Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

nhạc sĩ nguyễn văn tý : đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn...

  

                            đại lão nhạc sĩ nguyễn văn tý * 
                                đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn so  muôn tiếng tơ
                                                       bài : đắc trung


                 -  hồng nhan tri kỷ nào đã  đốt cháy trái tim, để  nhạc sĩ   đã  tạo thành ca khúc dư âm?
                -   tránh hệ  lụy nhân văn giai phẩm, nhạc sĩ  nghe lời khuyên lưu hữu phước   
                    chuyển khỏi quân đội , chuyên nghiên cứu dân ca.  
                 -  nhạc sĩ Mạnh Hinh,  người Hoa , dạy ông học đàn ghi- ta .          
                -   đại lão nhạc sĩ   hiện ở đường trần khắc chân quận 1 , tp HCM  - hàng  ngày
                    được cô cháu tới nhà  quét dọn, cơm nước giặt giũ , sau khi phu nhân qua  đời .
                 -    thi sĩ Đ.T.Q hàng tháng  tự nguyện chu cấp  200 ngàn đồng / tháng  và mới đây,
                     một văn sỉ tướng quân công an ở Hànội gửi tặng 20 triệu.
                -    theo   quan niệm Tam Nguyên Yên Đổ  , bậc đại quan triều đình' -
                      80 trở lên  là  đại thọ , thiên tước Trời ban.... '  - vậy  là  Trời ban  thiên phú âm
                       nhạc cho đại lão Nguyễn văn Tý  đấy thôi  !
                     
Q uê  gốc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, từng nổi tiếng  ca sĩ đồng quê, có giọng ca vàng: hát văn, hát chèo, ca trù  giỏi và  chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ cổ :  đàn tranh, đàn bầu, đàn tranh, sáo trúc, đàn đáy, nhị, sáo trúc.    Ban đầu làm  thợ máy ngành Hỏa xa,  và trong khai sinh,  ông được sinh ra  ở thành phố Vinh ngày 5 tháng 3 năm 1925.

 T ừ nhỏ, Nguyễn văn Tý  đượoc một thấy người Pháp dạy tân nhạc, khi tham gia Hướng đạo, ông được một cố đạo Tây Ban Nha đưa vào nhà thờ hát Thánh ca, học nhạc lý cơ bản, sau đó ông lại được nhạc sĩ Mạnh Hinh, người Hoa dạy ông  học đàn ghi-ta  Hawai.


1945, ông tham gia  Việt Minh, trưởng phòng Thông tin-  tuyên truyền huyện Thanh Chương.
 1949 vào bộ đội, trưởng đoàn văn công Sư đoàn 304.
Trước đó 2 năm, bất hạnh giáng xuống, người vợ xinh đẹp mà ông rất yêu thương đột ngiột qua đòi,  để lại cho một cô con gái bé bỏng.    Ông phải chăm nom, săn sóc, tinh thần gần như suy sụp. 
  1950,  người bạn cùng đơn vị cảm thương tình cảnh, bèn mai mối cho ông một cô gái mới 22 tuồi, con một gia đình khá giả ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.   Có gái không đẹp, nhưng sắc sảo, lại hay nói nhiều; nên chỉ tiếp xúc với cô đôi ba lần,  chàng trai to cao, đẹp mã, tài hoa Nguyễn Văn Tý đã thấy ngán ngẩm !

N hưng rồi ,  có một hôm,  khi ông đang trò chuyện; thì bỗng một cô em khoảng chứng 17 xuất hiện, lèn đến sau lưng chị, tì cằm vào thành  ghế, đăm đắm nhìn ông bằng đôi mắt đen láy, long lanh - nên Nguyễn Văn Tý ngây người,  bàng hoàng,  như bị hút hồn bởi đôi mắt biết nói ấy.

T hấy vậy, cô chị  đuổi ngay em vào phòng trong,  nhưng ngọn lửa  tình yêu rất mơ hồ mà vô cùng mãnh liệt đã đốt cháy trái tim Nguyễn văn Tý.  

R ồi từ đó, mọi sự quan tâm, ông đều hướng về cô em.   Cô tên Hằng,  có vẻ đẹp rất hồn nhiên, nhưng vô cùng quyến rũ và cô Hằng cũng rất cảm mến chàng văn công đẹp trai ấy .
Mọi việc tưởng suôn sẻ, thuận lợi nhưng không ngờ, bố mẹ cô gái chỉ có thể chấp nhận gả cô chị cho anh chàng Vệ quốc đoàn nghèo rớt-  còn cô em thì đã có nơi dạm hỏi.   Đó là chàng trai , người làng bên, con nhà giàu, vừa tốt nghiệp tú tài toàn phần,  tương lai đầy hứa hẹn.   Họ nói bóng  gió,   để Nguyễn Văn Tý biết điều đó, và cấm vận thật khéo,  bằng cách mỗi lần  ông đến chơi,   đều được ông bố tiếp bằng trà ngon, cốt giữ chân không cho  ông gặp gỡ cô  gái kia .

L ần ấy, sau chuyến lưu diễn về,  đến thăm và có ý định, dù phải chịu đau khổ, ông cũng sẽ  nói toạc ra, chấm dứt mối tình vô vọng này.   Đó là một buổi tối đẹp trời, Nguyễn Văn Tý bị cột chặt , ngồi lì  ở bộ tràng kỉ bằng tre  để thưởng thức trà  ướp hoa nhài -  khách miễn cưỡng hầu chuyện ông chủ nhà ở ngoài hiên,  dưới giàn hoa thiên lý.   Biết không thể nào gặp được, cô Hằng vừa gội đầu, tựa vai bên thành bể nước, tung làn tóc hong trước gió, rồi vào nhà mang cây đàn băng-đô-lin, xách chiếc ghế đẩu ra góc sân, dạo một bản nhạc buồn.   Không gian tràn ngập ánh trăng, giội xuống suối tóc đen mượt,  đổ dài qua bờ vai tròn lẳn và đường cong thon thả tuyệt mĩ    

N guyễn Văn Tý đành cáo từ ra về,  ngay đêm hôm ấy,  một mình với ngọn đèn dầu và cây ghi-ta, ông viết liền một mạch :

                                Đêm qua  mơ dáng em đang ôm đàn so muôn tiếng tơ
                                Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ
                                Mái tóc nhẹ rung
                                Trăng vờn  làn sóng
                                Yêu ai em nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa xôi ...

T ác giả rất tâm đắc với đứa con tinh thần , nhưng biết rằng, đề tài tình yêu đậm chất lãng mạn này,  không thích hợp với không khí sôi sục chống Pháp,  nên ông chỉ cho vài người  thân biết.    Vậy mà không hiểu sao   Dư âm được chuyền nhau và phổ biến rộng rãi rất nhanh,  đến nỗi bị cấm trong vùng kháng chiến- nhưng trong thành , ca khúc Dư âm  được  coi là bản tình ca tuyệt với.   
Nhóm làm phi Kiếp hoa  trong thành Hà  Nội   ,  dùng ca khúc Dư âm làm nhạc nền.   Ông trở thành nạn nhân   khốn khổ, bị đem ra liểm điểm, phê phán, lên án gay gắt trong những đợt chỉnh huấn,  thậm chí có người còn quy kết ông là phản động.

!957, nhóm Nhân văn giai phẩm  hình thành,   để tránh hệ lụy và bớt áp lực,  đồng thời tạo điều kiện  để Nguyễn Văn Tý có vốn sống và cảm xúc sáng tác - nhạc sĩ Lưu Hữu Phước khuyên ông chuyển ra ngoài quân đội, để chuyên nghiên cứu dân ca .   Ông đồng ý.   Đó  là lời khuyên chân tinh và là một quyết định rất sáng suốt.

Hôm ấy,   đến Vĩnh  Yên ( Vĩnh Phúc )  ghé thăm một đơn vị  văn công quân đội, qua cổng bảo vệ,   Nguyễn Văn Tý đi vào ,  thấy một  nữ quân nhân đi ra, dáng rất đẹp.   Tới gần,  đối diện, cô gái ngườc nhìn lên,  thì Nguyễn văn Tý sửng sốt,  khi nhận ra đôi mắt biết nói năm nào đã từng khiến ông say đắm,   Cô gái cũng ngỡ ngàng , khi nhận ra anh Vệ quốc đoàn, mà cô từng yêu vụng, nhớ thầm - thì ra cô Hằng đã nhập ngũ và được tuyển vào văn công từ mấy năm nay.

Ô ng  luôn thầm cảm ơn cô gái kia,  bởi nhờ cô, ông mới có Dư âm.   Và Dư âm đã  đã đưa tên tuổi ông lừng lẫy.   Dư âm bất tử  trong dòng tình  ca Việtnam, làm rung rộng hàng triệu con tim, trải qua bao thế hệ.

Đ ể lại cho đời mối tình Dư âm  - năm  1951, Nguyễn văn Tý kết hôn với ca sĩ Bạch Lê ( em gái nhac sĩ Nguyễn  Văn Thương ) .    Cô dâu có vẻ đẹp đằm thắm,  thanh  tú, đôn hậu.  Khi hoà bình lập lại , họ về Hà Nội, sống rất hạnh phúc.

C uộc sống tương cứ em ả trôi đi,  nào ngờ cuối đời lại xảy ra nhiều bất trắc, bất hạnh đổ ụp xuống.   
2004, bà Bạch  Lê qua đời, nỗi đau quá lớn dối với ông.    Tiếp đến, ông bị 2 lần tai biến mạch máu não, khiến nhạc sĩ Nguyễn văn Tý suy sụp hoàn toàn.   Ông bị liệt nửa người, phải thường xuyên dán mình trên chiếc giường  khung sắt cá nhân,  và đi xe lăn trong gian nhà hơn 20 mét vuông,  tường vôi đã tróc lở,  lại chật chội, hầm hập hơi nóng  ngột ngạt  nắng hè Sài Gòn.

N hiều năm rồi ,  ông không thể đánh đàn, không thể hát và cũng không thể viết lách được nữa.    Khi di chuyển trong nhà,  ông cũng rất vất vả,  phài tì trên 2 chiếc nạng 3 chân và phải có người dìu đi.   Một cô cháu gái giúp việc  rất kính trọng ông,  và được ông coi như con,  hàng ngày đến đỡ đàn, quét dọn,  giăt giũ,  cơm nước.

Nguyễn văn Tý   bước vào   tuổi  90 (  còn thiếu 3 năm )    mà luôn luôn  sống trong nỗi cô đơn bao trùm.   ông nằm bất động,  đôi mắt già nua đăm đắm nhìn lên bàn thờ -  thầm thì tâm sự cùng di ảnh 2 người vợ đã khuất.
        []
ĐẮC TRUNG.  
----
* tựa bài báo  của tác giả :   DƯ ÂM VÀ NỖI LÒNG TÁC GIẢ
 ( báo Người cao tuổi  ra ngày 16 / 5  / 2012 )
   BiênTập  thay đổi một số chữ trong bài.

 (  nguồn :  <  http://www.nguoicaotuoi.org.vn/ >

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ