Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

một mình một ngựa / nguyên sa 18 - 4



                một mình một ngựa : thư gửi kiều phong    18  - 4
                                                             nguyên sa 

                                                                        7

    Ông [ Nguyễn nhật ] Duật sai lầm nặng về lịch sử triết học.   Tôi nghiêm khắc vạch rõ.   Thấy tôi nói đúng  [ bèn nhận ] vơ ; ' ... tôi cũng nói như ông ...'  Tôi lại phải nghiêm khắc vạch ra rằng : '... ông Duật không thể giống tôi được ...  . '  Ông đã  sai lầm nặng.  Nay lại thêm sự xấu xa là chối lỗi .'  Tệ hơn nữa , trong khi chối cãi vụng về lại để thêm nhiều lỗi nặng.  Jean-Paul  Sartre, Merleau Ponty, S. de Beauvoir  đều nhận mình là 
hiện sinh theo sự ghi nhận của J. Wahl, ông Duật lại viết : '  chỉ có Sartre nhận chữ này '.   Ông lại còn gian xảo.   Người ta viết ' những thuyết hiện sinh '.   Chữ những mà  ông Duật không đọc thấy, để rồi gân cổ cãi cho 4 chữ ' tư trào hiện sinh '  không có mẫu rễ triết học  nào cả, là vì ông không biết rằng kể từ J. Wahl, nhiều nhà khảo cứu về
hiện sinh, những thuyết hiện sinh, những  triết học hiện sinh, chớ không dùng 4 chữ
 ' chủ nghĩa hiện sinh'  nữa.

    Sai, không phải là một cái tội.   Sai, rồi nói dối, cái láo lộ ra cái tư cách thật đáng
thương hại.

     Càng đi vào những điểm kế tiếp, càng thấy rõ những điểm đó.

    Ông Duật viết :' Sartre phỉ báng Freud một cách quyết liệt, phủ nhận vô ý thức ...'

   Tôi ghi nhận cho ông Duật thấy rằng có 1 ông J. C. Filloux đã viết trong cuốn  
L' Insconscient:  ' Sartre   chỉ nhằm bác bỏ một vô ý thức thực tại để đưa ra 1 vô ý thức biện chứng ...'.

    Ông Duật lại gân cổ cãi, đưa bài này bài nọ để nhất quyết rằng chỉ có 1 mình ông hiểu Sartre đúng nhất, còn ông J.C. Filloux nói về Sartre thì chỉ là quan niệm của ông ta về Sartre.   Quan niệm của ông Duật về Sartre là chính quan niệm của  Sartre, Duật
 [ làm như ] là phát ngôn viên chính thức.   Quan niệm về Sartre là chính Sartre không phải chỉ là quan niệm của 1 người đọc Sartre về Sartre.

   Ôi, con người có thể chủ quan, lố bịch, tự xưng, tự nhận 1 cách trơ trẽn thế sao ?

   Trong triết lý , cũng như trong mọi phạm vi khác của tư tưởng, không ai có thể tự hào biết hết.  có người biết nhiều, có kẻ biết ít.   Biết ít cũng qúi, biết nhiều cũng quí.   Nhưng thật đáng thương hại những kẻ tưởng rằng mình  biết hết, cho rằng chỉ có chân lý của mình mới là đúng.   Họ thiếu tinh thần cởi mở để lắng nghe những quan niệm khác biệt.  Đó là sự dốt nát ghê gớm nhất, dốt  nát mà không ý thức được sự dốt nát của mình mà còn vênh váo độc tôn chân lý .

    Tôi nói cho ông biết, có quan niệm của ông Filloux về Sartre khác với nhận định của ông.   Không hề   nói sai.  Chỉ nói khác, không nói là sai.   Thế mà ông đã lồng lên : quan niệm của Filloux chỉ là quan niệm của Filloux về Sartre.  Quan niệm của tôi [  Duật ] mới chính là quan niệm của Sartre.

   Thật ra,  quan niệm  bất cứ nhà khảo cứu nào về 1 tác giả luôn luôn chỉ là quan niệm của ông ta về tác giả ấy.  Và điều chắc chắn hơn cả, người khảo cứu nào  nói lớn rằng: 

      ' ta hiểu tác giả đó, nhất là quan niệm của ta về tác giả đó là quan niệm của chính tác giả đó; thì chắc chắn tư cách  lố lăng của anh ta đã hiện ra quá rõ.'

   Đó là điều  mà thư trước tôi đã nói: tôi muốn suy nghĩ và tìm hiểu.   Rất tiếc, ông
 [ Duật ] đã không suy nghĩ mà cũng chẳng [ chịu ] tìm hiểu.

     Ông Duật viết :

      ' ... hầu hết các nhà tâm lý học đều cho rằng cảm xúc là 1 phản ứng vô thức ...'

    Tôi hòi ông :
     ' hầu hết là những ai ...?' 

   Tôi cũng khuyên ông :

    ' Triết lý khác với chính trị.  Chính khách khi nói toàn dân, có khi chỉ  có một mình
 ông [ ta ]. Triết lý   không làm thế được.   Vì số đông không làm thành chân lý và sự viện dẫn số đông để khống chế là phương sách thấp kém, sự thấp kém rơi xuống 1 mức độ thấp nhất hơn nữa, khi con số đông đó chỉ là 1 con số không có thực ...'.

    Để bào chữa , ông Duật viết :' ... hầu hết chỉ là chữ để nói về đa số những nhà khảo cứu có thẩm quyền ...'

    ' Hầu hết ' một sớm một chiều  đã trở thành ' đa số ' ? 

     Thật ra  hầu hết đa số , nhưng đa số chưa phải là hầu hết.   Không phải đa số lần nào cũng là hầu hết.

    Biết rằng hầu hết đã được dùng sai ; đáng lẽ ông Duật phải chân thành nói :

     '... Tôi đã dùng sai. Tôi đã dùng chữ ' hầu hết'  một cách quá đáng.   Nay tôi sửa lại là ' đa số '  là có nhiều' , ' có những ' . 

     Thay vì, nhận lỗi một cách công khai   và minh bạch như thế, vì lỗi hiển nhiên làm sao cãi, ông Duật vẫn cố cãi :' hầu hết chỉ là đa số '.

    Thưa ông,  hầu hết, không phải chỉ là  chữ để nói về đa số.   Chỉ khi nào đa số đạt tới mức lớn lao nhất, kế cận với toàn thể, người ta dùng tới 2 chữ hầu hết.

    Ông đã sai.   Ông cố cãi.  Trông thật nhục nhã !

     Ông còn kêu ca : ' bắt bẻ như thế  là bắt bẻ quá đáng như ở bậc trung học '.

    Thưa  ông, học trò bậc trung học làm lỗi, thế thì  phải bắt bẻ.  Đúng lắm.  Với người đã lớn, đã làm văn, làm báo, không bắt bẻ như thế; vì họ không còn làm lỗi đó nữa.  Nếu có  1 kẻ như ông, còn dốt hơn cả học trò trung học; còn làm lỗi mà học trò trung học thường làm, lại còn cãi cố một cách vụng về và ngoan cố - điều mà học sinh trung học có lễ phép, biết phục thiện [ thì] không bao giờ làm- thì kẻ đó xứng đáng được sữa chữa như' học trò trung học '.   Đó là điều mà người ta gọi  là 'giáo dục tráng niên' .

   Tuổi nào sai  cũng phải sửa.   Đừng nói rằng: '  tôi đã lớn rồi, tôi có quyền sai '.

    Nói thế, thật tội nghiệp cho thân xác đã lớn.

    Thân xác đã lớn - trông càng thảm hại, khi đó là thân xác thích hạch hỏi kẻ khác:
 học hết bậc trung học chưa ?' 

                                      (  kỳ sau tiếp )

        lê hải vân
      bút danh khác  nguyên sa 


     ( một mình một ngựa / nguyên sa   -  tr. 134 -  138 )

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ