Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

nhớ nơi kỳ ngộ / lãng nhân : nguyễn giang, trần trọng kim .

                       nhớ nơi kỳ ngộ:
                                    nguyễn giang,  trần trọng kim
                                     bài viết : lãng nhân 



                                                         NGUYỄN GIANG 

     Là thứ nam ông Nguyễn văn Vĩnh,  vế nước sau  10  năm du học tại Pháp. [ Nguyễn Giang ] viết
 [ một số ]  bài đăng trong  mấy kỳ báo L'  Annam Nouveau  - ký một chữ G - lời văn bay bướm, phô diễn những ý tưởng mới mẻ về nghệ thuật, [ nhưng ] có phần xa lạ vơi số đông độc giả, nên không tiếp tục.   Sau, anh dùng nhiều thì giờ vào hội  họa : vẽ phong cảnh , nhưng nơi [ được gọi là ] thơ mộng  của đất Thăng Long- chân dung bà thân mẫu  và tiếu tượng dăm ba người bạn , nét vẽ tỏ ra một cái nhìn khác việt với phần đông họa sĩ đương thời.   Rồi anh cho xuất bản 1 cuốn thơ, đặt tựa Trời xanh thẳm, ca tụng  màu xanh đặc biệt của nền trời trên vùng Địa trung hải.

     Anh có nhã y tặng tôi 1 cuốn,  giở xem, thì đa số là thơ luật Đường, với chủ trương là 2 cặp  : thựclụận [ đối nhau] rất linh động.  Tôi rất đồng ý, vì chỉ lấy đối chọi thì cứng ngắc và nhiều khi trùng ý, thí dụ như những câu :

                                                 Lên lên xuống xuống tay con Tạo  
                                                 Được được thua thua ý thợ Trời  
                                                                          NGUYỄN GIANG
    hay là :

                                               Vồn vã đón chào, câu chót lưỡi 
                                               Ân cần thăm hỏi, chuyện đầu môi  
                                                                         NGUYỄN GIANG 

      không những điệp ý điệp cả lời , khiến cho mỗi cặp thu lại chỉ còn là một câu!

     :Lần giở trang sách, tôi đọc một bài 8 câu :

                                                Xin việc hôm qua bảy tám nhà 
                                                Đường khuya cơn đói vẫn chưa tha 
                                                Thanh lâu vài cửa đèn chong đỏ 
                                                Son phấn đàn em học bóp xoa
                                                Dăm chiếc xe sang, hè phố đợi
                                                Mấy thằng râu bạc ở trong ra 
                                                Nghĩ mình trai trẻ giường không vợ
                                                Luống hỏi bao năm hết tụi già ! 
                                                                        NGUYỄN GIANG

     thấy quá nhiều cặp thực đôi linh động , nhưng đến cặp luận,  hè phố đối với ở trong , tôi không mấy tán đồng.  Đó là về kỹ thuật, còn về ý tứ, e rằng quá bạo, mới mẻ đấy, nhưng rõ là chiều hướng tây

    đọc  bài xướng khác :

                                                 Dưới bóng thông thưa, đâu gác cỏ 
                                                Ngắm tầng lá bạc dạ riêng say 
                                                    NGUYỄN GIANG
   tôi nói
    - căn gác có thật thơ mộng như một tầng trong thảo am trên núi.
    - có căn gác nào đâu ! -  Giang đáp: - đây là đầu gác lên cỏ ...

    thì ra tôi đã lầm: đầu gác cỏ là gối đầu lên đám cỏ.

     tôi lại đọc tiếp :

                                                 Hai bàn tay trắng không công việc
                                                Một tấm lòng xuân ánh gió mây  
                                                                         NGUYỄN GIANG
   và lẩm bẩm:

- tay trắng không công việc -   giá ở bên mình giữa lúc kinh tế khủng hoảng này, thì buồn lắm nhỉ ...
    - sao lại buồn ? hai bàn tay trắng muốt vì không phải lấm vì vất vả, sướng lắm chứ, nên lòng xuân mới phơi phới  như ánh  vào gió  mây! [ Nguyễn Giang đáp]

   - thế mà mình hiều  tay trắng là mất sạch của cải! Cho nên  tôi thấy rằng muốn lĩnh hội thấu đáo cái thi vị của Trời xanh thẳm, [ thì ]   phải hiểu  tiếng ta không qua tiếng ta mà qua ...tiếng  Pháp  ! 

     Nhưng đó chỉ là  do xa cách lâu năm mà :

                                             Xa xôi  em chớ ngại ngùng 
                                            Xa người, xa tiếng, nhưng lòng không xa ...
                                                                  NGUYỄN GIANG

     Cho nên anh đứng ra tái bản tập Đông dương tạp chí mà ông [ Nguyễn văn ] Vĩnh đã ngưng từ 20 năm trước.  Tôi viết trong [ báo ]  đó mục Chuyện vô lý, lợi dụng lúc đó Pháp có Mặt trận Bình dân. [ Xứ] Đông dương [ được] bãi bỏ kiểm duyệt báo chí, để viết những điều trước kia lá quốc cấm như vấn đề thực dân, chế độ đàn áp, cảnh nghèo thống khổ ...

    Sau đó, tôi  bận việc buôn bán, ít gặp [ Nguyễn ] Giang.  Qua năm 1954, nghe anh làm giám đốc
Lycée  [ Albert Sarraut]  và tạ thế khoảng 1965 tại Hànội.


                                                  TRẦN TRỌNG KIM

     Ấn quán  Trung Bắc phố  hàng Bông là nơi in báo Đông Tây , nên tôi lui tới mỗi ngày  để sử bài, coi sắp chữ và lên khuôn, những phút rảnh tay lại vào văn phòng Đỗ Văn vui buồn thết sự.  Ở đây, thỉnh thoảng tôi gặp ông Trần trọng Kim.

    Ông  Trần [ trọng Kim ]  bấy giờ vào khoảng 50, vóc  dáng đậm, nên trông hơi thấp , nước da ngăm ngăm, đi đứng khoan thai  vững vàng, tuy gốc Nghệ Tĩnh   ( thôn Kiều lĩnh, xã Đan phổ, huyện Nghi xuân )  nhưng ở  Bắc lâu  rồi, nên giọng nói nhẹ nhàng.   Tính người cởi mở, hay nói chuyện tiếu lâm.  Nhắc đến hai chữ tiếu lâm, sau này tôi mới biết  cuốn sách nhỏ nhà Ích ký phố  hàng Giấy xuất bản 1910, có những chuyện xứ Nghệ ,xem  cười vỡ bụng, đều do ông Trần [ trọng Kim ] kể lại với tác giả Thọ An ( tức ông Phạm duy Tốn, một ký giả tiền phong).

    Thấy tôi ham học hỏi về đạo Nho, ông dễ có cảm tình, có khi ở chỗ đông không tiện dài dòng, ông hẹn gặp ở nhà riêng , số 7 đường Larrivé.   Trong những buổi mạn đàm ở đây, qua hương trà thơm, ông
 thổ lộ : .. lúc nhỏ cũng ít nhiều bút nghiên  sau vì nhà nghèo  , hơn 10 tuổi phải theo người  họ ra Nam định học ở  trường Pháp Việt , rồi lên Hànội vào  trường Thông ngôn  mãn khóa năm 1905 ...

     Tôi tò mò hỏi:
     -Như thế mà ông còn sang du học bên Pháp, thật là tài tình !

    -Có gì đâu ! Ông Nguyễn văn Vĩnh giúp cho đấy chứ.  Chả ông [  Nguyễn vănVĩnh là chỗ bạn học, hồi ấy tòng sự ở tòa Đốc lý Hànội, găp lúc có cuộc đấu xảo Marseille năm 1906, chính quyền Bảo hộ muốn trình bày cho dân Pháp biết nếp sống của người việt mình, nên giao  cho ông  [ Nguyễn văn ] Vĩnh tổ chức.  Tôi  tìm gặp  ông Vĩnh ngay ,  để  xin tham dự với *   tư cách là thợ khảm, cũng như ông  [ Bạch thái ] Bưởi khai là thợ gốm vậy .
-----
   [....] chữ trong [...] của BT 
  *  tôi có bản  copy này, là  nhờ ông Lê  ngộ Châu, chủ nhiệm tạp chí Bách khoa cho mượn.
  Những chữ in  đậm ( bold)  ở trong sách, có lẽ là  nét chữ anh Châu sửa,  cho câu văn  được chỉnh hơn. ( BT)

     - Thế mà có người bảo ông  [ Bạch thái Bưởi ] ấy là cu-li xe, vì có câu thơ  giễu:

                          Ký Bưởi kéo xe hàng bát phẩm / Tư Hồng làm đĩ sắc vua ban !

   -  Ông [ Bạch thái ] Bưởi  đâu có làm nghề kéo xe !  Do là  trong các khí cụ đem trưng bày, có   một chiếc xe tay là phương diện di chuyển  lạ mắt ở bên tây, ông Bưởi  được cử mặc quần áo phu xe tay cầm càng [ xe] biểu diễn cách sử dụng tại chỗ, có thế thôi ..

    - Thì ra cái hàm bát phẩm phải trả bằng  tiếng cu-li- xe.... Ác thật ! ông Bưởi về nước, còn ông
 [ Trần trọng Kim  ]  thì lưu lại [ Pháp] ...

    - Thì mục đích của mình là kiếm đường du học, chứ tôi có biết khảm khiếc gì đâu !  Thế rồi tôi bắt đầu  học tư ở Bourg-Andeol vùng Artèche đến 1906 được học bổng vào trường Thuộc địa PhápParis;
 [ tiếp theo ]  được  chuyển sang  Tiểu học  Sư phạm Melun. 

     Khi học bổng củ mọi sinh viên bị bãi  bỏ, toi đành hồi hương.  Về [  Hànội ], tôi  [ được bổ ] về giảng dạy ở trường Bưởi , rồi trường Hậu bổSư phạm, sau ra thanh tra tiểu học.  Ngạch này, năm ngoái cải ra ngành học [ làm ] quan, tôi không muốn gia nhập, nên nhận làm giám đốc các trường tiểu học Con trai*  ở Hànội, như ông thấy hiện nay đây ...
----
  * Ecole de Garcon  ( BT

    Và cũng như ngay lúc ấy , tôi thấy danh vọng ông Trần [ trọng Kim ]  đã rõ ràng khắp nước, qua các công trình biên khảo như Sư phạm yếu lược, 47 điều giáo hóa triều Lê,Việt nam sử lược , và nhất là
 Nho giáo mới xuất bản.

    Sỡ dĩ ông thực hiện  được những tác phẩm có giá trị cả về phẩm lẫn lượng, là nhờ ở sự kê cứu tỉ mỉ công phu cùng đức tính cần cù, nhẫn nại và cương quyết ít thấy ở ai khác.   Thật vậy,  nhà ông, trên lầu,  riêng một căn làm thư phòng, giữa kê một bàn giấy lớn, sách vở bày trên từng chồng xếp đặt ngay ngắn- bên đèn, bên quạt điện - trước  bàn là một ghế bành gỗ gụ không có nệm.  Điều khác, thường là bao nhiêu đó được vây kín trong một khung hình lớn lúc nào cũng buông xùm xụp để tránh muỗi.   Mỗi ngày cơm chiều xong là ông tản bộ đi chơi,  đi thăm hỏi bạn bè,  khi trò chuyện trong hội Khai trí; nhưng nghiêm luật bất di bất dịch là đúng 10 giờ đêm, dù mưa, gió bão bùng; thế nào ông cũng có mặt nơi bàn mùng *  để cặm cụi   dùi mài cho đến 2 giờ sáng.
----
*     bàn mùng:  bàn được  đặt  trong  chiếc mùng lớn để tránh muỗi đốt  (BT)
     Năm 1941, ông  [ Trần trọng Kim ] về hưu, thong thả ở nhà, nên tôi có dịp thăm  nhiều hơn trước.  Hồi này, ông hơi chật vật về tài chính, nhưng cũng cố lo tiếp tế cho cô con gái  * đang học ở Hong Kong, để cô theo đuổi nốt mấy tháng đến mãn khóa rồi trở về.
-----
*  ông bà  Trần trọng Kim chỉ có một  người  con gái duy nhất  ( enfant unique) . Qua một  số lần đến thăm gia đình ông Trần trọng Kim, thì chỉ còn  bà vợ , và cô con gái duy nhất đã có chồng người ngoại quốc, bà  góa phụ Trần trọng Kim không muốn ông Dã Lan-Nguyễn đức Dụ  đến phỏng vấn   để  viết  phổ trạng chồng ( đâu đó  đến nhà khoảng 18 lần ) - nên  có ý ngăn cản con gái, bắng cách trả lời ông Dã Lan :  cô con gái không có nhà.  Nhưng,  cô con gái từ trên gác xuống, rất vui lòng để ông Dã Lan phỏng vấn,  sau này , hình như cô còn trao cho ông Dã Lan bản thảo viết tay cuốn Một cơn gió bụi / Trần Trọng Kim.  Tôi được  xem qua  tập  bản thảo,  cuối trang tác giả ghi  : viết ở thủ đô Phom Penh.  Ông Dã Lan - Nguyễn đức Dụ ( 1919- 2002- Saigon) có một tủ  sách  khá lớn , không biết bản thảo kia còn  nằm lại trong đó,  thảng, một số bản thảo  quí   như Phổ trạng các nhà văn miền Nam /  Dã Lan-Nguyễn đức Dụ  đã được trưởng nam chuyển sang Huê Kỳ?  trong đó cả bản thảo  tác phẩm của bà   Mỹ Phụng ( chủ quán cà phê  mở sau 1975) ở 47 Nguyễn văn Trỗi, quận Phú Nhuận, tp. HCM)  trao gửi Dã Lan : ' người anh kết nghĩa giữ giùm em , người anh mà em luôn kính mến  trong lòng ' / Minh Phụng .  Sau bản thảo này đã được một nhà xuất bản  ở Hànội in thành sách  vào năm  2007 (? ) 
      (BT). 

    Trở về đúng lúc quân đội Nhật bản xâm lược nước ta.

    Cô em tuy vui xum họp gia đình, nhưng rời ngồi không yên, cảm thấy cô liêu, nên, xin phép ông một lớp dạy anh ngữ bỏ túi ở ngay nơi phòng khách .  Do bạn giới thiệu, chưa mấy ngày đã có 3 học viên đến xin thụ giáo.

    Ba người [ học trò kia  ]  là hiến binh  Nhật, ngày nào cũng tới học, đậu quân xa ở ngoài hè.Tình hình này thoát sao được con mắt của sở Mật thám ?

    Rồi một hôm, cô  giáo nghe xầm xì, hình như sở ấy có âm mưu định bắt giam thân phụ , nên, hồi hộp
 lo sợ - nhân lúc thuận tiện nói nhỏ với học trò .  Thế là ngay tối hôm sau, hiến binh [ Nhật ] đến mời ông Trần[ trọng Kim]  tới dự tiệc trà ở trụ sở của  họ.  Ông vô tình khoác áo ra đi, được niềm nở tiếp đón, không ngờ  bị niềm nở mời ở lại rồi sau bí mật đưa ông [ Kim ]  sang thẳng Chiêu Nam ( Singapore) .  Ở đây, ông bạn cũ là ông cử Dương bá Trạc,  cũng do bị  Nhật  mời từ mấy tháng trước  đó, ít lâu sau ông Trạc bị ngã bệnh  rồi tạ thế.   Ông [ Kim] còn lại một mình, âm thầm trong nỗi nhớ gia hương; cho dến múa xuân 1945, một máy bay tới,  đưa ông về Huế và Bảo Đại vời ông ra lập nội các.

    Ông [ Kim ] kêu gọi sự hợp tác của các vị thức giả có uy tín mà ông từng biết ở khắp ba kỳ và dựng nên một nội các tượng trưng cho ý chí chỉnh đốn quốc gia, trong lúc mọi cơ cấu bị lung lay vì thời cuộc.

    Thảng năm ấy, ông [ Kim ] ra kinh lý ngoài Bắc.  Tôi tới mừng ông tại dinh Thống sứ  (  ), chưa kịp nói gì, ông đã mỉm cười :
    - Ông như ngạc nhiên ? Ngạc nhiên là phải: ngộ bất đắc dĩ mà !  Chỉ khi gặp vua, thấy là người thông
 tuệ * có thể hợp tác, nên tôi nghĩ, trong lúc rối ren không đành từ chối; nhưng thật tình không biết có nên làm việc hay không ?  Ông vào Huế  chơi đi, có Diễm ở đó . (  bạn Diễm  là cháu gọi bà Trần [ trọng Kim ] bằng cô ).
---- 
* thông tuệ :    nhưng tiếc thay không có ý chí, làm nản lòng mọi người., khiến cho  sau này con cháu nhà trung thần đứng ra làm phản. ( Đầy vua không Khả, dầy mả không Bác ) . ( Chú thích: Lãng Nhân

   Tôi bèn làm một chuyến lai kinh, mặc cho ai  ác ý, giễu là mưu cầu chút công danh.  Vào đến nơi gặp Diễm, 2 đứa chúng tôi được bà Trần [ trọng Kim  ] xếp cho ngụ [ hẳn]  1 căn tiếp giáp với phòng hội đồng trong tòa Khâm [ sứ] cũ.  Những khi  nội các nhóm họp, lắng nghe các vị bộ trưởng phát biểu, thấy phần nhiều bằng  tiếng  pháp - chúng tôi biết là thuận tiện cho mấy vị miền Nam, và tin rằng  khi ra  trước công chúng, họ sẽ phài về tắm ao ta để đi đến cảm thông.,

    Tuy là con  trong lúc mới mẻ, nội các cũng gây được uy tín bằng một lao thanh trừng quan lại và chân chỉnh guồng máy cai trị, chúng tôi nhiệt tâm phục vụ đất nước.

    Một buổi sáng, chúng tôi sang dùng trà bên phòng ông bà Trần [ trọng Kim ] , được nghe tin sốt dẻo: hôm thì Việt Minh đột xuất diễn thuyết ở chợ Đông ba, hôm thì Việt Minh đột nhập hô hào nơi rạp hát ...  Ông Trần [ trọng Kim] thường lắc đầu  chép miệng, phàn nàn :

     '... việc nước  đang  như mớ bòng bong, mình cố gắng gỡ rối mà họ không ngớt vò nhau !  Mình đâu có tham quyền cố vị, vẫn tuyên bố mời họ đến họp bàn để đi đến một chính quyền đáp ứng lòng dân và nhu cầu tình thế; nhưng chẳng thấy ai thò mặt ra cả.  Thật là nản ... ! ' 

    Một hôm,  ông bảo: '  Quân  Nhật  hình như sắp đầu hàng, ông [ Lãng Nhân - Phùng tất Đắc]  thử ra ngoài xem có liên lạc được với nhòm nào không ?

    Thật khó cho tôi : không quen ai hoạt động về chánh trị, ngoài ít người trong Việtnam quốc dân đảng khi
trước, và Đại Việt.   Nhưng cũng thử tìm  gặp những bạn trong làng văn, làng báo xem sao - nên tôi lên tàu
 [ hỏa] ra Bắc.

    Đến Vinh đã thấy  cờ đỏ đầy đường phố.   Ở ga Hàng Cỏ ra, nghe ông Phan kế Toại đã đầu hàng.  Trở về Nam định, không còn ngạc nhiên nữa :  Ủy ban  cách mạng chễm chệ trong toà đốc lý, thanh niên đeo súng canh chừng gườm gườm...

   Tất nhiên là lúc này nội các đã rút lui.

   Khi biết ông Trần [ trọng Kim]  trở lại nơi bàn mùng, tôi tới thăm, thì ôn g thản nhiên, nói :
    - Như ông biết đấy, mình đậu có gam gì quyền hành.  Ngay khi họ bắt đầu bạo động, Nhật có đề nghị đến  bộ đội ra bảo vệ Huế, tôi đã khước từ, vì không muốn'  cõng rắn '.   Sự thể  đã tan hoang, để xem họ xoay sở ra sao .

    Rồi tối cao cố vấn Vĩnh Thụy thoát thân  sang Hong Kong.  Và khi gặp lại tôi, ông Trần [ trọng Kim] nhỏ nhẹ :
    ' Không ở yên với họ được, ông ạ ...'

   Ít ngày sau , người nhà cho tôi hay, ông [ Trần Trọng Kim ]  đã theo đường Lạng sơn sang Tàu.  Tôi  biết không phải ông có y tòng vong để mưu  trở lại chính quyền mà chỉ cốt cho trọn tình nghĩa, va cố vấn cho những người tâm phúc trong Đại Việt, như Đặng văn Sung, Phan huy Quát, Nguyễn hữu Trí *  ... để thực hiện chính nghĩa quốc gia mà Bảo Đại  tượng  trưng ...
----
*         Đặng văn Sung  từng là chủ nhiệm tờ nhật báo  Chính luận , lớn bậc nhất ở  Saigon,  trước 30-4-  1975. 
**          từng là thủ tướng  VNCH .
 ***     từng  thủ  hiến Bắc  phần trước 1954 ở Hànội.
                 ( BT ) .

   Đến 1948, Bảo Đại hồi loan trong danh vị quốc trưởng.   Ông Trần [ trọng Kim]  cũng cùng với  bạn bè trở lại quê hương.  Các bạn chia nhau  giữ trọng trách điều khiển việc nước, còn ông { Trần trọng Kim] thì lui về bàn mùng với sách vở mến yêu.   Nào nghiên cứu đạo Phật, viết ra cuốn Phật lục, nào dịch
Thơ Đường, chú thích Truyện Kiều, khảo luận về Vương dương Minh, cùng biên soạn tập Thiên văn học. ( chưa xuất bản )

   Vốn là người nho nhã, phác thực, chân thành; khi không, bị lôi cuốn vào trường chính trị, phải đối phó  với một canh bạc thò lò sáu mặt, không thích ứng với lòng mình - nên mỗi khi nhàn thoại , ông[ Trần trọng Kim]  hay mân mê điếu thuốc lá vấn tay, chặc lưỡi một đường triết lý.

    Nghĩ cho cùng, ở đời chẳng cái đếch gì ra cái đếch gì ...

   Ngày  (--)  tháng 9 năm 1953, ông [ Trần trọng Kim] được mời đi Saigon dự đại hội đồng quốc gia, và được bầu làm chủ tịch.

   Khi hội bế mạc, ông thấy trong người mệt mỏi, liền lên nghỉ trên  Đà Lạt.  Rồi ngã bệnh , ông
 [ Trần Trọng Kim  ]  từ trần ngày 2 tháng 12 năm 1953 , thọ 69 tuổi.

   Quan tài đưa về  táng tại vùng ngoại ô Hànội.  Đám tang rất long trọng.  Ông Đặng văn Sung có câu đối viếng:

    ' Sống thác lòng như vàng đá, bước phong trần cùng một nỗi truân chuyên, sóng cả vững tay chèo, mù mịt trời Nam, việc lớn lo toan may cố trụ.
    ' Thầy trò nghĩa sách cha con, thề non nước gây nên tình cốt nhục, xe tiên về cõi Phật, bơ vơ bạn trẻ, đường dài lãnh đạo biết nhờ ai ...'  
           ĐẶNG VĂN SUNG 

   Tôi [ Lãng Nhân ]  lạm viết mấy lời gan ruột :

                                                    Điển hình nếp cổ, 
                                               khôn  xiết đạo sư sinh,
                                             sách đèn nhớ lại buổi tri giao,
                                                    sau trước bao  năm,
                                            tấc dạ khôn khuây tình hàn mặc.

                                                    Đạm bạc tính trời,
                                              coi khinh mùi tước lộc, 
                                            cá nước chút vì duyên tế ngộ,
                                                  bôn ba muôn dặm, 
                                          hai vai mang nặng gánh giang sơn  
                                               LÃNG NHÂN- PHÙNG TẤT ĐẮC. 
                                                                              []

                                                                                 ( kỳ sau:  Bùi Kỷ, D ương bá Trạc,  Phan ... )


                      lãng nhân- phùng tất đắc 

                       -----
                           (  tr  81 - 88 - sđd )  

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ