..tạ tỵ đọc' một tập truyện dài không có tên.. / trần thị bông giấy.
điệu múa cuối cùng của con thiên nga / tập 1 :
... đọc : một truyện dài không có tên /
trần thị bông giấy *
bài : tạ tỵ
... lê ngộ châu , phan diên, võ thắng tiết, du tử lê, lê uyên& phương, hoàng khởi phong,
thế phong, phạm công thiện, trần văn ân, bùi duy tâm, trần nghi hoàng, trần thị bông giấy, nguyễn tất nhiên, tưởng năng tiến, lê đình điểu, đỗ ngọc yến, colette, bùi xuân phái,
vũ thế ngọc , hoàng anh tuấn, mai thảo, nguyên vũ, nguyễn bá trạc, phan nhật nam,
nguyên vũ, túy hồng, nguyễn thị thụy vũ, nguyễn thị hoàng , minh-đức-hòai-trinh, vi khuê ...
Tôi phải nói ngay, đây không phải là một quyển sách có dàn truyện, bố cục, có những tình tiết được ấn định sẵn trong tâm thức của nhà văn, như các tác phẩm mà chúng ta đã đọc và thấy được nôi dung dù ta thích hay không ; đó là quyền của độc giả.
N hưng 2 tập Một truyện dài không có tên ( MCDKCT) của Trần Thị Bông Giấy ( TTBG) , tính chung trên dưới 1000 trang, lại thuộc loại tâm bút - nghĩa là cuốn sách mang dạng đặc biệt không giống bất cứ cuốn nào đã được ấn hành từ trước tới nay. Những sự việc xảy ra trong đời sống thường nhật đã tác động thẳng vào tâm thức nhà văn để tạo nên biết bao chuyện vui buồn, làm cho dòng văn của nghệ sĩ ào ào tuôn ra như thác lũ từ triền cao đổ xuống mặt giấy. Những dòng tâm sự thật táo bạo mà cũng vô cùng xúc động qua ngòi bút như có lửa cháy ở mỗi chữ, mỗi hàng.
N ói cho đúng, đây là lần đầu tiên tôi đọc sách của TTBG, do bức thư giới thiệu của Lê Ngộ Châu từ Việtnam gửi qua , khen ngợi tác giả . TTBG đã viết 2 tập MTDKCT vớii một tài năng vô cùng đặc biệt và thông minh làm những tráng sách trở nên linh động, nói lên những điều đáng nói mà không cần biết hậu quả sẽ xày đến ra sao ?
Đ ọc thư của Lê Ngộ Châu xong, tôi đến các nhà sách ở san Diego, nơi tôi ở, nhưng không thấy tiệm nào có bán quyển MTDKCT cả. Tôi phải nhờ họa sĩ
Phan Diên tìm mua hộ ở Santa Ana, cũng không thấy. Sau nhờ Võ Thắng Tiết cho biết số điện thoại của tác giả m2 Phan Diên đã gọi đến TTBG, bảo rằng tôi đang muốn tìm mua quyển MTDKCT mà không nơi nào bán. TTBG vui vẻ tặng Phan Diên và tôi mỗi người một bộ. Phan Diên báo tôi hay việc này, hứa sẽ gửi liên cho tôi đọc, vì anhiết tánh tôi rất mê sách, nhất là cuốn nào đã được tôi chú ý và nhờ mua.
S au khi nhận , tôi bỏ tất cả công việc đang làm đở để đọc tác phẩm và tôi tin vào lời khen của Lê Ngộ Châu, cựu chủ nhiệm tạp chí Bách khoa. Anh có nhiều kinh nghjiệm trong sự đọc và tìm hiểu văn của người khác, một phần do sự méo mó nghề nghiệp, một phấn do lòn g yêu mến văn chương sẵn có trong tâm hồn anh.
TTBG ngoài tài viết văn , đã tốt nghiệp vĩ cầm nhạc cổ điển tây phương tại Trường Quốc gia Âm nhạc Saigon năm 1967. Đó là một khả năng thiên phú.
Trong lời nói đầu của MTDKCT ( tập 1), TT đã khẳng định :
" Cuộc đới, đa số con người vốn ưa điều gải dối. Cái vòng nhân sinh chỉ 60 năm ngắn ngủi, vậy mà tính lại sổ đời, đã mấy ai sống được đ6i lần trọn vẹn cho những gì mình nghĩ, mình muốn, một cách rõ ràng trung thật ? Tôi tin, nếu có, hẳn là rất ít. Ít, không phải vì điều đó khó thể thực hiện ; mà ít, chỉ vì con người có thói quen sống hợp đoàn, suy nghĩ và hành sử mọi nỗi tốt xấu trong đới sống riêng không theo ước muốn của mình, mà là - một cách nô lệ nương vào ý thích của mọi người chung quanh.. " ( MTDKCT 1. XVIII ).
C hính vì tin vào ý nghĩ trung thật của mình mà TTBG đã viết MTDKCT. Sau khi đọc xong tác phẩm, thì dù không phải là nhà phê bình chuyên nghiệp :
... tôi cũng thừa nhận TTBG là con chim qúy không dễ gì kiếm được trong khu vườn Văn Nghệ nghèo nàn và cằn cỗi với những sự tâng bốc , vuốt ve nhau, từ cái tốt đến cái xấu, miễn người được tâng bốc là' bạn ta '!.
TTBG không viết trong lối mòn như vậy, mà chính đã vẽ lại cuộc đới bằng ngôn ngữ và suy tư ác liệt. Cho dù sự suy tư ấy có làm mếch lòng ngay cả bản thân mình, BGiấy vẫn dứt khoát viết ra, tả lại; cốt sao cho thật đúng ( như một họa sĩ thu cảnh vật trước mặt ) mọi cái gì đã và đang xảy ra mà BGiấy là một chứng nhân, dù là chứng nhân bất đắc dĩ.
***
C âu chuyện vì hơn ghen xảy ra giữa nhà thơ Du Tử Lê và ca sĩ Lê Uyên, sau tiệc cưới của Thu Vân và TNHoàng, đã làm cho những bạn bè có mặt phải ngạc nhiên.
Lê Uyên, một ca sỉ nổi danh , vợ của nhạc sĩ Lê Uyên Phương . Tiếng tăm của cặp vợ chồng Lê Uyên & Phương đã có từ lâu, thời còn ở Dalat. Cho tới ngày trôi giạt qua Mỹ, rồi loay hoay thế nào, Lê Uyên lại rơi vào tay Du Tử Lê. Ai cũng biết Lê là con người đảo hoa, nhiều vợ từ ngày còn ở VN. Nay đến Mỹ, sao lại còn cả gan đi cua vợ người ! Bị ca sĩ Lê Uyên đánh đấm tơi bời , đang ngồi trên ghế đàn dương cầm, Du Tử Lê ngã xuống sàn với nét mặt thảm hại của kẻ thua trận và những tiếng
' mày'' tao' được tung ra trên đôi môi người đẹp, thế mà Lê chịu được kể cũng giỏi ! Ở cương vị một người đàn ông, dẫu có đớn hèn đến đâu, tưởng cũng không thể nào chịu đựng nổi một người vợ xưng' mày, ' tao' như thế với mình trrước đám, đông, dù là đám đông bằng hữu. Hơn nữa, trận đòn thứ 2 tiếp diễn làm thi sĩ bị văng cả kính cận vào góc tường và trên vầng trán của thi nhân có ứa tia máu đỏ, thân xác run như con mèo bị thấm nước mưa !
Đ ã đành rằng với luật pháp nước Mỹ, đàn ông không có quyền đánh đàn bà ( nếu đánh, nó kêu cảnh sát là mình bị ăn còng số 8 liền ! ) ; nhưng không phải vì thế mà khi đàn ông bị sỉ vả và bị đánh, vẫn nằm im chịu trận ! Người đàn ông có nhiều cách để tự vệ mà vẫn không vi phạm pháp luật, chứ đâu phài nằm co rút để chịu đựng những cú loi, cú đấm; rối phản ứng lại bằng những lời nói yếu ớt như thi sĩ Du Tử Lê !?
TTBG viết đoạn àny thật linh động, thật xác thực . Và rồi, tất cả những khuôn mặt làm chính trị cũng như văn nghệ ở hải ngoại, dưới nét bút BGiấy , mỗi người một vẻ, nhưng khơng có chuyện gây lộn, mà chỉ có sự sỉ nhục của TTBG với đối tượng mà thôi.
***
T rong suốt trên dưới 1000 trang sách, gần như trang nào cũng có vấn đề, không người nọ thì người kia; kể từ Minh- Đức-Hoài -Trinh đến nữ sĩ Vi Khuê , từ Phạm Duy đến Phạm Công Thiện v.v...
T ôi không dám khẳng định nỗi bữa rượu ở nhà Trần Nghi Hoàng &TTBG là roàn lên án kẻ khác. Trong đám bạn bè vẫn không thiếu những kẻ có lòng được xTTBG đế cập, ví dụ như Vũ Thế Ngọc , Tưởng Năng Tiến, hoặc Hoàng Anh Tuấn . Tuy rằng về sau àny Hoàng Anh Tuấn, chàng thi sĩ của tuổi ô mai, đôi lúc cũng bị TTBG xỉ vả và nặng lời, thì cũng chỉ là cái lỗi chính anh ta gây nên.
Còn Hoàng Khởi Phong thì không thể chối cãi được, với những luận cứ vững chắc của mỗi người có mặt trên chiếu rượu tại nhà TTBG. Ai cũng cho rằng Hoàng Khởi Phong là một con người háo danh, chỉ thích hót người có tiếng, để người ta hót lại. Ai cũng biết sau bao nhiêu ngày, tháng, đứng chầu rìa ở báo Người Việt, để o bế
Lê Đình Điểu và Đỗ Ngọc Yến; sau cùng chàng cũng được có mặt trong ban biên tập của nhật báo Người Việt. Một truyện dài viết về người anh hùng Yên Thế của chàng xuất hiện trên nhật báo đó. Rồi từ đấy cứ nẩy sinh ra ấn đề nọ, vấn đề kia, nhằm đề cao khả năng cá nhân mình trên địa hạt văn chương. Ai cũng biết khi còn ở VN, Hoàng Khởi Phong nể Thế Phong lắm, tự coi mình là đàn em của Thế Phong. Nhưng từ ngày có tên trên tờ Người Việt, khi trở về thăm lại quê nhà, anh ta lại coi
thường Thế Phong, làm như việc có mặt trên một tờ báo tại Mỹ thì giá trị cây bút mình đã hơn hẳn Thế Phong ,
R iêng tôi nghĩ, vấn đề này còn cần phải xét lại.
***
Trần Văn Ân , cấp trung tá, làm việc tại Tổng cục Chiến tranh chính trị với chức vụ phát ngôn viên của quân đội VNCH, mỗi chiều phải loan tin tức cho báo chí quốc tế trong nước về những trận đánh xảy ra trong ngày - vì Trần Văn Ân giỏi tiếng Mỹ , ăn nói lưu loát và phản ứng mau lẹ, khi gặp những câu hỏi hóc búa của phóng viên nào ưa thắc mắc. Vậy mà trước những lời tấn công của TTBG vào một buổi sáng ở Santa Ana, Trần Văn Ân phản ứng rất yếu, rồi trút hêt trách nhiệm cho Bùi Duy Tâm, một tên tu -bíp hơi thiếu chiều cao ! Câu chuyện gay go như thế cũng qua đi, sau lới nói nhũn của Trần Văn Ân :
" Thôi, nếu tôi có lỡ lời gì thì mong chị BGiấy và anh Trần Nghi Hoàng bỏ qua cho. Tôi thành thật xin lỗi !" ( MTDKCT 1, tr. 143).
BGiấy sẵn sàng bỏ qua cái lỗi của Trần Văn Ân. .
Trần văn Ân cúi đầu : " Vâng, xin cảm ơn chị BGiấy"... ( trang đã dẫn: 143).
***
Đ ời sống hai vợ chồng Trần Nghi Hoàng & TTBG là một cuộc phiêu hốt giang hồ, họ không trở ngại, không lệ thuộc quá nhiều vào đồng tiền. Hình như họ chỉ biết làm việc và vui chơi cùng bằng hữu. Họ cũng rất cứng rắn khi cần, không một thứ gì làm cho họ chùn bước, ngoài vấn đề tình cảm.
Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đến ở nhờ TNHoàng & TTBG khoảng 2 tháng. Nói cho đúng ra, Nguyễn Tất Nhiên không quen thân vợ chồng TNHoàng. Việc ưng thuận để Nguyễn Tất Nhiên ở trong nhà là một sự hy sinh và chịu đựng của vợ chồng nha này, vì chàng thi sĩ này sống rất hoang đàng và vô tổ chức. Tôi có nghe nói, khi anh ta không có tiền để sinh sống, một tiệm ăn thuê rửa bát. Anh cũng làm, nhưng với chai la-de để bên cạnh. Anh vừa rửa bát vừa uống la-de nên công việc chậm trễ. Hơn nữa, bát anh rửa lại không sạch. Do đó, buộc lòng chủ quán phải cho nghỉ việc.
Tôi nghĩ, giá Nguyễn Tất Nhiên cứ ở VN làm thơ, chắc không chết. Nhưng nói cho cùng cũng do Định Mệnh cả .
Tuy BGiấy là người đàn bà tính tình cứng rắn, phóng khoáng; nhưng từ trong đáy sâu tâm hồn, BGiấy luôn nghĩ đến công lao của mẹ hiền đã nuôi lớn và chăm sóc mình. Nên BGiấy đã cảm ơn Mẹ bằng những câu văn vô cùng cảm động :
"Mẹ tôi đôi mắt đã mờ, mái đầu bạc trắng, mình hạc xương mai gầy mòn yếu đuối. Vóc dáng này, như một nỗi đau vẫn nằm khắng khít trong lòng, tôi rất thương. Nhưng cũng chính bà là niềm, hối hận triền miên đeo đuổi tôi nhiều đêm không ngủ. Gần 70 năm trôi qua, một đới người cuốn nhanh như gió thổi.! Tôi không còn nhiều cơ hội để báo đáp mẹ tôi cái công sanh dưỡng. Cũng không được bao nhiêu ngày đền tạ với bà những tội lỗi đã làm. Có đêm bị dày vò đến không ngủ được, tôi hối tiếc những gì gây ra đau khổ cho mẹ tôi trong nhiều năm dài đằng đẵng. Hối tiếc những bước chân phiêu bạt suốt thời tuổi trẻ đã làm tâm tư bà héo hắt khôn nguôi.
Giờ đây có lúc nhìn thấy hình hài mẹ tôi rũ xuống như cây khô chờ rụng, tôi nghe dậy lên trong lòng một mối cảm thương vô hạn. Niềm vui nào mang lại cũng đều là muộn màng vô ích. Nỗi hạnh phúc nào cố gắng tạo ra cũng không thể lấp đầy những lỗ trống đau thương trong trái tim khô héo của bà. Cớ sao tôi lại muốn làm cho bà lo phiến hơn nữa ? Cớ sao lại muốn đày đọa bà hơn trong những cơn ho rũ phát ra từ lồng ngực của tôi ? ( MCDKCT 1, tr.. 199)."
BGiấy có thể làm được bất cứ cái gì mà người đàn ông làm, như hút thuốc lá và uống rượu cả đêm không say. Cái lối sống của BGiấy hao hao lối sống của nữ văn hào Pháp Colette trong La Vagabonde . Vì lận đận chuyện chồng con, bà Colette phải làm vũ công và cũng rày đây mai đó, tâm cảm cũng bị dày vò vì tình đời. Bà viết rất hay, rất linh động, làm người đọc say mê không thể dứt bỏ được .
C ăn nhà của TNHoàng & TTBG chẳng mấy đêm là không thù tiếp bạn bè. Họ nói với nhau đủ thứ chuyện, kể cả chuyện đàn bà chửi nhau .
" Đến phiên Hoàng Anh Tuấn :
" Một ông họa sĩ tài ba của VN là ông ' Nguyễn Xuân Phái ' có cái tật hễ thây đàn bà trong xóm chửi nhau là tự động ra đứng hàng ba, bắc ghế ngồi nghe. Có lần ông ấy bảo tôi : " Tao thích lắm, nghe chúng nó chửi nhau sướng lắm mày ạ ". ( tr. 302 ).
Với Hoàng Anh Tuấn , anh này cương ấu, tôi cho rằng anh không giao thiệp với hoạ sĩ Bùi Xuân Phái và cũng không biết được căn nhà của Phái, nên anh đã nhầm cho Phái mang họ Nguyễn , và Phái ở căn buồng nhỏ, không có hàng ba gì hết. Nhưng có cái Hoàng Anh Tuấn nói đúng là Phái thích nghe đàn bà họ chửi nhau, vì luôn luôn họ văng tục . Nhưng ấy là khi Phái chưa có gia đình kia . Sau khi đã lập gia đình, Phái không còn thích nữa., vì mình cũng đã có một cái rồi ! .
H ết chuyện nọ xọ chuyện kia, bọn đàn ông xướng lên chuyện bia ôm ; thế là bị các bà phản đối, dĩ nhiên trong đó có BGiấy, vì BGiấy trong lòng đã mang sẵn những vết thương do chuyện tình năm xưa gây ra.
N ói cho ngay, tất cả những khuôn mặt văn nghệ dù mới hay cũ , bất cứ ở không gian nào, cũng được BGiấy vẽ chân dung lẩn cả tính tình bằng một ngôn ngữ riêng rất chính xác, rất linh hoạt. Chẳng hạn như Mai Thảo. Chỉ vì vài dòng của BGiấy mà người ta, dù chưa quen hoặc chỉ biết mặt ông, cũng nhìn rõ chân tướng Mai Thảo :
" Độ một tiếng đồng hồ sau, Mai Thảo xuất hiện. Ông từ cửa chính bước vào, xăm xăm đến ngồi ở cái trường kỷ, vẻ thản nhiên lãnh đạm như không cần để ý mà đáp lại cái gật đầu chào của tôi - khi ấy đang ngồi với Cẩm Hằng và Trần Nghi Hoàng nơi sa- lông.
Đây là lần thứ nhì tôi gặp Mai Thảo. Cái dáng ông cao gầy, khuôn mặt xấu xí với màu da xám xịt; trên đôi mắt hiện rõ vẻ hiu hiu khinh khỉnh. Trong óc tôi nghĩ nhanh đến những lời kể của Trần Nghi Hoàng, Trần Quảng Nam, Nguyễn Tất nhiên về Mai Thảo với cái lối kể cả coi đời bằng vung một cách rất là lố bịch ..."
( MCDKCT 1, tr. 433).
M ay qúa , Mai Thảo đã nằm yên dưới đất rồi. Nếu không, đoạn văn trên sẽ làm anh tiổn thương ít nhiều, tuy bề ngoài anh tỏ ra như chẳng coi vào đâu .
***
Trần Nghi Hoàng đuổi Nguyên Vũ - một ông tiến sĩ về Sử - ra khỏi cửa. Ông này thuê Trần Nghi Hoàng đánh máy một tác phẩm của mình với cái hẹn 10 ngày. Trong khi Trần Nghi Hoàng đang cố gắng để làm cho đúng kỳ hạn, mà vì nóng ruột sợ không xong, nhưng ngày nào ông ta cũng đến giục. Trần Nghi Hoàng giận quá, trả lại bài viết và cả những trang đã đánh vào computer cho Nguyên Vũ , rồi thẳng tay đuổi Nguyên Vũ ra khỏi cửa , dọa rằng nếu không ra ngay , Trần Nghi Hoàng sẽ cho Nguyên Vũ đo ván ngay tại chỗ làm việc của mình. Thật cũng may, hôm đó Nguyễn Bá Trạc đi cùng Nguyên Vũ , nên Trạc kéo Nguyên Vũ đi ngay Nếu không, chưa biết chuyện gì đã xảy ra sau đó .
Nguyên Vũ trước kia là Pháo binh Dù , tính tình nóng nảy, ham đánh lộn. Tôi nhớ khi xưa, trong một bữa cơm, chắc men rượu đã ngấm, Nguyên Vũ rút khẩu Colt 45 ra định bắn người bạn. Anh kia cũng ở đơn vị Dù, cũng rút khẩu Colt 45 của mình, chĩa mũi súng vào Nguyên Vũ. Anh em có mặt phải khuyên giải cả hai bên mãi mới xong.
Nguyên Vũ chơi thân với Phan Nhật Nam , 2 cuốn Dấu binh lửa và Dọc đường số 1 của Phan Nhật Nam đều do nhà xuất bản Đại Ngã của Nguyên Vũ in .
***
(.......)
T rong cuốn tâm bút đặt ra nhiều vấn đề lắm, từ chuyện nọ tới chuyện kia, nối tiếp nhau miên man không dứt đoạn. Chúng ta phải nhận thật BGiấy là một cây bút tài hoa. Tôi phục Lê Ngộ Châu biết người biết của, nên sau khi đọc xong, đã viết thư báo cho tôi hay, phải đi tìm mua mà đọc ngay. Tôi đã được TTBG tặng sách, dù đã cố tìm mua, mà chẳng nơi nào bày bán. Tôi đã say mê đọc mấy ngày liền, bỏ tất cả những công việc đang làm, vì bị cuốn sách lôi cuốn vào vòng quay của nó.
Qủa thật trong 2 tập Một truyện dài không có tên của Trần Thị Bông Giấy, không một thần tượng nào được xây dựng tại VN từ trước mà còn đứng vững và giữ được nguyên giá trị. Những ngôi sao phái nữ càng tuột dốc thê thảm.
Nào: Túy Hồng, Nguyễn thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng v.v... đều bị những nhát chổi của Trần Thị Bông Giấy quét vào góc vườn .[]
(....)
-----
* bài đăng lần đầu trên tạp chí Văn Uyển Mùa Đông 1999, TTBG chủ trương ( BG chú thích )
** tựa chính: Một vài cảm nghĩ sau khi đọc' Một truyện dài không có tên của TTBG'. ( Biên tập chú thích ).
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
( trích ĐIỆU MÚA CUỐI CÙNG CỦA CON THIÊN NGA , 1
Văn Uyển xuất bản, San Jose, Cali, USA 2005 - tr. 206 - 214)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ