Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

gửi về nơi ấy, Saigon 300 năm / bài : băng sơn



               gửi về nơi ấy :  saigon 300 năm *
                                        tạp văn : băng sơn

" ... lại  nhớ đến một người bạn chia tay nhau trong Hà Nội,  anh thành dân Sài Gòn bốn mươi năm qua - nhà văn Thế Phong,   con người dùng   ngòi bút thách đố với cường quyền
Mỹ - Ngụy,  từng được mời dự tiệc do một Tổng trưởng đích thân gửi thiệp;  nhưng có phân biệt đối xử;   quan chức ở  một phòng,  bàn tiệc ó rượu  sâm banh, còn văn nghệ sĩ ở một phòng khác,  không có rượu sâm banh.   Thế Phong trễ tràng trong chiếc cà vạt trước ngực , đòi  gặp mặt Tổng trưởng chủ tiệc để  đòi bàn tiệc của nhà văn cũng phải có rượu sâm banh,   bởi theo anh quan chức và văn nghệ sĩ chưa ai chắc đã hơn ai ...


             H ẳn không phải người miền Nam nào cũng đã được đến thăm thủ đô Hà Nội và đương nhiên không hẳn người  Hà Nội nào cũng đòi đặt chân đến Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh,  đất Trấn Biên xưa và đang là thành phố lớn nhất nước.    Nhưng có lẽ  ấn tượng về Hà Nội - Thăng Long,  tưởng tượng về thành  phố phương Nam rỡ ràng nắng lửa với những trận mưa ào quá thảng thốt như lá me bay ... thì người  việt chúng  ta luôn mang nó trong lòng,  nếu một lần đến sẽ là hoài niệm,  nếu chưa một lần qua là thương nhớ đợi chờ .

             C ách đây khoảng trên dưới 50 năm,  khi Sài Thành vào tuổi 250,    Nguyễn Tuân  từng nổi máu giang hồ,  nhảy lên con tàu lửa vài toa,  một mạch vượt những khúc lưng rồng xương sống đất nước,  không hiểu lòng lòng ông đã hòa Hà Nội vào Sài Gòn,  hoà Sài Gòn vào Hà Nội như thế nào,  khi con người luôn Thiếu quê hương **  ấy  ốp đồng trong những câu văn quằn quại ?

              C âu thơ Nguyễn Bính  tha hương   khi  thì Chợ Quán khi thì Đakao  ..., anh chàng thi sĩ đồng quê  mà lang bạt với những  Hành phương Nam ** ấy có qua những cái tên không
 Hà Nội , chẳng Nam Định,  càng không Huế : Bà QuẹoHàng XanhCầu MuốiThị Nghè
Sở Thú ... để rồi từ đó một lèo ra bưng kháng chiến,  với những câu thơ xót dạ :

                                         ... Hai ta lưu lạc phương Nam này
                                           Trải mấy mùa qua én nhạn bay
                                           Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
                                           Riêng ta với người buồn vậy thay ! ...

               vẫn là   trên đất nước mình sao lại mang tâm trang bơ vơ lưu lạc ?

                V à cũng khoảng thời gian ấy,  xê dịch ít vòng quay  đào phô,  mai nở,  những con người  Nam tiến xuất phát từ ga Hàng Cỏ,  mang trong lòng câu thơ của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ :

                                       Từ thuở mang gươm đi mở nước
                                       Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

                 mà xông vào lửa đạn,  cứu một mảnh Tổ quốc lâm nguy.

                 T ết con Hổ này,  có một người  tưởng là  Nam Bộ mà là Hà Nội gốc,  từ trong ấy ra với Hồ Gươm ăn tết quâ hương,  ăn lại bát phở Bắc,  ngắm lại đào Nhật Tân,  trú tạm nơi
 Ô Đông Mác.   Đó là nhà giáo   về hưu Nguyễn Văn Quí ,  một chiến sĩ Nam tiến ,  chiến đấu cho Sài Gòn,  bị bắt,  bị đày ra Côn Lôn,  ra tù,  ở lại miền nóng bỏng ấy lập nghiệp;   nhưng vẫn
nhớ quay quắt  ( lời ông Quí )  cái mưa xuân Hà Nội ,  dù ở Sài Gòn,  Tiền Giang cũng đã thành quê.   Thì ra con đường xuôi Nam thiên lý của dân tộc đã thành con đường trong mỗi lòng con người,  không con phân biệt bắc, nam !

                 L ại nhớ    đến một người bạn chia tay nhau trong Hà Nội,  anh thành dân Sài Gòn  40 năm qua, nhà văn Thế Phong,  con người  dùng ngòi bút thách thức vời cường quyền Mỹ- Ngụy,  từng được   mời dự tiệc do một Tổng trưởng  đích thân gửi thiệp,  nhưng có phân biệt đối xử,  quan chức ở một phòng,  bàn tiệc có rượu sâm banh;  còn văn nghệ sĩ ở một phòng khác ,  không có rượu sâm banh.   Thế Phong trễ tràng  chiếc cà vạt trước ngực cho đòi gặp mặt Tổng trưởng chủ tiệc  để đòi bàn tiệc của nhà văn cũng phải có rượu sâm anh;  bởi theo anh,  quan chức và văn nghệ sĩ chưa chắc ai đã hơn ai,  đã mèo nào cắn mỉu nào !   Khi rượu sâm banh được mang ra,   Thế Phong xắn tay áo, giốc rượu rửa tay mà không thèm uống,  và cả phòng làm theo anh ... ***.               Con người Hà Nội  lịch lãm thành con người Sài Gòn  ngang tàng ấy,  vào năm con Hổ này cũng viết thư ra Hà Nội hỏi xem món bún thang với hương cà cuống có còn không,   với anh,   anh đang đắm mình vào không khí của thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 300 năm ngày sinh của thánh phố này ,  kể từ khi Nguyễn hữu Cảnh được các Chúa Nguyễn  phái vào đất này dựng xây non nước,   lúc mà hùm beo rắn rết còn đầy rẫy,  rừng lạch ngổn ngang,  bùn lầy nước đọng,  muỗi vắt kinh người nơi đất mới hoang vu;  mỗi người chỉ cần một cái quần xà lỏn ( quần đùi )  đẻ cgho một  vùng phì nhiêu sẽ sinh thành phồn thịnh ngày nay ...

                T ừng thời gian dài,  Hà Nội  được gọi  là Hà Thành hoa lệ,  còn Sài Gòn  gọi là  
Hòn Ngọc Viễn Đông.   Cốm HàNội  đi máy bay vào đó,  xoài cát từ trong đó bay ra.    Hình ảnh người con trai da ngăm đen,  có hiếc răng vàng,  đầu đội mũ phớt lệch ngang ngang tàng,  gọi là công tử Bạc Liêu,  anh Hai Nam Bộ,  anh Năm Sài Gòn, với giọng nói ấm trầm ... đã quen với người Hà Nội .    Người miền bắc hòa đồng Nam Bộ và Sài Gòn làm một.    Ít ai phân biệt đâu là Tiền Giang,   Hậu Giang Cần ThơCà Mau hay Kiên GiangRạch Giá ... mà chỉ biết đó cũng là người Việtnam ta,  ở tít tận phương Nam nắng gió,  sống hiên ngang ,  phóng khoáng,  không cần chắt bóp như người đồng bằng Bắc Bộ quen cùng lam lũ ...

                  Đ ã từng có  ba thành phố kết nghĩa anh em huynh đệ:    Hà Nội - Huế- Sài Gòn,  khi chưa  đến thời điểm 1975,  cái tên  thành phố Hồ Chí Minh được phổ biến và chính thức hóa vào tuổi gần 280.

                  T ôi từng nhiều lần tạm biệt Hồ Gươm,  Hồ Tây vào với Sài Gòn trong nhiều mùa khác nhau.    Kể  cả  lúc Sài Gòn  chưa nhiều cao ốc,  cái chợ cũ Võ Di Nguy gần chợ Bến Thành còn là cái chợ trời inh ỏi băng cát xét, cạnh đó là cả một phố dài la liệt sách cũ làm mình mê mẩn;  đêm nằm ngủ ở khách sạn loại sang;  nhưng ăn nắm bột mì hấp của bữa cơm hai hào và tôi lang thang tìm người bạn cũ.

                 T hành phố Hồ Chí Minh không như Hà Nội,  đường phố nào cũng dài.  nếu phố hồ Hoàn kiếm bên bờ hồ Gươm,  trông sang phố Cầu Gỗ ngắn nhất, chỉ vừa 52 mét,  điển hình cho một phố ngắn Hà Nội,  thì Sài Gòn có những con đường không thể đi bộ,  nó dài hàng chục cây số ngàn ( cây số ngàn là tôi nói theo  tác giả  Vương Hồng Sển,  có lý hơn là  nói cây số ) ,  như  đường Trần Hưng Đạo nối Sài Gòn với Chợ Lớn,  như đường Xô- Viết Nghệ Tĩnh,  đường Võ Thị Sáu  và hàng chục con đường khác .

                  S ài Gòn  cũng như Hà Nội,  khá nhiều chợ :  Bến Thành,  Chợ Lớn,  An Đông,  tân Định,  Bà Chiểu,  Hòa Hưng ... không đếm xuể như Hà Nội có chợ Đồng Xuân,  chợ Hôm, chợ Mơ,  chợ Bưởi,  cả chợ có cái tên kỳ quặc là chợ Âm phủ ... Ai cũng dễ bị ngợp vì hoa trái miền Nam trong các chợ  Sài Gòn,  cho đến thời điểm 300 năm này,   Hà Nội không còn khác biệt,  đã quen với xoài,  măng cụt,  vú sữa,  chôm chôm,   mãng cầu,  sầu riêng,  cam xanh,  nhãn  trong dịp Tết (  miền bắc tháng 6 mới có nhãn ),  cho đến hủ tiếusực tắc  bán rao  trên các đường phố lúc về đêm . ( Hà Nội đã mất hẳn tiếng rao nhu sênh phách ấy rồi !).

                  M ột lần nhà báo  Trần Thanh Phương khoe những  bản địa chỉ và tư liệu về Sài Gòn,  về Lục tỉnh, về đồng bằng sông Cửu  Long mà anh biên khảo đầy yêu mến với miền anh sinh trưởng,  dù anh cũng đã từng gắn bó với Hà Nội mấy chục năm.   Chúng tôi đọc nghiến ngấu với bao háo hức về vùng đất của nước non mình mà mình chưa được biết.

                    M iền  Nam là   máu của máu Việtnam, là thịt của thịt Việtnam,     câu nói ấy của Bác Hồ   nay càng thấm thía,  khi ta có một thành phố trẻ mà tưng bừng,  vươn lên mạnh mẽ,  đi đầu cả nước về công nghiệp.   Ba trăm năm,  so với gần ngàn năm Hà Nội,  thì sức bật ấy quả là đáng tự hào và kinh ngạc,  nó mới già hơn nước Mỹ một chút ít;  nhưng cái nối nó vào với dân tộc và đất nước lá ngấm sâu nguồn mạch,  bất tận chan chứa,  đang phát huy chất Việtnam,  dù có pha tạp bởi nó ở ngã ba con đường văn hóa đông ,  tây .

                     H à Nội mùa này vẫn đang còn ấm ướt và se lạnh trong mưa xuân.   Mỗi đêm,  lắng nghe bản tin thời tiết,  không thể bỏ qua đoạn nói về thành phố Hồ Chí Minh mưa nắng ra sao,  nhiệt độ 33 hay 35,  nghĩ về một thành phố rất quen thuộc với mình trong tâm  tưởng;  nhưng cũng rất xa lạ với mình khi mỗi lần gặp lại là một bỡ ngỡ,  vì đổi thay rất tốc độ - nghĩ về những  bạn ngồi trong phòng máy lạnh hay người bạn ở nhà mái tôn,  ban ngày không thể ngồi trong nhà; mà phải đến một chỗ nào đó tránh nóng;  đêm về mới hì hục miệt mài cùng trang bản thảo góp vào đời sống tinh thần của thành phố  có thể tới  hàng chục triệu dân ấy .

                      N hững chiếc toa tàu hạng ba sơn màu đỏ mà Nguyễn Tuân đi giang hồ ,   nay ở đâu ?   Những quán cơm vỉa hè mà Nguyễn Bính ngồi  ăn như một kẻ tha hương,  chắc đã thành
thiên cổ .   Ngôi nhà tập thể  ở ngoại vi thành phố,  chỗ trú ngụ của nhà thơ Hoàng  Tấn,  thường ký  bút danh Hồ Tăng Ấn ,   trong các bài ca cải lương Nam Bộ , người từng có nhiều năm phụ trách mục Tiếng thơ trên đài Tiếng nói Việtnam , nay về huu -  tường treo la liệt  tranh và thơ.  Ông   vẫn là một người không thể quên Hà Nội, nên khi gặp đồng hương Thăng Long,  ông trào nước mắt  mà cười - một ông già Sài Gòn áo bà ba chính hiệu .

                   T ôi đã lang thang  Sài Gòn , nếm vị phở bắc trong hương nắng, với  cả giá đỗ sốngrau ngổ ba lá.   Tôi đã nếm món bún ốc trên đường Võ Thị Sáu, với sợi bún to và cứng,  con ốc hơi dai ,  ăn quả cóc trên hè phố với muối ớt ... để Sài Gòn thầm vào mình,  để mình hòa vào thành phố Hồ Chí Minh,  những đại đồng tiểu dị, và đồng sàng đồng mộng với người bạn xa nhau lâu nay  gặp ồn ã một Sài Gòn .
    []
         BĂNG SƠN
             1998.
( trích từ :  Trang Chủ nhật nhật báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
           ra ngày  12- 4-  1998,   báo phát hành tại tp. HCM.  

------
            tựa  đề cuả tác giả " Gửi về nơi ấy 300 năm.
**          nhan đề tác phẩm củacác tác giả 
***        tác giả  kể theo  câu chuyện đã được viết ra trong:      NHÀ VĂN, TÁC PHẨM CUỘC ĐỜI  /  THẾ PHONG
              (  Đại Nam văn hiến xuất bản,   Saigon 1960, 1965 -  Nxb Đại Ngã ( Saigon )  tái bản lần 2  năm 1970 .
              tự-sự-kể này đã được dịch sang anh ngữ :  THEPHONG   BY THEPHONG:; THE WRITER, THE WORK & THE lIFE,   translated by ĐÀM XUÂN CẬN (  Dai Nam Van Hien books,    Saigon 1970, 1974 - đều được liệt kê trong Google Books và  Amazon.com đã  tung lên mạng Kindle Direct Publishing,   rồi  in  copy ( kiểu  in  nhân  bản,  gọi là used book   dề giá
 $, 64, 99 / copy.   Tác giả đã  phản đối  lối piracy-  Copyright   infringement  của Amazon. com,    phổ biến trên mạng và in nhân bản không xin phép,   không trả bản quyền.  Cuốn  in tiếng việt  mới nhất mà Amazon. com   tái   phạm ,   đó là  T.T.KH., Nàng là ai? / Thế Nhật ( Thế Phong )  - một used from $30,00 / copy.
   < http://www.amazon.com/T-T-KH-nang-Mot-mghi-van/dp/B001UZZBXFU >
                                      ( 3 chú thích của Biên tập ).        

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ