Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 - thế phong - 13


                          ---------------------------------------------------------
                                                     Chương năm
                                       CÁC NHÀ VĂN BIÊN KHẢO

                     Tiết 1.- Khái quát về  các  nhà văn biên khảo.
                     Tiết  II   Nhà văn biên khảo, dịch thuật :
                              
                               1.- LÊ ĐÌNH CHÂN
                               2.- PHẠM VIỆT TUYỀN
                               3.- MẶC ĐỖ  
                               4.- LÊ VĂN HÒE
                         Tiết III    Nhà viết sử :  PHẠM VĂN SƠN .
                      ------------------------------------------------------



                                                  Tiết 1.-
                              KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÀ VĂN BIÊN KHẢO

      Từ 1950 đến 1954, xét về mặt biên khảo, dịch thuật thời hậu chiến thật nghèo  nàn và càng hơn so với  tiền chiến.   Thời gian vài năm, quá ngắn ngủi để ácc nhà biên khảo, dịch thuật kịp có thời giờ đầu tư côngtrình biên khảo,dịch thuật  .  Một số trí thức trong tạp chí Phổ thông ( Hànội) , như : Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Lê Đình Chân, Vũ QuốcThúc. Lê Quang Luật, Lê Văn Kỵ v.v .. , còn một số nhà văn biên khảo độc lập khác, như : Phạm Việt Tuyền, Phạm văn Sơn, Lê văn Hòe v.v. ...

      Riêng bộ môn sử học, chỉ có một  người duy nhất đầu tư việc làm này là Phạm Văn Sơn.  Phương pháp viết sử khoa học, tư liệu phong phú, quan niệm viết khá mới mẻ; nhưng cũng vẫn phải đợi đến cuối 1956, Việt sử tân biên ( tập 1) mới được xuất bản ở Saigon.   Gồm 7 tập, viết ròng rã + in ấn trong vòng  5 năm  .   Một số dịch giả khác, như :  Mặc Đỗ, Lê Đình Chân, Giản Chi ... dịch tác phẩm phương tây, riêng GiảnChidịch tác phẩm của Lỗ Tấn qua  Hánvăn. , nhưng dịch phẩm  như muối bỏ biển . Đọc giả thời chiến  sách chưa cần thiết- gạo, tiền vẫn cấp thiết hơn.  Sách không đến với đọc giả nhiều, tác phẩm được in ra quá ít; không đủ sở hụi cho vấn đề in ấn, nên đây, cũng làm cản trở đầu sách mới được xuất đầu lộ diện.

     Giản Chi với Con người cô độc ( Lỗ Tấn) , Nguyễn Uyển Diễm   ( Nxb Kuy Sơn ), Lê Văn Hòe  khảo cứu văn học Việtnam.   (  Truyện Kiều / Nguyễn Du với chú giải mới) .   Tình trạng nghèo nàn về  biên khảo, dịch thuật kéo dài cho đến hiệp định Genève 1954.


                                                           Tiết II
                                        1.- LÊ ĐÌNH CHÂN

      Ông dịch  Người yêu nước  qua tác phẩm  The Patriot / Pearl. S. Buck ( 1946) , 
Một đêm trăng / S. Maugham ( 1950 ) , Sinh hoạt chính trị nước Mỹ  qua La vie politique des État Unis / Padover ( 1952 ) ...

      Dịch giả là giáo   chuyên ngành chính trị, kiến thức uyên thâm- ngoài những tác phẩm chính trị, tác phẩm văn học của  S. Maugham, P.S. Buck được việt hóa lưu loát, khiến, đọc giả có cảm giác nhân vật sống  rong khung cảnh Việtnam.   Ngoài ra, còn tác phẩm biên khảo khác , như : Tả quân  Lê Văn Duyệt, tài liệu sử viết về tổng trấn thanh Gia Định ó nhiều khám phá mới về tài liệu, quan niệm mới biện giải thật hữu ích cho những ai muốn biết sử liệu chính xác hơn, liên hệ tới một tướng lãnh  hàng  đầu thời  Gia Long.

                                        2.-  PHẠM VIỆT TUYỀN

     Sinh 1926 ở Thanh Hóa  .  Còn ký bút danh Thanh Tuyền qua thi phẩm Phá lao lung
( Saigon 1956) . Tác phẩm biên khảo ( sách giáo khoa) : Nghị luận văn chương ( Nxb Thế giới, Hànội 1954), Nghệ thuật viết văn1954) , Sức mạnh và tinh thần ( Saigon 1955) v.v. ... từng là chủ nhiệm nhật báo Tự do ở saigon sau 1954, qua đời ở Pháp 1999.

     Về biên khảo văn học ( sách giáo khoa) , phương pháp viết khá mới mẻ , mặc dầu cuốn Nghị luận văn chương Nghê thuật viết văn chỉ là sách tham khảo dành cho học sinh trung học, chuyên khoa , tuy nhiên, còn giúp cho người tự học tìm hiểu văn học, cách tự viết văn.   Cùng lọai  Nghệ thuật viết văn /  Phạm Việt  Tuyền, sách dạy học trò chuyên khoa, người tự học - thì một tác giả khác,  Lữ Hồ ( Nguyễn Minh Hiền ) , soạn giả  Việt Văn  Giản Dị   dùng cho nhà trường - giá trị văn học cao hơn nhiều. Vậy,   sách giáo khoa Pham Việt Tuyền :  giá  trị hơi dư, nhưng gọi phê bình văn học : chưa đạt mức.  Trong Sức mạnh  và tinh thần, Phạm Việt Tuyền cho rằng sức mạnh tinh thần bao trùm các thế lực khác.  Sống và viết, bài diễn văn đọc trước một hội nghị văn học , đề cập đới sống người viết sao lại sống lao đao, khổ cực và tìm lối thoát cho  tác phẩm văn học.   Để dung hòa được 2 điều này, tác giả tán thưởng phương pháp giải quyết của nhà văn Graham Greene; chính quyền phải lập quỹ bảo trợ văn hóa để hỗ trợ người sáng tác lâm vào cảnh ngặt nghèo .  Vấn đề bảo trợ này, theo ông Tuyền, không nên thường xuyên chu cấp.  Nếu làm vậy, sẽ làm hư các nhà sáng tác. 

     Còn thơ, qua thi phẩm Phá lao lung, thơ tôn giáo theo bước  đường Hàn Mặc Tử, nhưng nội dung yếu, kém, rung cảm vay mượn, nông cạn, ít cảm xúc thực.   Những bài thơ, như :
 " Thuyền nước'," Khắc khoải"," Trên đường phụng sự "  cũng như 2 chục bài khác - vẫn chỉ là- thơ một người ghép vần khô khan của một tâm hồn nghèo nàn :

                                 "... Biển vùng mở, trời  Tương Lai lồng lộng
                                  Nước xô thuyền giồn giập sóng cao xanh
                                  Gió thoát Trường Sa nổi dậy tung hoành
                                  Thổi bừng cháy, lò hương còn gâm rủ ..."

    hoặc :

                                  " ... Nhạc chính chiến não nùng vang đất Việt
                                   Máu anh hùng bi tráng nhuộm Trời Nam
                                   Giặc xâm lăng giày xéo lẽ siêu phàm
                                   Đau đớn nhẹ tay người tu sĩ yếu ..."

    Thơ tôn giáo Hàn Mặc Tử , văn tôn giáo Thụy An-Hoàng Dân  mầu nhiệm, huyền ảo , ở chỗ,  nghệ thuật diễn tả hấp dẫn, rung cảm ,có tâm hồn - không thể nhào nặn lối công thức như thơ Thanh Tuyền .   Hầu hết là thơ gọi là thơ (!) - từ ngôn từ, rung cảm  thật,  lơi thơ mượt  rung động đều xa vắng  trong thi phẩm Phá lao lung.   Hãy coi người làm thơ Thanh Tuyền, nếu có giá trị, chỉ  qua sách giáo khoa văn học mà thôi.   Dưới mắt Hoàng Công Khanh, Phạm Việt  Tuyền  được  đánh giá như sau :

   "... Không chép hẳn cách thức trình bày của sách giáo khoa ngoai lai,  hoặc bàn về cách dạy nghệ thuật viết văn, nhất là của Âu châu, vì tác giả nhận thấy nếp suy nghĩ  rung động và nhận xét của người Việt, bằng ngôn ngữ danh từ Việt có nhiều điểm không giống các dân tộc khác ..."  *

------
*   tuần báo MỚI, Saigon 1953 ( chủ nhiệm: Phạm Văn Tươi) .


                                                     3.  MẶC ĐỖ

    Tên thật Đỗ Quang Bình .  Sinh 1920 ở  Hànội , tác giả Về Nam ( kịch)  đăng trên Phổ thông ( Hànội, 1953 ), ão ngư ông và biển cả , dịch tác phẩm The Old  Man & The Sea / Ernest Hemingway, Con người hào hoa / The Great Gatsby / F. Scoott Fitzgerald ( Saigon,  1956) , Siu Cô Nương ( truyện dài ) v.v ...

    Về kịch, Mặc Đỗ không có gì đặc sắc, kịch của Mặc Đỗ để đọc hơn để diễn.   Về dịch thuật, ông là một dịch giả tài ba, việt hóa được tác phẩm, làm giàu văn học việt.  

    Ở tạp chí Sáng tạo ,số 1 ra mắt vào 1956   ( cn:  Mai Thảo ) ,  dịch giả bênh vực  lý do nào trong dịch phẩm Con người hào hoa, dịch giả để  nguyên tên runner(một loại cá ở Mỹ)  mà không dịch con cá- như một  bài điểm sách chê ông để nguyên chữ runner ,  đọc giả chẳng hiểu  runner là con quái quỉ gì, sau cùng runner , biết, chỉ là  con cá trong 1 loại cá ở Mỹ.   Ngoài nước Mỹ, kể cả  người ngoại quốc không  phải Mỹ, chẳng ai hiểu được runner có hình thù gì, chỉ biết runner là con cá mà thôi.   Định giá cho việc dịch thuật của Mặc Đỗ, Uyên Thao viết :

    "... Phê bình cái " linh diệu để việt hóa"  không thấy trong " Con người hào hoa" .  Do đó,  đọc những câu văn hoàn toàn toàn ngoại ngữ, nhưng muốn hiểu kỹ lưỡng, người đọc vẫn  phải làm  cuộc" phân tích mệnh đề"  như những cậu học sinh ngoại ngữ.   Sự kiện này, có lẽ, chỉ quá nệ vào  từng câu từng chữ trong nguyên văn.  Một khuyết điểm nữa là Mặc Đỗ trong lời chú thích về vị trí địa dư, dùng chữ   chữ A định nghĩa chữ B, nhiều độc giả ngỡ ngàng không hiểu.   Tương tự như người Việt giảng cho người ngoại quốc rằng " Gò  Vấp" thuộc" Gia Định"  khi người đó chưa biết " Gia Định" là đâu ..." *
-----
tạp chí Sinh lực,  Saigon - số 5  ra ngày 1/ 1/ 1957).


                                          4. LÊ VĂN HÒE

     Sinh 1- 1- 1911 ở Hà  Đông ( Bắc Bộ) , Lên 6, đã học chữ Hán, 9 tuổi học chữ tây.  Theo học  ở Trường  Bưởi và  1927 bắt đầu viết văn.  Chủ nhiệm Đời mới ( 1937), chủ bút
 Việt báo  ... tác phẩm: Quốc sử Đính ngoa , Khổng Tử học thuyết ( 3 tập), Gió  Tây, Truyện Kiều chú giải, Tìm hiểu tiếng Việt v.v...

       Nhà biên khảo này có tác phẩm xuất bản từ thời tiền chiến, biên khảo văn học rất  công phu ; nhưng ít giá trị.  Ông như người có công thâu trữ tài liệu thì nhiều, khi biến chế tạo thành tác phẩm đích thực hữu ích, gía trị riêng biệt, thì chưa  ! 

     Chẳng hạn cuốn Văn hóa sử cương / Đào Duy Anh toàn bích, dù lập luận chưa  thuyết phục hoàn toàn người đọc, nhưng là  một tác phẩm  giá trị .   

     Bàn về cách dịch  hơ, Lê Văn Hòe qua Gió  Tây -  đúng là nhà biên khảo khô cứng, ít rung động, công thứ hóa ngôn từ, khác hẳn lối dịch Hoa thơm của nhà văn Hà Bỉnh Trung .

                                                         
                   kỳ sau: nhà viết sử: PHẠM VĂN SƠN ( 1915-  1978 )

    thế phong  

                                                
                         

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ