Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

nhà văn hậu chiến 1950-1956 - thế phong - 9


                           nhà văn hậu chiến 1950- 1954     9
                                                 thế phong

                            -------------------------------------------------------
                                               Chương bốn
                                    CÁC NHÀ THƠ  ĐIỂN HÌNH 

                         Tiết 1.-   Khái quát về các nhà thơ miền Bắc
                         Tiết 2.-    ĐINH HÙNG
                         Tiết 3.-    NGUYỄN  QUỐC TRINH
                         Tiết 4.-   Tiểu mục :
                                        SONG NHẤT NỮ - HOÀNG PHỤNG TỴ  -
                                        HOÀNG SONG LIÊM - TRẤN NHẬN CƯ-
                                        HUYỀN GIANG - VÂN LONG - BĂNG SƠN -
                                        SONG HỒ. 
                         ------------------------------------------------------------

                                                  Tiết 1.-
                       KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÀ THƠ MIỀN BẮC : 1950 - 1956 

     Nhìn vào bình diện thi ca miền Bắc ( Chính phủ Quốc gia) , cáo 2 khuynh hương rõ rệt:
     -   một số nhà thơ  vẫn làm thơ theo lối thơ mới.
     -   môt số  nữa muốn mở 1 lối  thơ khác, gọi là thơ tự do

     Nghệ thuật thơ mới tiền chiến , những Phan Khôi, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bàng Bá Lân,  Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Thâm Tâm , J. Leiba, Thế Lữ ...  chịu ảnh hưởng thi ca Tây phương; nhất là Pháp, để tạo ra thơ mới

     Thơ mới chấm dứt vào  thời kỳ kháng chiến bùng nổ - một trong những người mở đầu viết lối thơ tự do :   Nguyễn Đình Thi .

       Đọc bài Sáng năm xưa, trích đoạn : 

                              "  Sáng mắt trong  như sáng năm xưa
                                 Gió thổi mùa thu hương cốm mới 
                                 Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em
                                 Gió thổi  mùa thu vào Hànội 
                                 Phố dài xao xác heo may 
                                 Nắng soi ngõ vắng 
                                Thềm cũ lối ra  đi
                                 Lá rụng đầy ..." 

     Thợ tự do, hiểu theo quan niệm  mỗi ngày một mới, một khác, Hégel  khẳng định chân dung thơ tự do : "...  thơ là phần nghệ thuật trẻ nhất của nhân loại ." Nếu thơ trẻ nhất của nhân loại cho đến ngày thơ mới cáo chung ,cùng thời đoạn kháng chiến bắt
 đầu : thơ tư do  tiếp tục sứ mạng trẻ ấy .   Và thơ tự do không riêng chỉ khởi đầu qua Nguyễn Đình Thi, còn nhiều nhà thơ khác.  Một thí dụ thơ tự do trong bài nhớ của Hồng Nguyên :

                             "  Lũ chúng tôi 
                               Bọn người tứ xứ
                               Gặp nhau hồi chưa biết chữ
                               Quen nhau từ buổi một hai ..
                               Súng bắn chưa quen
                              Quân sự mười bài 
                               Lòng vẫn cười vui kháng chiến ..."

     Hữu Loan trong Mầu tím hoa sim :

                             Nàng có ba người anh 
                            Đi bộ đội 
                            Những em nàng có em chưa biết nói
                            Khi tóc nàng xanh xanh ...

    Ở Hoàng Cầm, qua bài Bên kia sông Đuống  :

                           Em ơi ! 
                          Buồn làm  chi 
                          Anh đưa em vê bên kia sông Đuống 
                          Ngày xưa cát trắng  phẳng lì
                          Sông Đuống trôi đi
                          Một dòng lấp lánh 
                          Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ ...

     càng tự do, bay bổng, ý thơ đẹp, tứ thơ thâm trầm, trong Nhà tôi của Yên Thao :

                           Tôi đứng bên này sông 
                           Bên kia vùng địch đóng
                           Làng tôi đấy: xám đen mầu tiết đọng
                           Tre cau buông tóc rũ ướt mưa sương 
                           Màu trắng vôi lôm lốp mấy khung tường
                           Nếp đình xưa người hỡi đau gì không ?

      đến một Vệ Quốc Em có tên tác giả là MINH TIỆP  **  trên   báo tường -  thơ tự do  ở đây là một bài  thơ hay, có gái trị tư tưởng, cấu trúc vững, mới ,nhiều tân ý ; chẳng khác gì nhà thơ kháng chiến chuyên nghiệp đàn anh, trong bài  Bức tranh sinh hoạt :

                          " Trung đội anh đóng bên bờ suối trong
                            Gió núi mênh mông rạo rực lòng
                            Xóm xa
                            Rừng rậm !
                            Đình chơ vơ đứng trên đồi nắng
                            Cây lũy
                            Tre thành  ..."

        thêm một Vệ Quốc Em khác , vẫn là thơ tự do , đăng trên bích báo .  Bài thơ  Bước đường công tác, từ cấu trúc, tư tưởng nghệ thuật, phải nói là tuyệt vời !   " Một khả năng ở bước đầu đi đã vững, hẳn thiên tài không  không chờ tuổi", ở tác giả có tên PHÙNG  , như chúng tôi đã nói về PHÙNG  : * *

                            "  Lời ai  còn  nhớ mãi
                               Lời ai còn bên tai
                               Lời ai còn vang dậy khúc đường dài
                               Lời ai khiến ta thêm dài nhịp bước   
                              Tàu qua Yên Bái 
                              Tàu đến Lào Cai
                              Rồi đỗ lại  
                              Ô kìa biên giới 
                              Cờ hồng bay phấp phới
                              Ai  đi Phố Lu
                              Ai rẽ Bắc Hà 
                             Làm ơn nhắn hộ ta 
                             Hỏi thăm đoàn Thiếu Sinh Quân 
                             Qua Bắc Hà công tác ...
                             Đoàn quân bé nhỏ oai hùng 
                             Bước đi mạnh dạn chập chùng đồi nương ..." 
-----
*  xem tập 2: NHÀ VĂN KHÁNG CHIẾN CHỦ LỰC 1945- 1950   trong bộ Lược sử văn nghệ Việtnam 1900-1956 / Thế Phong -   Nxb Đại Nam văn hiến , Saigon  - hoặc xem ở web NEWVIETART.COM
 ( France ) .
-----

     Thơ không  tuyệt đối, nói khác hơn, Thơ Đường chỉ có một giai đoạn của thơ Đường - thơ mới  cũng vậy , chỉ sống trong giai đoạn nào đó rồi nhường cho một loại hình thơ trẻ nhất khác.  Loại hình thơ trẻ nhất những năm 1950 là thơ tự do (xen lẫn thơ phá thể). Đùng đòi hỏi tuyệt đối loại hình  thi ca, như nhà thơ tượng trưng Pháp, A. Rimbaud,  từng đòi hỏi vậy - nhưng sự kiện này không tồn tại - rồi với chính thi nhân này , về sau bỏ thi ca đi buôn nô lệ kiếm tiền -  " bỏ thơ rồi ly dị thơ " - (  ý kiến  Lê Huy Oanh  thật chính xác đáng ghi nhận ). 

    Đại diện xu hướng thơ mới, số nhà thơ còn sót lại  từ tiền chiến, hoặc nhà thơ mới nổi lên sau này; làm thơ theo lối diễn đạt thơ mới có cải tiến ( thơ mới phá thể ), đó là Đinh Hùng - lớp nhà thơ cùng thời với Huyền Kiêu,  Hằng Phương ( nữ ) Tế Hanh,
 Trần Dần  ...- với tác phẩm Mê hồn ca  ( Hànội 1954) , xuất bản đúng vào chu kỳ Hội nghị Genève chia cắt đất nước : 20- 7- 1954) .  Tập thơ xuất đầu lộ diện  cho phong trào thơ mới ( giai đoạn cuối ) .

      Một số phương danh khác làm thơ mới , như Phan Phong Linh , Trương Uyên , Ho
Hoài Việt .. trong dòng thơ mới còn lại.   

     Qua xu hướng mới  , thơ tự do ỏ Hànội  vào giai đọan này, có Nguyễn Quốc Trinh, với thi phẩm Ươm Đẹp, mở đầu  thơ tự do thời ấy.   Một số nhà thơ khác   đồng lứa, như Song Nhất Nữ, Nhất Tuấn,  Đức Thái, Hoàng Phụng Tỵ,  Hoàng Song Liêm ..., chưa thể gọi là theo xu hướng thơ tự do được ; mặc  dâu, đôi khi họ cũng làm đôi ba bài,  được gọi là  
thơ tự do.   Kể cả 2 xu hướng  thơ mớithơ tự do cũng không hẳn có một ranh giới rõ rệt  -  chỉ nhà thơ không làm thơ tự do ban đầu, thì  đều làm thơ mới hoặc thơ phá thể . 

      Một số nhà thơ Pháp  : Baudelaire , Vigny, Lamartine, Musset ... có ảnh hưởng lón lao  đến các nhà thơ mới thời tiền chiến, tiếp theo - ở thế chiến thứ  hai - các nhà thơ Pháp, như  Prévert, Éluard , Breton, Soupault, Breton ... thay chân các nhà thơ  cổ điển Pháp.   

     Như ở trên, chúng tôi nhắc đến thơ tự do, khởi sự tư 1945, bắt đầu là Nguyễn Đình Thi, Yên Thao, Hoàng Cầm, Hồng Nguyên, Tất Vinh, Chính Hữu .. rồi đến Nguyễn Quốc  Trinh, sau  Hiệp định Genève  20 - 7 - 1954 ở lại Hànội .

     Đinh Hùng, nhà thơ siêu thực, người thơ và nhân vật thơ bí hiểm, thần kỳ, diễm ảo ; nhưng không phải là thiếu những bài thơ hay.   Trong Mê hồn ca  có nhiều bài thơ thoát tục  , rũ bỏ cuộc đời đang sống, bước vào thế giới ngõ khói công yên .  Ý  nghĩa thơ trong đời sống, chỉ là một  thứ tiêu dao , như quan niệm của nhà thơ ( anh rể Đinh Hùng )  là Vũ Hoàng Chương :

                     " Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
                       Bị quê hương ruồng bõ giống nòi khinh .." 
                              
         Một nhà thơ khác , Trần Thanh Đạm, tên thật Trần Đình Đạm , sinh 1919 -   tác giả Đạm hoa (Hànội 1949)  - hồn thơ chưa siêu phách đến mức toàn hơi thở ngõ khói công yên  của Đinh Hùng - thơ ông còn  có nhiều bài làm theo loại  thơ  mới pha thơ Đường , nhưng không nổi trội.  Trần Thanh Đạm qua thi tập Đạm hoa, so với Mê hồn ca, hẳn 1 trời một vực  - cũng những vần thơ phản ảnh sự trốn mình, khóc thời đại nhiễu nhương, kiếp phù sinh trôi dạt bến mê  hoài công sinh tồn ! 

     Trương Uyên ( báo Giang sơn ) , Huyền Quang ( báo Tia sáng )   , số nhà thơ tiền chiến  sót lại, chưa có bản sắc thi ca riêng, một số bài thơ chỉ có tính cách góp mặt trong
 chợ thơ mới hậu chiến ( trong thành Hànội)  cho đông đảo mà thôi !

     Riêng Nguyễn Quốc Trinh mở đường thơ tự do ( trong thành  Hànội 1950-54)  được coi là khám phá mới về thơ tự do , như Hégel quan niệm : thơ trẻ nhất nhân  lọai  ở thời hậu chiến  thập niên 50 .   Nguyễn Quốc Trinh cũng không thể cưỡng được,  là chịu ảnh hưởng thơ tự do trong vùng kháng chiến , như vừa nhắc trên kia, hoặc xa hơn,  Éluard, Simonov, Aragon,  Lorca ... 

     Thơ tự do không   nhận nhịp điệu như thơ mới , song cách gieo nhịp có tiết tấu riêng . Thơ tự do tổng hợp các thi pháp, đủ  các loại hình  thơ,  đôi ba , năm , bẩy tám chữ, , có khi trên 10 .   Lối thơ tự do Maiakovski, thơ bậc thang, không phải thơ văn xuôi
  ( pòeme en prose ) .  Âm nhạc hòa hợp với tư tưởng haythơ tự do , song quan trọng hơn, vẫn là  tân ý.    Càng nhiều tân ý bao nhiêu  đạt đỉnh cao bấy nhiêu.   Cũng có quan niệm cho rằng : nhạc không có tư tưởng là âm nhạc thuần, tư tưởng không âm nhạc là văn xuôi  - như thế - Mallarmé có thể gọi là nhà thơ tự do đầu tiên của Pháp - danh xưng   thật toàn  bích  .  Còn với Lỗ Tấn , thơ phải : "  thơ phải cảm rồi mới hiểu, hiểu trước  sau mới cảm,   đích thị văn xuôi ". 

    Nguyễn Quốc Trinh  điển hình thợ tự do  ở   thời đoạn 1950- 1954 ở Hànội , bao trùm Hoàng Phụng Tỵ, Hoàng Song Liêm, Nguyễn Quốc Dương, Song Nhất Nữ, ... Còn số nhà thơ khác , như, Mọc Đình Nhân  với Hương mùa loạn ( Hiến Nam , Hànội 1954) , Hương mùa chinh chiến, thơ Hồng Anh, Mùa  ly loạn, thơ Anh Quân, thơ Nam  Tê - hoặc thơ lẻ đăng trên các báo của Văn Thế Bảo, Vương Đàm , Phạm hữu Khánh ,  Anh Quân, Nam  Tê, ... chưa  có bản sắc độc đáo  - tuy nhiên, họ  là người  có tâm hồn làm thơ, ít kết quả  nổi trội .

     Ngoài  Nguyễn Quốc Trinh, còn nhóm thơ  Hoa Phượng, trưởng nhóm, Huyền Giang. + Vân Long, Băng Sơn, Hương Huyền  ( Lê Thị Hồng Châu ) , Huyền Vân ( nữ )  đều là khuôn mặt thơ khả ái của một giai đoạn.  

     B8ng Sơn   là  nhà văn viết tạp bút rất độc đáo, tư tưởng mới, ý tân kỳ, văn thể đặc biệt không thể lẫn với văn phong một  ai khác.   Tạp bút  Băng Sơn thường đăng tải trên các báo :  tạp chí Quê hương, Tia sáng, Giang sơn, ...  ( Hànội )  và tuần báo Đời mới ( Sài Gòn ) .

     Nhà thơ Vân Long  còn viết truyện ngắn, đôi ba truyện rất đặc sắc như truyện  Đói trên Đời Mới ( Sài Gòn )  - và Huyền Vân  với truyện ngắn Tuổi xuân, viết thật hay,  đăng trên Quê hương  ( Hànội ) .

    Huyền Giang với lối thơ 5 chữ rất độc đáo, mượt mà, ý thơ sâu sắc.   Sau 1954, ông cộng tác với  tạp chí Văn nghệ tập san ( Sài Gòn ) -- cho đăng những bài thơ  Ngày mai hoa nở , hoặc một số bài khác trên tạp chí quân đội  Phụng sự,  hoặc tuần báo Văn nghệ tiền phong, nói về đời sống quân nhân, bởi  tác giả,  một sĩ quan  quân đội miền Nam .

     Bình diện thi ca miền Bắc còn phong phú hơn, nhờ sự đóng góp của số nhà  văn, thơ khác, như Hoàng Công Khanh, qua bài Lá thư gửi mẹ hoặc Khúc quân hành, thơ Thanh Nam, thơ Trần Nhân Cư, Hoài việt, Huyền Quang, Nguyễn Hoàng Quân . []

     thếphong


                                   

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ