Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

nhà phê bình văn học : thiếu sơn ... -hoàng tấn

  

                                    nhà  phê bình văn học  :
                                          thiếu sơn - lê sĩ qúy
                                                hồi ký văn học : hoàng tấn 

                 Thiếu Sơn, tên thật Lê Sĩ Quý, nhà phê bình văn học, đã từng nổi tiếng ở Sài Gòn trước Cách mạng tháng 8, với tác phẩm Phê bình & Cảo luận.   Cuối 1949, ông rời bỏ Sài Gỏn, vào Khu tham gia kháng chiến.
                 Khi Pháp tái chiếm Sài Gòn  , Đảng xã hội Pháp ( SFIO)  có mở một chí nhánh ở Việtnam  ( SVIO) , ông được bầu làm  tổng thư ký.    Đảng Xã hội Pháp chủ trương phản đối chinh sách  Pháp xâm lược Việtnam , âm mưu chia cắt , chia để trị . Tại Sài Gòn lúc đó, quy tụ dưới  lá cờ SVIO có khá đông nhân sĩ , trí thức yêu nước.   Nhưng SVIO hoạt động không được bao lâu , thì bị Phòng Nhì Pháp đe dọa khủng bố .  Cao điểm,  chúng cho cảnh sát bắt một nữ ký giả Pháp là đảng viên  Xã hội, biên tập viên báo Justice- vì đã viết bài phê bình  phê phán chính sách thực dân Pháp ở Đông Dương.   Một nhà báo Pháp  nữ bị cạo trọc đầu,  giải đi qua các phố bêu nhục.   Thấy vậy, nhà báo Thiếu Sơn  liền  bỏ Sài Gòn, đi theo Kháng chiến.   Cùng thời điểm này,  Vũ Tùng, Dương Tử Giang, Trúc Khanh, Hoàng Tố Nguyên, Vũ Anh Khanh lần lượt bỏ  theo ,  vào Khu.
               Cách mạng đánh giá khá cao  khả năng làm báo  Thiếu Sơn, đưa ông vào tăng cường Ban   biên tập báo Cứu quốc Nam Bộ.   Những bài viết   của ông rất giá trị, góp phần đắc lực cho việc tuyên truyền chuyển sang giai đoạn tổng tấn công. (....)  Ngoài việc viết báo, ông còn được Ban tuyên  giáo trung ương phân công viết cuốn Những người làm nên lịch sử.   Ông  say sưa viết ngày đêm, rất khâm phục  Hồ Chủ tịch, và đã viết câu đối bằng chữ Hán:
                                           
                               Ái chúng. Ái dân. Ái quôc thiên hạ gian tà giai táng đởm
                          Chí nhân. Chí dũng. Chí Minh hoàn cầu tuấn kiệt tận khuynh tâm  

          (  ...  )  Nhà phê bình văn học Thiếu Sơn   tính tình vui vẻ, điềm đạm, khiêm tốn, hoà mình mau lẹ với mọi người xung quanh.  Đi bộ ngoài đường, gặp người có tuổi, ông thường lên tiếng chào trước, bất kể quen, hay lạ.    Ông được xếp ở trong  nhà  dân, phòng  rộng rãi,   thường dậy sớm, nấu nước pha trà, luôn luôn  tìm chủ nhà mời  ly trà đầu ngày.  (...)
              Những ngày ở khu, ông sợ nhất có 3 điều:
                    -  máy bay địch bắn phá .
                    -  leo cầu khỉ chênh vênh, sợ té ngã
                    -  đỉa  bám vào  thân thể .
                 Mỗi khi nghe động cơ máy bay địch, từ xa vang lại,. không cần biết máy ba loại gì : tiêm kích, bà già do thám, phóng pháo cơ ném bom - thì trước tiên,  ông  nhớn nhác tìm chỗ trú ẩn  . Ông thường nói:
                  " Tránh voi chẳng xấu mặt nào !"
                 Còn cầu khỉ, nó là cái vốn của vùng giải phóng, đi đường nào cũng gặp, ông rất khổ.  Cầu khỉ thì dân kháng chiến chẳng  ai lạ lẫm,  rất khó đi, trai nhanh nhẹn thì vừa bước, vừa nhảy; hụt chân thì ngã đùng xuống nước, rồi lội qua - còn các cô thì lần dò từng bước, hoặc nắm tay nhau dìu qua, hoặc bò cả 2 tay, 2 chân, qua được cũng đứng tim, hú cái hồn hoặc vui cươi ngặt nghẽo.  
                  Riêng nhà phê bình văn học Thiếu Sơn,  thân người  phục phịch , châm chạp, có tuổi 1 phần; nếu  không được ai dìu qua cầu khỉ thì đành chịu thua .   Có 1 lần, ông đi một mình trên cầu khỉ, ông vừa đặt chân lên  đầu cầu thì nó liền  quay vòng, xuýt nữa  bị té rơi xuống nước.   Còn lội qua nước thì lại sở đỉa, ôi con vật kinh khủng, mới chỉ nhúng chân xuống, ở đâu đã bu tới, cái  đầu ngo ngoe bám vào chân , nhìn thấy phát khiếp !   Bữa ấy, ông quyết định ngồi trên bờ chờ, không tự một mình đi qua cầu khỉ, ngồi lâu chẳng thấy ai đi qua, ông  sụt sịt khóc.
                Trở lại chuyện máy bay, có một buổi, ông đang tập trung viết bài,  tiếng máy  báy rú liên hồi gần tai , thì mới nghe thấy . Máy bay bay đảo sát mái nhà, ông vừa hô hoán vừa chạy ra sau nhà, lính quýnh làm sao, té nhào xuống một vũng nước, may là nước cạn.  máy bay bắn ở đâu đó một lúc rồi bay đi, bỗng dưng nghe tiếng  hét thất thanh :
                 " Chết tôi rồi ...! "
                 Anh em ùa ra, thấy ông nằm trên bờ, quần áo ướt  sũng, một bên đùi đẫm máu; bèn khiêng ông vào nhà, chuẩn bị xuồng đưa ông đi  cấp cứu.   Trong khi chờ đợi, một anh lật quấn ống ra xem vết thương ra sao , thì  bắt gặp  .. 1... 2,  3  chú đỉa trâu, bụng căng phồng máu rơi ra.   Chúng húit máu đã no, no rồi mới chịu nhả. 
                 Anh em trong cơ quan cười xòa.  Và ông cũng đành phải cười theo , có một anh đưa lời bình:
                " Những người làm nên lịch sử, không ai chết bì bị đỉa cắn ! "
                 Nhà phê bình văn học Thiếu Sơn sợ máy bay , sợ cầu khỉ ,  sợ đỉa; nhưng lại tỏ ra không sợ  Pháp thực dân và tay sai. ...
                 Ông đã bị bắt tới 3 lần  giam tù. Năm  1949 mới ra tù,  lại ra khu, rồi  quay trở lại Sài Gòn, bị "ông cò tây Bazin"  bắt nhốt , giam tại bốt  Catinat .  ...
                  Sau hiệp định Genève, ông được phân công ở lại hoạt động tại Sài Gòn, lại bị chinh phủ Ngô Đình Diệm bắt vào 1957.
                Năm 1968,  tham gia lễ ra mắt Lực lượng dân chủ hòa bình Việtnam, ông lại bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt giam vào 1972, và chỉ được thả cho Chính phủ Cách  mạng lâm thời nam Việt Nam vào 1973.
                 Từ Lộc Ninh, ông được đưa ra Hà Nội  điều trị bệnh , rồi  đi công tác tại Paris cho tới ngày miền Nam được giải phóng vào 1975, ông trở lại Sài Gòn.
                  Nhà văn, nhà báo lão thành Thiếu Sơn đã nhiều lần vào chiến khu, nhiều lần bị địch bắt, tù đày, giam cầm - luôn giữ vững lập trường, lòng sắt son với tổ quốc.  Một con người lạc quan, yêu đời, sống thanh cao, liêm khiết, dùng ngòi bút sắc bén, phục vụ sự nghiệp báo chí theo lý tưởng  tới hơi thở cuối cùng. 
                   Nhà phê bình văn học  Thiếu Sơn mất vào ngày 5 tháng 1 năm 1978. [].

   HOÀNG TẤN
  ( 1920 -  2003, tp. HCM )

nguồn NGƯỜI XƯA MÌNH NHỚ   / HOÀNG  TẤN -            
            (  Nxb Đồng Nai, 2001 - tr. 131 - 135 )

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ