- Tôi kéo xe / Thế Phong
- bìa Tạ Tỵ
( Nxb Văn hóa- TT, Hànội 1996 - Nxb Đồng nai tái bản 2004 .)
---
*** hiện tôi còn giữ tập thơ Mây bay / + lá thư viết tay của Tạ Tỵ - do họa sĩ Phan Diên ở Hoa kỳ cầm tay chuyển tới .
( ĐBB chú thích, 2013)
trích dẫn nguyên tác thơ Tạ Tỵ trong tập Mây bay:
1. CHÀO CÁC ANH
Chào các anh, chào những người thua trận
Chào những nỗi ưu phiền in trên thớ thịt màu da
Chào bao niềm đau khổ đã trôi qua !...
Chào các anh, chào những người chiến sĩ
đã tung hoành trên khắp chiến trường xa
từ Pleime đến Đồng Xoài, Bình giả
từ Quảng trị, Kontum đến Bình long chói lòa trang sử
với vinh quang và u buồn quá khứ
súng đạn nào phá nát quê hương
suốt 20 năm, bao nhiêu tuổi trẻ đã lên đường ?...
Xin chào, chào những tấm huy chương trắng,
vàng, xanh, đỏ
chào những vết thương làm lở lói xác thân
chào những cánh tay đã mất sức thần và đôi chân
không còn nguyên vẹn
chiếc nạng gỗ buổi sơ sinh chưa từng hò hẹn
nay trở thành bạn đời chung thủy đến trăm năm
xin chào những anh hùng của một thời đã khuất
của một thời được nuôi sống bởi hờn căm
Xin chào, những bông mai vừa nở
khi cuộc chiến đang tiếp diễn với chiến công rực rỡ
khi máu còn sôi trong huyết quản từng giờ
và từng phút, giữa chiến hào nồng mùi thuốc súng
các anh chiến đấu để gìn giữ quê hương
để bào vệ Tự do, Dân chủ
những ngôn từ rớt xuống tự Thiên đường
các anh đi mang nặng tình thường, coi khinh cái chết
và tự ái đã ôm anh như đứa con nằm trong lòng mẹ
với lời ru êm ấm ngọt ngào ...
các anh đôi diện trước tử thần buổi chiều nào nắng xế
những giọt mồ hôi chảy ngang mi mắt như bao dòng lệ
khóc cho cuộc đời, khóc cho cuộc chiến, sao dài đến thế
vẫn chưa xong ?...
Các anh chiến đấu như bầy thù dữ
từ giải Trường sơn đến châu thổ Cửu long
từ rừng sâu đến đô thị, đồng bằng
với niềm tin như một thách đố kiêu căng
suốt 20 năm, các anh đi làm lịch sử
được tôn vinh như những bậc Thiên thần!...
Chào các anh, chào những người thua trận
cuộc sống hôm nay đã đổi đời, sau 58 ngày đêm
kéo dài uất hận
các anh đã buông súng, còn gì đâu để hờn giận xót sa ?...
các anh thua cho Cách mạng nở hoa
cho quê hương từ nay không còn mang màu tang tóc
cho khô cong bao ngấn lệ nhạt nhòa!...
Chào, xin chào người lính chiến
đi trên khổ nhục kế lòng vẫn xanh tươi
sau 20 năm làm công cụ cho Ngụy quyền. Đế quốc
mối thù này, Cách mạng nói : KHÔNG NGUÔI !...
Xin chào, chào mừng những tấm huy chương
đã phơi bày mặt trái
đã nói lên thực chất con người
những con người bằng xương, bằng thịt
phải sống, phải ăn, phải thở, phải nói, phải cười
phải thương nhớ với buồn vui có đấy
Cách mạng bắt các anh phải phơi bày sự thực
một sự thực trần truồng khả ố đến buồn nôn
có phải các anh đấy không ?
những tên lính chiến đã mất linh hồn
đã bán rẻ lương tri qua miếng ăn thức uống
còn đâu nữa, gương mặt tinh anh với giấc mơ lý tưởng
còn đâu nữa, gương mặt tinh anh với giấc mơ lý tưởng
vầng trán kia từng mưu bá đồ vương
với bao nhiêu ước vọng phi thường
nay thu lại không đầy khoanh cá nhỏ !
anh hỡi anh, có phải chăng vì cuộc đời lỡ dở
thôi đành thôi, cho lá mục với bùn đen
dìm cuộc đời vào những muỗng cơm gạo đỏ
chờ ngày mai ra khỏi cõi ưu phiền !...
Hỡi những tên lính chiến gục đầu trong bóng tối
không tìm đâu cho thấy nét hiên ngang
trông dịu hiền như một lũ cừu ngoan
đi nhởn nhơ trên khổ đau, nhục nhã
và đắng cay, chẳng cất tiếng phàn nàn !...
Xin chào, chào những xác thân đang sống trong
vùng cấm địa
các anh nghĩ gì, làm gì cho hôm nay, ngày mai
đẹp gì đâu mà phơi bầy từng vết sẹo hình hài
với lông lá mọc xum xuê từ ngón chân kéo dài
lên khuôn mặt
xin trả lại vinh quang cho chiến trường ngày trước
trả lại những gì của ngày tháng hôm qua
vì hôm nay tất cả đã xóa nhòa
đã chết hẳn dưới lằn roi ô nhục !...
Xin chào những con người không còn đất sống
ngơ ngác nhìn nhau như một lũ ma
đang chạy vòng theo các tầng Địa ngục
không thấy gì trước đôi mắt mù lòa ! ...
TẠ TỴ
SUỐI MÁU, 1976.
2. TRẮNG ĐÊM
Nằm đây nghe gió trời tru
Nghe thơ rên xiết ngục tù trong tôi
Nghe như vật đổi sao dời
Sông dài cúi mặt, núi ngồi đăm chiêu
Tình xưa chìm khuất theo chiều
Mộng xưa vỗ cánh với nhiều xót xa
Nhạn về, chẳng thấy tin nhà
Kẽm gai thắt chặt, mắt lòa hơi sương
Gối chăn ơi hỡi, chiếu giường,
Phấn đời bay hết mùi hương ấm nồng
Kìa ai vợ, đó ai chồng
Mà đây lạnh ngắt một dòng thời gian
Hắt hiu lửa đóm canh tàn
Soi hồn thiên cổ qua hàng mi sâu
Trở nghiêng gối lẻ nát nhầu
Mênh mang đêm trắng một mài buồn tênh.
TẠ TỴ
SUỐI MÁU, 1976.
3.CẢM ƠN
Xin cảm ơn Cách mạng
Đã dạy cho tôi biết
Thế nào là căm thù
Vì đâu phải hủy diệt ?
Tôi đã thấm khổ đau
Và no đầy nhục nhã
Đêm dài nhìn bóng tối
Đối thoại với canh tàn
Tóc xanh hồ chớm bạc
Ngày trắng theo nhau qua
Tình đời bao ấm lạnh
Càng nghĩ càng xót xa
Cuộc sống này mệt quá
Kéo lê trong vũng lầy
Còn gì mà mơ ước
Cho ngày mai tới đây
Tôi buồn cho thân phận
Trót sinh ra làm người
Trong lỗi lầm thế kỷ
Tiếng khóc thay câu cười
Xin cảm ơn Cách mạng
Đã cho tôi làm thơ
Những vần thơ phẩn uất
Kéo dài đến bao giờ ?...
TẠ TỴ
SUỐI MÁU, 1976
3. XIN CHO TÔI
Xin cho tôi được khóc
Vì thân phận làm người
Với chuỗi dài ngày tháng
Oán thù bao giờ nguôi ?
Xin cho tôi khỏi nhớ
Những ngày vui hôm qua
Vì cánh chim đã gẫy
Giữa lương tâm mù lòa !
Xin cho tôi được biết
Vì đâu mãi cách xa
Căm thù vây lưới thép
Chia đôi giọt lệ nhòa !
Trời nơi đây quá thấp
Lớp lớp rừng kẽm gai
Tình nơi đây uất nghẹn
Chìm trong tiếng thở dài
Cơm, rau ngày hai bữa
Quẩn quanh những bước đi
Tối nằm lưng ôm đất
Khổ đau có nghĩa gì ?...
Bạn bè cùng số phận
Ngó nhau như bầy ma
Tâm sự nào cay đắng
Tâm tư nào thiết tha ?
Đêm dài không mở cửa
Chuyền môi khói thuốc cay
Nhớ nhà buồn đứt ruột
Người ơi người có hay?
Thôi, xin thôi giọng hát
Hãy im đi lời than
Cuộc chơi trót lầm lỡ
Sá gì nỗi hợp tan
Xin cho tôi, cho tôi
Dẫu chỉ một lần thôi
Trở về miền đất hứa
Trước khi mất cuộc đời!...
TẠ TỴ
SUỐI MÁU, 1976
4. NÚI RỪNG
Ở đây những núi cùng rừng
Trời nghiêng lũng thấp , nửa từng mây che
Núi cao, ngăn bước nẻo về
Rừng sâu khép kín cơm mệ cuối đời
Xa vắng quá bạn bè ơi !
Màu xanh khoả lấp chân trời nhớ thương
Lỡ tay đánh mất Thiên đường
Xác chìm Địa ngục còn vương dáng hồng
Xin đừng đợi , cũng đừng mong
Hận thù khép kín một vòng thời gian
Đầm đìa lệ nến tuôn tràn
Đêm đêm hồn nhỏ băng ngàn về xuôi !
TẠ TỴ
YÊN BÁI, 1977
5. HÃY TRẢ LẠI TÔI, SAIGON NẮNG VÀNG ... *
Hãy trả tôi, Saigon với nắng vàng rực rỡ
Cùng bóng hàng cây bên hè phố thân yêu
Hãy trả lại tôi, những vóc dáng diễm kiều
Những đôi mắt hồ thu xanh biếc ngọc
Hãy trả lại tôi, những dòng sông trên sóng tóc
Những nụ cười thơm ngát tuổi thanh xuân
Hãy trả lại tôi, đôi cánh Thiên thần
Từng bay lượn khắp vùng trời Nghệ thuật
Hãy trả lại tôi, những khu vườn ươm ngát
Để bướm vàng nô giỡn với ong tơ
Mỗi phút trôi qua là một bất ngờ
Như mưa nắng không chờ mà hội ngộ
Hãy trả lại tôi, những vòng tay rộng mở
Giữa cuộc đời đón nhận chuyện yêu thương
Hãy trả lại tôi những phố, những phường
Những bồn cỏ Công viên bốn mùa tình tự
Từ đỉnh cao tiếng hát thấm vào tim
Tiếng hát lênh đênh, tiếng hát nổi chìm
Len nhè nhẹ như lời ru của mẹ
Hãy trả lại tôi, những giấc hồng tuổi trẻ
Những tiếng chân bước khẽ dưới trời đêm
Hãy trả lại tôi, những vạt áo tơ mềm
Bay phơ phất uốn mình trong nắng sớm
Hãy trả lại tôi, những nỗi buồn mơn trớn
Những lời yêu gờn gợn giữa bờ môi
Saigon ơi, xa vắng đã lâu rồi
Quá thương nhớ, hồn tôi rừng rực lửa
Hãy trả lại tôi , hôm nay và ngày mai nữa
Những ước mơ chưa toại nguyện sông hồ
Những hẹn hò chưa kết đọng thành thơ
Những trầm lặng đợi chờ cơn bão tố
Hãy trả lại tôi, những cuộc tình dang dở
Nỗi buồn vui khép mở cánh thời gian
Hãy trả lại tôi, từng đoá mai vàng
Mỗi Xuân đến, cả Saigon trẻ lại
Hãy trả lại tôi, bây giờ và mãi mãi
Những thứ gì đã mất tự hôm qua
Hãy trả lại tôi, cuộc sống hiền hòa
Của thành phố Saigon còn phong nhụy
Tôi đang sống với rất nhiều suy nghĩ
Mất Saigon là mất cả đời tôi
Saigon ơi, cách biệt đã lâu rồi
Hãy trả lại những gì tôi mơ ước
Hãy trả lại tôi những ngày vui thuở trước
Những đêm dài thao thức trắng không gian
Hồn bâng khuâng chết lịm giữa cung đàn
Chiều mở cửa tơ vàng giăng nến điện
Hãy trả lại tôi, những dấu chân kỷ niệm
Đường học trò nhịp guốc gõ âm vang
Hỡi em yêu, mộng cũ có phai tàn
Có khô héo theo thời gian mòn mỏi ?
Tôi ở đây vẫn luôn luôn chờ đợi
Một ngày nào trở lại phố phường xưa
Saigon ơi, thương nhớ mấy cho vừa !...
TẠ TỴ
LÀO CAI, 1977
-------
* tựa chính bài thơ : Hãy trả lại tôi. ( BT )
6. MÙA XUÂN KHÔNG CÓ NHAU
- Khi mùa xuân bay cao trên rừng trên vùng trời cẩm thạch
Khi lòng em rạo rực như lòng suối băng xa
Khi mắt nhắm hồn mơ vòng tay ấm
Khi môi chờ hơi thở hiền hòa
Thì tại sao không có anh bên cạnh
Đã mấy mùa rồi mưa nắng đi qua
Trong đêm tối em nhìn thời gian trôi lùa kẽ hở
Nhìn đời mình tẻ nhạt khô cong
Nhìn nhan sắc tàn phai theo ừng bông hồng rã cán
Không có anh, em biết lấy gì để che cơn gió lạnh
Bàn tay nào dìu em trốn cô quạnh đêm nay
Anh không về, ngày nối tiếp ngày
Chôn dĩ vãng trong mắt hờn ứa lệ
Em chờ anh, chờ anh lâu quá thế
Ngục tù nào giam giữ được tình ta?
Vẫn hằng đêm em nằm kề gối mộng
Em ôm anh trong giấc ngủ nhạt nhòa
Anh không về, giường chiếu cỏ mọc hoang vu
Và hồn em trong suốt thủy tinh
Chợt tan vỡ, xô nghiêng trời ảo ảnh
Cùng dư ba cay đăng một cuộc tình !...
-Anh chưa về vì mùa Xuân không còn nhân ái
Hoa trái lên hương không phải báo tin yêu
Đường phố hôm nay xuôi ngược một chiểu
Quen hay lạ, nhìn nhau đều ngơ ngác
Mộng hôm trước hôm nay đổi khác
Nên lòng buồn man mác cùng mây bay lang thang
Anh ngồi đây, đêm đêm đối diện với canh tàn
Mắt im sững ngó không gian tù ngục
Có muôn vạn mũi kim đâm xuyên lồng ngực
Ôi, mùa Xuân nào vui trong ký ức đơn sơ
Đã trở về anh, như một giấc mơ
Một hạnh phúc nữa vùi trong cơn đau úp mặt
Thì còn đó, thời gian ngăn ngắt
Anh ôm vào lòng như con thú giành ăn
Như kẻ khát chát chiu từng giọt nước
Như con thuyền nhớ bến cũ xa xăm...
Anh chưa về vì mùa Xuân nơi đây mây mù nặng chĩu
Lớp lớp kẽm gai ngăn lối mộng đường dài
Với hận thù phủ kín bóng tương lai
Với tủi nhục làm hồn anh chai đá !...
Đã từ lâu, anh biến thành người khách lạ
Giấu đời mình trong kỷ niệm không hề phai .
TẠ TỴ
NGHĨA LỘ, 1977
7. TA ĐỂ LẠI
Ta để lại những gì cao đẹp nhất
Đã kết tinh bằng huyết lệ hồn ta
Nét vẽ siêu thần không bao giờ mất
Với sắc màu diễm tuyệt chẳng phai nhòa
Ta để lại bao dòng thơ diễm ảo
Như nước nguồn réo rắt tự triền cao
Nếu mai mốt gió về gây giông bão
Tiếng thơ buồn bay vút tới Trăng, Sao
Ta để lại từng lời văn óng chuốt
Dù chuyện đời muôn thuở vẫn bi thương
Trái tim héo và bàn tay giá buốt
Bút mực chênh vênh, tâm sự chán chường !
Ta để lại những ngày tù gian khổ
Những đêm dài đối diện với hư không
Mỗi miếng cơm là một dòng lệ đổ
Mỗi sát-na là một khắc hãi hùng
Ta để lại một cuộc tình dang dở
Bao năm rồi nước mắt vẫn chưa khô
Hình ảnh cũ đi về trong giấc mộng
Nơi xa kia, ai đợi với a chờ ?...
Ta để lại bạn bè nguyên vẹn đó
Chuyện vui buồn theo ngày tháng qua đi
Còn kể chi màu xanh hay sắc đỏ
Có nhớ thương nhau cũng chẳng ích gì !
Ta để lại một vùng trời rực rỡ
Một vườn đời rộn rã tiếng chim ca
Một bông lúa và cành hoa dang dở
Một kiếp người, cùng Họ, tên ta ...
TẠ TỴ
CHINÉ , 1980
tạ tỵ
Tạ Tỵ was born in Hanoi on 24 September 1922, one of eight children. He studied painting at the Ecole de Beaux -Arts de l' Indochine and graduated in 1943. After the Vie^t Minh's in 1945 defeat of the Japanese in nothern Vietnam in 1945, Tạ Tỵ, along with many other artists, joined the resistance against to the French and moved to Thanh hoa province. In the art section of Resistance Zone III, he worked alongside other artists including Bùi xuân Phái, Nguyễn văn Tý and Nguyễn sĩ Ngọc , as well as musician Văn Cao and writer Đào duy Anh. He continued to paint and exhibit his works, including and exhibition in the resistance zone in 1948. Tạ Tỵ's first solo exhibition of 20 cubist paintings was held in Hanoi in 1951; it generated great interest and was boths priased and critised alike.
In 1953, Tạ Tỵ was conscripted into the army of emperor Bao Dai's government and moved south to Saigon, where he trained to become an anti-tank artillery officer. he fought with the 13 th Regiment stationed in Can tho before joining the psychological unit of the General Staff. In the 1960s Tạ Tỵ's art progressed from cubism to abstraction, a movement that he would explore for the remainder of his days. He held solo exhibitions in Saigon in 1956, 1961, 1966, he prepared a series of 50 portraits of southern culture figures for an exhibition intended for 1965. It was the first series of 50 portraits of portraits made in Vietnam adapted a unique special style to reflect the personality and career of each character, though the exhibition was cancelled at the last moment.
Tạ Tỵ left the army of the South Vietnamese regime in 1972 but after war ended in 1975, as a former military officer, he was imprisoned in a reducation camp in the north of Vietnam for six years. On his release in 1981, he and his wife [Nguyen thi Hoa] escaped Vietnam by the sea to Malaysia and resetlled in California in 1983. Ta Ty returned to Vietnam only shortly before he died on [24 april] 2004 . witness collection
[]
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ