Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

mai đình, một mối- tình -thêm của hàn mặc tử / bài: hoàng tấn

                    mai đình:
               một  mối-tình-thêm hàn mặc tử (1)                          
                                            bài viết : hoàng  tấn

-  ... trong tương lai tất cả đều tan biến, cái còn lại gì đó, chính là thơ  Hàn Mặc Tử ' ( Chế Lan Viên khẳng định  ).
-  ... này hỡi Chế Lan Viên, người em kết nghĩa của ta, vậy thế còn ... còn ... còn cả ta, Xuân Diệu nữa, cũng sẽ 'tan biến ' thật sao ? ( Xuân Diệu phản bác ) .

- ... chị ( Mai Đình) có thể cho biết, chị yêu HMT tự bao giờ, tình yêu ấy có đúng như Chế lan Viên  nhận xét:"  đó là tình yêu cao đẹp, trong sáng, chỉ nghĩ đến người  mình yêu mà quên mình ..."
 ( Xuân  Trâm phỏng vấn Mai Đình) .

- ... Hàn Mặc Tử tặng tôi tập thơ đầu tay GÁI QUÊ với lời thiết tha, nên  đã không ngại bệnh tật hiểm nghèo có thể lây lan của HMT, mà đến với tác giả ... ' ( Mai Đình ). 



         Đầu xuân Quý dậu ( 1993)  , nữ sĩ Mai Đình ghé thăm  và chúc tết gia đình chúng tôi.    Cùng đi có chị Kiều Anh, chủ nhiệm Câu lạc bộ  thơ Tân Bình.   Chúng tôi lại có thêm  niềm vui nhân dịp xuân về.
              Nữ sĩ Mai Đình  khoe, tết Quý dậu đã có bài thơ khai bút.   Nói xong, chị dọc bài thơ hai khổ.
              Rồi  hết chuyện đông sang chuyện tây, chuyện cổ tới chuyện kim.   Nhưng nói gì thì nói, cuối cùng cũng xoay quanh  chuyện về Hàn Mặc Tử.   Tôi đáp:
              - ... mấy năm trước của 1940, ở Nam Kỳ, Hàn Mặc Tử đã cùng thuê chung một căn gác ở đường Espagne với Hòang Trọng Miên , Thúc Tề và họa sĩ Việt Hồ.  Cuộc sống của họ thật chan hòa tình bằng hữu.   Hồi  ấy, Hoàng Trọng Miên đang chủ trương  tuần báo văn nghệ Người Mới.   Thúc  Tề  đã có nhiều mặt sách trình làng, như Nợ văn, Phù dung, Nhan sắc.. được giới trẻ Sài Gòn  mến mộ; còn họa sĩ Việt Hồ, họa sĩ sáng giá đang trình bày cho báo Paris Match ở Paris.
              Tôi quay sang hỏi mai Đình:
              - ... lúc ấy chị có biết Hàn Mặc Tử viết cho báo nào không ?
               Chị Mai Đình đáp rất thực thà :
              - .. làm sao biết được, vì lúc ấy tôi đã được quen Trí  (2)  đâu ?
              Tôi đáp:
              - nếu tôi không lầm, thì thời gian này, Hàn Mặc Tử đang cộng tác với báo của ông bà Nguyễn Đức Nhuận, phụ trách  Phụ trương Văn nghệ, đồng thời cũng đưa thơ mới làm cho Hoàng Trọng Miên đăng trên báo  Dân Quyền.
              Mai Đình nheo nheo cặp mắt, dường như cố nhớ lại dĩ vãng quá xa xăm.   Tôi tiếp lời:
              - Ít năm sau đó, tôi cùng Lê Tràng Kiều, Thiếu Sơn về cộng tác với báo Hạnh Phúc của Võ Tuấn Khanh - cùng dịp này - có đôi bài thơ gừi đăng trên nhật báo  Saigon của ông bà Bút Trà, do đó có dịp quen ông .   Lúc này, các nhà văn, nhà báo muốn kiếm nhau thật  dễ dàng.   Cứ đảo một vòng   qua các bia bockPlace Cuniac , rẽ qua Nhà hàng Thanh Thế, hoặc ngược lên Continental là gặp đủ mặt anh hùng Lương Sơn Bạc.
               Cứ thế, lâu ngày  thành quen nhau, các vị biến những nhà hàng, tửu quán thành nơi làm việc, thành tòa soạn lưu động.   Tùy phái  muốn đến lấy bài, thầy cò muốn có bon à tirer (3)  , cộng tác viên  muốn gặp bỉnh bút; thậm chí công nhân ấn loát muốn xin tạm ứng lương ... cũng xin mời đến  những nơi trên, nhất định sẽ gặp người cần gặp.
                Mai Đình và Kiều Anh  đều tỏ ra kinh ngạc về cung cách sinh hoạt  thời đó, rồi giục tôi nói tiếp.  Tôi kể có lần, tôi đề nghị Bút Trà nói về Hàn Mặc Tử, thì ông Nguyễn Đức Nhuận  nói đại ý; hồi ấy Hàn Mặc Tử là một thanh niên nhu mì, hiến lành, ít nói.   Nhà thơ Phong Trần (4)  của chúng ta  lúc nào cũng chỉ nghĩ đến thơ , đến làm thơ.   Hình như,  đối với thi sĩ, trên đời này ngoài thơ ra, mọi vật đều vô gái trị.   Rựou không uống, thuốc lá không hút, trà không uống; thậm chí thờ đó trự nào  cũng phải có  Phù dung  nương tử (5)  làm bạn đường,  đối với  Hàn Mặc Tử thì đó là chuyện xa lạ.   Và Bút Trà kết luận:
              - Tôi nhận được thư Hàn Mặc Tử  xin thôi việc để về Quy Nhơn.  Thế là, tôi tự xét mình, xem có điều chi không phải trong cách ứng xử không; khiến  một tài năng đã bỏ tôi ... thật đáng tiếc !
               Thấy tôi trầm ngâm, hút thuốc giây (6)  lâu , Mai Đình nhắc tôi kể tiếp.
               - Ít lâu sau nữa, tôi được Trúc Khanh  mời về làm thư ký tòa soạn báo Ngày mai, và sau đó tôi cùng Hoàng Phố  chủ trương báo Thanh niên mới.   Ở 2 tờ báo này , tôi có dịp quen biết thêm nhiều bạn mới, trong đó có Nguyễn Tử Anh ( con của  học giả đông y sĩ nổi tiếng Nguyễn Tử Siêu) . Nguyễn Tử Anh có  có một thời cộng tác với báo Saigon, nên có dịp gần Hàn Mặc Tử.  Rồi  Tử Anh cho  biết thêm:
                - Hễ ai noi chuyện mỹ nhân, giai nhân; thì Tử đều  đỏ mặt tía tai và nói lảng sang chuyện khác.   Có lần, Tử Anh hỏi Hàn Mặc Tử : " ...vậy  ở Saigon hiện nay, anh có yêu cô nào không ?" - thì HMTử lạnh lùng đáp:".. Chỉ một nàng Thơ".  Tử Anh nhận xét ".. vậy đó, từ khi ra miền Trung, HMTử yêu hết người này đến người khác, cho đến khi tắt thở vẫn còn yêu ".
                Nhắp ngụm trà sen đầu xuân thơm ngát, tôi chậm rãi  hỏi Mai Đình và Kiều Anh:
                - .. .trong giới quần thoa thì không nói làm gì, nhưng trong giới mày râu thanh khí, ngoài Quách Tấn, Bích Khê,  Yến Lan, đố các bà biết Hàn Mặc Tử còn yêu ai và ai được  HMTử yêu ?
                Không chút suy nghĩ , cả Mai Đình lẫn Kiều Anh đều đồng thanh:
               - Chế Lan Viên  .
                Tôi tiếp:
                - rất đúng, tất là không sai rồi !  quả  thật vậy, kể từ sau Hội nghị Genève, tập kết ra Bắc đúng 21 năm; tôi thấy, trong bất cứ cuộc hội nghị  lớn, nhỏ nào; ở khắp mọi nơi, khi có dịp được mời phát biểu về thơ, y như rằng Chế Lan Viên  nhắc tới cố tri Hàn MặcTử .
                Và một lần  trong cuộc mạn đàm  về thơ tại phòng văn nghệ Đài Tiếng nói Việtnam, Chế Lan Viên phát biểu :
                - ..  trong tương lai  tất cả đếu tan biến, cái còn lại gì đó, chính là thơ Hàn Mặc Tử .
                 Chế LanViên chưa dứt lời, Xuân Diệu đứng lên phản bác kịch liệt.   Những ai có mặt ở đây đều thông minh, hiểu ngay ý đồ tác giả Thơ Thơ :
                -... Này hỡi Chế Lan Viên ,  người em kết nghĩa của ta, vậy thế còn .. còn... còn cả ta , Xuân Diệu nữa, cũng ... sẽ " tan biến" thật sao ?
                   Nãy giờ Xuân Trâm (7)  mải lo  châm trà tiếp khách, vốn cũng quen biết  Mai Đình từ hơn 10 năm trước, khi 2 người cùng công tác trong Hội Phụ nữ, mới lên tiếng cắt ngang :
                  - Tôi xin lưu ý quý vị, thời điểm 21 năm chống Mỹ, và cả trước đó, 9 năm kháng Pháp  ; vì nhiều lý do như các vị đã rõ, nhiều nhà văn, nhà thơ trước 1945 không hề được nhắc nhở ...  Chế Lan Viên dám đề cao  Hàn  trong thời điểm trên, là nhờ anh có thế  có thần vững  lắm !
                   Tuy đã quá hạn cho phép, nhưng dây pháo vẫn tiếp tục thi nhau nổ, như thách thức, nổ giòn càng nhiều hơn; khiến câu chuyện giữa chúng tôi phái đứt quãng.
                   Đoạn quay sang Mai Đình,  Xuân Trâm hỏi:
                  -.. chị có thể cho biết, chị yêu Hàn Mặc Tử tự bao giờ, tình yêu ấy có đúng như Chế Lan Viên nhận xét'  đó là tình yêu cao đẹp trong sáng, chỉ nghĩ đến  người yêu mà quân mình ?' . Đây còn là một tấm lòng đến với một tấm lòng tột cùng khổ đau !
                  Câu hỏi khá đột ngột và  thân tình, khiến Mai Đình có phút giây lúng túng.   Tuy nhiên, Mai Đình cũng cho biết, trong tuổi hoa niên yêu thơ mê đắm, lại được Hàn Mặc Tử tặng cho tập thơ đầu tayGÁI QUÊ VỚI LỜI THIẾT THA, NÊN  ĐÃ KHÔNG NGẠI BỆNH TẬT HIỂM NGHÈO CÓ THỂ LÂY LAN CỦA HÀN MẶC TỬ , MÀ ĐẾN VỚI TÁC GIẢ. (8)
                   Kiều Anh nói:
                  - Nhà thơ Chế Lan Viên nói đúng đấy, nếu không thì chị Mai Đình đã  chẳng có thơ :
                                         
                                              Trèo lên bãi cát cháy chân
                                        Anh ơi, em đã về thăm bên thềm 
                                             Nhìn anh trong giấc ngủ êm
                                        Tim em thổn thức lòng em não nùng ! 

                   Mai Đình   chép miệng, giấu đi một tiếng thở dài:
                   -Ồ, chuyện trăm năm cũ kể chi bây giờ .  Quá khứ  đã chết rồi, gợi chi đám tro tàn !
                   Đoạn, Mai Đình lảng sang chuyện khác và nói thêm :
                   - Không những tôi yêu quý Hàn Mặc Tử, mà ngay cả ông xã nhà tôi cũng mến mợ tài năng, một ngôi sao đã vụt tắt khi vừa chói sáng.    Chẳng thế mà khi tôi treo ảnh Hàn Mặc Tử, ông nhà tôi đã tiếp tay, và vẫn thường xuyên lau chùi di ảnh người quá  cố  !.
                   Kiều Anh  tiếp lời :
                   - Tôi vẫn thường lại chơi với chị Mai Đình,  và xác nhận  điều chị nói là đúng!
                   Nối tiếp những dây pháo  gần xa, bà con hàng xóm nhà tôi cũng cho nổ pháo  tiễn ông bà, khiến thêm lần nữa, câu chuyện lại đứt quãng và khiến cây mai vàng trước cửa rung lên , lả tả rụng cánh.
                    Xuân Trâm lại nhắc tới  bài thơ khai bút của Mai Đình, rồi đưa cuốn sổ tay còn thơm mùi giấy, yêu cầu nữ sĩ viết lại, gọi là lưu bút, đổng thời kỷ niệm xuân con Gà.
                    Mai Đình viết xong bài thơ, rồi trao lại Xuân Trâm.   Tôi tiếp nhận cuốn sổ tay từ tay Xuân Trâm, và cao giọng đọc :

                                             Bên thềm năm mới đón xuân sang 
                                             Trước cửa mai hoa nở sắc vàng
                                             Quý Dậu vườn xuân thêm đổi mới
                                             Dồi dào Phúc Lộc Thọ càng tăng 
                                             Đất nước đầy hoa đẹp mọi miền
                                            Giảm nghèo xóa đói thật thần tiên ! 
                                            Tiếng cười khắp nẻo dần no ấm
                                            Ta đón xuân này, xuân vạn niên .

               Đọc xong,  tôi chưa kịp có ý kiến ; thì Kiều Anh phát biểu:
               - ... bài thơ này ý không có gì mới, nhưng chân tình mộc mạc, chị ấy nghĩ sao viết vậy .
                Xuân Trâm phụ họa:
               - Lời thơ chưa sắc sảo, song nói lên cái tâm  của tác giả, cái tâm rất thành, với Quê hương đất nước trong giai đoạn đổi mới hiện nay .

                Chúng tôi bồi hồi, lưu luyến, tiễn khách ra ngoài hành lang, ở cầu thang giữa  - nhà Mai Đình (9)  xuân này có cây mai rất đẹp, nhà tôi cũng vậy, cây mai trước thềm nở bông vàng; quả  là ngẫu nhiên, trùng hợp !   

                Cây mai này, tôi phải lên tận Mai Thôn từ  bữa qua, đúng ngày ông Táo lên Thiên Đình chầu Ngọc Hoàng.    Mấy hôm nay bầu  trời ấm áp , từ 26, 27 tết ta , hoa đã nở bung, cánh vàng đã rắc đầy thềm, bất giác tôi nhớ lại câu thơ của Hàn Mặc Tử :

                                             Đây Mai Đình, Tiên nữ của Vu sơn 
                                             -Mai, Mai, Mai là Nguyệt nga tái thế ! 

                    []
                                                             Bên sông Sài Gòn, xuân 1993.
                                                              HOÀNG  TẤN 
                                                             ( 1920- 2003 tp. HCM)  

--------
(1)      tựa  bài  tác giả :   NỮ SĨ MAI ĐÌNH
 (2 )    tên thật Hàn Mặc tử là Nguyễn Trọng Trí .
 (3)    bon à tirer :  tác giả hoặc chủ bút  đọc xong , ký vào  bản in nháp .
(4)     một bút danh  khác của Hàn Mặc Tử .
(5)      ám chỉ thuốc phiện .
(6)     Hoàng Tấn hút thuốc rê , vấn điếu thuốc lá như cái sâu kèn.
(7)      Hoàng   Tấn  thường  ký Nguyễn thị Xuân Trâm
          dưới một số bài báo,  đề cao vợ . 
(8)      Biên tập cho IN  chữ  viết  hoa
(9)      Mai Đình ( 1917 -  1999 tp.HCM )
            ( BT chú thích ).

 nguồn :  NGƯỜI  XƯA  MÌNH  NHỚ /  HOÀNG  TẤN .
                (  Nxb Đồng Nai 2001,    tr.  154 - 162)  
                  
                -

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ