Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

nhà văn, tác phẩm, cuộc đời - thế phong - 7



                              nhà văn, tác phẩm, cuộc đời     7
                                            tự-sự-kể :  thế phong

                                                           4

     Tôi bắt đầu viết cho tạp chí Văn hóa Á châu  của giáo sư Nguyễn Đăng Thục.  Bái đầu tiên đăng là  Kỷ niệm  Hàn  Mặc Tử  và tháng 11 năm 1958,  cho trích trong một cuốn sách nói về thi sĩ này , mà tôi đã viết xong xuôi từ ngày còn ở Xóm Chùa -  Tân Định .  ngoài việc thông cảm cuộc đời đau đớn buổi sinh  tiền, lại có tài; tôi viết về ông, còn là để khích lệ và tự buộc mình chấp nhận  đới sống mật đắng để theo đuổi nghiệp văn. 

       Khi tôi  đưa bài cho Lê Xuân Khoa, tông thư ký tòa soạn, tôi chắc bài sẽ được đăng ngay và tôi sẽ  có tiền.  Vì vào thời kỳ ấy, tất nhiên Thiên chúa giáo  được ưu đãi,  ông Ngô Đình Diệm là tổng thống, còn là tín đồ  đấng  Christ .  Tất nhiên, viết về  về nhà thi sĩ có tài, cũng là một tín hữu Thiên chúa giáo, rất hợp thời, hợp cảnh ,  chẳng ai phản đối.    

      Thực ra, nếu tôi không viết về tài hoa Hàn Mặc Tử trước 1955; chắc chắn không bao giờ tôi viết, mặc dầu Hàn rất  tài.   Ở nhược tiểu dân tộc chúng tôi, nhất là giai đoạn bè phái và sự mua chuộc, đề cao, mạ lị, không còn là một sự tự ý muốn người viết, mà còn  là sự đâm thuê, chém mướn, hoan hô, đả đảo, trên lĩnh vực tinh thần.  

      Đây, tôi  xin nhắc lại một câu chuyện văn học chính trị phối hợp, xảy ra vào năm 1957- 1958.   Hồi ấy, tôi  viết xong một tập chót  về văn học Việtnam ,đó là  Tổng luận 60 năm văn nghệ Việt Nam :  1900- 1956 ( trong bộ Lước sử văn nghệ Việtnam 1900-1956 gồm 4 tập ) . Nhưng lại nhằm vào đúng giai đoạn Nhất Linh về Saigon làm văn nghệ, xuất bản tạp chí Văn hóa ngày nay

       Tôi biết rằng trong một lần tổng thống  Ngô Đình Diệm lên Đà Lạt, có gặp Nhất Linh ở trên đó và có sự thỏa thuận ngầm giữa hai vị: Nhất Linh sẽ được phép hoạt động văn nghệ và báo chí. 

       Một mặt, ông Trần Chánh Thành nhận lệnh  Phủ tổng thống :   canh chừng sự bành trướng về văn hóa, văn nghệ của Nhất Linh ; nên tạp chí  Văn hoá ngày nay  vẫn phải đưa lên trình  kiểm duyệt, không được cấp giấy phép báo chí chính thức, mà gọi là giai phẩm văn nghệ.  Một mặt, ôngTrần Chánh Thành   tung tiền cho một số chủ báo , như  Hoàng Phố với báo Ngày mai để sau đó ,  có bài mạt  sát Nhất Linh.   Người đâm thuê chém mướn ấy, chính là nhà văn Quốc Ấn. 

        Nếu tôi vô tình  cho xuất bản  tập chót kia ( Tổng luận 40 năm văn nghệ Việtnam: 1900-1856) , mà trong đó, tôi lên án Nhất Linh , tuy thực lòng tôi suy nghĩ và phân định vậy, nhưng vô tình tôi bị rơi vào cái thế  ông Trần Chánh Thành đang ra tay thuê  viết bài đả phá Nhất Linh.   Nên tôi đành gác lại, mãi đến  sau này mới xuất bản, khi tình trạng kia chấm dứt. 

        Còn cái  lý do viết về Hàn Mặc Tử  không đến nỗi nguy hiểm như trường hợp trên, song tôi vẫn thắc mắc, bận tâm hoài.   Giá mà tôi như Thái Văn Kiểm  thì đỡ biết bao, chẳng biết ân hận làm gì cho đỡ mệt xác !  Viết về Hàn Mặc Tử phải có điều kiện, cũng như giới thiệu Việtnam qua   Le Vietnam d' hier et d' aujourd'hui thì mấy chốc mà thăng quan tiến chức đâu . 

        Riêng tôi, thầm cảm ơn Hàn Mặc Tử,  vì cuộc sống khốn nạn buổi sinh thời của một nhà thơ tài hoa, và bây giờ tôi viết về đời sống khốn nạn ấy, thì tôi được trả 100 đồng / 1 trang
 báo , thí dụ một bài 10 trang cũng đủ để tôi trang trải công nợ một món rồi .   Ý thâm sâu nhất của tôi khi ấy, không nói với ai,  sau khi cầm  1000  đồng từ quản lý Trịnh hoài Đức trao- tôi vẫn còn  thời giờ rỗi, ra thư viện đọc sách, viết văn.- như thế, tôi sung sướng nhất đời rồi !  

       Viết thơ ngăn ngắn ở thư viện, hoặc  cuốn Friedrich  Nietzsche & Chủ nghĩa đi lên con người , thì vào buổi trưa viết  ở  đình Phú Nhuận, hoặc những  truyện ngắn trong Người lính Casablanca,  và đôi khi đọc, sửa lại tự truyện  Nửa đường đi xuống.   Cuốn truyện chiếm nhiều nhất  thời gian  viết đi, viết lại 2, 3 lần, đó vẫn là tự truyện Nửa đường đi xuống , ấy là khi tôi chưa rời  nơi ngủ nhờ nơi  nhà  bếp của ông   Trần Thanh Đạm, tôi ngủ ở đấy   mà nhìn thấy  cả trăng sao.    Về sau, tôi còn xin  trú ngụ ít đêm ở nhà Nguyễn Quốc Toàn  (*) ,hoặcđến ngủ nhờ ở một vài nơi khác nữa..
------ T
*    còn   ký bút danh  Tuấn Linh, dưới những đoản kịch đăng trên tuần báo Văn nghệ tiền phong.
 (  chủ nhiệm : Hồ Anh ).
-------
      Lắm khi, tôi chưa  biết tối nay về  đâu, đêm đêm vẫn đạp xe đạp đi lang thang, có 1  đêm phải ngủ ớ bến xe hoặc chịu khó leo lên lầu khách sạn  Cửu Long , ở 135  Hai bà Trưng  , nơi Minh Đăng Khánh thuê tháng . ( lúc ấy kịch sĩ kiêm nhà báo chưa lập gia đình ) . Có một đêm, tôi ngạc nhiên khi thấy Khánh nhìn ảnh em gái, hiện còn ở ngoài Bắc, rồi  khóc rống lên.   Lúc này, tôi mới thấy thấm  cảm tình cảm nghệ sĩ khó dằn được, nhất là, đối  với Minh Đăng Khánh, bề ngoài lúc nào cũng vui vẻ, cười hề hề lạc quan.  

      Còn nhà  của Nguyễn Quốc Toàn  hơi xa,  ở mạn  Cầu Kênh Thanh Đa, cách Saigon 5, 6 cây số, vây mà đêm nào không tìm được  chỗ ngủ nhờ, tôi vẫn phải đạp xe về, dầu trời mưa gió.    

      Còn biết bao nỗi nhọc nhằn, ê ẩm khác nữa chứ ! 

      Một  lần,  tôi ra thu viện , khi quay về, đến ngã tư đường Mayer và Lê Văn Duyệt ,  bắt gặp sát  huýt còi thổi lại kiểm tra giấy tờ.   Tôi quên mang giấy căn cước, nên bị dẫn về  Bót cảnh
sát quận Nhất hoặc quận 3 chi đó ( hồi ấy bót đóng tại ngã tư Mayer và  Đinh Tiên Hoàng, Dakao, nơi này chưa chuyển thành bệnh xá). 

      Đêm hôm ấy, họ bắt cởi hết quần áo, trừ quần đùi, tôi bị xếp nằm chung với mấy cô gái điếm, du côn, ăn cắp; đủ loại người.   Trước khi vào đây, tôi mang theo lá thư tình của Cao Mỵ Nhân  cùng 1 bài đánh máy :  Dừng lại dốc nguy hiểm của nhà báo Hànội: Lưu Quý Kỳ - tôi sao chép lại bài  báo này làm tài liệu , vì  Lưu Quý Kỳ đả kích Nguyễn Đức Quỳnh.

        May thay, khi bị tống vào sa-lim, cảnh sát viên không lưu ý về bài báo ấy.  

       Đêm hôm ấy, nằm, trong khám, chỉ lo họ khám phá ra bài báo kia, thì thật là tai họa !  Phải chờ đến sáng hôm sau, họ  tìm thấy Sổ gia  đình có tên tôi , qua mấy lần kiểm, vì trùng số , như A, B, C, C, Đ, E ... mỗi lần cảnh sát mở Sổ gia đình chưa tìm thấy vần E , họ lại định đánh tôi, cho rằng khai man.   Ôi chao ! ông cảnh sát đối với tôi khi ấy, quyền uy to hơn cả những vị nào to nhất, tôi nghĩ như vậy đấy.   

     11 giờ trưa, cảnh sát trưởng tới,  sau một hồi giảng về  công dân giáo dục -  chính ông đây,  cũng phải luôn luôn  mang theo giấy căn cước bên mình, huống hồ thường dân ?  Mọi công dân phải nhớ nằm lòng điều này, khi ra khỏi nhà, để không bị làm phiền. 

     Và , tôi bị phạt 20 đồng về tội " cao bồi".   Quên căn cước là  " cao bồi",    rõ  chán cho cái chính thể anh minh dân chủ của   Ngô tông tông  biết là chừng nào ?   Mình không muốn phạm tội, nhưng bị đẩy vào thế phạm tội, đó là chủ trương DÂN CHỦ PHÁP TRỊ  mà  ông Ngô Đình  Nhu buộc treo bảng đầy ngoài đường phố, đầu cầu, ngã 3, ngã 4 đó ư ? .

    Hàng tuần, tôi nhận được ít nhất từ 2, 3 lá thư Cao Mỵ Nhân . Tình tôi với nàng thật đẹp, hầu hết những bài thơ trong thi tập Nếu anh có em  là vợ , trừ  2 bài tặng  Linh Bảo , 1 bài tặng Đặng Ngọc Oanh .còn đa số bài  làm,  vì  cô Mỵ .

    .  Còn Thơ Mỵ /  Cao Mỵ Nhân , hầu hết là những bài thơ , nàng nói về sinh hoạt đòi sống yêu đương chúng tôi. Khi tôi cho xuất bản Thơ Mỵ   trong Tủ sách Đại Nam văn hiến,( 1961)  nàng buồn không ít ! Nàng cho vậy là tước đoạt tình yêu thầm kín nhất, phơi bầy ra ngoài công chúng là điều  chưa nên.  Cuối tuần nàng tới  nhà tôi thuê ở xóm đạo Tân  Sa Châu, có khi tự nấu cơm  ăn , trưa ngủ lại tâm tình.  Thời gian này thi sĩ Sao Trên Rừng tới ở nhờ, ăn đậu, nên cứ tới  thứ 7, khi Mỵ sắp  tới, tôi phải báo trước để anh " biến đi trong   khỏanh khắc   "

       Đôi khi, chúng tôi  còn gặp nhau ở thư viện, cả 2 coi nhau như không quen biết.   Chẳng là, có một ông " chú hờ "  làm précepteur , hoặc répétiteur gì đó hường đi kèm Cao Mỵ Nhân, như hình với bóng. .  Ông giáo dạy kèm kia tên Định  thì phải, trạc tuổi tôi, lại được ông thân sinh ra Mỵ tin cậy.    Ông" chú hờ" ấy   mê tơi  Mỵ không ít, sau này Mỵ mới cho tôi biết - đó là lần  chúng tôi  vào rạp Eden xem phim,  gặp ông "  chú hờ" kia ở đó.   Có lẽ, ông chú kia đeo kính cận nặng, nên không  nhìn   rõ  chúng tội chăng ?   

     Viết bài đăng trên Văn hoá Á châu chẳng mất thời giờ là bao,   tôi  chỉ cần hàng tháng một , hai bài, khoảng chục trang báo khổ tạp chí,  là đủ sống thừa thãi .   Trong khi ấy, còn rất nhiều    bản thảo không tài nào xuất bản được.  Tôi đã đem chúng thương lượng với nhiều nhà xuất bản , nhưng chẳng thành công một nơi nào hết.   Mỗi khi ở ngoài phố thì chẳng sao, về đến nhà lại như  phát điên lên, nhìn chồng bản thảo  cao ngút ngọn. 

       Tôi đến nhà anh Nguyễn Đức Quỳnh , đưa ra ý kiến, hỏi anh có nên  xuất bản bằng rô-nê-ô, anh Quỳnh ngăn ,  cho là  quá nôn  nóng  ! 

        Qua năm sau, tôi đến nhà anh Nguyễn Hiến Lê  chơi,  lúc này  đã dọn nhà về đường Kỳ Đồng , Saigon 3 - thấy ý kiến tôi đưa ra phải in rô- nê-ô mới giải tỏa được đống bản thảo cao ngất ngư kia, anh cho là  hợp lý,  tán đồng  ý kiến cái rụp.

       Và tội bẫy tỏ ý kiến này với một, hai bạn khác, họ  đều tán đồng như anh Nguyễn Hiến Lê - nên,  tháng  4 năm 1959, tôi cho ra mắt tập  4  : Nhà văn hậu chiến 1950-1956 ( tập 4 trong bộ Lược sử văn nghệ Việtnam : 1900-1960) . 

     Cũng phải mở thêm 1 dấu ngoặc nơi đây,  để giải thích tại sao lại xuất bản tập 4 : Nhà văn hậu chiến 1950-1956  , lại không phải là tập 1 : Nhà văn tiền chiến 1930-1945 ?

      Bởi, đã 8 tháng, tôi đem toàn bộ  bản thảo  bộ Lược sử văn nghệ Việtnam 1900-1960 lên xin kiểm duyệt. Khi thì được gặp  gíam đốc Nha Báo chí , ông Hoàng Nguyên , nhưng ông cho biết chưa thấy dưới báo cáo lên, phải chờ đã.     Ông Nguyên  chẳng còn xa lạ gì tôi; vẫn khó dễ như thường.  Làm công chức cao cấp , phải luôn  tin báo cáo cấp dưới, mà cấp dưới kia kiểm duyệt bỏ, đó là ông Trần  Tán Cửu không tán đồng.  ( tức nhà văn Trọng Lang).  

        Một cuốn sách xin kiểm duyệt phải qua 3 nơi: Văn hoá vụ, Hội đồng Kiểm duyệt và Nha  Chiến tranh tâm lý .   Ông  Trần Tán Cửu hạch sách :

         "... tại sao tôi viết phê bình về nhà văn Vũ Trọng Phụng dài thế và lại nhiều trang đến vậy, cùng hết lời tán thưởng...". 

         Ý ông ta muốn so sánh  , lại không hài lòng về chương tôi viết về nhà văn Trọng Lang- ông bảo tôi  lấy bút ghi đầy đủ phần tiểu sử về nhà  văn Trọng Lang còn thiếu - nên   phần tiểu sử kia dài dằng dặc , còn phê bình văn chương lại ngắn, tôi không thêm thắt và giữ đúng nguyên văn .  

         Đọc lại,   vẫn không đồng ý, nên không thể  đề nghị Hội Đồng kiểm duyệt cấp phép xuất bản tập 1 :  Nhà văn tiền chiến 1930-1945 . 

      Vì thế, bây giờ trong tập Nhà văn tiền chiến 1930-1945, cái tiểu sử viết về nhà văn Trọng Lang nặng bồng nhẹ tếch, phần tiểu sử thì dài như rễ rau muống già  ( ông  Trần tán Cửu đọc  tiểu sử, tôi ghi và  in đúng nguyên văn ) ; còn  phần bình luận thì  tôi vẫn giữ y nguyên như ban đầu viết , không thêm thắt  , bổ sung .  

      Một bộ sách mà bị cấm đến  2  phần 4,  chỉ còn lại 1  tập 4 :  Nhà văn hậu chiến 1950-1956  cấp  phép xuất bản.   

      Tôi  quyết định cho  xuất bản bằng rô-nê-ô, dưới nhãn Tủ sách Đại Nam văn hiến trong Nhà xuất bản Huyền Trân /  Nhật Tiến  chủ biên.    Nhà văn  Nhật Tiến  đồng ý để Tủ sách Đại Nam văn hiến đứng trong nhà xuất bản  Huyền Trân , vì, cuốn truyện đầu tay  Những người áo trắng  ra mắt, có sự thúc đẩy của tôi một phần.   Chúng tôi bàn với anh, chúng ta sẽ ra 2 lọai sách:

           1) in ty-pô : Những người áo trắng  . 2 /  in rô-nê-ô:  Nhà văn hậu chiến 1950-1956

          Nếu in ty-pô cả thì không đủ vốn, mà không in rô-nê-ô thì không sao giải quyết được nạn bản thảo quá nhiều tồn đọng.
    
                                                         ( còn tiếp )

               thế phong

( Nxb Đại  Ngã tái bản , Saigon 1970 - tr.   105 - 113 )  

.  
      
      

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ