Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

nhà văn tác phẩm cuộc đời - thếphong -



                            nhà văn tác phẩm cuộc đời       10
                                             tự- sự -kể : thếphong

                                                           4

     Cái tết đầu tiên ở nhà trọ   Trương Minh Giảng  này, tôi bị 2 vố đau nhất .   Nói về văn nghệ trước,   đó  là  viết  điểm sách Văn học toàn thư ( tập 1) của Hoàng Trọng Miên , bài đăng trên tạp chí Văn hóa Á châu, ký tên  Đường Bá Bổn .   Tôi chứng minh anh ta ăn cắp toàn bộ cuốn Lược khảo về thần thoại Việtnam của Nguyễn Đổng Chi xuất bản ở Hànội trước 3 năm (1956) . 

     Thì một dư luận  sôi nổi bùng nổ.  Chẳng là,  Hoàng Trọng Miên  cùng toa rập với một  kẻ , có tên là Thức (  giám đốc, người bỏ vốn cho Trần Bích Lan -Nguyên Sa đứng tên hiệu trưởng  trungh ọc tưt hục Văn Học )   Thức,  cựu trung úy Quân đội Cao Đài,  cựu cán bộ thanh niên trung cấp, mật vụ  đương thời của  ông  Trần Kim Tuyến , bao thầu in cuốn Viêt nam văn học toàn thư ( tập 1).  Khi sách ra, bị người sửa lưng, thì chủ nhiệm báo Văn hữu, Nguyễn Duy  Miễn,  đệ tử   lãnh chúa miền Trung, ông Ngô Đình Cẩn, bào đệ tổng thống Diệm,   Thế là  2 tên Nguyễn Duy  Miễn và   Thức  đã  có cơ hội toa rập hại tôi.    Bằng đủ cách.  Như chủ nhiệm Nguyễn Duy Miễn dùng đòn  đánh tôi, qua chủ bút Nguyễn  Mạnh Côn , lên án  tôi , với luận điệu  vu cáo, chẳng hạn đưa ra  lập luận :   Nguyễn Đổng Chi là
 cộng sản , sách in ở Hànội, làm sao tôi có ?  việc này An ninh có biết không ?  Và, sách Việt nam văn học toàn thư giá trị ,  không  chỉ cho đọc giả  thôi, mà  còn đối với gia đình  chủ bút Côn,  đọc lên cả nhà nghe đều  thích thú , sách viết hay quá, tạo được không khí   gia đình v. v...  

      Còn Hoàng Trọng Miên viết  báo  lên án  một tên văn sĩ trẻ, dùng văn chương  tán gái, sách in rô-nê-ô không giấy phép xuất bản, in ảnh  lớn cỡ  13 x 22 trên bìa sách, vì sợ  sẽ bị đưa vào Trại Tế Bần  thì không còn ai nhớ  mặt mũi nữa ; mặt khác, thuê " cao bồi" uy hiếp tôi ở ngoài phố, còn dùng thế lực " mật vu " Sở Nghiên cứu chính trị xã hội "- trùm mật vụ  Trần Kim Tuyến hại tôi  , chưa biết chừng vậy ?  

     Tất cả thủ đoạn bỉ ổi  này không thành. 

     Lê  Văn Thái,  cánh tay phải đắc lực   chánh sở Trần Kim  Tuyến , anh nuôi
  Uyên Thao ; tôi  đoán chừng, khi mật vụ  định hại tôi, hẳn  Uyên Thao phải biết.  Hơn nữa, khi tôi làm báo Thời Đại, cơ quan  Việtnam Phục Quốc Hội ( Cao Đài ) của tướng Nguyễn Thành Phương,  đại tá Phạm Xuân Thái, đại tá Hồ Hán Sơn - tôi có quen biết Lê Văn Thái .   Sau này, Nguyễn Mạnh Côn  bị hất cẳng khỏi  báo  Văn hữu , anh ta  trả lời phỏng vấn văn nghê trên  tạp chí Bách Khoa , Nguiễn Ngu Í phỏng vấn, gián tiếp xin lỗi tôi, lên án chủ nhiệm Nguyễn Duy Miễn + Hoàng Trọng Miên đã gạt anh ta viết bài đả kích tôi, và xin lỗi, vì không biết bút hiệu Đường Bá Bổn là  Thế Phong

    Thực ra, nếu anh ta biết bút hiệu kia là Thế Phong , nếu thật  bài  viết " tồi" thật  ,  thì anh ta cứ  phải phê bình, chỉ trích chứ, như vậy, mới là phải.  Chứ bài kia ký tên tôi mà viết  " tồi" quá "   thì bỏ qua sao ?  

     Tôi đã nhờ cảm hứng sự việc kia để viết  một truyện ngắn  Nôi nuôi mình, vợ chồng Tàu * .
-------
*    In trong tập truyện ngắn " Con chó liêm sỉ " ( Đại Nam văn hiến xuất bản, Saigon 1963). Sau, nhà xuất bản Trình bầy in lại  , bỏ truyện này + 1 truyện nữa ,   trong sách tái bản" Khu rác ngoại thành " ( Saigon, 1966) 
    năm  2006, sách tái bản "  Khu rác ngoại thành / The Rubbish Tip Outside the City " ( in song ngữ anh việt / bilingual ) , Nxb Thanh niên, Hànội 2006, in đủ 5 truyện , bản anh ngữ  Đàm Xuân Cận.  Sách dày 225 trang, khổ 13 x 19cm ).
 ( Chú thich sau : TP ( 2013)  
----

     Vố đau thứ 2,  cũng dịp  Tết nguyên đán, tôi mua tờ nhật báo Dân chúng - theo lời một công chức trông coi tại  Thư viện Quốc Gia ( 34 Gia Long) - mà tôi luôn luôn  có mặt tại đó, ông  ta cho biết tin: báo  Dân chúng đăng tin có người nhà tìm  :

     " NHẮN TIN   nhà văn Thế Phong, chúng tôi đồng ý.  Mời đến vào khoảng 17 giờ chiều ngày ...  để gặp người nhà . " 
       Thương gia  VĂN CẦM,  Ngô Đình Khôi, SAIGON  .

     Nhân đúng vào buổi tối ,   bà cô tôi tới thăm, tôi tiễn bà về. Sáng  sáng  sau, tôi nhờ cậu  Nguyễn Văn Ngơi ( con bà chủ nhà ở sau Nhà thờ Bắc Hà) đến  trước xem sự vụ ra sao.  Cậu Ngơi về, cho biết, chủ nhà  số 3 Ngô Đình Khôi đã trình công an,  chỉ rình tôi tới nhận tiền thì bắt tại chỗ.   Ông chủ  Văn Cầm   cho cậu Ngơi xem  lá thư "mạo danh ký tên nhà văn Thế Phong " .  Trong thư, " nhà văn Thế Phong" đe dọa chủ nhà, nếu không bằng lòng trao 100.000 đồng để nhà văn có tiền in sách, thì ông chủ Văn Cầm sẽ bị nhà văn tố cáo tất cả hành vi ám muội kia với nhà chức trách".  Cậu Ngơi kể  lại chuyện này. mặt còn xanh ngắt không còn giọt máu , và cậu cam đoan , chữ ký dưới  thư không giống chữ ký của tôi.   

     Tôi nghĩ, nếu đăng báo cải chính thì  đã quá muộn, báo đã nghĩ ăn tết, thôi thì chỉ còn 1 cách  đến   Ty Hiến binh Nha Tổng giám đốc công an  trình báo sự việc .  

    Năm sau, ký giả Anh Quân viết một bài báo, ký tên Lê Thanh, đăng trên nhật  báo Đồng Nai kể lại chuyện hi hữu này.  Thật là tai ách giữa đàng lại quàng vào cổ.  Sau, nghĩ lại, đây là một " " mà chính quyền Ngô Đình Diệm muốn bôi nhọ,  từng làm, như đối với những nhà làm cách mạng  đối lập, bị đi tù chưa chắc đã là đối lập, mà bị vu tôi  ăn cắp, hiếp dâm, ký tiền không bảo chứng  v. v. ...

      Khi người ta thoát khỏi hiểm nghèo, sau đó, hay nghĩ đến hưởng thụ đền bù.  

    Nên khi gặp bà Cao Thị Nguyên, tôi nghĩ  rằng gái tự đến nhà mà đuổi đi là dại, một câu ca dao nào đó đã lởn vởn trong trí  nhớ lại.  Tôi nghĩ đến chuyện  chiếm đoạt người đàn bà  trời cho này, nhất là bà Nguyên  là  gái góa.  Tôi rất thích sự khó khăn của đàn bà, tử xem, có đúng như mặt ngoài họ trình làng không ?   Nên, tôi xuống nhà anh chị chủ nhà, mượn 1 chiếc mùng rồi  chăng lên như có khách đến nhà ngủ nhờ vậy, nhưng không cho biết khách là đàn ông hay đàn bà ?
     
     Mất bao nhiêu  khó nhọc để thuyết phục , và đêm qua, tôi đã thành công.  và từ đấy, bà Nguyên ở lì ở gác trọ và chẳng cần giấu giếm ai nữa.  Bà Nguyên  bảo cho  nàng một số tiền để mua một cỗ  "  sì phé "  để bà bói tóan kiếm tiền .  Một nghề thật dễ kiếm bạc.  Tôi đành phải vay tiến cho nàng mua.  Khi nàng đem đồ đạc về chỗ tôi, tôi lo nhất, có lẽ tôi sẽ lại bị vào tròng đàn  bà buộc cổ đây.  Hơn nữa, đối với   Cao Mỵ Nhân, tôi không biết phải ăn nói làm sao, vì chiều thứ 7 , nàng hay tới thăm tôi tại đây . 

    Nhưng, có một buổi tối, tôi không thấy bà Nguyên trở về nhà, sau những lần đi bói bài.  Thâm tâm tôi đã mừng thầm, như thế dã dứt được của nợ rồi.  Song, tôi vẫn thương cảm nàng và tin chắc là nàng đã bị cảnh sát bắt, vì một lý do gì đó ,thì chưa biết chắc chắn?   Tôi làm  bài  Cửa mở đon em về  , nghĩ tới nàng :

                           nửa đêm anh ôm suốt vòng lưng tưởng tượng
                           đêm không đèn cửa mở đón em về  
                                                         ( SAI BIỆT )  

     Đêm đêm , tôi vẫn để ngỏ cửa trên gác, để xem bà Nguyên có về không ?   Đã hơn 1 tuần vẫn bặt tin.   Bỗng 1 buổi tối, tôi đã đi ngủ, có người đánh thức - thì ra là  Cao Thị Nguyên.   Nàng cho biết, vì một lý do sui xẻo, nàng bị giam vào khám Chí Hòa.  Nàng báo tin cho biết đã  mang bầu.  Phải,  nàng mang bầu với tôi, sau bao nhiêu năm thờ chồng.  Tôi lo đến dựng tóc gáy.  Làm sao tin được chuyện này , tất cả những lần chung chạ với  đàn bà, tôi  chỉ tin ở đứa con mà tôi nhắn tin rằng : " con  của ba đọc đến đây, hãy đến tim bố nhé " - đó là đứa con tôi có với chị Năm Hưởng ở Xóm Chùa - Tân Định .  

    Thê là tôi lại phải tìm cách dọn nhà đi chỗ khác, hay   trở  về nhà mẹ cậu Nguyễn Văn Ngơi ở phía sau Nhà thờ Bắc Hà chăng ?   Vì lúc này, tôi được tin, bà cụ đã mua được 1 căn nhà lá  ở đường Sư  Vạn Hạnh, chứ không còn ở nhà nằm phía sau Nhà thờ Bắc Hà nữa.  

      Và tôi bảo bà Nguyên rằng tôi sửa soạn đi Nha Trang dạy học .  Lúc này, tôi đã  bị đánh bật khỏi tạp chí Văn hóa Á châu , vì lẽ, Lê Xuân Khoa cho biết ở trên Sở Nghiên cứu văn hoá xã hội của  trùm mật vụ Trần Kim Tuyến hay hỏi về diễn tiến tư tưởng của tôi .   Chẳng khác lần tôi  phê   Việtnam văn học toàn thư / Hoàng Trọng Miên " đạo"  sách  Nguyễn Đổng Chi ở Hànội, có một footnote  nói về giáo sư Nguyễn Văn Trung - thì tôi được biết- giáo sư Trung báo cáo  , đích thực , tôi là  tên đóng đúng vai trưởng ban phá hoại văn nghệ miền Nam .

      Hơn nữa,  sau khi Lê Xuân Khoa  đi khỏi Văn hóa  Á châu, giao sư  Lê Thành Trị thay thế , tờ tạp chí chuyển sang tạp chí chính trị, vì Asia Foundation cung cấp tiền bạc muốn vậy hoặc  Mỹ tán thành bản đề nghị  chính- trị- hóa  tạp chí Văn hóa Á châu ?  

     Nên, tôi tự ý xin thôi, dầu biết rằng, ngày mai không có tiền ; nhưng đành vậy thôi, chứ biết làm sao bây giờ ?

    Thoát được tai ách với bà Cao Thị Nguyên  lại đến chuyện người tình cũ  Đặng Thị Ngọc Oanh .  Oanh quen với bà mẹ  cậu Nguyễn Văn Ngơi , nên cô tới vay tiền bà cụ để đi sanh.   Lúc này tôi rất túng, chẳng biết cách nào có tiền đưa cho nàng, nên thấy bạn của Ngơi ở chung nhà có tiền, có hỏi vay chưa chắc được, tôi lấy đại, rồi đem đến cho Oanh ở Nhà bảo sanh Hùng  Vương .   Thế là chuyện " ăn cắp tiền " bị vỡ lở, tôi không thể vác mặt về nhà đó nữa, nên lại quay về  ở tạm  nời bà mẹ nuôi  Uyên Thao cũng trên đường Trương Minh Giảng.  Hàng ngày, ăn cơm nơi bà mẹ nuôi của Thao, và  ngủ tại một căn phòng Thao thuê ở gần đó.  Như vậy cũng tạm ổn.  

     Thương hại Đặng Thị Ngọc Oanh với đứa con gái vừa sanh, bà mẹ Ngơi bảo nó giống tôi như hệt, còn  tôi lánh mặt không tới thăm.   Nhưng không thể đánh lừa lương tâm, đành  làm bài  Một lần thăm em, nhìn con chúng ta :

                     sao anh không về thăm em khi mang thai  chín tháng,
                     cả đến  ngày 3 tháng, em mong anh lại đêm mưa,
                     anh hiểu rằng: con chúng  cần khắc sâu vóc dáng
                     mà anh đành lắc đầu ,xô em xuống đường vòng
                     mắt em tô quầng thâm, đường gân tay lên xanh
                       (...)
                     Những đứa con  có cha chót đam mê  làm  văn sĩ 
                     những tình thương dạy dỗ , chỉ có nơi bàn tay mẹ hiền
                     không hiểu đêm nay mưa, anh có kịp về thăm
                     nhìn con chúng ta ra đời, khôn lớn chỉ một lần ...
                                    ( SAI BIỆT )

     Nhưng đến một buổi sáng, tôi đang ngồi ở quán cà phê gần nhà, thì cậu bạn của  Ngơi đưa một cảnh sát viên bắt tôi đưa về bóp.  Tôi phải làm tờ cam đoan trả nợ số tiền 1000 đồng, rồi mới được thong thả ra về.  Ít lâu sau, tôi trả hết, từ đấy, tôi chỉ còn gặp lại Đặng Thị Ngọc Oanh  1, 2 lần gì đó. 

      Rồi, gần như là giã biệt nàng  mãi mãi .

                                                           ( còn tiếp ) 

      thế phong

     ( Nhà văn tác phẩm cuộc đời / Thế Phong/ Đại Ngã tái bản. Saigon 1970 - tr. 131 - 137 )
     

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ