Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

nhà văn, tác phẩm, cuộc đời - tự- sự- kể : thế phong - 18 - 3


                                                      nhà văn, tác phẩm, cuộc đời 
                                                                    tự-sự-kể:  thế phong      
                                                                                   

                                                                         chương  8

     Chẳng hiểu với ông Nguyễn văn Trung,  Thế Nguyên có dám hỏi tiền không ( lĩnh hóa giao ngân / nhận  hàng hoá, giao tiền - nhưng -  sách đã gửi qua bưu điện, tiền chưa nhận ) - ấy là, khi bạn này tới gặp Trung -  đây là cơ hội tốt cho Thế Nguyên  gặp người dạy ở đại học Văn khoa tán tụng - tất nhiên-  bạn quên hời tôi dặn ( sách đã giao rồi thì phải trả tiền ) -   cũng có lợi như  L. Hughes đối với giáo sư đại học Alain Locke.  Lần đầu,  Hughes do dự, không muốn tời gặp, song lần ở Paris, thì sĩ không thể khước từ và sau, Hughes thú vị về sự gặp gỡ này * .
-----
*  giáo sư Trung viết thứ xin gặp  mặt Thế Nguyên, sau khi đặt mua Hồi chuông tắt lửa ( in rô-nê-ô).Và,   Thế Nguyên gặp Nguyễn văn Trung, sau , TN trở thành chủ bút tạp chí Đất nước / Nguyễn văn Trung chủ nhiệm.  Sau , ông Trung còn giới thiệu Nxb Nam sơn tái bản ( in ty-pô),  tiếp theo,  một nhà xuất bản khác tái bản.  Từ đấy, danh tiếng Thế Nguyên nổi tựa sóng cồn. (TP

Còn Trung đối với xuất-bản-cục :  sòng phẳng: mua sách trả tiền, không có lệ biếu .   Giáo sư Nguyễn văn Trung đọc rất kỹ tiểu thuyết  Hồi chuông tắt lửa, cho là một kiệt tác. viết thứ tay tán thưởng tiểu thuyết lên án những con ngựa của Chúa lợi dụng thế lực Ngô triều  để trục lợi, kể cả vấn đề tình ái .  Và , chính bản thân giáo sư Trung là tín hữu Thiên chúa giáo, xuất thân từ chủng viện.   Riêng tôi rất quí Trung về điểm này, với Trung,  còn là giải tỏa những hiểu lầm trước kia đối với riêng tôi, nay, thành kiến bị đánh bạt đi, nhương cho mức hiểu đúng,  phục hồi ngôi vị.  Với những người khác,  dư luận   c ho tôi kiêu ngạo, nhưng, một khi đã tiếp xúc, dù chỉ một lần, họ  hấy thành kiến hòn toàn sai.

   Những khó khăn ấy, tôi cho rằng là sự tập chịu đựng sư nhục nhã, rồi, sau thoát được, tôi sẽ làm được bất cứ công việc gì gọi là khó khăn nhất.  Rồi, mỗi lần nghe ai than khổ sở,  chợt nhớ lại, thi tin rằng họ chưa khổ bằng tôi.  Bao nhiêu khó khăn nữa, như tôi vừa nhận được 1 công văn đe dọa của ông Phan văn tạo, tổng giám đốc Thông tin ( lần 2) .

   Nguyên văn công văn kia, như sau :


   VIỆT NAM CỘNG HÒA                                     Saigon,  ngày 25  tháng 7 năm 1963
       BỘ CÔNG DÂN VỤ                                             SỐ 4044. CDV/ TT / HĐKD
   Tổng Giám Đốc Thông Tin
   79 - 81  Phan Đình Phùng                      TỔNG GIÁM ĐỐC THÔNG TIN
          SAIGON                                                       Kinh gởi
        Đ.T. 81 696                                          ông GIÁM ĐỐC  ĐẠI NAM VĂN HIẾN
                                                                          XUẤT BẢN CỤC
                                                                      201  - 11  Nguyễn Huệ
                                                                                                           PHÚ NHUẬN

       Thưa ông Giám Đốc,

    Quý ông đã có nhã ý gửi tặng tôi bản dịch cuốn  La Cravache  của Gheorghiu do Đại Nam Văn Hiến phát hành, tôi xin gởi lời chân thành cảm tạ.

    Song le, trên phương diện kiểm duyệt, Nha tôi nhận thấy Đại Nam Văn Hiến Xuất Bản Cục đã hiển nhiên vi phạm luật lệ hiện hành, vì đã không nạp duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.

    Ông Giám Đốc cũng đã thừa rõ những phiền phức co thể xảy ra với hành vi phạm pháp trên đây, nhất là khi nhận được lá thư gửi Anh Chị làm nghệ thuật và độc giả Nha tôi đã tùng tại công văn số 3491- TT- HĐKD ngày 2 tháng này [ 1963]  lưu ý và yêu cầu ông Giám Đốc gởi duyệt những tác phẩm mà Đ,N.V.H.X.B.C định cho ra mắt độc giả.

    Vì lẽ đó mà mặc dầu tôi rất quý trọng các văn phẩm, tôi không thể nào với tư cách Tổng Giám Đốc Thông Tin nhận gởi tặng một bản dịch không kiểm duyệt, dù là bản này in  ronéo  .  Tôi xin phép được gởi lại qúy Cục cuốn sách trên.

    Tôi cũng lại xin quyền hành động theo các điều 6 và 7 nghị định số 175 PTT-TTK ngày 5- 4- 1954 ấn định thể thức kiểm duyệt các ấn loát phẩm xuất bản trong nước.

    Và lời thành thực  mong ông Giám Đốc thông cảm và xin trân trọng kính chào ông Giám Đốc .

                                                                                                                   Kính thư
                                                                                                            PHAN VĂN TẠO
                                                                                                            ( chữ ký và dấu)

    Rõ ràng là một vấn để  cần cho tôi suy ngẫm.  Vừa đe dọa, vừa tôn trọng dân chủ, tôi vẫn muốn nghĩ đến 1 ban sao + 1 điện thoại sang Tổng nha Công an.  Tôi chắc rằng ông Tổng giám đốc sẽ phải chứng minh lòng ngay thẳng và sự trung thành của ông đối với chính  phủ Ngô đình Diệm.

    Câu chuyện bà cụ thân sinh ra ông [ Phan văn Tạo]  cả giận đứa con đã theo đạo Thiên chúa giáo vào giữa lúc Phật giáo bị đàn áp - khiến, bà cụ bỏ nhà lên ở chùa. Thời kỳ đó, các nhân vật cao cấp của chính phủ Diệm đều phải xưng nhận đức tin Thiên chúa giáo, đồng tôn giao với tổng thống.

   Kèm theo công văn này  là 2  bản Chiếc roi ngựa được gửi trả lại, có phiếu gửi đính kèm - một bản dành tặng ông Phan văn Tạo,  tổng giám đốc Thông tin và bản kia tặng ông Phạm xuân Thái * , chủ tịch Hội đồng kiểm duyệt.
-----
* cựu tổng trưởng Thông tin tuyên truyền thời thủ tướng Ngô đình Diệm ( 9/ 1954 - 6/ 1955) mà tôi là ủy viên Báo chí .(TP)

 Địa chỉ xuất-bản-cục khi ấy là nhờ nhà của anh Phạm văn Rao ( thi sĩ Diễm Châu) .  Tôi nhờ địa chỉ  thư từ ở đây, chắc hẳn,  vợ chồng anh cũng khổ sở không ít, hoặc, với những công an viên giây chuyền thay nhau rình mò.  Tuy anh Rao không nói ra, qua vẻ khó chịu người vợ ( cho rằng đã từng du học ở Thụy 
Sĩ về ) , tôi cũng hiểu nỗi khổ tâm không thành lời đó.  Cho dầu khó chịu, vợ chồng anh Rao chưa nỡ bao giờ đuổi khéo, là không cho nhờ địa chỉ.  Có nhiều sinh viên, học sinh, quân nhân đến tìm tôi mà không gặp mặt  ,  anh Rao còn đóng vai đại diện tiếp khách.  Thấy ai tin cậy được, anh Rao cho đại chỉ thừ cho họ tới gặp.

    Như trường hợp 2 bạn sinh viên trẻ Hoàng văn Giang và Trần như Huỳnh chẳng hạn.  Nhà riêng của họ gần chỗ tôi ở; nhưng đi vòng mãi mới tìm thấy nhà mà họ tìm lại ở ngay sát nách.  Các bạn ấy sợ tôi không tiếp , trong thư viết rằng :  họ rất thích tự truyện Nửa đường đi xuống, lại tìm ra được nhiều điểm lạ chưa ai nói đến, họ muốn được gặp tác giả để trình bày.

    Những tháng ngáy ở đây  chẳng có gi để giải trí, ngoài việc viết sách.  Sống thảnh thơi ở ngoài vòng  ình cảm yêu đương, nhưng, tôi muốn đổi niềm đau đớn ở sau này, để trước đó, yêu và được yêu.  Đó là lần đầu tiên lên Đà lạt vào tháng 10 /1963, tôi  đi xin nước thánh trên đỉnh Lang Bian .  Sự gặp gỡ rất tình cờ với cô Dung, cô cũng đi lấy nước thánh cho cha bị bệnh.  Tôi đã yêu nàng ngay, vì, nàng có một khuôn trang giống hệt mẹ tôi như đúc.   Bài Hiện tượng hành hương Lâm viên trong tập thơ mới nhất * : một bài thơ xuôi viết được sau ngày gặp gỡ đó.
-----
*   Thơ làm lớn dậy con người ,  Đại Nam văn hiến, 1964 - Đàm xuân Cận chuyển ngữ :  Upliting Poems by The Phong, Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1972.

    Tôi tưởng chừng trốn chạy được nàng, nhưng, không ngờ lần gặp Dung bất chợt ở ngã tư Lê văn Duyệt + Hồng thập tự vào một buổi sang ; tôi đành thú nhận với nàng, tôi chẳng phải là lính - chẳng là - khi trước nàng nghe tôi khai vậy, và nàng  cho tôi về giải phóng thủ đô , kỳ đảo chính 1963.  Tôi cho đứa cháu đưa lại tặng cuốn Tuyển truyện Thế Phong, có chân dung tác giả in ngoài bìa 1, để  nàng nhìn thấy biết ai là tác giả ?   Ai ngờ gặp con gái một ông đại tá quân pháp.

   Những trang đầu Thơ làm lớn dậy con người,  ghi tặng Dung - lúc này- hình ảnh Cao Mỵ Nhân không còn nữa.  Bây giờ, tôi vẫn nhận thư Dung ở chân trời băng giá,  những câu hỏi về đời làm văn nghệ của tôi và sinh hoạt văn nghệ Đại Nam văn hiến.  Đừng cho tôi viết những dòng này là xí phần đấy.  Thơ của tôi là lịch sử từng đoạn sống trải.  Còn văn chương các ông ư, lợi dung văn chương để báo cáo chính trị và  như Hoàng trọng Miên chẳng hạn,  lại là tay tổ sư đạo văn .  So sánh vậy, hẳn 2 cái khác nhau xa.  Tôi yêu nói là  yêu, người yêu bỏ tôi, lập gia đình, đó là tôi bạc phận.  Tôi làm điều xấu, tôi nhận, để tránh sa lầy lần 2, vậy thì, tôi tài giỏi ư, tất nhiên rồi, nhưng dạy mình  không nhớ, phải  mau quên đi !  Tôi không thể lẫn lộn trong đám già làm văn nghệ, như Lê văn Siêu,. Hoàng trọng Miên .. . kia được ,  sống qua nhiểu diện mạo bỉ ổi mà trong văn chương lại đề cao một thế giới nghĩa nhân, siêu việt- mặc dầu tôi biết tỏng đó là cách tự dối lừa chính  các ông .   Nhưng, một người làm văn nghệ trẻ không thể vậy được !  Lấy điều bỉ ổi của các ông để soi sáng  lối đi cho kẻ đến sau nhìn thấy, chứ, nếu các ông chỉ là một thứ` quan lại  thời tây, tổng đốc Vi văn Định chẳng hạn - chết đi , hết đời , chẳng cần phí đạn, phí dao bắn giết .  ... Đưa  các ông  ra,  rồi ,khoác vào một chủ nghĩa,  một isme chẳng hạn; thì, các ông  được danh dự, nhưng, thực ra đời các ông chết đi rồi thì chỉ còn vài trang giấy lộn, gọi là tư tưởng, văn chương này nọ sẽ làm hại cho bước đi của người đến sau.

    Tôi vẫn biết rằng : tay sai  của chính phủ Ngô đình Diệm  được gọi là trung thành nhất lại phản Diệm nhanh hơn ai hết.  Hãy nhìn vào tư cách văn chương  Hoàng trọng Miên qua truyện dài Đệ nhất phu nhân , còn Lê văn Siêu, thì :  ' ông bạn già mất nết kia, hãy tự bóp trán tập suy nghĩ đi ...'

    Tôi viết cuốn Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh cũng vậy; không phải làm hại anh ấy và có lợi cho tôi. cái lợi là người đi sau nhận  chân được sự kiện tôi trình bày, rồi, tự họ biết tránh cái gì là vết xe đổ đi trước.   Sự tránh đó,  văn chương ghi lại,  phục vụ cho nghệ thuật sống  sao cho đẹp, sau khi chân dẵm bùn lầy.  Các ông , người đi trước lỡ lầm ngồi phải cọc, thì không nên ngồi im chịu trận , đánh lừa kẻ đến sau  ngồi phải cọc.  Nhìn thấy vậy, các ông  cười tủm sung sướng ư ?    Nhưng tôi đây, lội qua dòng nước đục dẵm gai, dính cọc, thì, tôi sẽ nói ngay rằng:  khúc sông ấy, chỗ này có gai, có cọc. Hãy coi chừng !

    Vào thời gian này, tôi làm việc không ngưng tay.  Từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa.  Ăn  trưa xong làm tới tối, ăn tối xong lại tiếp tục đến 12 giờ đêm.  Lắm khi làm việc mệt quá, tôi đâm ra nản, nhưng ,vẫn phải làm cho xong mới thôi.   Đến khi làm xong rồi, tôi lại đâm lo, nếu công việc này xong xuôi, lại chẳng còn công việc gì làm tiếp theo, thì, đời tôi sẽ ra thế nào?   Vì thế, cứ phải chịu trận làm việc, như người chót cưỡi lên lưng hổ, không còn lối nhảy xuống.

    Dạo này, Thế Nguyên , hàng chiều tạt qua tôi, mỗi khi anh ta viết được đoạn nào trong Hồi chuông tắt lửa, đem theo , đọc cho nghe.  Trong gia đình , anh Phạm quang Huyến cũng làm  được thơ, ấy là mỗi lần xúc động về một biến động trong đời.  Là người Thiên chúa giáo tiến bộ, anh Huyến chẳng mấy ưa gì những cha xứ dựa  thê lực  Chúa  thời Ngô đình Diệm , trục lợi cho cá nhân.  Nên,  khi được Thế Nguyên  đọc tới đoạn tả linh mục có con riêng thực thụ bằng xướng, bằng thịt - thì-  anh Huyến cười . vỗ tay quá mạnh , làm rung hàng lông- râu lún phún trên mép , thoải mái tán đồng.

     Gia đình này chia làm 2 phe: Phạm quang Cừ, trai cả, ủng hộ Giáo hội triệt để - cho rằng - như thế là nói xấu các cha .  Còn Phạm quang Hân, em trai,  và ông bố về một phe : tin rằng đạo không xấu, chỉ có cá nhân  cha đạo xấu thôi. 

    Khi đảo chính chế độ Diệm thành công,  trên nhật báo Dân Việt, bạn Khải Triều viết bài về người chủ trương Đại Nam văn hiến chống chế độ Ngô đình Diệm, nên chống luôn cái tôn giáo mà Diệm theo, đã cổ võ Thế Nguyên xuất đầu lộ diện, qua tiểu thuyết chống Công giáo :   Hồi chuông tắt lửa.

  Ở ngoài,  làng văn , hẳn, rất ngạc nhiên, lại bỡ ngỡ với đường lối của Đại Nam văn hiến - gồm cả Công giáo, Phật giáo - in thơ Người ôm mặt khóc  / Khải Triều, một tín hữu của Chúa, in truyện-kể-triết-học  Chân giả luận / Thạch trung Giả , một cuốn sách triết mở xẻ khá tinh vi về Phật giáo.

     Riêng tôi, tôi không chủ trương phân biệt đạo nào với đạo nào : thơ của Khải Triều nói về Chúa; chân thành và hay, tôi in.  Bởi, tôi đặt  nghệ thuật và tài năng trên tôn giáo :  con người là ngôi định vị tối cao, có con  người mới có tôn giáo- những đấng Jésus ngôi Hai vẫn phải làm người ,hoặc Đức chúa Trời Hồi giáo là thánh Allah, Cakamouni  Phật giáo,   thái tử  vẫn là con Người trước đã.

                                                                                                                                ( còn tiếp 

        thế phong

  (  Sđd : tr.  279 -287 )

                                                                                        
         


                                                                     

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ