nhà văn hậu chiến 1950- 1956 : phạm văn sơn 1915- 1978, việtnam ) - 14
nhà văn hậu chiến 1950- 1956 /
nhà viết sử phạm văn sơn (1915- 1978, việtnam ) 14
thếphong
Tiểu sử.-
Tên thật Phạm Bá Kỷ. trong khai sinh ban đầu. Sinh 15- 8- 1915 ở Hà Nam ( Bắc Bộ). Theo học Trường Bưởi, ngay từ khi trên ghế nhà trường đã viết cho báo Đông tây ( 1933) , Tiểu thuyết thứ Bẩy, Thanh niên , Tương lai tạp chí, Phụ nữ thời đàm ( tiền chiến). Sau 1954, viết cho tạp chí Văn nghệ tập san ( chủ nhiệm; Nguyễn Đăng Thục ), Văn hóa nguyệt san, Bông lúa v.v... ( Saigon ). Cón ký bút danh khác : Dương Châu ( Vĩ Tuyến 17) . Bài đầu tiên là thơ dịch À Hélène / Ronsard. Làm rất nhiều nghề khác kiếm sống, sau vào quân đội , từng Chỉ huy trường trường Quân báo Cây Mai ...( Saigon ) Quan niệm của ông : làm nghề khác để kiếm tiền; nếu sống, chỉ bằng nghề văn thì vấn đề lo cơm áo thôi sẽ không thể có thời gian sáng tác .
Sau 30-4- 1975, đại tá VNCH Phạm văn Sơn bị tập trung cải tạo dài hạn. Ông qua đời tại miền Bắc vào năm 1978 *.
-----
* chú thích sau. (TP)
Tác phẩm.-
Việtnam tranh đấu sử ( Hànội 1949), Vĩ tuyến 17 ký bút danh Dương Châu ( Saigon 1955, sau bộ Thông tin tuyên truyền VNCH cho dịch sang anh ngữ, The Seventh Parallel ). Việt sử tân biên ( tập 1- Nxb Trần Hữu Thoan , Saigon 1956), giáo sư Nguyễn Đăng Thục viết tựa .
Quan niệm viết sử.-
Sau Việtnam sử lược / Trần Trọng Kim xuất bản năm 1919 ( 2 tập ) đến nay Phạm Văn Sơn cho xuất bản Việt sử tân biên, viết có hệ thống, mạch lạc, tài liệu dồi dào - mặc dầu trước ông - còn các học giả nổi danh như Nguyễn Văn Tố, gần đây là Nguyễn Thiệu Lâu. Hai sử gia sau chỉ viết những bài báo lẻ tẻ, riêng Nguyễn Thiệu Lâu cho tập hợp những bài báo in thành sách: Quốc sử tạp lục ( Nxb Khai Trí ,Saigon ).
Viêt sử tân biên của Phạm Văn Sơn trọn bộ 7 tập , trên dưới 4000 trang.
Trần Trọng Kim viết Việtnam sử lược từ hồi Pháp thuộc ( 1919) , quan niệm viết sử bị cơ chế chính trị ràng buộc, hạn chế, khó tránh được thiếu sót, lệch lạc. Chẳng hạn, gọi là " bọn" đối với nghĩa sĩ Phan Đình Phùng. . Khi Chính phủ Quốc gia thành lập, báo chí phỏng vấn Trần Trọng Kim , tạp chí Đọc vòng quanh thế giới đặt câu hỏi :
-... Thưa Cụ, cuốn Việtnam sử lược năm 1919 xuất bản dưới thời Pháp thuộc thì có những điều có thể bỏ qua được. Còn cuốn tái bản vào 1949, khi nước nhà đã độc lập rồi, mà còn duy trì vài luận điệu làm cho dư luận phải phân vân khó hiểu, Chẳng hạn, như gọi các nghĩa sĩ Phan Đình Phùng là " bọn". Nhà xuất bản trước khi đem in có đưa cụ duyệt lại bản cũ không ? ..." *
Tác giả Viếtnam sử lược trả lời :
"... Cuốn " Việtnam sử lược " xuất bản đã lâu rồi, tôi cứ để nguyên cho dễ bề kiểm duyệt, tôi chỉ lo sao cho đại cương được đúng với sự thật, căn cứ vào những sử liệu chân xác, hòng cung hiến độc giả một cuốn sử lược không lầm lạc mà thôi. Sau này, chắc chắn có nhiều học giả khác sẽ viết những cuốn sử hoàn thiện hơn ..." *
------
* tạp chí Vòng quanh thế giới, số 50 ra ngày 18- 2- 1950 ( Saigon ) .
------
Sử gia Viêtnam sử lược trả lời "... học giả khác sẽ viết những cuốn sử hoàn thiện hơn " .
. Vậy là ai viết ? người viết là ai? Và người viết sử tiếp Trần Trọng Kim , chính là
Phạm Văn Sơn, qua Việt sử tân biên. Tuy Phạm văn Sơn chưa đạt giá trị cao như mong ước, thì, ông vẫn là người duy nhất viết sử có thể thay thế Trần Trọng Kim . Lập luận viết của dân nhược tiểu Phạm Văn Sơn tìm tài liệu sư kiện lịch sử được tổng kết lại, phương pháp viết khoa học, hệ thống hóa hợp lý. Chẳng hạn, khi nhận định về Hai Bà Trưng, Phạm Văn Sơn không thiên vị như sách Nguyễn Tế Mỹ với cuốn Hai Bà Trưng ( Hàn Thuyên xuất bản trước 1945) . Lập luận cực đoan của nhòm Hàn Thuyên dựa vào tài liệu lịch sử rồi biện giải theo tư duy có lợi cho phe Đệ tứ quốc tế. Còn Phạm Văn Sơn luận về giai đoạn lịch sử, khởi thủy từ Hai Bà Trưng ( VSTB, từ trang 30 đến 45 ), vua đầu tiên, ông dựa theo tài liệu sử Nguyễn Văn Tố được biến chế hợp lý :
"... Bổn phận của ta là phải tôn Hai Bà Trưng lên bậc liệt nữ thứ nhất của [ nước ] nhà , ghi năm 40 - 43 vào niên biểu chính. Mỗi khi dạy sử, nghĩa vụ của ta là phải nhớ rằng , trừ thời lập quốc ra không kể, nước Nam đã có tinh thần tự chủ ngay từ hồi Hai Bà Trưng , tức là đầu thế kỷ thứ nhất, chứ không phải đời Tiền Lý vào thế kỷ thứ VI .." ( Nguyễn Văn Tố ) .
Chúng tôi [ Phạm Văn Sơn ] hoàn toàn đồng ý với ông Nguyễn Văn Tố, nên ghi chép triều đại Trưng Vương ngang với các triều đại khác trong cuốn sách này, bởi chung tôi quan niệm, tính cách hoàn toàn chính thống, vì đã gây [ dựng ] được nền độc lập cho dân tộc. Thế là đủ, người ta không thể im, lẽ dài hay ngắn ; hay công cuộc xây dựng được nhiều hay ít của một triều đại , mà tính cách chính thống hay ghi vào niên hiệu chính thống, huống hồ trỏng năm cờ vàng phất phới trên cõi Lĩnh Nam lửa loạn vừa tân sinh lực quốc gia, chưa kịp hồi dưỡng; mà đòi hỏi nhiều việc làm kiến thiết, thì thật quả là khe khắt và vô lý .."
Quan điểm vững, khi bàn tới niên hiệu chính thống của triều đại Hai Bà Trưng. Ở
Trần Trọng Kim, sách Việtnam sử lược không thừa nhận điều này ; mà chỉ chép thời Bắc thuộc thứ 1 đến Tiền Lý. Về sử liệu, hẳn không thể căn cứ thời gian là bao nhiêu mới đủ để được gọi một ngày độc lập, vậy thì, độc lập dầu 1 ngày vẫn phải được ghi chép là một triều đại. Như vậy, thay 1 triều đại, chỉ cần 1 ngày, vẫn là thay 1 triều đại, không thể không ghi vào niên biểu chính thống. Theo sử gia Pham Văn Sơn, căn cứ vào đâu, mấy năm độc lập mới được coi là chính; hoặc thay đổi triều chính ( thời gian bao nhiêu ) mới được coi là chính thống ? Dù chỉ 1 ngày khởi nghĩa, lật qua 1 trang sử, đã là trải qua 1 triều đại. Ít nhất, có 2 cách đánh giá mà người cùng thời chưa thể đánh giá đúng mức được, ở thời hiện đại : sử học và văn học . Sử gia hoặc nhà phê bình văn học chỉ có thể căn cứ vào tài liệu hoặc định giá tác phẩm văn học tróng thời đoạn nhất định , dầu là tương đối. Phải chờ người đến sau đánh giá lại mới có sự công bằng.
Đối với Sĩ Nhiếp , hầu hết các cuốn sử của ta tán tụng là ông quan thương dân - đề cao Sĩ Nhiếp không kém gì 1 quân vương nước việt. Như sử liệu ghi, Sĩ Nhiếp được coi là
Nam Bang Học Tổ và thời Sĩ Nhiếp cai trị được gọi là Sỹ-Nhiếp-kỷ. Nhưng Phạm văn Sơn viết khác, ở chỗ :
"... Chúng tôi không phủ nhận [ sự ] nghiệp đáng kể của Sĩ Nhiếp trong ngót nửa thế kỷ ở nước ta, nhưng chúng tôi muốn đính chính lại bằng những dòng dưới đây những điều gì thiếu xác thực . Sĩ Nhiếp bấy giờ làm Thái Thú cùng với Thứ Sử Trương Tân, xin Hán đế đổi Giao Chỉ ra Giao Châu. Trung lúc bên Trung Quốc có giặc cướp nổi lên lung tung, thì ở Giao Châu cuộc rối loạn cũng nhóm lác đác ở nhiều nơi. Ông Sĩ Nhiếp đã khéo léo trong công việc cai trị, nên bảo vệ được trật tự ở Giao Châu. Ông giữ đủ lễ nghĩa với Hán triều
( tiền cống ) được Hán [ triều ] phong lam " An- Viên Tướng quân Long- Độ -Đình- Hầu." Sau này Trung Quốc lâm vào thế chân vạc, do sự tranh giành ảnh hưởng của ba nhà : Bắc : Ngụy , Tây: Thục, Đông: Ngô - thì Giao Châu nằm trong khu vực Đông: Ngô. Ông cũng vẫn giữ được hết thảy quyền hành như vơi Hán triều xưa. Tính ra, tuy ông là Thứ Sử, nhưng, đã
[ tạo ] được rất nhiều ảnh hưởng ở Giao Chỉ suốt 40 năm trường. [ Đường lối ] chính trị của ông rất là sáng suốt , ở chỗ biết an dân, trọng đãi trí thức, được toàn thể nhân dân Giao Chỉ ái mộ và tôn sùng, nhờ vậy, địa vị của ông mới bền vững được lâu dài..."
Nguyễn Văn Tố luận về ngày giỗ Lý Nam Đế, ý kiến này xác đáng, được Phạm Văn Sơn trích lại :
".. Bậc anh hùng cứu nước đầu tiên là : Phù Đổng Thiên Vương và vua Tiền Lý Nam Đế. Đức Phù Đổng Thiên Vương thuộc vào thời khuyết sử, chuyện lại thần kỳ, cho nên " Khâm Định Việt Sử " không chép đến. Còn Hai Bà Trưng, thì ai là người Việtnam, tất phải biết đến, như vua Tiền Lý Nam Đế ( Lý Bý hay Lý Bôn 544- 548 ), thì sử nước ta chép riêng ra một
" kỷ", tức là " một dòng" vua; nhưng lại không có ngày Quốc lễ. Phù Đổng Thiên Vương có`" Hội Gióng " ( Gióng là nôm [ tên ] làng Phù Đổng ) . Ta có câu ca dao : " Ai ơi mồng tám tháng tư / Không xem hội Gióng thì hư mất đời ". Trưng Vương có hội" Đền Hai Bà " vào ngày mồng 5 tháng 2 , là ngày kỷ niệm chung của cả nước. Duy có vua Tiền Lý thì chỉ có mấy làng ở " Cửa Sông Đáy " thờ làm Thành hoàng, đến nay vẫn chưa có Ngày Hội lớn, để quốc dân nhớ lại công ơn của một vị anh quân đã đưa đường dẫn lối cho dân ta thoát vòng lao lung nô lệ. Vả chăng từ năm 541, Lý Bôn giữ thành Long Biên đến Lý Phật Tử 602, trước sau hơn 60 năm, ta có thể gọi đó là một " kỷ" Nhà Tiền Lý . Đã gọi là một " kỷ", nên có ngày kỷ niệm chung của quốc dân, đối với người đã dựng cờ độc lập và chống giữa giang sơn của nòi giống chúng ta ..."
( Nguyễn văn Tố )
Chương sách bàn về Nhà Tiền Lê, sử gia trong chế độ phong kiến cho việc Lê Hoàn cướp ngôi nhà Đinh, vì được sủng ái của dương Hậu, là thái độ bất trung. Qua nhận xét của người viết sử sáng suốt ( Phạm văn Sơn ) cho Lê Hoàn lên ngôi là hợp lý, bởi " vua còn quá nhỏ" , nếu không có vị quan tài cán làm Nhiếp Chính như Lê Hoàn, tất, đất nước sẽ bị xáo trộn. Sự thay đổi triều vua là hợp lý, nêu trách, nên căn cứ vào việc cai trị nước kẻ thay ngôi, nhưng, Lê Hoàn hoàn thành việc giữ nước, tất phải khen, hơn là chê , Phạm văn Sơn viết :
"... Bấy giờ trong triều có nhiều đại thần, nhưng" thế" cũ đã " biến " , cần phải co người chấm dứt " thế biến" đó, nhất là quân xâm lăng đã vào tới bờ cõi. Cuộc đảo chánh cần phải xảy ra để có 1 bàn tay cương quyết đối phó với nghịch cảnh, phải có 1 người đánh dạn
[ bạo dạn ] bước ra chịu trách nhiệm với quốc dân và lịch sử, không thể trì hoãn được nữa ".
Chẳng phải mới có người dám nói như thế, ngay ở thời đại " Đại Việt Sử Ký " bấy giờ - cho Lê Đại Hành thực sự có công trạng với nhà Đinh thôi đâu ? Như vậy, không thể cho Lê Hoàn phụ bạc nhà Đinh được ?!
Bàn về Nùng Trí Cao , tác giả Việt sử tân biên cho rằng: Nùng Trí Cao " gốc" thuộc dòng việt , dựa trên địa lý, phong tục tập quán ( cùng giống, khác dòng , dân tộc thiểu số, nói tiếng
riêng ) . Chẳng riêng gì dân Việtnam bây giờ , liệu, không thể không là một dòng máu Bách Việt xưa , Phạm Văn Sơn lý giải :
"... Việc chấm dứt 8 châu ở Quảng Châu của Trung Quốc, việc vây khốn địch Thanh trong rừng núi Ưng Châu còn làm sáng ngời, dầu sau này thất bại, vì trái tim bồng bột của nữ tướng Đoàn Hồng , vẫn không làm phai uy danh của họ Nùng, đồng thời lại còn tăng nhanh " thế'" của người phương Nam. Phải chi họ Nùng thắng được trận này, sự nghiệp của họ Nùng, có lẽ không biết đến đâu mà lường được. Hơn nữa, Nùng là một dân tộc thiểu số, nhưng vẫn là con dân đất việt sống trên đất việt, cùng là máu mủ với chúng ta, trước sự hưng vong của lịch sử; thì đối với người ngoại bang, hành động của Nùng có thể là hành động của [ một ] người Việt ..."
Lập luận viết sử Phạm văn Sơn là biết đánh giá sử liệu, trên quan điểm viết sử của người viết độc lập. Viết sử tân biên ( tập 1 ) dày ngót 500 trang , biên chép lịch sử diễn tiến từ khởi thủy đến đời Lý . Những tập tiếp theo sẽ xuất bản, trong khi chúng tôi viết đến những dòng này, thì Việt sử tân biên ( tập 1 ) chưa thấy có khuyết điểm lớn . Ở tập 1, có thể đánh giá, lập luận viết sử rất tiến bộ - thí dụ, về sự giải thích " kỷ " Hai Bà Trưng, về công tội Sĩ Nhiếp, về
Lê Hoàn " tiếm ngôi" , về Nùng Trí Cao v.v. ...- thì có thể so sánh với các sử gia viết sử ở
" tư thế độc lập", nổi tiếng như Michelet, Tư Mã Thiên ... - trừ môt điều, theo quan niệm Phạm Văn Sơn - " kỷ" được nói về đời vua trong một chương .
Và, khi bàn đến xã hội Trung Quốc, ông lại dành một chương ( như " kỷ " cho 1 triều vua ) - vậy, chẳng hóa ra xã hội cổ Trung Quốc viết trong sử việt được coi như " một ngôi vua" trong lịch sử Viêtnam sao ? Điều sỉ nhục của một nước không thể không được viết lại, như trên đã lạm bàn rồi. Viết về nước thống trị ( Trung Quốc ) mà coi như một " kỷ " ở ngay trong cuốn sử của nước " bị thống trị " ( Việtnam) sao được ? .
Cũng không thể biện luận, đó chỉ là sự thâm nhập văn hóa Trung Quốc vào lịch sử Việtnam, cũng không thể ngụy biện , so sánh một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Nếu có, hẳn, tác giả phải viết một " chương" về cách thống trị của Pháp trong lịch sử việt ở một tập khác chăng ?
Kết luận .-
Ai cũng biết, ở thế kỷ XX, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Thiệu Lâu ... các sử gia uy tín, qua sách , bài vở đăng tải trên báo, dầu có tác giả viết sử, chỉ là những bài báo chưa tập hơn in thành sách .
Và ở hậu chiến, chỉ một Phạm Văn Sơn làm được việc khó khăn này, viết lịch sử qua tài liệu, quan điểm, lập trường, thời gian hoàn thành bộ sử Việtnam, từ khởi thủy đến hiện tại, qua tập 1, hẳn, chưa thể kết luận tổng quát về giá trị sử liệu cách toàn diện . Quan điểm , lập luận viết của Phạm Văn Sơn cho toàn bộ sử, khi chưa xuất bản tập cuối - nhưng có thể khẳng định, ai muốn hiểu biết lịch sử Việtnam , không thể không đọc , không tham khảo Việt sử tân biên / Phạm Văn Sơn .
Về sách giáo- khoa-sử ở trường học, không thể quên soạn giả Phan Xuân Hòa, dầu tài liệu chỉ thu hẹp ở khuôn khổ nhà trường. Nhiều sử gia ngoại quốc viết về lịch sử Việtnam, không xuyên suốt, chỉ từng thời đoạn, không thể không biết đến các sử gia uy tín , như : Bonifacy, Maybon, Maspéro, M. Durand, Pierre Huard... gần nhất là P. Devillers, J. Chesnaux. .
. Một sử gia pháp, gốc việt, ông Lê Thành Khôi với Contribution à l' histoire de la nation việtnamienne ( Paris 1955) , sử gia viết theo lập luận, quan điểm thân mác-xít . ( pro-marxiste ).
----
* [...] chữ của Biên tập.
( kỳ sau : bộ môn kịch: Hoàng Như Mai )
thếphong
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ