nguyễn bính khinh đồng bạc to hơn núi ... thế phong
nguyễn bính: một vì sao sáng-
hoàng tấn, nxb đồng nai 1999.
NGUYỄN BÍNH khinh ĐỒNG BẠC TO HƠN NÚI ...
hay là bài tựa
nguyễn bính một vì sao sáng / hoàng tấn
thế phong viết
Thấy dừa lai nhớ Bến Tre
Thấy hoa sen nhớ đồng quê Tháp Mười
Thấy trăng lại nhớ đên Người ...
.... ngay trên phong bì bên trái có 4 gốc dừa minh họa, bên phải trên cao, chiếc tem 6 xu, hình một cô gái áo tứ thân, nón rộng vành - Nguyễn Bính còn viết thêm mấy câu thơ gửi bạn Hoàng Tấn . ( Nguyễn Bính ký tên , thêm dòng chũ : Mùa hè Nam Định 1964 )
đọc lối gieo vần lục bát, câu cuối thường là 8 - nhưng Nguyễn Bính gieo 6 chữ; và có lần nhà thơ đã viết:
Chiêu Quân lên ngựa mất rồi !
thì ở đây, ông lại gieo vần dị loai:
thấy trăng lại nhớ đến Người ...
Người đây là Hoàng Tấn, Hoàng Phố, Đoàn Giỏi ... nhưng người bạn chiến đấu ở Đồng Tháp Mười chống Pháp vào 1949. tấm ảnh chụp chung với các văn nghệ sĩ khác ở Nam Bộ, nét mặt Nguyễn Bính, Hoàng Tấn thật trẻ trung, thanh niên ngoài 30 tuổi.
Tôi, kẻ hậu sinh được ông cho đọc trước, thực sự cảm động trước ưu ái này. Thực tâm, tôi không muốn làm công việc này ( viết Tựa ), mặc dầu phê bình văn học đã từng làm từ năm 1960, khi mới gần 30 . - chính xác là 24 tuổi - ( *)
Nhưng, thôi bỏ qua chuyện không cần bàn đến, và điều cần là đọc kỹ hồi ký viết về Nguyễn Bính, rổi sau đó có bài viết tựa, coi như MỞ đầu cho cuốn sách.
Nguyễn Bính qua đời từ 1966, đã có rất nhiều văn nghệ sĩ từng viêt về ông, phê bình
thơ, hoặc viết cảm nghĩ, hồi cảm kỷ niệm với đời thơ Nguyễn Bính, đều có cả. Riêng với tôi thôi, đọc bài viết về Nguyễn Bính khá nhiều - song, tôi chỉ nhớ tới Chu Văn, viết về giai thoại văn chương Nguyễn Bính như thế nào ? Chẳng hạn, có một chiều, Chu Văn từ Chợ Chu qua Sông Châu về cơ quan ở Nhân Nghĩa ( Nam Định) , gặp lại con đò cũ, cả cô lái đò quen, tên Thoa . Báo tin cho biết Nguyễn Bính đã qua đời, cô lái đò gật đầu, gục lên mái chèo, giọng nói lạc:
" Giá tôi chết thay bác để bác sống làm thơ "
thì Chu Văn bàng hoàng:
" Vậy là Nguyễn Bính vẫn sống và thơ anh vẫn sống (**) .
Quả thật đúng !"
Chẳng biết chàng' sếp' này có' phịa' không, vốn đã không mấy ưa, đem lập trường ra soi mói , đối chiếu thơ văn - nhưng câu vừa nói trên, dầu có ' phịa' , thì cũng phải khen tài' phịa cái không có thực lại thực hơn thực! ' "( semblamt vérité très brillant ) .
Trở lại với Hoàng Tấn, qua hồi ức này, không giống với bất cứ bạn bè nào khác đã viết về Nguyễn Bính . Cái khác hơn, sống với bạn thế nào, viết trung thực vậy - kể cả điều không gây ấn tượng đẹp, lại rất nhân bản của người đối với người, bạn đối với bạn. Không chỉ đẹp và cao thượng , mà nhờ cách viết hồi ký, Hoàng Tấn đã giúp tôi soi sáng được một thời đoạn sống đời thường khổ hạnh của những ngày Nguyễn Bính lưu lạc tại phương Nam. Cuộc sống nhà thơ vẫn bồng bềnh, nay Chợ Quán, mai Đa Kao, Cầu Kho, mốt ở xóm Lan Chi Viên ... kể cả những ngày sống phiêu bạt ở Rạch Giá, Hà Tiên - với nắm cơm chẳng lấy gì gọi là bát cơm Siếu Mẫu của một nàng tên ÚC nào đó ...
Chàng thi nhân Nguyễn Bính, quán quân lục bát, cả đời chỉ sống vì thơ, làm thơ trải qua đời sống nhiệm mầu - đời chẳng mấy khi cho chàng no bụng từ xác thân đòi hỏi . Đúng " cơm áo không đùa với khách thơ !"
Sống ở Rạch Giá , chàng gặp một bạn trẻ rất yêu thơ mình, và người trẻ tuổi muốn được dẫn dắt vào con đường thi ca- và Nguyễn Bính đã sẵn lòng nâng đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn người ấy - sau này người trẻ tuổi kia trở thành một tác giả có đôi ba tập thơ lục bát hay, lại rất lục bát Nguyễn Bính , Đó là Kiên Giang- Hà Huy Hà . ( Trương Khương Ninh: 1929 - )
Ngày 20 / 7 / 1954, hội nghị Genève ký kết , Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, để vợ con ở lại miền Nam . Nên chàng thi nhân quan quân lục bát lại có tập thơ Gửi người vợ miền Nam xuất bản ở Hànội sau 1954.
Tôi nhớ, có một Tết ta, đâu đó năm 1992, đúng ngày 23 tháng Chạp rước ông Táo về Trời - có tham dự buổi mạn đàm thơ Nguyễn Bính ở đảo Thanh Đa, diễn giả Hoàng Tấn được giới thiệu qua bút danh Hồ Tăng Ấn. Hình như cô Hồng Cầu, một ái nữ của Nguyễn Bính cùng một bạn văn khác, Phạm Tường Hạnh đứng ra tổ chức cuộc mạn đàm này , chạy lăng xăng, chụp ảnh, bấm lia lịa, ống kính dồn vào phía nhà văn Thanh Châu, Hoài Việt, giáo sư Trần Thanh Đạm. Có mặt buổ ấy : Kiên Giang- Hà Huy Hà, Hoàng Hương Trang, Hoàng Vũ Đông Sơn, nhạc sĩ Lê Hoàng Long, Lữ Quốc Văn... và một số khác, tôi chưa được biết tên tuổi.
Nhưng có một bạn văn rất đặc biệt từ Nam Định vừa đến tp. HCM - đó là bạn Phong Giao nhớ lại kỷ niệm cuối đời Nguyễn Bính, qua đời đúng ngày 30 cuối năm ta tại huyện Lý Nhân . Chuyện kể thật buồn, nhưng rất đáng nhớ !
Riêng Hồ Tăng Ấn rất yêu bạn , nói về bạn say sưa , đôi khi thương bạn hơn chính bản thân , nên thường chú thích dưới mỗi tấm ảnh , sau khi diễn thuyết về bạn mình , ở mọi nơi, trong mọi lúc, hễ có dịp thuận tiện, Hoàng Tấn chỉ thích nói về thơ và cuộc đời Nguyễn Bính .
Người bạn già văn chương - tên gọi cho Hoàng Tấn - quả thật, ông thương và yêu bạn hết lòng, viết về bạn với nhiều kỷ niệm sôi động, khí phách hào hùng, lãng tử hào hoa, khinh đồng bạc to hơn núi của bạn , lúc còn sinh thời.
Một đời thơ Nguyễn Bính, để lại phía sau ông, ngàn câu thơ châu báu ngọc ngà , lục bát rất dân gian, đã thấm sâu vào văn học Việtnam lâu dài, mãi mãi .(***)
[]
THẾPHONG
Saigon, 1/1/ 1999.
-------
(* LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆTNAM 1900 - 1956
gồm 4 tập, do Đại Nam văn hiến xb, Saigon 1959, 1960, 1965, 1974 )
1) Nhà văn tiền chiến 1930- 1945
2) Nhà văn khàng chiến chủ lực 1945- 1950
Nhà văn miền Nam 1945- 1950
3) Nhà văn hậu chiến 1950- 1956
4) Tổng luận 60 năm văn nghệ Việtnam 1900-1956
riêng tập 4 đã chuyển ngữ :
A BRIEF GLIMPSE AT THE VIETNAMESE LITERARY SCENE , from 1900- to 1956
translated from the vietnamese by ĐÀM XUÂN CẬN ( Dai Nam Van Hien Books , Saigon 1974 )
(** TUYỂN TẬP NGUYỄN BÍNH , Nxb Văn học, Hànội, 1986).
ở đây chỉ sử dụng lời bạt của Chu Văn ( 1922- 1994)
(*** bài này có đọc lại ( chú thích: tháng 8/2012)
nguồn: NGUYỄN BÍNH MÔT VÌ SAO SÁNG / HOÀNG TẤN
Nxb Đồng Nai, 1999 - tr. 5- 7)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ