nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : vũ khắc khoan / thế phong - 29
nhà văn hậu chiến 1950- 56 - thế phong
đại nam văn hiến xuất bản , saigon 1970
Tiết 6
vũ khắc khoan
( 1917 - Hoa kỳ 1986)
Tiểu sử:
Vũ khắc Khoan sinh năm 1917 ở Hanoi., di cư vào Nam nắm 1954. Dạy học và viết kịch, đứng trong nhóm Quan điểm, gồm : Nguyễn đức Quỳnh ( cố vấn ) , Mặc Đỗ, Lê quang Luật, Nghiêm xuân Hồng,
Tạ văn Nho, Vương văn Quảng v.v... Trước 1954, viết cho tạp chí Phổ thông ( Hànội), cơ quan của nhóm sinh viên trường Luật.
Ban đầu, ông nghiên cứu về kịch, sau, trở thành, một kích tác gia nổi tiếngvà từng đạo diễn vở kịch Tiếng trống Hà hồi / Hoàng như Mai ở Hànội vào thập niên 50.
Khuynh hướng.
Vũ khắc Khoan sáng tác vở kịch Thằng Cuội, Giao thừa, đạo diễn ban Sông Hồng kịch xã. Nhưng ở Giao thừa, cũng nhưThằng Cuội, chưa thể tạo cho ông địa vị đãi diễn kịch vững chắc. Còn quay sang ngành văn, viết truyện luận đề Thần Tháp Rùa, Ba người bạn, Nhập Thiên thai - ông là nhà văn đặc sắc.
Ban đầu, Thần Tháp Rùa đăng trên nhật báo Tự do ( báo xuân) , phản ánh cảm nghĩ tâm trạng bất định, khi ông mới đặt chân tới miền Nam, vào giai đoạn di cư 1954. Tiêu cực nhìn thấy ở trước mắt , dẫn đến sự chán chường, nên lại muốn mơ về dĩ vãng- thể hiện qua nhân vật Đỗ.
Hai năm sau, Vũ khắc Khoan cho đăng Nhập thiên thai, viết theo lối truyện kể, in trong tuyển tập thơ văn Đất đứng. Mượn điển tích Lưu &Nguyễn , để nói lên đề tài Quốc, Cộng- ban đầu sát cánh tranh đấu chống xâm lăng. nếu Lưu &Nguyễn như trong phiên tòa mà Vũ khắc Khoan kể lại - sau khi chán cảnh thần tiên, trở về thế gian, tìm lại quê hương, thì đã quá muộn tới 600 năm. Nguyễn ôm mặt khóc, Lưu cũng vậy, khóc, vì không thể sống cùng tiên nữ, bởi, họ không phải là người, kể cả tình người không có - trong khi cái tôi được mô tả trong truyện là cái tôi đại diện số lớn trí thức muốn sống đúng với thiên chức lam người biết khóc, cưới, rung cảm mãnh liệt - cuối cùng đành giã từ không khí tiên nữ để trở về hòa nhập với loài người.
Người có ý thức hệ toàn diện, không thể vắng mặt 600 năm như Lưu & Nguyễn: không tình yêu thương của loải người đối xử với nhau. Diễn đạt tâm trạng mâu thuẫn của con người máy móc , là chủ ý của tác giả .( ám chỉ người vô sản ) . Vũ khắc Khoan cho 2 nhân vật Lưu & Nguyễn đươc lồng trong nhân vật hình tượng cong, uốn nắn theo luận đề, đả kích người quốc gia thối nát, song, còn có phương sách cứu chữa để tiến bộ. Ẩn ý ấy được ông diễn tả lại :
'... Cũng may là lũ lính gác ở đây biết là tôi hay kể chuyện mua vui cho anh em. Anh cũng nhận thấy điều ấy ? Chắc vì thế, cho nên anh mới nghĩ ra cả cái kế hoạch này. Kể ra cũng may cho anh đấy, vì theo thường lệ, ở mỗi trại giam, khi đã ngủ, có bao giờ được phép tụm năm, tụm ba đâu ? Anh không biết à? Anh bị lần đầu ?... Tôi... thì ... không phải lần đầu. Lần này, chính cả anh đã giam tôi. Ở đây, thế rồi, Pháp nhảy dù. Và tôi vẫn tiếp tục bị giam. À nó ngờ. Còn đợi lệnh Hànội...'
Phủ nhận quá vãng, bao biện là tiến bộ, đấy,. thái độ con người cố tìm để sống cho đúng thiên chức làm người. Vũ khắc Khoan nhắc lại :
'..., Trăng võng rượu khiến đêm mờ chuếnh choáng, vậy mà, hỡi ôi, không hiểu cái thiên đường lý tưởng của các anh, con người có còn biết ngắm trăng không nhỉ? No và ấm ? Những con đường ? Cái mà các anh đã liệt vào loại kẻ thù số một, trên cả địa cầu cường hào, thực dân, phong kiến. Cái nó làm cho chúng ta xưng danh là những con người. Con người với đúng nghĩa của nó, nghĩa là con người toàn diện . Một thiên đường, danh từ đẹp đẽ thay và cũng quyến rũ thay . Anh đã đọc Anatole France chưa ? Thế ra, anh cũng đã đọc những loại sách đó. Anh cho Anatole France hoài nghi và tiêu cực . Ý kiến của anh không làm tôi ngạc nhiên, thật ra, nhắc tới Anatole France, chỉ vì nói đến thiên đường . Cũng như Lưu Thần[&] Nguyễn Triệu..?'
So sánh người không tình cảm , chủ nhân của cõi Thiên thai mà Lưu Thần &Nguyễn Triệu đến thăm :
' âm dương đối diện tất sinh tình. Vậy chỉ xin diệt chữ tình '. Một đoạn văn rất linh động, rất có tác dụng, hãy cùng nghe :
'... Cũng như Lưu [&] Nguyễn, ai quên mất căn tương đối của kiếp làm người mà tìm nguồn tuyệt đối, thì giữa cái thế gọng kìm tư bản, vô sản, anh cũng đã quên hẳn cái thế của chính anh, của tất cả những người như anh, như tôi, cái thế của chúng tôi. Nghĩa là cái thế của những con người, tuy không nhất định không là vô sản ... '
Anh đã nhập Thiên Thai. Thật cũng may mà anh bị bắt Nếu không thì, chính anh, một ngày kia, cũng phải buộc bỏ c1i Thiên Thai của anh. Ê! đứng cáu, người ta nói chuyện tử tế. Sử sách còn ghi lại đó. Từ Thức bỏ Thiên Thai và Lưu. và Nguyễn tất nhiên cũng thế ...'
Ông đề cao người tiểu tư sản trong truyện , ẩn ý , lại không muốn nói trắng ra vậy. Con người, theo ông, phải toàn diện, độc lập, biết sử dụng tình cảm, hoà đồng quyền lợi cá nhân + xã hội, có thế quân bình trên 2 phương diện : vật chất, tinh thần.
Đoạn kết Nhận thiên thai, hay, đúng hơn từ giã thiên thai, để trở về trần gian, sống cuộc đời người sống cùng người :
'... Vì tôi không Nhận Thiên Thai . Tôi xin ở lại. Tại sao ? Bây giờ thì đến lượt anh chất vấn, tại sao ? Vì không muốn thành Tiên như Lưu và Nguyễn . Tôi không muôn vắng mặt của dòng tiến hóa. Và nhất là, vì tôi cũng muốn yêu. Vì tôi là một người. Con người toàn diện, như anh thường nói. Tôi nhất định rồi. Anh gọi hộ tên tôi Lê Dương. Để làm gì à ? Để sửa lại cái chấn song cho nó chắc chắn. Trong khi chờ đợi ...'
Kết luận.
Viết truyện luận đề tư tưởng của người tiểu tư : chống con người máy, chống thái quá, phải quân bình đúng mức, của 2 khối kết tinh: con người toàn diện.
Trong Nhập thiên thai, Vũ khắc Khoan thành công hơn các vở kịch khác có tính cách chung chung của tác giả.
Lối hành văn rất cầu kỳ, đôi khi trở thành gò bó, lối văn biền ngẫu, như Ngọc Giao qua Cầu sương hay thiếp phụ chàng, hoặc, Nguyễn Tuân, qua Chùa Đàn.
Nghệ thuật dẫn chuyện, tạo được sự say mê, thì điều này, ở, Ngọc Giao chưa đạt thật !~ Njh6an vật truyện suy tưởng nhiều hơn là sống bình thường như một người, có suy nghĩ và có sống- chứ không là, sống suốt 24 tiếng chỉ suy tưởng hết sao ?
Bàn đến nhà văn viết truyện luận đề chínht rị có nghệ thuật : diễn ảtư tưởng bằng thái độ, hình tượng sống thật bình thường - chỉ có 2 văn sĩ, đó là : PhạmThái- Nguyễn ngọc Tân và Linh Bảo- Võ thị Diệu Viên.
( kỳ sau: Chấn Phong )
thế phong.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ