về nhà văn hà minh tuân, tác giả 'vao đời' -- blog huỳnh ái tông
nhà văn hà minh tuân
huỳnh ái tông
hà minh tuân [1929- hanoi 1992] -- (ảnh: internet)
Nhà văn Hà minh Tuân tên thật là Nguyễn văn Trí, sinh ngày 10 tháng 2 năm 1929. Quê quán: xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.[Bắc bộ].
Năm 1943, Hà minh Tuân tham gia hoạt động bí mật trong phong trào Thanh niên Cứu quốc ở Hà Nội, sau phụ trách đoàn thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu, là đại đội trưởng giải phóng quân. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tham gia Vệ quốc đoàn với chức vụ đại đội trưởng rồi tiểu đoàn trưởng. Năm 1950: Chính ủy Trung đoàn 209 thuộc Sư đoàn 312, tham gia các chiến dịch ở trung du, Việt Bắc, Điện Biên Phủ.
Năm 1954, ông là Trưởng phòng cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị: Từ 1958 là biên tập viên báo Văn học; rồi Giám đốc nhà xuất bản Văn học.
Hội viên Hội Nhà văn Việt nam năm 1957.
Năm 1963, sau sự kiện cuốn truyện Vào đời, Hà minh Tuân phải viết kiểm điểm, sau đó bị cách chức Giám đốc nhà xuất bản Văn học, đi lao động cải tạo tại Nhà máy gỗ Hà Nội ở Bến Chương Dương, gần bãi sông Hồng. Công việc của ông là khuân gỗ dưới bến sông Hồng xếp lên xe hai bánh, kéo xe về, xếp gỗ vào kho nhà máy.
Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân. Sau đó, Hà minh Tuân được điều sang Tổng cục Thủy sản làm chuyên viên. Rồi ông trở lại nhà xuất bản Văn học làm trợ lý giám đốc, công bố thêm tiểu thuyết Vẻ đẹp bình dị năm 1977, sau thời đầu đổi mới; ông có đưa in lại Vào đời năm 1991, ít lâu trước khi mất.
Hà Minh Tuân mất tại Hà Nội ngày 11 tháng 3 năm 1992. Thọ 63 tuổi
tác phẩm:
- Những ngày máu lửa (ký sự, 1949)
- Trong lòng Hà Nội (tiểu thuyết, 1957)
- Hai trận tuyến (tiểu thuyết, 1960)
- Vào đời (tiểu thuyết, Văn học, Hà nội, 1962, 1991)
- Vẻ đẹp bình dị (tiểu thuyết, Văn học, 1977).
- Trong lòng Hà Nội (tiểu thuyết, 1957)
- Hai trận tuyến (tiểu thuyết, 1960)
- Vào đời (tiểu thuyết, Văn học, Hà nội, 1962, 1991)
- Vẻ đẹp bình dị (tiểu thuyết, Văn học, 1977).
tóm tắt cốt truyện:
Vào đời
Sen, một nữ sinh lớp 8 (1), bị cha mẹ ép gả cho một ông bác sĩ già góa vợ, bỏ nhà tìm đến làm việc ở một công trường nhà máy tại Hà nội. Ở đây, công việc lao động, cực nhọc vượt quá sức chịu đựng khiến Sen nhiều lần giao động và nảy ra ý nghĩ bỏ công trường trở về gia đình hy vọng vào sự tha thứ của cha mẹ. Nhưng hình ảnh ông bố khắc nghiệt đã làm cô chùn bước. Biết chuyện này, Trần Lưu, bí thư chi đoàn Thanh niên đã đưa Sen ra kiểm thảo. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của chị Bồn, một nữ công nhân dày dạn từng trải, Sen cố gắng làm quen dần với mọi sinh hoạt tập thể. Nhưng rồi những màn bi kịch liên tiếp đến với cô. Một buổi tối, đi dạy văn hóạ về khuya, cô bị Mai và Song đón đường cưởng hiếp. Thế rồi Sen có mang. Giữa những ngày u ám, Sen âm thầm mang niềm đau sót tủi hổ một mình. Tiếp theo, Sen được cử đi học nghề cơ khí. Ở trường, Sen gặp Hiếu, một đại đội trưởng chuyển ngành và cũng là bạn thân của anh ruột Sen trong quân ngũ trước đây. Hai người yêu nhau. Hiếu rộng lòng hào hiệp tha thứ cho cái “dĩ vãng” oan khiên của Sen để cùng xây dựng hôn nhân. Sau này hai vợ chồng làm việc ở một nhà máy cơ khí và cuộc sống đầy mâu thuẫn của đôi vợ chồng trẻ này bắt đầu. Vốn tính nóng nảy, lại mang thêm nỗi căm hận về cái chết của ông bố trong cải cách ruộng đất. Con người hằn học, chống đối lảnh đạo trong Hiếu dần dần xuất hiện. Do những liên lạc mật thiết, và trâng tráo của viên bí thư Trần Lưu đối với Sen, Hiếu nghi ngờ vợ ngoại tình, lại thêm bực dọc vì đứa con mà anh ta không phải là bố. Niềm căm giận thúc đẩy Hiếu đứng lên tích cực vận động công nhàn chống tập đoàn quản trị nhà máy. Đến lượt Hiếu bị bắt. Trong những ngày đau đớn dày vò, Sen vẫn yêu chồng và kiên nhẫn làm việc nuôi con. Trong lúc Sen trở thành một “chiến sĩ thi đua” thì hạnh phúc gia đình của cô cũng tan vỡ. Ở đoạn cuối, tác giả gợi lên một cuộc tình duyên mới đầy tính chất gượng gạo giữa Sen và Trần Lưu.
trích văn:
“Đó là chiếc đòn gánh với đôi sô vữa nặng. Hình ảnh đó là những vật tượng trưng cho ma quái, chúng cũng động đậy được như người, chúng nhún nhẩy, chúng lắc lư, chúng kêu lên loạch soạch, chúng xoay như chong chóng khiến Sen sây sẩm mặt mũi; rồi chúng chụp xuống đầu Sen, chiếc đòn gánh ngoạm lấy vai Sen nhay đi nhay lại cái nhọt bọc của Sen trong khi đôi sô nặng khủng khiếp cứ đu đưa như đùa rỡn mà hành hạ Sen kỳ cho chết rấp” (“Vào đời” tr. 16).
Có lần, Hiếu đến cổng công trường, “anh vào phòng thường trực đưa giấy giới thiệu. Nhân viên thường trực mặt lưỡi cày xanh rớt nhận giấy vừa nheo mắt lẩm bẩm đọc thì chuông điện thoại réo gọi. .. Người đeo kính đen (3) nghiêm mặt ra hiệu cho Hiếu ngồi chờ ở ghế dài bên tường rồi lại cắm cúi tiếp tục đọc giấy tờ. Trán anh ta bị tóc xõa che mất quá nửa dưới cặp kính đen là nửa khuôn mặt trắng bệch như nến, nghiêm quá thành đuỗn đuỗn như mặt hình nhân. Cái miệng anh ta mím lại, chẳng thốt một lời, sao có vẻ kiêu kỳ hách dịch, làm cho Hiếu ngứa tay muốn vả vào cái miệng ấy một cái cho nó bớt làm bộ đi”. (tr. 145) .
Sau bao cơn xung đột bỏ nhà ra đi, Hiếu trở về: “Tay Hiếu đã nắm gọn cái chìa khóa cũ mà anh vẫn giữ. Anh ta tưởng chừng như đã động vào da thịt mát mẻ của Sen. Chỉ một vòng chìa khóa anh ta lại vào cái phòng êm ả cũ, ngày đêm thơm ngậy mùi đàn bà. Hiếu đã run lên vì xúc động và sốt ruột…”
Hiếu đã coi Sen, vợ hắn, chẳng qua cũng là một cái máy đẻ, một con vật để thỏa mãn thú tính của hắn.
“Bán thịt theo phiếu mà tuồn những miếng ngon cho người quen! Bán nước mắm pha nhiều nước muối và nước lá chuối! Nhiều hiệu ăn “tiến bộ giật lùi”, phở vừa đắt vừa nhạt nhẽo. Ngày chủ nhật trong chợ ngoài đường loa phóng thanh oang oang nhức óc mà mấy ai nghe? Có những buổi chiều thứ bẩy, công an đứng hàng loạt ở đường phố Tràng Tiền cứ một chút một chút lại huýt còi rinh lên, khiến mọi người trên đường phố cảm thấy kém vui đi” . (tr. 327).
Tiểu thuyết Vào đời của Hà Minh Tuân, đại cương câu chuyện chỉ có thế, nhưng với một ngòi bút hiện thực sắc sảo, cộng với lòng nhân đạo tha thiết, Hà minh Tuân đã phơi bày ra trên mặt giấy cái thực trạng xã hội tăm tối và đặc biệt, cái số phận bi thảm của người con gái tên Sen, đại diện cho cả một thế hệ thanh niên đang sa lầy bên bờ vực thẵm đời sống.
Đọc VẢ0 ĐỜI, bên cạnh cuộc sống đọa đày, nghẹt thở của Sen, người ta thấy vấn đề quan liêu và chống quan liêu được nổi bật lên như một vấn đề then chốt. Và nhân vật Trần Lưu, viên cán bộ cao cấp nhất tại xí nghiệp công trường thường xuyên hiện ra như một hình ảnh khủng khiếp nghiệt ngã có tác động quyết định mọi số phận con người. Mâu thuẫn đối kháng giữa quần chúng lao động và ban quản trị nhà máy, những người mà tác giả đã lớn tiếng gọi là “bọn quan liêu chỉ tay năm ngón, hống hách, tác hại, ăn lương cao” đã được tác giả phản ánh một cách trung thực và miêu tả một cách sắc sảo: “Quản trị trưởng thì to cao, cặp mắt trợn trừng đỏ như hai cục tiết. Râu đen tua tủa quanh mồm củng hai lồng mũi dài và cặp mày rộng nhảy múa lộn xộn trên gương mặt đỏ bóng những mỡ và mồ hôi”. Những viên cán bộ đại diện nhà nước trung ương ấy cứ lần lượt thay phiên nhau xuất hiện như một ám ảnh nặng nề: “Trong giảy lát, Bân, phó giám đốc, trước mặt Hiếu bỗng thành một óng quan đội khăn xếp, mặc án gấm dài, đeo bài ngà, quần ống sớ” (tr. 135) và “hai con mắt gườm gườm; đôi môi hay mím chặt”. Những viên cán bộ ấy đúng là hiện thân của lớp người phong kiến quen thói đàn áp dân thuở nào, bọn người bất tài vô tướng, chỉ biết nịnh trên nạt dưới. Mỗi khi đến tiếp xúc với họ, người ta có cảm tưởng như một “ông chủ tư bản” (2). Có lần, Hiếu đến cổng công trường, “anh vào phòng thường trực đưa giấy giới thiệu. Nhân viên thường trực mặt lưỡi cày xanh rớt nhận giấy vừa nheo mắt lẩm bẩm đọc thì chuông điện thoại réo gọi. .. Người đeo kính đen (3) nghiêm mặt ra hiệu cho Hiếu ngồi chờ ở ghế dài bên tường rồi lại cắm cúi tiếp tục đọc giấy tờ. Trán anh ta bị tóc xỏa che mất quá nửa dưới cặp kính đen là nửa khuôn mặt trắng bệch như nến, nghiêm quá thành đuỗn đuỗn như mặt hình nhân. Cái miệng anh ta mím lại, chẳng thốt một lời, sao có vẻ kiêu kỳ hách dịch, làm cho Hiếu ngứa tay muốn vả vào cái miệng ấy một cái cho nó bớt làm bộ đi”. (tr. 145) .
Ngôn ngữ mà tác giả thông qua nhân vật Hiếu để phê phán bọn quan liêu cũng rất sắc bén: “Cái thói chúng nó vẫn quan liêu hách dịch thế ! Phải vả vào cái mồm nó chỉ quen thói ăn của nhân dân và chỉnh người. Ngoài ra sống chết mặc bây”. (tr. 133) . Không những thái độ quan liệu làm cho công nhân căm ghét mà còn ở hành động thực dân “đuổi thợ như bọn chủ Pháp ngày trước” (tr 170) và “khóng hề giải quyết quyền lợi của các quân nhân phục viên” (tr.179) cũng khiến cho anh em công nhân phẫn nộ. Tinh thần đấu tranh của họ lên cao tới mức đã huy động được quần chúng tập hợp chống lãnh đạo, tổ chức biểu tình “phản đối khủng bố công nhân”, “ đòi bắt cán bộ bỏ rọ trả bộ công nghiệp” và “yêu sách lên tận Thủ tướng phủ” đòi giải quyết cấp bách các vấn đề thay đổi lãnh đạo, bảo đảm an ninh cá nhân và nâng cao mức sống tõi thiểu.
Người đọc còn cảm thấy trong VÀO ĐỜI có nhiều nét phản ảnh tình hình sinh hoạt của nhân dân Hà nội bằng những hình ảnh vô cùng ảm đạm. Những lời chỉ trích cay chua về bao nỗi thiếu thốn, phiền nhiễu, bực mình trong đời sống hàng ngày được tác giả cho những công nhân tích cực nhất trong truyện phải than thở: “Bán thịt theo phiếu mà ưu tiên những món ngon cho người quen. Bán nước mắm thì pha nhiều nước muối và nước lá chuối. Nhiều hiệu ăn tiến bộ giật lùi, Phở vừa đắt lại vừa nhạt nhẽo”; (tr.126) hoặc nhận xét về cái "trật tự mới» của thành phố Hà nội ngày nay:"Trong chợ, ngoài đường, loa phóng thanh nhức óc mà mấy ai nghe ? Có những chiều thứ bẩy, công an đứng hàng loạt ở đường phố Tràng tiền, cứ một chút, một chút lại huýt còi rinh lên khiến mọi người trên đường phố cảm thấy kém vui" (tr.327).
Điều làm cho người đọc đặc biệt chủ ý là vấn đề cải cách ruộng đất đã được tác giả ghi chép khá đậm nét với những hình tượng sắc nhọn được láy đi láy lại như một điệp khúc não nề. Những suy nghỉ đau đớn, ray rứt, căm hờn, xót xa của Hiếu cũng được tác giả phân tích và cảm thông khiến độc giả có một cảm giác hết sức xúc động. Năm lần Hà minh Tuân nhắc lại cái hậu quả khốc liệt của cải cách ruộng đất là năm lần ông đay đi nghiến lại như một lưởi dao nhọn hoắt lùa vào thớ thịt buồng tim ! Cái còn lại ở người đọc là những hình ảnh ghê rợn được gợi lên nhiều lần như một ám ảnh ma quái Và những sai lầm nghiêm trọng của chính sách tàn bạo ấy đã được tác giả qui kết thành nguyên nhân của sự biến chất nơi con người Hiếu, gây một tác động xót đau mãnh liệt tới cuộc đời sau này. Hình ảnh treo cổ của người bố thân yêu mà “lưỡi thè lè ra ngoài mồm” khiến cho Hiến và độc giả không thể nào dung tha được cái chủ trương đấu tranh giai cấp phi nhân kia.
Như trên đã nói, tiểu thuyết VÀO ĐỜI không những đề cập tới nhiều mặt, nhiều vấn đề nóng hổi của đời sống, từ cải cách ruộng đất, quản lý xI nghiệp, cải thiện dân sinh, chế độ phục viên, công an mậu dịch cho đến công tác hội nghị tuyên truyền, hoặc phê bình báo chí, văn nghệ chỉ biết“chỏm toàn những chuyện cảm động với những chuyện trỏn trĩnh tươi hồng đưa lên mặt giấy" (tr. 326); ở đâu tác giả cũng tỏ ra có con mắt quan sát tinh tế.
Tóm lại, qua những kiểu người cụ thể, Hà minh Tuân muốn thể hiện bộ mặt xã hội và tương quan giai cấp trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Để hoàn thành công việc đó, tác giả đã không dựa vào thứ vốn sống bằng sự tô vẽ và cường điệu chủ quan, bằng những chất liệu giả tạo mà chính là ở sự trực tiếp thể nghiệm chân thành thông qua lý tưởng thẩm mỹ nhân đạo nên tác phẩm đã giữ được tính chân thực, truyền cảm, gây nhiều tác động vào nhận thức và tình cảm của độc giả.
Tuy nhiên, tác phầm VÀO ĐỜI vừa được xuất bản chưa đầy một tuần lễ thì đã gặp ngay phản ứng gay gắt của tập đoàn lãnh đạo chính trị miền Bắc, Tất cả báo chí Hànội - gồm đủ nhật báo, tuần báo, nguyệt san - đều nhận được lệnh của Đảng viết bài phê bình đả kích.
Mở đầu chiến dịch đả kích, ngày 13-6-1963: Hanội: báo Lao động số 1223, trang 3: Lê Ngải với bài viết: Vài ý kiến sau khi đọc cuốn 'Vào đời' của Hà Minh Tuân, Nxb. Văn học.
ngày 21-6-1963:( Hà nội) -- Nxb. Văn học/ Hội Nhà văn VN ra thông báo: từ 01/7/1963+ Nxb. Văn hóa (Viện Văn học)+ Nxb. Văn học sẽ hợp nhất thành một nhà xuất bản lớn lấy tên là Nhà xuất bản Văn học thuộc Hội Nhà văn VN, chuyên xuất bản những sáng tác mới trong nước, những tác phẩm văn học cổ điển và dân gian VN, những tác phẩm chọn lọc của văn học thế giới, những sách lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học. Trụ sở Nxb. Văn học /mới/ đặt tại 49 Trần hưng Đạo, Hà Nội.
Kế đến, ngày 21-6-1963: (Hànội). --Tuần báo Văn nghệ, số 8, điểm sách: Tuấn Chi: 'Vào đời', tiểu thuyết Hà Minh Tuân, Nxb. Văn học, 1963
Tiếp đến ngày 23-6-1963: (Hànội/ báo Cứu quốc, số 3125, trang 5): Nguyễn xuân Bình Chúng tôi không tán thành 'cặp mắt' của ông Hà minh Tuân trong cuốn 'Vào đời'; cho rằng "Hà minhTuân vì muốn phản đối các nhà báo tô hồng xã hội nên đã phát động phong trào chống công thức, là dũng cảm phát hiện sự thật" rồi kết luận "dũng cảm kiểu ấy quần chúng không ưa đáu”.
Tiếp theo ngày 26-6-1963: (Hànội/ báo Tiền phong số 1054, trang 3, 4: Thanh Bình): “Vào đời' một tác phẩm rất xấu." Bài báo kêu gà:o "Đấu tranh là việc cần thiết để ly cách cuốn Vào đời như cách ly một ổ truyền dịch. Song cần hơn nữa là phải tiến hành một cuộc đấu tranh mạnh mẽ chống lại những tàn dư của tư tưởng Nhân văn - Giai phẩm đang được phục hồi trong tác phẩm 'Vào đời”.
Nguyễn anh Tài trong báo Thời Mới (6), đưới nhan đề: "Cần vạch ra thêm các loại tư tưởng xấu và cải ngầm trong cuốn 'Vào đời' đã thảng thốt kêu lên : "Nói về tác phẩm của bạn bè, chưa bao giờ chúng ta phẫn nộ như khi đọc 'Vào đời' của Hà minh Tuân. Thật không thể nào nới tay được với tư tưởng trong sách của ông, một thứ tư tưởng chống đối, quá khích, trắng trợn và ngấm ngầm, nó tác động vào tinh thần người đọc chẳng kém gì văn nghệ phẩm phản động ».
Nhưng phản ứng quyết liệt và dữ dội nhất vẫn là nhật báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Lao Động. Liên tiếp trong hai số, các cây viết phê bình của Đảng đã hốt hoảng thay phiên nhau kết tội Hà minh Tuân bằng những luận điệu trịch thượng, chụp mũ và đàn áp bất công.
Ngày 29-6-1963: (Hànội/ báo Nhân dân, số 3380, trang 3): Tác giả Minh Tâm với đầu đề" "Vào đời', một cuốn tiều thuyết có hại." Sau khi cho rằng lập trường tư tưởng của tác giả là lập trường của giai cấp bóc lột cũ vốn thù hằn cuộc đấu tranh giai cấp do đảng đề xướng, giai cấp này đã bị tiêu diệt về mặt kinh tế và chinh trị nhưng tư tưởng vẫn còn sống dai dẳng. Họ lại đem lý luận văn hóa, một số quan điểm xa lạ về triết học, chính trị, kinh tế, mỹ học, tiến tới uột bước cao hơn trình bày những quan niệm rộng rãi và mới mẻ về con người, về hạnh phủc, ước mơ, về mỹ cảm để đòi xét lại đủ mọi thứ chủ trương, chính sách. Minh Tâm còn độc đoán liệt kê tư tưởng của Hà minh Tuân vào loại tư tưởng cá nhân chủ nghĩa tư sản tùy theo điều kiện từng lúc mà thay đổi hình thức, sắc thái biểu hiện, một luồng tư tưởng hiện nay có một số hoàn cảnh đã chỗi dậy mạnh hơn trước, khá hung hăng, trắng trợn, đã được bộc lộ trong cách nhìn và thái độ hằn học bực tức của tác giả, để rồi khẳng định: "Không đập mạnh vào luồng tư tưởng chống đối này mà Vào đời minh họa bằng hình tượng văn học thì sự nhất trí về chính trị và tinh thần của toàn đảng, toàn dân ta không khỏi bị tổn hại».
Cũng trên mặt báo Nhân dân, trong bài "Vào đời xuyên tạc sự thật của chế độ ta". Trần Hạnh đã suy diễn một cách võ đoán rằng Hà minh Tuân không có lòng chân thành, trân trọng đối với những thắng lợi của cách mạng mà trái lại còn đả kích từng bước thắng lợi của đảng. Bài báo viết tiếp:
“ 'Vào đời' là một trường hợp biểu hiện trắng trợn của cả một luồng tư tưởng xấu, mang nhiều độc tố, ngụy trang là cách mạng để công kích cách mạng. Có người cho rằng 'Vào đời' chủ yếu là sự tích lũy vốn sống, không phải là do tư tưởng tiều tư sản, đo phương pháp tư tưởng lệch lạc chi phối mà còn đi xa hơn nữa. Cái chi phối quyết định những tư tưởng xấu của 'Vào đời' chủ yếu là sự bất mãn và hằn học của những tư tưởng thù địch đối với đảng, cách mạng, chế độ, những tư tưởng đối lập với cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sån».
“ 'Vào đời' là một trường hợp biểu hiện trắng trợn của cả một luồng tư tưởng xấu, mang nhiều độc tố, ngụy trang là cách mạng để công kích cách mạng. Có người cho rằng 'Vào đời' chủ yếu là sự tích lũy vốn sống, không phải là do tư tưởng tiều tư sản, đo phương pháp tư tưởng lệch lạc chi phối mà còn đi xa hơn nữa. Cái chi phối quyết định những tư tưởng xấu của 'Vào đời' chủ yếu là sự bất mãn và hằn học của những tư tưởng thù địch đối với đảng, cách mạng, chế độ, những tư tưởng đối lập với cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sån».
Ngày 03-7-1963: buổi tối, tại trụ sở Hội Nhà văn VN, 65 Nguyễn Du, Hànội, một số nhà văn, trong đó có Nguyễn Tuân, Kim Lân, Huyền Kiêu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung, Vũ Tú Nam, Bùi Hiển, Thành Thế Vỹ, v.v… đã họp để góp ý phê phán cuốn ‘Vào đời’. Sau khi nghe tác giả Hà minh Tuân trình bày, các nhà văn nói trên đã phê phán những tư tưởng sai lầm nghiêm trọng của cuốn truyện.
Ngày 6-7-1963: Tại hội nghị thường vụ Hội nhà văn: Hoàng trung Thông, giám đốc Nxb. Văn học trình bày trường hợp xuất bản cuốn Vào đời. Sau khi nêu những thiếu sót của các đồng chí biên tập viên và các đ/c trong ban giám đốc, Đ/c Hoàng Trung Thông đã tự phê bình vì thiếu kiểm tra nên cuốn sách đã không được đồng chí giám đốc duyệt trước khi xuất bản. Ban Thường vụ Hội đã phê bình nghiêm khắc khuyết điểm của Nxb. Văn học (cũ) và đặt vấn đề rút kinh nghiệm để cải tiến lề lối làm việc của Ban biên tập cho chặt chẽ. Hội nghị đã bàn việc hợp nhất hai Nxb. Văn hóa và Văn học và việc kiện toàn ban biên tập của Nxb. Văn học mới.
Trong bài: Thử nhận diện chân dung nhà văn, tác giả Lê xuân Quang viết:
Sau khi nhóm NVGP bị trù dập, làng Văn nghệ miền Bắc 'tang gia bối rối', không còn ai dám ho he. Đột nhiên có một nhà văn, cán bộ văn hóa trung cao cấp 'đầu têu', khởi xướng viết sách 'bôi xấu chế độ'. Thế là hàng loạt bài phê bình xuất hiện trên các tờ báo chính thống. Phê bình thì ít, chửi rủa, truy chụp thì nhiều, lại bịt miệng, không cho tác gỉả thanh minh tự bào chữa. 'đòn hội đồng, hội chợ. đòn đánh hôi'... giáng xuống đầu nhà văn Hà minh Tuân.
Theo một nhà phê bình: 'Cuốn Vào đời chỉ dày hơn 200 trang, nhưng số bài phê bình cộng lại gấp nhiều chục lần độ dày của Vào đời. Tác giả cùng tiểu thuyết Vào đời được lấy làm 'điểm' trừng phạt: Truất chức giám đốc nhà xuất bản cùng rất nhiều hệ lụy mà HMT phải gánh chịu (…). Ông trở về sống mòn mỏi, u uất, nghèo đói, âm thầm trong ghẻ lạnh của chế độ...
Có lẽ câu kết của thơ chân dung làm lay động lòng nhiều người đọc khiến một phóng viên này ý đi tìm tung tích Hà minh Tuân xem tác giả Vào đời 'bây giờ ở đâu', mà hàng mấy chục năm im hơi lặng tiếng. Tìm mãi không ra vết tích. Anh đành bắt đầu từ việc đọc những tư liệu về nhà văn, tìm hỏi bạn bè của ông... cuối cùng đã tìm thấy: Tác giả Vào đời đã sống và chết ở một căn nhà nhỏ cũ xưa, chìm nghỉm trong khu phố cổ tàn lụi giữa Hà thành.
Bài báo đăng trên chuyên mục 'Đời sống văn học'/ Tiền Phong chủ nhật đã gây cho người đọc niềm xúc động sâu sắc. Người đời thương xót cho số phận nhà văn ! Chỉ vì ông có những trang viết đi tiên phong trong việc phản ánh quá chân thực về cuộc đời, và… đã lãnh nhận hậu quả phũ phàng, tệ hại! .
Cuộc sống của nhà văn, nhà báo chân chính là thế đó .
Người đi đầu - người khai phá cái mới bao giờ cũng là người gánh chịu hung hiểm. Trong chiến đấu, người dẫn đầu đoàn quân là kẻ chịu hứng đạn đầu tiên. Liên tưởng tới bây giờ càng thấy rõ :
Mấy tháng trước (ngày 7.4.2009) -- Phó tổng biên tập tờ Du Lịch cho đăng tạp bút 'Tản mạn đảo xa' của Trung Bảo viết về đề tài Hoàng sa - Trường sa... ngay lập tức báo Du Lịch bị đình bản, phó tổng biên tập bị cách chức... rồi mới đây – hơn 8 tháng sau - Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng lại khuyến khích báo chi đề cập, viết về đề tài này.
Người đi đầu phải chịu thiệt thòi, hy sinh – như thế đó !
Bù lại, lịch sử sẽ ghi danh họ vào hàng ngũ những người ‘Cầm cờ chạy trước' đồng loại ! Hôm qua - Hà minh Tuân, Phù Thăng, Việt Phương... và hôm nay – Phó tổng biên tập Du Lịch cùng nhiều người khác có hành động tưong tự - là một minh chứng xác đáng cho sự cầm cờ chạy trước thời đại ! Ðây là 'nghiệp oan' mà nhà văn hết thế hệ này đến thế hệ khác tự nguyện 'vơ vào', gánh chịu...
Sau này, khi nói tới giai đoạn văn học của thập niên sáu mươi, những 'lính gác trung thành', mẫn cán, đến cực đoan, của giòng văn chương Hiện thực XHCN - coi các cuốn: Đống rác cũ, Tranh tồi tranh sáng của Nguyễn công Hoan, Vào đời của Hà minh Tuân, Phá vây của Phù Thăng, Mở hầm của Nguyễn Dậu... là 'những đứa con hoang, lạc loài' của những 'người cha phóng túng'. Theo họ - những nhà văn được sống dưới chế độ XHCN, được thực tế cách mạng gíao dục… phải tiến bộ hơn lớp nhà văn tiền chiến. Ngược lại đã không tiến lên mà họ còn nhiễm độc, quay lại, bước vào 'vết chân' của những nhà văn nghiện ngập, trụy lạc thời thực dân xâm lược, phong kiến hủ bại. Mộ số nhà văn khác đứng nhìn, run sợ trước tại họa của các đồng nghiệp rồi tự nhận, xám hối, coi tác phẩm của mình là những đứa con... hoang và tâm sự : Sở dĩ còn tồn tại là do biết... sợ !.
Tất nhiên -- cha đẻ của "những đứa con hoang, lạc loài' tất bị 'Trời... phạt'’! (*).
[]
[]
HUỲNH ÁI TÔNG
--------------
(*) Thơ Chân dung của Xuân Sách viết về Nguyễn Công Hoan:
Bác Kép Tư Bền rõ đến vui
Bởi chưng 'Tranh tối' – Bác nhầm thôi
Bới tung 'Đống rác' nên trời phạt
Trời phạt chưa xong, bác đã cười’’
Tài liệu tham khảo:
- Lê Xuân Quang: Thử nhận diện chân dung nhà văn Web: http://lexuanquang.org/post/59/
- Song Tha:, Đọc vào đời của Hà Minh Tuân Web:http://www.hocxa.com/VanHoc/VnsCs/SongThai_DocVaoDoi-HaMinhTuan.php