Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

cảm nghĩ & phê bình - bản thào nguyễn trọng văn



                         cảm nghĩ & pbình : nguyễn trọng văn
                                                        đường bá bổn


               Lời dẫn :  ...  trước khi  anh bi tai biến ( 2004), Nguyễn Trọng Văn lái xe hơi con cóc Wolkwagen đến tôi chơi.  Có lần vắng nhà, anh để lại CẢM NGHĨ  &  PHÊ BÌNH  (  sách khổ 21 x 27, dày 118 trang)  gồm bài viết đã đăng hoặc chưa đăng sưu tập lại, gồm 26 bài :

                     - Lời nói đầu - Sấm Trạng  Trình - Sân chơi Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Những tác giả cần nghiên cứu  (  46 vị : Nguyễn Văn Trung,    Lý Chánh Trung,    Thanh Lãng,    Nguyễn Duy Cần,    Nguyển Đăng Thục
 Nguyễn Văn Linh  , Võ Văn Kiệt,    Lê Tôn Nghiêm ,  Trần Thái Đỉnh, Nguyễn Ngọc Lan,   Chân Tín,   Dương Văn Minh,  Minh Chi,  Thích thanh Từ,    Phạm Thiên ThưThích Nhất Hạnh,   Thích Trí Quang , Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Đăng Trừng, PhạmVăn Hạng,   Nguyễn Hàm , Dương Văn Ba,    Nguyễn Quốc Thái, Võ Sĩ Khải, Trương Thìn, Phạm Công Thiện,   Trịnh Công Sơn,    Ph.Trọng Cầu,  Lê Mạnh  Thát,  Bùi Giáng, Trường Chinh, Ph.Văn Đồng, Võ Ng Giáp, Trần Độ  ,  Trịnh Đ Thảo,  T.T.D. Kỵ,  Tr. Bạch ĐằngNg. Đình Đầu , Cao X Hạo,  Lữ Phương,   H.N. Phương,  Hà Sĩ Phu
 Tr. Đức Thảo,   D.Ng Dũng,   Ng. Q. Thắng.  Phạm Duy,  Kim Cương , 47 ..., 48 ... *     -  Gặp lại Thế Phong - NIETZSCHECâu chuyện  người gác cầu -   Một nhà triết lý Made in Việtnam -   Ảo tưởng của người cầm bút trên 60 - ý nghĩ thoáng qua -  Hoàn cảnh người cầm bút, trước và sau 1975 -  GEORGE BUSH -   Trao đổi với Nguyễn Hưng Quốc -   Có thể tách tôn giáo khỏi chính trị  không ? - Tập tễnh làm thơ - Sự khiêm tốn ngây thơ -  Đoạn trường vô thanh - Từ HảiVô minh - Truyện Hà Ô Lôi dưới cái nhìn phân tâm học -    Cần thay đổi quan niệm lỗi thời về tri và hành - Email : Re: Tri và HànhNgụy biện - Tóm tắt bài tham luận về Ngụy biện - Nhận định về thời" trục"  trong triết học hiện sinh   của Karl Jaspers - Nhận định về" Thời trục"  ( phần 2 ).
-----
*-   những tên viết tắt, gạch dưới, hoặc không gạch dưới , chép đúng nguyên văn của tác giả ( trừ Nguyễn Q. Thắng, bút danh  đúng  trên sách tác giả  Nguyễn Q. Thắng. 
  -   Nguyễn (VĂN ) Hàm  làm thơ,  ký Ngũ Hà Miên .Sau 1975, một thời gian  ngắn  giữ chức Phó chủ tịch ủy ban thành phố , thời đầu của Ủy  ban Quân quản.     ( TP)

              ... lướt qua, tựa đề thật  interesting bàn vế; triết học, chính trị, tôn giáo,  xã hội,  vấn đề thiết thân đối với  ai cần tìm hiểu, xem tác giả bàn ra, tán vào, có  ích quốc , lợi dân ra sao ,  chữ nghĩa văn chương hay . dở thế nào ?  chẳng hạn bàn về" Hà Ô Lôi   phân tích  qua  Freud, phân tâm học',   nào chuyện' giao tranh nguyên lý khoái lạc của libido ,   chuyện An phủ sứ Doanh và   nàng  Vũ Thị ' phu  quân phụ mệnh vương sang xứ Bắc, sao đêm về ( ấn ái)  mà  ngày lại không thấy ( mặt )  ?,, vỗ tay  ca ngợi  ' con cóc trong hang ' với  lời bàn Nguyễn Hưng Quốc ,   tới  ' Nhà triết lý thực dụng made inViệtnam,,  qua' Tập tễnh làm thơ' ,   rồi yêu cầu ' Cần thay đởi quan niệm lỗi thời về TRI và HÀNH ;  lại   Tóm tắt bài tham luận về Ngụy Biện  v. v . ... toàn chuyện  gợi mở  thích thú , chẳng riêng  bàn về  cái LINGA đâu...? "  
                ...  bây giờ  chuyển sang chuyện thời cuộc,   cứ  hình dung , ở thời kỳ 1964, tính  hình chính trị sôi động ở miền Nam, hết  chỉnh lý   thì  đảo chính,  có một tướng": râu dê lún phún  quanh mép"  - đó là  đại tướng Nguyễn Khánh đang  hãnh tiến  múa may trên sân khấu chính trị -   trong khi đó,  sinh viên  Saigon biểu tình dữ dội -  và có một  chàng sinh viên triết tốt nghiệp Đại học Dalat ,   thân cao lớn, bệ vệ,  khỏe mạnh, da trắng trẻo, mặt vuông chữ điền,  môi dày , mắt sáng đang hì hục  cùng đám biểu tình lập úp  chiếc xe díp lùn màu xanh ô-liu của Mỹ, miệng gào thét " Yankee go home"- đó là Nguyễn  Trọng Văn, giáo sư dạy triết - ( mà người vợ đầu gối tay ấp,  lại go home  cùng một đại  Huê Kỳ cố vấn?)  -   thì    gần 30 năm sau, lại chính NTVăn  lại  có bài viết về GEORGE BUSH -  và  vẫn NTVăn ,tác giả PHẠM DUY ĐÃ CHẾT NHƯ THẾ NÀO?  ( Văn Mới, Saigon 1971), nay lại  xét lại trường hợp Phạm Duy,  trong 46   "tác giả  cần nghiên cứu "    ...
                  .. sau 1975, Nguyễn Trọng Văn   giảng dạy  bộ môn  triết Tây  Đại Học Tổng hợp tp. HCM cho tới khi  nghỉ hưu.    Năm 2007, Nxb Thanh niên  ( Chi nhánh tại tp. HCM ) cấp phép tái bản FREDERICK NIETZSCHE & CHỦ NGHĨA ĐI LÊN CON NGƯỜI /  THẾ PHONG,- NTVăn viết giới thiệu.
------
*  Đại Nam văn hiến xb, Saigon 1960, 1965, 1967 )

                                                                                 LỜI GIỚI THIỆU
                                                            nguyễn trọng văn viết.

                   1. BBC  News Online : " Who was your  choice for the greatest thinker of the last 1000 years ?"
                    Kết quả : 1- Marx, 2- Einstein,  3. Newton,  4 - Darwin, 5 - Thomas Aquinas, 6- Stephan Hawking, 7- Kant,
 8- Descartes, 9- Maxwell,    10 -  Nietzsche .
                   2. Người đứng đầu, người đứng cuối bản danh sách, những nhà tư tưởng lớn của nhân loại 1000 năm qua .

                                                                                   a) Khác nhau :

                              Marx                                                                                                 Nietzsche
   
                      - Hòa mình vào quần chúng                                                          - Khinh bỉ quần chúng, cái " người ta "
                     - Từ bỏ xã hội  thượng lưu                                                              - Ngoi lên đỉnh cao của xã hội  thượng lưu
                     - Ngọn đuốc  mở đường cho thới mới.                                         - Ngọn đuốc cuối cùng của thời đại cũ
                        Gác việc lý giải thế giới, bắt ta
                        cải tạo thế giới .

                                                                                     b) Giống nhau :

                       b1-   Nhu cầu sáng tạo của con  người  ( đây  chỉ nói phần liên quan tới Nietzsche).
                       b2-    Sáng tạo là quyền lực của Thượng đế ( sáng tạo từ hư vô - création ex nihilo )
                                 con người không biết sáng tạo, chỉ bắt chước ).
                                 Nietzsche nói một ý rất ngỗ nghịch : không  những có khả năng sáng tạo, con
                                 người sáng tạo ra Thượng đế,con người không phải là tạo vật của Thượng đế
                                  chính Thượngđế là tạo vật con người .

                           NIETZSCHE  & CHỦ NGHĨA ĐI LÊN CON NGƯỜI  /  THẾ PHONG

                                                                       có thể hiểu theo  ba cách :

                         - Đi lên đi tới con người , đang ở trạng thái thấp hơn con người nên phải vươn tới
                           con người như một lý tưởng.   Cách hiểu này có vẻ không hợp lý vì những tư tưởng về 
                           Siêu  nhân , về cuộc giao đấu kinh hồn giữa con rồng và con sư tử trong biển cát bỏng
                           cháy ngoài sa mạc ...   cho thấy Nietzsche không coi chúng ta  ở trạng thái thấp kém hơn
                           con người.
                         - Đi lên  cũng có thể hiểu  theo một nghĩa khác.   Đi lên là đi từ  con người về vươn tới một
                           lý tưởng cao đẹp hơn con người.  Nietzsche đã  chẳng từng tuyên bố Thượng đế đã chết, 
                           thế hệ Con Người Siêu Nhân  - Surhomme - xuất hiện.   Trong tác phẩm nổi tiếng
                          Triết học hiện sinh ( những bài báo  ngắn viết từ 10/ 1961 đến 9/ 1962 ), giới thiệu triết học
                           hiện sinh, được in thành sách năm 1967 - Thời Mới Sài Gòn xuất bản - Lm Trần Thái Đỉnh
                           đã dẫn những đoạn quan trọng như sau :
                          -  Thượng đế đã chết :
                           "... Nhưng hiện sinh của Nít- sơ ( Nietzsche)  khác hiện sinh của Kiếc-kê-ga ( Kiekegaard)
                            nhận sinh họat tôn giáo  là hình thức hiện sinh cáo quý và trung thực nhất, trái  lại Nít-sơ
                            gớm ghét  tất cả mọi hinh thức tôn giáo và coi tôn giáo là hiện sinh nô lệ.  Do  đấy  Nít-sơ
                            chủ trương: " Thượngđế đã chết rồi, phải giết Thượng đế thì con người Siêu nhân mới có cơ
                            xuất hiện ".  Hiện sinh của Nít-sơ  là thứ hiện sinh gắn liền  với trái đất này; hiện sinh đó 
                            chỉ nhận những thức ăn của trái đất thôi.   Cũng vì thế, chúng ta coi Nít-sơ như ông tổ  của
                            tất cả và vô thần trong phong trào hiện sinh.  Hiện sinh của Nít-sơ cũng như hiện sinh của 
                            Xac-tơ- rơ ( Sartre)  và của Gi-đơ (  A. Gide) chỉ là hiện sinh của đời này  mà thôi, không
                            có hướng lên Thượng đế và cũng không hướng về một đời sau nào hết.
                                   ( S.đ.d, tr. 131)

                                                                                   SIÊU NHÂN

                                "... Người hùng không lấy làm vinh dự khi  người ta cũng nghĩ như mình; trái lại ông thấy mất thể diện vì người khác   cũng đồng ý với mình, vì như thế là mình  chẳng hơn họ chi.   Người hùng phải nói :" Ý kiến  của tôi là ý nghĩ của tôi; người khác không  ó quyền nghĩ như thế  ( ...) Của hiếm dành cho loài người hiếm "
          ( Par delà  Bien et Mal . Aph. 160., 42 , S,đ.d tr. 137)
                               "... Con  người đi tìm chân lý cần phải biết yêu những kẻ thù địch của mình và cũng phải biết ghét những bạn thân của mình nữa ( ...) Hãy coi chừng đừng để thần tượng đè chết nhé "
           ( Ainsi parlait  Zarathoustra, tr. 106. Sd.d, tr. 116)
                                  Vậy theo cách hiểu thứ hai , phải đi từ con người để vươn tới những giá trị, những mẫu người cao đẹp  hơn nhưng trên thực tế những giá trị, những mẫu người mà Nietzsche mơ   ước đã xuất hiện chưa ?  ( trừ phong trào Đức Quốc xã, nhưng đó không phải là ý tưởng của Nietzsche) .  Tham vọng  bỏng cháy của ông kết cục ra sao, vẫn còn là nghi vấn.
                                  
                                      CÁCH THỨ BA LÀ CÁCH MÀ,  THEO TÔI NGHĨ,

                                Thế Phong muốn dành cho chính bạn, tự nghiền ngẫm và rút ra kết luận : Nietzsche và chủ nghãi đi lên con ngườiĐi tới hay Đi lên con người ?  
                                Theo  tựa đề cuốn sách và theo những chĩ dẫn có tính gợi mở  của người đã thu nhập và phổ biến chủ nghĩa hiện sinh vào Việtnam, bạn nghĩ gì về ông tổ của hiện sinh vô thần ?

                                 Từ năm 1961-1962 đến nay , biết bao vẫt đổi sao dời:
                                  - sự sụp đổ  của chế độ Ngô Đình Diệm ( 1963)
                                  . Mỹ bắt đầu ra đi ( 1973)
                                  -Đại tháng múa xuân   ( 1975)
                                  - đêm trước của Đổi Mới ( 1986)
                                  - Đổi Mới ( 1986)
                                  - Hiện đại hóa, Hội nhập ( 2000 , ... )
                                  -triết học hiện sinh, hữu thần hay vô thần ,

                                    nay còn ảnh  hướng nào chăng ?
                                  Dù bạn   tiếp thu hay phản bác từng phần, Nietzsche vẫn luôn luôn là một triết gia quan trọng.  Đây là cuốn sách về NIETSZCHE , hãy cầm lên và đọc đi.   []
                                                            
               N.T.V.   (*)
          (  tháng 7 / 2007 )

----------
*  giảng dạy bộ môn triết Tây  Đại học Tổng hợp tp. HCM sau 1975, còn là tác giả PHẠM DUY ĐÃ CHẾT NHƯ THẾ NÀO  ? (   Văn Mới xb, Saigon 1971).

 Đ.B.B.
    


                 
                            

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ