nhà văn tác phầm cuộc đời - thế phong - 8
nhà văn tác phẩm cuộc đời 8
tư-sự-kể : thế phong
4
Tiền in do tôi lo liệu. Nhưng bây giờ phái có cái máy chữ để đánh stăng-xin
( stencil ) . Song, tiền ăn còn lo , nói chi đến sắm nổi chiếc máy chữ ? Tôi lên tìm Uyên Thao , ở nhà anh có chiếc máy chữ cũ, hình như tuổi nó cũng đã vai chục năm - tôi nói đùa - máy sản xuất vào thời kỳ Tây hạ thành Hànội. Cái clavier máy chữ ấy mòn tới mức độ mất rất nhiều nét chữ- thôi đành vậy , cứ đem về nhà trọ ờ Nhà thờ Bắc Hà đánh tạm . Có ngày, nó hư hỏng tới 2, 3 lần, tôi lại đem ra nhờ anh thợ sửa chữa đồng hồ sửa . Còn giấy stencil xin từng tờ; hoặc mua lẻ, nửa hộp, tùy theo số tiền có. Vì vậy, cuốn sách ra mắt trong bao nhiêu nỗi khó khăn, hàng ngày, tác giả ăn 3 đồng xôi ; ngồi vào bàn làm việc đến trưa, có khi chiều, rồi đợi hàng bún riêu rong đi qua ăn tạm 1 tô đỡ đói lòng, hoặc mua bánh mì vừa ăn vừa tiếp tục làm việc tới 12 khuya. Sợ hàng xóm la lối , tôi tháo trần chiếc máy chữ ra, đặt trên nó trên chiếc chăn nhà binh, giảm bớt tiếng ồn .
Một hôm, hết giấy stencil, đi lang thang tìm cách có tiền mua đánh máy tiếp - thì gặp anh bạn già , anh ta đang theo học ở đại học Văn khoa, theo lối auditeur libre. Anh ta biết tiếng tôi, vì viết ở tạp chí Văn hóa Á châu mà chủ nhiệm là Khoa trưởng văn khoa Nguyễn Đăng Thục. Anh ta rủ tôi về nhà anh để nói chuyện văn nghệ cho vui. Tôi theo anh về ngõ Bùi Viện , nơi đó anh ở một mình , với chồng sách báo cũ. Tôi biết anh có tiền - sáng hôm sau, tôi định tâm dậy thật sớm để lấy. Thực hiện xong, chuồn về nhà trọ, đồng thời , viết mảnh giấy để lại. Anh còn 500 đồng, tôi lấy hết, đi thẳng ra hiệu mua nguyên 1 hộp giấy xáp ( stencil ), bất chấp sự thưa kiện , tôi chỉ cần có tiền để thực hiện bằng được tập sách kia xuất bản. Tự nhủ rằng, lúc viết bộ sách phê bình văn học này, ngoài việc lấy trộm 1 số tiền " nhà triệu phú Trần Hoài " ở Cap Saint Jacques , mà lần ra ngoài ấy - tôi còn nhớ rõ - anh bạn ký giả Văn Nhân cho tôi ăn ngủ tại nhà anh ít ngày, khi tôi thiếu nợ tiền ăn, tiền nhà ở Xóm Chùa - Tân Định - để yên ổn viết tiếp tập Nhà văn khàng chiến trong bộ sách phê bình kia. Tuy bị vận sui, đứng, ngồi không yên , thiếu nợ, chưa biết đào đâu ra tiền. Khi nói với Văn Nhân, tôi sẽ đi Vũng Tàu, anh ta bèn giở cỗ bài tây xem bói, cho biết, tôi sẽ có tiền trong lần đi này. Quả là tôi có tiền thật, đó là " đạo" món tiền để dành triệu phú Trần Hoài . Nghĩ tới chuyện này, tôi bụm miệng tự cười mình mãi. Khi có tiền rồi, tiếp tục ngồi đánh máy , đâu đó ngoài 200 trang giấy xáp, đánh xong, lại chẳng còn tiền mua giấy duplicateur thuê in. Nghĩ đi nghĩ lại, liền chạy tới tìm thiếu tá Phạm Văn Sơn , nhà viết sử, lúc đó anh đang là chỉ huy trưởng trường Quân báo Cây Mai - gặp anh rồi, tôi xin được chục rames giấy
duplicateur, đưa ngay giấy tới nhà in ronéo trên đường Nguyễn Thiện Thuật . Chủ nhà in ronéo cho biết, chưa đủ giấy in 100 cuốn cho tập Nhà văn hậu chiến 1950-1956 trên 200 trang, khổ giấy 21 x 33. Và hiện tại tôi chưa biết xoay đâu ra tiền trả nhà in nữa. Tiền bìa in ty-pô, Nhật Tiến cho 300 đồng, coi như đủ. Cũng rất may mắn, cậu chủ nhà in ronéo là học trò cũ nhà văn Nhật Tiến, sẵn sàng cho in chịu, không phải đặt tiền trước, hình như tôi chỉ mới tạm đưa trước được 300 đồng thì phải ? Cậu bảo tôi đưa nốt số giấy in còn thiếu , đâu đó chục rames .
Tôi lại tìm gặp thi sĩ Chế Vũ ( lúc sinh tiền ) để xin chi viện, nhưng anh cho biết sắp ra thơ, chẳng còn biết vay ai đây ? Anh nhờ tôi tìm nhà in nào in đep, mà rẻ, lại nhanh càng tốt, và tất nhiên sẽ phải đưa tiền đặt cọc nhà in . Rắp tâm, có tiền đặt cọc kia, tôi sẽ mượn đỡ trước một khoản nhỏ để mua giấy duplicateur . Và rồi, anh ta không dại gì giao tiền đặt cọc nhà in cho tôi ; mà anh buộc tôi đưa tới nhà in để anh giao thẳng chủ. Tôi đành chịu trận thất bại , định chặn lai ít tiền đặt trước như dự tính ban đầu.
Song lại có một may mắn khác, khi Chế Vũ trao tiền tạm ứng rồi, chủ nhà in bỏ vào ngăn kéo, chưa kịp khoá lại, đi ngay xuống xưởng in. Tôi đang ngồi sửa lại maquette mẫu tập thơ , kịp đưa cho nhà in. Gặp cảnh này, nhìn trước nhìn sau không có ai, tôi mở ngăn kéo rút đại một ngàn. Chủ nhà in đi ra , nhận tập maquette, và cảm ơn đã giới thiệu tác giả đem thơ in ở đây. Tôi ra về, mua thêm mấy rames giấy duplicateur , lại thẳng ngay tới nhà in ronéo.
Lần sau trở lại nhà in sửa bản mo- rát , chủ nhà in hỏi tôi, liệu còn nhớ, buổi Chế Vũ đưa tiền đặt trước , là 3, hoặc 4 ngàn đồng ? Lắc đầu như không biết , tiếp tục sửa morasse tập thơ Khát Vọng / Chế Vũ . Hẳn là chủ nhà in Thư Lâm ấn thư quán , nếu sau này, ông ta đọc tập tự-sự-kể này, hẳn đã dược trả lời chậm về số tiền 3, hoặc 4 ngàn mà Chế Vủ đặt trước , mà 6, 7 năm trước đây đã hỏi tôi. Cuối cùng, tập " Nhà văn hậu chiến 1950- 1956 " cũng phát hành được, sách bán khá chạy, giá đắt: 200 đồng / cuốn , so sánh lương công chức hạng thấp nhất , 2000 đồng / tháng .
Tôi còn nhớ, sách chưa phát hành, tạp chí Bách Khoa đã đăng quảng cáo 1/ 2 trang ủng hộ, nên , văn sĩ Triều Đẩu chạy tới nhà xuất bản Huyền Trân, ở 504 đường Hồng Thập Tự ( Saigon 3 ) đưa 200 đồng mua 1 cuốn và muốn được gặp mặt tác giả. Cô Đỗ Thị Chi, em vợ nhà văn Nhật Tiến thấy tướng tá đọc giả kia bậm trợn , hệt an ninh chìm , trả lời sẵng giọng:
"... ông ta đi vắng rồi, sách in có giấy phép Bộ Thông tin đàng hoàng, hai ba ngày nữa ông trở lại mới có sách ".
Cô Chi kể lại, một đọc giả khác từ miền Trung vào, hỏi , tại sao nhà xuất bản Huyền Trân in sách Thế Phong ? Vì tôi, một người được chính phủ lưu ý, còn viết sách chính trị * , tất nhiên sẽ mang lại nhiều hệ lụy tới nhà xuất bản. Cô Chi là công chức, không sợ sệt, trả lời, mua sách thì đợi vài ba ngày nữa; còn hỏi chuyện lăng nhăng xin miễn , mời ông khách lạ ra khỏi nhà cho; nếu không sẽ gọi cảnh sát. Sách tuy in ronéo, nhưng có giấy phép hẳn hoi; tại sao chính phủ lại phải lưu ý tác giả ; vì nếu tác phẩm phạm đường lối chính trị , hẳn Nha Thông tin Nam phần đã chẳng cấp phép ?
-------
* Muốn hiểu chính trị hay Tổ chức chính trị thế giới / Thế Phong / Hà Việt Phương
( Nguyễn Đức Quỳnh ) viết Tựa / Thế Giới xuất bản, Saigon 1955 .
--------
Anh chàng lạ mặt từ miền Trung kia đành xin phép rút lui. Tôi đem " Nhà văn hậu chiến 1950- 1956" đi phát hành ở đường Lê Lợi, lại đối mặt với ông bạn già có cửa hàng bán bánh kẹo, học đại học Văn khoa theo lối auditeur libre kia, người đã bị tôi " đạo" 500 đồng "- tôi đành bấm lòng ký tặng 1 cuốn và hứa sẽ trả lại anh, khi sách bán được. Thâm tâm tôi không muốn ký tặng , nhưng không muốn này, sẽ bị làm khó dễ , thôi, thà tặng sách là cách tốt nhất, cũng là tạ tấm lòng tốt anh ta . Anh cũng như nhiều người khác , tôi chưa bao giờ trả được nợ , ngoại trừ những dòng chữ bội bạc này.
Thấy sách bán khá chạy, tôi nhất định cho in tiếp toàn bộ Lược sử văn nghệ Việtnam , bất chấp có giấy phép hay không ? Tôi lại ghi số giấy phép ma vào sách, vì khi tôi làm ủy viên Báo chí tổng trưổng thông tin , tôi đã xin phép sẵn một lô giấy phép, bây giờ chỉ điền số kiểm duyệt vào cuốn nào muốn xuất bản. Không có cách nào truy nã tôi cả, dầu ông Hoàng Nguyên rất thủ đoạn, nhiều mánh lới đi nữa ! Sách tôi xin kiểm duyệt chỉ nộp 1 bản , không có bản thứ 2 lưu tại nha, sở ,thì lấy gì để truy ra nguyên bản ?
Khi xuất bản Nửa đường đi xuống, giấy phép mang số 300 TXB do Nha thông tin Nam phần cấp ngày 19 tháng 3 năm 1956 - thực ra , đó là giấy phép cuốn truyện mang tựa Hình ảnh một đám cưới. Sách Nửa đường đi xuống lưu hành , bán ở ngoài phồ, ông chủ tịch Hội đồng Kiểm duyệt Hoàng Nguyên đành chịu thua, chỉ còn cách yệu cầu công an tịch thu sách , cùng buông lời dọa dẫm người bán mà thôi.
Nhạc sĩ Phạm Duy nhìn thấy Nửa đường đi xuống bầy ở tủ kính nhà sách Portail
( Xuân Thu ) trên đường Tự Do , chân dung ảnh tác giả ở bìa 1, chiếm khoảng diện tích 21 x33, giá 200 đồng / cuốn , anh ta nói lớn " đại văn hào đây rồi ! " ngay khi gặp, ở trước quán La Pagode.
Một ông Tàu * chuyên mua sách cũa tôi cho biết, công an tới tiệm sách hỏi giấy - tôi đành biên cho anh ta, sách có giấy phép của Nha thông tin cấp , tôi giao cho anh ta phát hành và được quyền tàng trữ những tựa sách, in rô-nê-ô, do Đại Nam văn hiến xuất bản. Sau này, một nhân viên kiểm duyệt tại Bộ thông tin bị thuyên chuyển sang ngành khác, cho biết, ông Hoàng Nguyên đề nghị bỏ tù tôi; nhưng , nếu vậy, chỉ làm cho cộng sản có đề tài tuyên truyền,còn nếu đưa tôi ra tòa án, sách tôi có giấy phép, tất sẽ bị vô hiệu hóa .
--------
* Ông Vinh, chủ nhà sách Đại Hưng trên đường Cao Thắng ( Saigon 3).
-----
Một buổi, chủ nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng * liên lạc với tôi, họ dự định in tự-sự-kể Nửa đường đi xuống - như thiếu tá Lê Đình Thạch chủ báo quân đội cho biết, đó là do sự đề nghị từ văn sĩ Nguyễn Mạnh Côn ( sau lần tranh luận văn chương về cuốn sách Hoàng Trọng Miên" đạo" sách Nguyễn Đổng Chi ở Hànội ). Tôi đến 38 Phạm Ngũ Lão, gặp ông Vượng , tôi đồng ý cho họ xuất bản, vậy nhà xuất bản đứng tên xin kiểm duyệt đi, được phép hãy báo tác giả , rồi sau đó sẽ ký giao kèo . Lẽ, tôi biết trước, sẽ chẳng bao giờ được cấp phép, bởi, trong tự-sự-kể kia lên án một xã hội no ấm trong sự phồn thịnh giả tạo. Tới mấy năm sau, tôi vẫn không nhận được hồi âm từ chủ nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng.
------
* còn là chủ tạp chí Văn, thuê Trần Phong Giao, Mai Thảo, Nguyễn Xuân Hoàng thay phiên làm thư ký tòa soạn. Một điều lạ nhất đối với tôi, văn sĩ Nguyễn Mạnh Côn , " thầy văn chương " của
Trần Phong Giao , sao tay này gợi ý cho nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng in tự-sự-kể Nửa đường đi xuống của tôi ? Làm vậy, anh ta sẽ không sợ phật ý " tay em văn chương " còn là nhân vật tiểu thuyết qua vai" nhà triệu phú Trần Hoài ?" trong " Nửa đường đi xuống " ?
-----
Tiếp theo Nhà văn hậu chiến 1950- 1956 phát hành, báo Journal d' Extrême Orient viết :
":... Après "Việt Nam Văn Học Toàn Thư ", oeuvre de longue minutieuses recherches de l' auteur Hoàng Trọng Miên , la littérature vietnamienne s' enrichit avec " Lược Sử Văn Nghệ Việtnam " par Thế Phong. Un abrégé d' histoire des lettres vietnamiennes commenté par les écrivains d' après guerre, utile à l'élite intellectuelle. Cette ouvrage est tiré sur ronéo. "
nhật báo Ngôn Luận, báo Tầm Nguyên , tạp chí Bách Khoa, Văn hoá Á châu nồng nhiệt giới thiệu trên báo - còn nhà văn học Nguyễn Hiến Lê, có thư riêng :
"... nhưng đả mạnh là những người sung sức như anh. Nên là chuyện thường (...) Những nhận xét của anh về Triều Sơn, Hoàng Thu Đông [ Hoàng Trọng Miên ] đều đúng cả. Đó là những nhận xét của tôi ... "
thừa thắng xông lên, tôi cho xuất bản tiếp " Nhà văn tiền chiến 1930- 1945 " .
Lần này có máy chữ tốt tòa soạn Văn hóa Á châu, tôi đánh máy đẹp hơn in rõ ràng, sáng sủa. Sẵn tiền phụ cấp của Văn hóa Á châu đài thọ, đâu đó 1000 đồng tiền trông coi nhà in + tiền bài mỗi số - có tháng tôi được lãnh 4 nghìn đồng, cuộc sống khá thoải mái. Tiện dịp, tôi xin trả lời chung , có người kêu ca , sách in ronéo lem nhem, chữ còn, chữ mất, mực in chữ có chữ không - những đọc giả này làm sao biết được lý do kỹ thuật đớn đau được hòa bằng máu + mồ hôi mặn , chỉ vì không đủ tiền in , phải chạy từng đồng bạc.
Khi cho xuất bản thi tập " Nếu anh có em là vợ " không đưa đi kiểm duyệt, không đề giấy phép ma nữa , song , nơi trang 4 ghi hàng chữ : " Phụ bản đặc biệt của tạp chí " Sinh Lực" , và câu chuyện khai chiến với chính quyền bắt đầu khởi sự.
Trích một đoạn văn đã viết về giai thoại này , đã cho in trong một cuốn khác *
khi đó chẳng còn sợ hãi nữa, tôi công khai in sách không kiểm duyệt, bất chấp luật lệ dân chủ pháp trị . Cũng may, sách bán chạy, các hiệu, quán sách đều nhận cả . Quán duy nhất bán nhiều nhất- quán sách, báo cô Nguyệt - ở góc đường Công Lý + Lê Lợi.
Giai thoại đó bắt đầu khi nhận công văn thượng khẩn :
-------
* trong cuốn MƯỜI NĂM VĂN NGHỆ / THẾ PHONG , Đại Nam văn hiến xuất bản , Saigon, tháng 4- 1963- tr. 57. 58 và 59.
--------
VIỆT NAM CÔNG HÒA
BỘ THÔNG TIN Saigon ngày 4 - 12 - 1959
79- 81 Phan Đình Phùng GIÁM ĐỐC NHA THÔNG TIN BÁO CHÍ
SAIGON
* Kính gửi Ô. Ô . - VÕ VĂN TRƯNG
- THẾ PHONG
D.T. : 21696 Số 249 , Nguyễn Thiện Thuật
Số / 5411 / BTT / BCI ( Báo SINH LỰC )
THƯỢNG KHẨN SAIGON
Thưa quý Ông,
Trân trọng mời quý Ông đến Nha tôi vào hồi 9 giờ ngày 5- 12- 1959 để tôi được thưa
chuyện về một av2i chuyện cần.
Kính thư
K.T Giam Dốc Nha Thông Tin và Báo Chí
NG. V. N.
( đã ký và dấu )
Khởi đầu bằng công văn thượng khẩn này, tôi sẽ kể sơ lược giai thoại về cuốn thơ " Nếu anh có em là vợ " phát hành. Thứ nhất, cuốn thơ mang tên hết sức là tình ái. Chủ nhà xuất bả Thế Giới từng in mấy trăm tựa sách văn nghệ có tiếng từ Hànội , rồi Saigon , nay muốn in thành sách, nếu có giấy phép - vì nhà xuất bản của ông chưa in 1 tập thơ nào. Và " Nếu anh có em là vợ " được in ra , sẽ là tập thơ bán chạy đấy " - ông Nguyễn văn Hợi nói vậy !
Vậy thì, ông nhìn theo nhỡn quan nào, chủ nhà xuất bản đầy kinh nghiệm , hoặc , ông tin rằng tập thơ sẽ bán khá chạy như cuốn Muốn hiểu chính trị của tôi mà ông đã in từ 1955. Báo pháp ngữ dịch " Si vous m' aviez pour femme " - hình như đây, câu nói từ người đàn bà với người đàn ông ? Còn ý tác giả lại khác : lời người đàn ông nói với người đàn bà . Cứ thử suy diễn ngược xem sao ? Nêu tác giả sai, vẫn được quyền nói, không ai dám cãi * . Và thiếu nữ Việt dưới triều đại bà Trần Lệ Xuân mặc áo dài hở cổ rộng cũng chưa chắc dám nói : " nếu anh có em là vợ "? Ông Hợi nghĩ đến lối nói trao tình ái, ban đầu còn e dè, sao có thể nói thành lời - theo ông - họ sẽ mua tập thơ này thay lời muốn nói, gửi cho nhau , không cần nói gì cả, vẫn ý nghĩa - hoá ra lại nói được nhiều hơn điều cần nói :
" Si vous m' aviez pour femme" tel est le titre évocateur d'un florilège poétique, en tout une soixante de poèmes dans lesquels le jeune auteur se plai^t à traiter de thèmes fort varíés : l' amour, les songes et rêveries, la sottise et l' injustice humaines , etc ...avec beaucoup de sensibilité, d' imagination et aussi avec une finesse, spirituelle d ' observation qui dénotent chez Thế Phong de louables efforts et une vaste culture.
L' inspiration est plus varíée que dans des précédents ouvrages, prenant tour à tour le ton d'une causerie et d' une confidence.
Les noms de Nietzsche, Stendhal, Maxime Gorki inspirent l' auteur qui témoigne de son humanisme et de sa sensibilté.
JOURNAL D'EXTRÊME ORIENT ( Saigon, le 3 Decembre, 1959)
( còn tiếp )
Thếphong
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ