Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

về nữ nhà văn lê thị thấm vân [i.e. lê thị hoàng mai 1961- ] -- blog phan nguyên


 về nhà văn nữ lê thị thấm vân

lê thị thấm vân / epaint) by phan nguyên
tên thật: Lê thị Hoàng Mai
(1961 - ......)
nhà văn,- nhà thơ





















tác phẩm đã in




















Đôi bờ



tập truyện ngắn 
1993


Nơi không có biên giới








Những ngày cuối thu.

Đêm phả hơi lạnh. Từng cơn gió thổi, trăm ngàn lá khô rào rạt. Đèn đường tỏa màu sáng mỏng, xuyên qua từng lá khô lấp lánh trong trời đêm. Nhìn, người con gái liên tưởng đến đàn bướm đeo cánh vàng lúa chín. Hai chân cô thoăn thoắt đua theo tiếng gió cùng đàn bướm.

Cánh cửa màu lựu chín chung cư về đêm ngã sang đen.

Qua khung cửa sổ, bên trong màn, bóng người đàn ông đang ngồi đọc sách. Đèn tỏa ánh vàng hiu hắt. Người con gái đi chậm lại. Đôi giày đế cao su không đủ gây tiếng động mạnh. Chỉ khi tiếng lách cách của chùm chìa khóa và tiếng đóng sập cánh cửa thì ông biết chắc cô gái ở sát cạnh đã về tới nhà, bình yên.


Sáng mùa hạ.


Vạt hoa mười giờ trước cửa nhà đã hé nu. Mỗi buổi sáng, người con gái lấy gáo nước từ phòng bếp tưới lên vạt hoa. Đôi khi người con gái ngồi xuống vuốt ve mấy nụ hoa xinh xắn, như đang chăm sóc những phần thân thể quen thuộc mới lớn.

Căn nhà sát vách, người đàn ông cũng rời bỏ áo khoác xám tro thường ngày. Ông mở cửa, bước hẳn ra ngoài. Trông thấy ông, cô gái nhoẻn miệng cười tươi.

“Chào cô.”

“Chào ông. Nắng sáng nay đẹp quá!” Vừa nói cô vừa ngước nhìn bầu trời. “Mùa hè đến rồi đó, ông thấy không?”

“Tôi thấy rồi. Nhìn cô là thấy trọn mùa hè. Mùa hè và cô là một.”

“Ông ví von ngộ nhỉ!” Cô gái vẫn giữ nụ cười trên môi, nhưng hai má bỗng đỏ au.

Một chiều đông.

Cô gái bị cảm nằm nhà liền mấy ngày. Thằng Vinh, em trai kém cô năm tuổi, bước nhanh vào phòng chị, không gõ cửa.

“Chị Trang, cái ông gì… gì… ở sát nhà mình hỏi chị đi đâu vắng mấy ngày nay.”
“Mày trả lời sao?” Cô gái hỏi nhưng vẫn nằm yên.
“Em nói chị bị bệnh.”
“Mày nói với ông chi vậy. Đồ thày lay.”
“Ơ… chị này, bệnh thì người ta bảo bệnh.” Vừa nói nó vừa bước vội ra cửa, nhưng còn rán vọng vào, “Ổng còn hỏi chị đã uống thuốc chưa. Gì chứ thuốc cảm cúm ổng có đủ loại.”
Cô gái trở người. Nàng thấy trời tối dần. Con gấu nhồi bông màu nâu sậm đã hòa lẫn màu tối căn phòng. “Chắc phải hơn sáu giờ,” cô nhủ thầm, rồi chắp hai tay đặt giữa đùi, thấy thân thể nóng ran. Mệt mỏi, đuối sức xâm chiếm trọn thể xác, tinh thần. Cô nhắm mắt, mơ hồ lắng nghe tiếng saxophone của người đàn ông ở sát vách vọng sang, cô rùng mình, toàn thân quay cuồng chới với. Hình ảnh hai cánh tay lẳn tròn, ấm áp, mềm mại của mẹ cô cố giơ tay chụp, nhưng cứ hụt. Rồi cái dáng ngồi lặng yên của mẹ ở góc bếp bên nhà khi đang nghĩ tới bố trong trại cải tạo, hoặc suy tính chuyện vượt biên cho hai chị em nàng. “Bất cứ ở hoàn cảnh nào con cũng phải ráng giữ mình và lo cho em, nghe rõ chưa Trang?” Mẹ nhấn mạnh từng chữ, từng chữ một. “Dạ, dạ con nghe.” Cô trả lời đồng thời nghĩ thầm còn phải nghe cái điệp khúc này dài dài. Lan man cô mơ hồ nhớ tới những ngày nắng cháy bên đảo. Bóng người lố nhố đi tới đi lui quanh trại. Con dốc nhỏ cạnh bờ biển có mấy tảng đá to thật to, mỗi lần cùng thằng Vinh đi kiếm củi, hai chị em phải vịn nhau để khỏi ngã. Mùi gió ngai ngái mặn nồng của biển về đêm. Rồi thùng quà cô đã gói kỹ nằm ở góc phòng, đang đợi đủ tiền cước phí mới gửi được. Trong đó có mười bao bột ngọt, ba xấp vải đen, áo nịt ngực, quần lót lẫn lộn giữa những gói m & m, bánh ngọt, và chewing gum.
Tiếng saxophone vẫn vọng sang. Cô trở mình, gắng thò tay ra khỏi mền để vén tóc sang hẳn một bên, vô tình chạm phải cái lạnh tê buốt.

~ ~ ~ ~ ~

Một tuần sau cô khỏi bệnh.
Buổi sáng cô vừa bước ra khỏi cửa đi học, đồng lúc người đàn ông cũng vừa bước ra nhặt tờ nhật báo.
“Chào cô bé, cô đã khỏe hẳn chưa?”
“Da, tôi khỏe rồi ạ.”
Người đàn ông nhìn kỹ khuôn mặt cô gái.
“Trông cô còn mệt và xanh. Sao không nghĩ thêm…”
“Không được ông ạ. Tôi phải đi học, đi làm. Vả lại, ở nhà buồn và chán quá.”
“Ừ phải rồi, cô còn quá trẻ để bó gối ngồi nhà.”
Cô gái nhoẻn miệng cười tươi, đồng thời nghiêng người bước nhanh qua mặt người đàn ông.
Ông đứng yên, nhìn người con gái từ từ đi khuất dãy chung cư.

~ ~ ~ ~ ~

Sau lưng chung cư là mảnh vườn hoang. Giữa đám cây dại mọc lên cây chanh sát bờ rào. Từ nãy giờ cô gái loay hoay với cành cây, cố hái cho được mấy trái chanh treo lủng lẳng.
“Đưa cây qua đây tôi hái hộ cho.” Tiếng người đàn ông vọng sang, mặt cô gái bỗng đỏ au.
Bước chân vào nhà. Hai tay cô cầm chặt hai trái chanh. Một pha nước mắm. Một pha ly đá chanh đường cho thằng Vinh. Mặt cô gái vẫn còn hây đỏ. Nàng lấy tay rờ má, tự trách, “Sao mình cứ phải đỏ mặt, luống cuống mỗi khi đối diện ông hàng xóm?” Rồi cô mỉm cười. Khuôn mặt cô chưa bao giờ dám nhìn kỹ, thật kỹ.

Chiều xuân.

Một trong vài hạnh phúc nho nhỏ của cô là gội đầu vào chiều rảnh rỗi, có nắng ấm để ngồi hong khô tóc. Tóc cô dài, đen mượt vừa phủ vai. Cô hay nghịch hất tung mái tóc, hoặc lùa mười ngón tay như chiếc lược khổng lồ gỡ từng lọn tóc. Nắng gió lùa nhẹ thấm qua tóc, gáy, rồi mơn trớn trọn mặt. Cô ngửa mặt nhìn trời cao, màu trời xanh cùng đám mây trắng hòa lẫn. Cô buột miệng hát vu vơ,
“Chiều rơi cho lòng lạc loài chơi vơi.” (*)
Tiếng hát cô lao xao theo tiếng trẻ con hò reo ở cùng chung cư. Cô chợt bắt gặp đôi mắt người đàn ông hàng xóm nhìn sang. Tiếng hát ngưng ngang ở nốt nhạc cao nhất. Hai má cô gái đỏ au.
“Cô hát hay quá. Ước gì tôi hiểu được lời.”
Cô gái im lặng.
“Chắc là một bản nhạc hay”
Cô gái vẫn im lặng.
“Này cô…” Giọng người đàn ông nhuốm vẻ ngập ngừng. “Tôi có công chuyện phải đi xa độ mười ngày, định phiền đến cô.”
Cô gái quay người ngó hẳn sang bên kia bờ rào.
“Nhờ cô lấy thơ cất hộ tôi.”
“Vâng. Tôi sẽ lấy thơ cất hộ ông.” Rồi cô cao giọng, liếng thoắng, “Thế còn nhật báo? Tôi nhặt rồi… quẳng đi nhé!”

~ ~ ~ ~ ~

Buổi tối, cô gái vừa xem TV vừa gấp quần áo. Thằng em làm homework.
Có tiếng gõ cửa.
Thằng Vinh nhanh chân hướng về phía cửa.
“Ai thế?” Trang hỏi.
“Tôi đây.”
Giọng nói Trang nghe sao thật thân thiết.
“Ông hàng xóm sát vách. Em mở cửa chị Trang nhé?”
Cô gái gật đầu.
Người đàn ông bước hẳn vào bên trong. Cô gái mời ông ngồi.
Thằng Vinh tự động dọn dẹp đống sách vở.
“Tôi qua đưa cô chìa khóa thùng thơ.” Vừa nói ông vừa thò tay trong túi lấy chìa khóa trao cho cô gái. Rôi tiếp, “Ban đêm đi làm về, cô nhớ cẩn thận. Đoạn đường từ trạm xe bus vào chung cư gắng đi nhanh lên tí nữa nhé.”
Cái bóng người đàn ông ngồi bên trong màn cửa hằng đêm đợi cô về. Ánh mắt dịu dàng người đàn ông đang đối mặt. Cô gái bỗng cảm được làn gió ấm áp từ đâu phả mạnh toàn thân.

~ ~ ~ ~ ~

Những lá thư của ông hàng xóm cô gái cất trong hộp giầy để trên nóc tủ lạnh.
Một hôm thằng Vinh từ trường về nhà lên tiếng, “Chị Trang biết không, ông hàng xóm sát vách nhà mình là họa sĩ đấy.”
Cô gái quay hẳn người về phía thằng em.
Thằng em tiếp, “Em đến nhà thằng Hakim chơi, mẹ nó nói như thế. Bà ấy còn nói là vợ con của ổng còn bị kẹt lại. Té ra ổng cũng là dân tị nạn giống chị em mình. Mẹ thằng Hakim có vẻ cảm phục ổng lắm!”
Cô gái bước tới khung cửa sổ. Nắng chan hòa bên ngoài. Cô ngước nhìn bầu trời cao. Mây trắng bay bay. “Mây ơi mây bay về đâu?” Cô ước gì nhớ được trọn bài hát mà ngày trước mẹ thường hát vu vơ khi một mình.
“Chiều rơi cho lòng lạc loài chơi vơi.”

~ ~ ~ ~ ~

Mùa thu 1991

Ông hàng xóm thân yêu,
Phải hơn mười năm sống ở xứ này, những lời nói ngày trước của ông đúng và thấm thía dường bao.
Quả thật, xứ Mỹ hấp dẫn biết bao người. Nó như thỏi nam châm cuốn hút những ai muốn chọn ước vọng cho cái tôi. Xứ sở tự do, giàu mạnh, văn minh nhất nhì thế giới. Tiện nghi vật chất và tự do cá nhân được dán vào nhau bằng thứ crazy glue.
Bởi thế ông nói, “Được làm công dân xứ sở này là điều khó lòng từ chối.” Lời ông nói khi hai chúng ta cùng đứng quay lưng nhìn về phía sau, mỗi người mỗi phương, nơi cả hai đã ra đời, đã sống, đã lìa xa, có chung cơn mộng dữ. Rồi ông tiếp, “Để chối bỏ tất cả, nhất định nhận mình là đứa con quê hương dù bị ruồng bỏ là sự lựa chọn khổ đau, đầy nước mắt.” Tai tôi lắng nghe lời ông tâm sự, nhưng trong mắt tôi, hình dung những cụm mây đang lồng lộng trên bầu trời. Chúng tụ, chúng bay, chúng tan. Chúng vô xứ. Chúng hoàn toàn tự do.
Chiều nay nắng vàng rực một mảng ở chân trời, chói chan hình ảnh thiếu nữ mười chín xuân thì, má đỏ au, miệng lúc nào cũng nở nụ cười tươi thắm của hơn mười năm trước bỗng lao xao trở về.
Tôi nhớ cái ghế gỗ màu đất sét ở hiên nhà. Những chiều xuân tôi thường ngồi hong tóc. Vạt hoa mười giờ mọc trước cửa nhà. Cây chanh mọc vườn sau. Những đêm hè trời tối muộn tôi thường đi loanh quanh khu chung cư xem bọn con nít đùa chơi. Ngày đó tôi như hoa qùy vàng nở rộ để mắt mũi ông luôn luẩn quẩn. Tôi biết rõ, rất rõ… mắt mũi ấy dừng lại lâu nhất ở môi và ngực.
“Cô có đôi môi rất đẹp.” Một lần nói thế với giọng cố bình thản nhưng tôi cảm được sự chao đảo trong lòng.
Có những đêm thâu, chỉ riêng mình tôi, tưởng tượng khuôn mặt ông. Khuôn mặt ở sâu trong tôi suốt thời gian con gái. Khuôn mắt với những lằn nhăn lịch sử ưu uất nằm vắt ngang qua trán. Chúng gợi trong tôi mối tò mò khó lý giải bằng trí óc lẫn con tim. Phía sau những lằn nhăn đó, ần chứa gì? suy tư gì? chọn lựa màu sắc nào?
Những ngày của chúng ta đã hơn mười năm trước.
Ngày đó ông như cây cổ thụ vừa bị bứng trồng ở một nơi khác. Hoa lá rơi rụng, thân cây đổi màu. Tôi ngày đó như trời vừa rạng sáng. Bà giáo Mỹ, dáng to cao, ưa mặc đầm xòe sặc sỡ, thường nhắc nhở trong giờ học ở những ngày bên đảo, “Các anh các chị luôn mở lòng giang tay đón chào nơi mình sắp đến. Bởi không nơi nào, xã hội nào tự đến vồ lấy mình cả.” Lời nói đã in hằn trong tâm khảm đám tị nạn tóc đen thần phách tơi tả trên đảo Phi nắng nóng ngất người.
Mỗi lần đứng trước những khó khăn, nghịch lý của cuộc sống tôi thường nghĩ đến ông. Hoặc đôi khi bất chợt nhớ tới ông, tôi nhoẻn miệng cười. Bởi nhiều lần ông nói, “Hãy giữ nụ cười tươi thắm như thế, nhé!”
Ông yêu qúy, ông còn nhớ lần cuối cùng gặp gỡ?
Đó là buổi chiều cuối thu nắng chưa chịu tắt. Tôi qua nhà ông hỏi câu chuyện thắc mắc ở trường. (Khi có điều gì thắc mắc tôi hay qua ông hỏi ý kiến. Từ đổi ngành học, chỗ làm, mua xe cũ đầu tiên đến chọn màu sắc cây son). Cửa ngoài để hé, tôi lên tiếng không nghe đáp trả. Tôi tò mò, rón rén lần vào phòng ngủ, giang san của riêng ông, nghe tim thình thịch liên hồi. Tôi biết mình đang làm chuyện táo bạo, liều lĩnh. Trên giường, ông nằm lặng im. Căn phòng sách báo ngổn ngang. Trên bàn viết, lẫn giữa chai rượu mạnh, gạt thuốc đầy tàn, là bức thư, chữ viết gửi từ quê nhà ông, xứ Ethiopia.
Tôi đến cạnh giường, người ông lúc đó đầy hấp lực cuốn hút tôi. Tôi nhìn khuôn mặt người đàn ông đang say, đang bệnh, đang lọt thỏm, đang thất lạc. Tôi ngồi xuống mép giường, úp hai bàn tay tay lên mặt ông, xoa tìm những lằn nhăn ưu uất định mệnh. Tôi vục mặt trên ngực ông. Thời gian ngưng thở. Và rồi, một tay ông nắm giữ bàn tay tôi, tay kia, luồn vào áo tìm bầu vú tôi. Tay ông nóng hổi. Bức tường trắng trước mắt là màn sương trắng đục, lấp lánh trong màn sương trắng đục là chùm pháo bông nổ tung muôn vạn sắc màu. Thời gian ngưng thở. Lần đầu giữa ông và tôi, biên giới xóa nhòa.
Ông hàng xóm nghệ sĩ thương yêu,
Và từ buồi chiều hôm ấy, hành trình vào đời của tôi có luôn vẻ đẹp yêu kiều của hai giọt nước mắt ở khóe mắt ông. Giot thăng hoa. Giọt sầu đau.
Đúng một tuần lễ sau, ông rời khỏi khu chung cư.
Bức tranh duy nhất ông vẽ lại sau khi rời xứ, là bức tranh ông vẽ tôi, thằng Vinh trao cho tôi đúng sinh nhật tôi hai mươi tuổi như lời ông dặn.
Chiều nay, cũng là chiều cuối thu. Tôi đứng trên lầu cao căn nhà trọ, đốt bức tranh, thả tro tàn bay lộng theo gió cuộn theo màu lá chết. Cuộc đời tôi rẽ sang ngã quanh, tuần tới tôi đi lấy chồng. Bức tranh là dấu vết đẹp nhất thời con gái tôi hằng nâng niu. “Qùy vàng”, tên bức tranh tôi đặt. Qùy vàng mong manh từ màu sắc đến nét mặt, nhưng đôi môi và bầu vú chất chứa rạo rực, sẵn sàng vấp ngã.
“Qùy vàng” tuyệt vời ở sự đằm thắm trong sáng dù bị nhào nắn giữa muôn trùng khốc liệt.
Thỉnh thoảng, trong giấc mơ, tôi thấy tôi trong bức tranh là hình ảnh không-thất-vọng của mẹ, hoặc, tôi biến thành khuôn mặt không-vô-cảm của vợ ông. Thức dậy, lòng tôi dịu nhẹ tựa tơ trời.
Tôi mong tro của bức tranh trở về với cát bụi.



biển Santa Cruz, 1991
lê thị thấm vân


































Mùa trăng

tiểu thuyết 
1995


















Yellow Light

tập thơ
1998

























thơ











khe hở


giữa chăn gối drap giường nhăn nhíu
giữa trưa không mùa
giữa nơi hai cuống rốn của anh và em đã rã tan trong đất
và giữa hai ta
là mồ hôi nước mắt nước dãi tinh dịch
hoà tan
em nằm ngửa
thẳng hai chân lên
trời
em nhìn anh và anh tìm em
qua khe hở giữa hai đùi em
khép
đùi em khép
không kín mít như đùi gái tây gái mỹ — em cười to
mắt lóng lánh
bên kia khe hở
giữa hai đùi em
là cả bầu trời tự do — anh cười to
mắt sòng sọc
anh cố vạch hai đùi em
thò đầu
không được
không thể được
giữa lặng im anh vẫn nghe tiếng quát tháo của đoàn quân vô hình
luôn sẵn sàng siết cổ anh
bọc quanh họ là khối quyền lực đá tảng
nghiền nát anh bất cứ lúc nào
em về đây sống với anh
giọng pha chút gia trưởng cố hữu làm em ghét sợ, buồn bã, tức giận
dẫu chân thành
vậy anh đang tồn tại bằng khoảng cách khe hở à? Giọng em gợn sóng
mái tóc anh bạc sóng
đùi anh khẳng khiu phủ màu bạc nhược
em nhìn vừa thương vừa khó chịu
nhưng sao vẫn vác xác về
gục đầu &
vục mặt
rồi khi một mình
em thụt lui
đứng tựa cánh cửa
nhìn bầu trời rộng mở
mồm nhai
nhai
và nhai
những viên kẹo cốm
anh tìm mua
gửi em
ôi, tình hai ta quả là
tội
khe hở giữa hai đùi em khép (không) kín
để anh hít thở anh mộng mơ anh suy tưởng
anh còn là anh
được yêu em
hỡi em yêu

thơ lê thị thấm vân























lê thị thấm vân [i.e. lê thị hoàng mai 1961-  ]















Bài học vỡ lòng





Năm mười ba tuổi
lần đầu tiên nhìn xuống thân thể mình
loang nhạt chút màu đỏ thắm tươi
cảm giác chới với
lẫn hoan hỷ
chợt ào ào tới...
để rồi gần gũi với mình hơn

Năm mười lăm tuổi
đứng ngắm mình trần truồng trong gương
đưa nhẹ hai tay
vuốt ve cổ vai bụng
ngực dậy thì con gái
đầu vú bỗng nở bung
trong khoảnh khắc
cảm giác chan hòa như ngửa mặt hứng nước mưa tuôn trào từ máng xối
để rồi thương yêu mình hơn



Trong đêm đen

năm mười bẩy tuổi

lần đầu tiên

khám phá ra thân thể kì lạ của người đàn ông

sau nụ cười-giọt nước mắt (tự) dâng hiến
là khoảng cách
hun hút dài

thăm thẳm dài
chập chùng dài
.....

Ơi! em lạc mất em.


thơ lê thị thấm vân


























Xứ nắng


tiểu thuyết
Nxb Anh Thư  2000





(...)

------------------------
(trích từ blog phan nguyên
 --------------------------






0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ