Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

'chúng tôi mất tự do'/ phiếm luận sắc không [' một bút danh khác của nguyễn hữu nhật 22/6/1942-- na uy 11/12/ 2014] (trích 'đá đổ mồ hôi'-- nxb làng văn, canada, 1996)

'đá đổ mồ hội'/ sắc không /
 một bút danh khác của nguyễn hữu nhật [1942- na uy 2014]
nhà xuất bản làng văn/ canada, 1996



                                                     chúng tôi mt tdo 
                              phiếm luận của sắc không
                                  sắc không [i.e. nguyễn hữu nhật ] 
                                                                dưới mắt họa sĩ 'tài tử' phan diên

                                         ĐÁ ĐỔ MỒ HÔI/ SẮC KHÔNG [Nguyễn hữu Nhật] 
                                            (nhà xuất bản làng văn/ canada 1996) -- courtesy photo of newvietart.com/ )


                                                                  trang 9  ĐÁ ĐỔ MỒ HÔI/ SẮC KHÔNG
                                                 [Nguyễn hữu Nhật, phu quân nữ nhà văn tài danh  Nguyễn thị Vinh]


nữ nhà văn Nguyễn thị Vinh thời xuân sắc- [1924-   ]- 
(ảnh: internet)

SẮC KHÔNG [ i.e. Nguyễn hữu Nhật 1942- 2014] -- [ảnh: internet)


 "...tình cờ Sắc Không đã nghe lỏm được cuộc đối đáp ngắn giữa
   Ann H. Griffiths, nhà bình luận l... nhật báo The Register và nhà thơ nữ
 Thư Linh; cử nhân hán học, tác giã 'Những dòng thơ hoa'... / SẮC KHÔNG

(ảnh: tác giả Thư Linh [Đặng thị Lạc 1924 --  ] 
- bìa sau tác phẩm 'Phạm Thái Quỳnh Như' (xb Văn hóa-TT- Hà nội 1994)

                                                    " Ba nhà phê bình văn học thời danh, 2 ông 1 bà như thể Táo quân:
                                            Nguyễn hưng Quốc+ Đặng Tiến+ bà Thụy Khuê..." /  ĐÁ ĐỔ MỒ HÔI/ SẮC KHÔNG   

đặng tiến (phải) gặp thế phong ( trái) từ sự giới thiệu 
của nhà báo+ thi sĩ nguyễn quốc thái (giữa)
(ảnh chụp năm 2000/ saigon)


 nguyễn hưng quốc [i.e. Hưng Quốc Nguyễn 1957-    ] -- wikipedia -

                            thụy khuê [i.e. vũ thị tuệ 1944-    ]   (ảnh: internet) 

                      thế phong (bên trái) [ i.e. đỗ mạnh tường 1932 -   ] --(ảnh chụp 2017 )
                                                                                hà nội 40 năm xa/ thế phong 
                                                                 ( nxb thanh niên tái bản lần 1, hà nội 2006]

                                "... Thưa, nơi trang 48 [bản thảo  Hà nội, thu hôm nay'] ông  [TP] tả Hà nội rất đặc biệt. Có 3 dãy phố 
                                song song với nhau; Ngọc Hà, Hoàng hoa Thám, Thụy Khê.  Một đêm tháng 7/ 1955, ông  từ 
                               Ngọc hà tÌm sang ngả Hoàng hoa Thám, bị lạc đường, phải 'cầu nguyện, kỳ vọng chúa soi sáng 
                                                 phương hướng cho con cái ngài gặp gian nan ...  " / SẮC KHÔNG)


hồi ký ngoài văn chương/ thế phong
         ( đồng văn xuất bản+ văn nghệ phát hành-- california 1994)
                 
                                   "...nhân dịp nhà văn Thế Phong cùng lúc trình làng 2 cuốn sách mới. [Một] cuốn in ở trong nước
                                  mang tên ''Hà nội 40 năm xa';[ cuốn kia 'Hồi ký ngoài văn chương' in ở Huê Kỳ] ..." / SẮC KHÔNG


  
                                                                nguyễn thị thụy vũ [ i.e. nguyễn băng lĩnh 1939-    ] 
                                                                                 (ảnh: trần cao lĩnh)
                                 " ...văn chương [Nguyễn thị] Thụy Vũ tả 'cái ấy' 'toang hoác như cái ống cống'.." / SẮC KHÔNG


                                          lý thụy ý  hiện sống ở tp. HCM [ i.e. nguyễn thị phước lý 19 xx -  ] -- (ảnh: internet) 
                                                "... theo nhà văn nữ Lý Thụy Ý, người viết cuốn truyện giật gân Ngọc Lai [thì] ...
                                      văn thơ nữ ngoài nước ta đang có dấu hiệu vượt trội văn thơ nữ trong nước ..." / SẮC KHÔNG



                                     nhà thơ nữ Thư Linh, 
                      tác giả 'Những dòng thơ hoa' ...*


1
Sắc Không, một người Việt gốc Chắc-Cà-Đao; gọi văn hoa là người Việt nam mới. Tân tòng thường thường cuồng tín.  Yêu nước ngàn lần hơn người Kinh.  Lại nói về Việt nam ta. Một hôm, tình cờ Sắc Không đã nghe lóm được cuộc đối đáp ngắn giữa Ann H. Griffiths, nhà bình luận lỗi lạc về tình hình Việt nam của nhật báo The Register và nhà thơ nữ Thu Linh; cử nhân Hán học, tác giả Những dòng thơ hoa. Bà này, chơi rất thân với ông Thế Phong, đã cung cấp tài liệu về nữ sĩ T.T.Kh ... giả.

Ông Ann. H. Griffiths từng là dân biểu; hiện cư ngụ tại Nam California, đã mở đầu câu chuyện:
- Nguyện vọng lớn nhất của dân tộc bà?
- Ai cũng được ra nước ngoài tị nạn chính trị và ai cũng được trở về du hí nơi quê hương.  Như tôi đây!
- Nỗi kinh sợ truyền kiếp của dân tộc bà?
- Nạn Bắc thuộc lần thứ hai.  Rõ hơn, rất sợ nô lệ đế quốc Trung hoa!
- Món ăn tinh thần đáng kể của dân tộc bà?
- À Thơ Đường, văn Tam quốc chí, Thủy Hử, truyện chưởng Kim Dung, tiểu thuyết Quỳnh Dao, phim tập truyện Hồng Kông! Trước hết là tư tưởng Mao .  -- Riêng bà?
- Kim Bình Mai!
-Tật xấu của dân tộc bà?
- Giờ giấc cao su!
- Tính tốt đặc biệt? Táo quân: 
- Ai đi máy bay cũng đều ra phi trường đúng giờ; hoặc, sớm hơn!
- Mối tương quan hàng đầu hiện nay của dân tộc bà?
- Cố làm cách nào hiểu được thơ văn của chúng tôi thời này?  Rất khó!  Song vấn dễ hơn việc tìm hiểu các nhà phê bình văn học muốn nói gì.
- Cảm ơn bà. Bà có ý kiến gỉ nữa không ạ?
- Có!
- Xin cho biết?
- Những câu trả lời chân thành trên, như cuốn T.T.KH . Nàng là Ai? do tôi cung cấp tư liệu bí mật; không nhất thiết phải phù hợp với quan điểm của ... tôi!

Nhà báo Ann H. Griffiths, dai như đỉa đói; chưa chịu buông tha:
- Là nhà thơ lại tinh thông Hán học ...
- Ông phát âm chữ 'Hán' sai .  Không có 'g'. 
- Xin lỗi ... Bà có bao giờ l2m thơ chữ Hán không?
- Sao không? Có điều; để bảo tồn tính độc lập dân tộc, tôi chỉ dùng chữ Hán để làm thơ lục bát...
- Hay qúa! Tôi khá rành về đất nước bà; xong (sic) chưa hề biết đến điều này.  Xin bà cho nghe:
- Đã hẳn ! Này:

   CỐ
   Hà cố nhân \ Chiết liễu thanh
   Mãn hoa sầu địa\ Ngọc hành cố viên

- Khiếp!  Thơ gì lạ! Nghe mà ngửi thấy ... mùi?
- Bậy! Ý thơ, sang tiếng việt; rất trong sáng. hai chữ 'cố' ở đây rất 'đắt'. Buồn qua đỗi! Vườn xưa thì còn.  Người xưa thì mất.
- Vâng!

  XƯA


  Người xưa bẻ liễu xanh dâu
  Đầy hay đất ngọc đọa sầu vườn xưa
---
* tất cả surtitre đều do Biên tập đặt theo ý tưởng của tác giả Sắc Không. (Bt)



            nhà phê bình văn học thời danh: 2 ông 1 bà như thể                           táo quân: ông nguyễn hưng quốc+ ông đặng tiến
                               & bà thụy khê



2 Nhà thơ, dù ai; tự bình thơ của mình bao giờ cũng dễ thương.  Sắc Không, như bao người khác; chỉ ngại các tay thợ phê, mà thôi.  Người ta đồn rằng hiện nay có:

"Ba nhà phê bình văn học thời danh. Hai ông một bà như thể Táo quân: ông Nguyễn hưng Quốc, ông Đặng Tiến và bà Thụy Khê. Đang ngày làm mưa, làm gió trên manh chiếu chiếu cói 'Văn học Hải ngoại'.  Riêng lệnh bà, ngày càng lấn lướt quý ông về khoa biện bác ... ! " 

Mừng thay ! Bởi, thời nào cũng vậy; nhà phê bình văn họ thứ 'xịn' vố hiếm. Vui thay, khi đến thăm bà Thụy Khuê-Vũ thị Tuệ -- Sắc Không tình cờ nghe được mẩu đối-độc thoại cà tưng; giữa bà Vũ thị Tuệ, sinh năm 944 + bà Thụy Khuê, sinh năm Giáp thân:

      ĐỘC THOẠI 1 *
     (= Nói lời độc địa?)
   "- Thế nào là một văn học tốt, xấu!
   - Mà chỉ có những tác phẩm có giá trị; hoặc, không giá trỉ?
   - Đúng!
   - Thế nào là một tác phẩm giá trị?
   - Tác phẩm giá trị là nó tiềm ẩn 'cái Đẹp'!
   - Và thế nào là 'cái Đẹp'!
   - Cậu trả lời đến từ Socrate," cái đẹp là cái bổ ích".
   - Tóm lại?
   - Ta có thể nói," Bất cứ một tác phẩm nào mang lại một sự bổ ích cho ai, là có giá trị".
   ---
   *- đã đăng trên tạp chí Hợp lưu .(trang 197/ số 30- 8+9. 1996) (chú thích của Sắc Không). 

    ĐỘC THOẠI 2
    - "Giá trị không là tốt à?
    - Tốt không phải là đẹp!
    - Nên không có giá trị?
    - Đúng!
    - Bổ ích có là tốt không?
    - Có?
    - Sao tốt lại không có giá trị bổ ích như đẹp?
    - Ta đẹp đấy ...
    - Song đâu có ...tốt?
    - Thế đấy!
    -  Nhưng hẳn vẫn bổ ích?
    - Đã hẳn!
    - Cho ai?
    - Đoán xem!
    - Chịu!

Nhưng qua việc đối chiếu văn phong, bút pháp + bố cục tác phẩm của 2 tác giả Thụy khuê và X...; nhà báo Nguyên Hương [chủ tạp chí Làng Văn+ nhà xuất bản Làng Văn] tinh thật, bảo:

- Thấy họ na ná như nhau.

Nhưng bà Nguyên Hương không chịu nói rõ X... là ai, chỉ ngâm nga:

     Chàng Phan đã phát huy biện chứng
    Duy vật sử quan rất đúng đường!



                   lên Paris gặp nhà phê bình văn học đặng tiến

3
Lên Paris; Sắc Không vẫn thường gặp nhà văn học Đặng Tiến.  Theo nhà thơ hà Huyền Chi; ông Tiến này tài hoa lắm, cựu tham vụ ngoại giao tòa đại sứ Việt nam Cộng hòa tại Thụy sĩ, kiêm chức 'đào nhiệm viên' năm 1963; trốn sang Bỉ dạy học; làm thơ, bút hiệu Nam Chi; hoặc Tang Điền.  Nam Chi rút từ điển cố 'Chim Việt, cành Nam'.  Tang Điền  đảo nghịch từ ...Đặng Tiến.  Thơ Nam Chi xuất hiện lai rai ở ngoài này, trên các báo 'yêu nước' từ năm 1987; mang tính 'hiện thực viễn mơ':


         TRẢ LỜI MỘT BÀI THƠ

         "... Về Đà nẵng, tôi là người khách lạ;
         Những con đường lạc lõng bước chân xưa,
         Những đêm sao thoảng hương mùi hạ cũ
         Những cánh buồm chớ gió, mộng vu vơ.

         Bạn bè cũ, giờ phần đông xiêu lạc,
         Đứa đọa đày, đứa chết, đứa tha hương.
         Gặp lại nhau, thằng cười, thằng mếu máo
         Thằng tủi thân, tránh ngõ, quanh đường ...

         Bạn nhờ tôi xin ít hình căn cước
         Bạn bè xưa, nhân ảnh khói sương a.
         Chúng cười ngất, mày Việt kiều ngớ ngẩn
         Hình tụi này lỡ lọt mắt C.A.* ?

         (Về Đà nẵng, tôi người ang nhất tỉnh:
         Vườn hoang sơ, bướm vẫn lượm ngày đêm.
         Lúc bay bướm, ôi phất phơ chút đỉnh,
         Thì phất phơ bươm bướm cũng bay kèm.) ...
         NAM CHI
         (tháng sáu 1987)."
          ---
          * C.A.: Công an (chú thích của Sắc Không).

Thơ Nam Chi, dưới ngòi bút ẩn dụ của nhà phê bình Đặng Tiến, đầy đủ cả: 'lạc lõng, vu vơ, ngớ ngẩn, phất phơ+ xiêu lạc'.  Nào ai dám phê bình thơ của nhà phê bình... thơ nữa.  Còn thơ Tang Điền, Ruộng Dâu thì sao?, không 'phất phơ chút đỉnh' 'trên bộc trong dâu'?

Hôm rồi, gặp tác giả bài thơ tuyệt trác trên; Sắc Không bèn hỏi:

- Tôi đã đọc kỹ Bài ca ngất ngưởng của ông;  mới đây viết phê bình về cuốn 'Nguyễn công Trứ, con người, cuộc đời và thơ' của nhiều tác giả, rút ra từ những bài nói chuyện trong 'Hội thảo chuyên đề về Nguyễn công Trứ'; tại Trường viết văn Nguyễn Du (1994) ở Hà nội.  Cuốn sách do nhà xuất bản Hội Nhà văn Hà nội ấn hành năm 1996.

- Rồi sao?
- Hượm nào?... về phần bài viết của giáo sư Vũ ngọc Khánh; mà ông trân quý gọi là Vũ Quân, có trích 2 câu thơ cụ Phan bội Châu; khen cái 'tính ngông' của nhà thơ Nguyễn công Trứ:

            Sao như Uy Viễn Tướng Công nhỉ
            tay dắt cô đầu lên với sư

Và ông, Đặng Tiến; chính ông đã nghiêm khắc nhắc nhở ông Khánh phải trích 2 câu thơ trên, ở nguyên tác chữ Hán.  Rồi cũng lại ông, Đặng Tiến; chính ông bắt đầu phê:

             Tay dắt cô đầu lên với sư (tr. 43)

Chữ 'tay' thay vỉ chữ 'say' làm câu thơ nghèo đi, lại dung tục; nhưng vẫn có nghĩa, người đọc không biết đâu mà lần.  Nếu có nguyên tác:

              Há như Uy Viễn Tướng Công thú
              Túy ưng hồng nhi thượng pháp môn

Người đọc dù kém chữ Hán cũng đoán ra được 'túy' là 'say', chứ không thể là 'tay'.  Điều tinh tế hơn nữa: câu thơ dịch; chắc là của Vũ Quân, đặc sắc ở 2 âm S đầu câu ('sao','say')-- và một ở cuối câu (sư) tạo cảm giác sật sừ, say sư, sờ sẫm, sỗ sàng một tí; kết hợp với cụm từ 'lên với' nghịch ngợm đùa cợt với sư; gợi ý sư xử sự... Chữ 'tay' đánh vỡ cuộc 'say' ..." ...

Nhà phê bình bèn quát lớn:
- Lôi thôi quá! Sao?

Sắc Không vẫn nhũn :
- Ngoài cụ Kim Thánh Thán của Tàu ra; ở ta bấy nay, tôi chỉ phục ông.  Song 'người đọc kém chữ Hán cũng đoán ra được' 'hồng nhi' nào có khẳng định nghĩa là 'cô đầu'; tức 'ả đào' đâu?  Còn 'pháp môn' không phải là 'sư'. Thưa, chỉ là 'cửa chùa' hay 'cửa Thiền'.  Chữ 'thượng' ai cũng biết chẳng phải là 'lên với'. 

- Chắc không?
- Một thầy đồ ở Paris, cụ Xuân Hy bảo không có 'sư' nào ở đây cả. Tướng công 'xây sẩm sau khi xỉn'; chịu chơi,xách cả gái lên chùa, bất kể chốn tôn nghiêm?  Thế đấy! nếu hiểu như vậy; cũng đã 'dung tục' lắm rồi!  Làm gì có 'sư' mà' sư xử sự, sật sừ, say sưa, sờ xẫm, sỗ sáng'?

Ngược lại; chẳng hoá 'sư' đã mất nết; mà cỡ Uy Viễn tướng công, dù rượu vào, cũng nhắm mắt 'dắt gái' cho 'sư' sao?  Người được cả nước kính trọng, chí sĩ Phan bội Châu chẳng đời nào muốn như vậy. Dịch thơ thế; rõ mắc ... dịch?

- Chết nỗi!
- Một lời nói ra, 3 mạng tịch. Độc hại quá!  Tôi lạy ông đấy!  Bọn cầm bút đổ đốn; chúng đã không 'viết', chỉ 'giết'.  Hết Nguyễn Huệ tới Nguyễn thái Học.  Nay, cùng lúc ông còn chơi luôn cả sư sãi; Nguyễn tướng công và Phan tiên sinh ...

- Sư có thể sư giả.  Sãi có thể sãi vờ ...
- Nhưng 2 vị anh hùng kia, là 2 nhà thơ lớn; thật đấy!

Nhà văn nữ Lý Lan đã phỏng dịch là: " Sao như Uy Vũ Tướng Công được/ Say dắt đào non tới cửa chùa." Thưa; chẳng hay ông nghĩ thế nào, ạ?

Nhà phê bình vội quay ngoắt về phương đông, hướng quê nhà.  Giọng chỏng lỏn:
- Sư ... cái nhà anh Vũ Quân!



                               nguyễn hưng quốc khôi phục giá trị 
                      'thơ con cóc nhảy ra...con cóc ngồi đó ...


4
Bàn về quan điểm thẩm mỹ 'thơ ngày mai', ông Nguyễn hưng Quốc, tức Nguyễn ngọc Tuấn, sinh năm 1957; tác giả cuốn 'Văn học Việt nam dưới chế độ Cộng sản'.  Nhà phê bình thi ca này mong muốn" khôi phục giá của bài' Thơ con cóc', cũng có nghĩa là đặt thành nghi vấn; đối với những quan điểm thẩm mỹ quen thuộc, đang giữ vai trò thống trị trong sinh hoạt văn học lâu nay." Dù thừa; Sắc Không cũng xin nhắc lại:

                    Con cóc trong hang
                    con cóc nhảy ra
                    Con cóc nhảy ra
                    con cóc ngồi đó
                    Con cóc ngồi đó
                    con có nhảy đi

Bài 'Thơ con cóc' vốn nằm trong một truyện tiếu lâm cổ; châm chích 3 anh dốt, làm thơ dở, mỗi anh 2 câu.  Xong lại khóc, vì lo vận vào người thuyết'tài mệnh tương đố'; hoặc, chữ 'tài liền với chữ tai một vần' -- hay kẻ 'tài hoa thường mệnh yểu'.

Đoạn kết như sau: "Ba anh học trò sai tiểu đồng ra phố mua ba cái quan tài.  Ngoài phố, nghe lời tiểu đồng kể lại; một khách qua đường dặn,' mày mua giùm tao một cái nữa; để lỡ cưới quá, tao chết mất."

 Vị chi là 4 cái quan tài. Tính mỉa mai cao độ của câu chuyện, làm bật tiếng cười; được minh chứng bằng bài
'Thơ Con Cóc'.  Nay, nhà phê bình móc riêng bài thơ ra; chơ vơ, khiến nó vô nghĩa.  Nhưng điều cừ khôi là ông đã làm cho nó: 'bài thơ có ý nghĩa bằng được;với một núi dẫn chứng gồm 28 loại tài liệu, vừa bài báo, vừa sách vở tây+ ta.  Sắc Không nể quá, bèn bay qua Úc; gặp ông để hỏi:

- Bài 'Thơ Con Cóc' hay ở chỗ nào?
- Trước hết và có lẽ cũng hiển nhiên hơn hết; đó là bài thơ hay nhất trong những bài thơ miêu tả cái dở, cái kém nghệ thuật+ kém thẩm mỹ.
- Nghĩa là cái cách hay; rõ hơn, nghệ thuật của bài thơ con cóc là ở chỗ 'nói hay nhất về một bài thơ dở, không có nghệ thuật'. 
- Đúng!
- Nhưng thẩm mỹ; vẻ đẹp của chính nó, bài 'Thơ Con Cóc' ấy; ở chỗ nào?
- Tùy theo mỗi người định nghĩa. Với tôi, câu trả lời đến từ Pascal: "Đẹp là cái gì? Là con con cóc cái với con cóc đực của nó ." 
- Nghĩa là con cóc nọ thấy con cóc kia đẹp. Có là cóc mới thấy cóc đẹp?
- Chớ gì nữa!
- Chết mất! Ông tài hoa quá! Xin dành cho tôi; một kẻ cũng hay cười, ông nhé; cái quan tài thứ 6!
- Thế còn cái thứ ...5?
- Nếu chưa tiện dùng; ông có thể biếu ông ... Đặng Tiến; hoặc, bà ... Thụy Khê nhà ta.

Nhưng nhà văn kiêm nhà thơ Đào Trường Phúc lại thật lòng đùa 'dzỡn' với quan điểm của nhà phê bình Nguyễn hưng Quốc: "Bài 'Thơ Con Cóc'; như thế, đang nói về con người." (...)
---
* tạm lược một số chữ, có thể ít; hoặc, nhiều. (Bt)

Chân lý vốn dễ hiểu, nhà phê bình bận lòng làm chi; tới nỗi phải lôi kéo cả bè 'ngôn ngữ học thời hậu- Saussure, Weigenstein, Bakobson, Jonathan Culler, Eliot ...' cùng một đàn các tay tổ văn, triết học Âu Mỹ khác.  Với phong cách ấy; ông Quốc vẫn 'ôm phao, rao bán'; chỉ thay đổi Khổng Tử, Mạnh Tử, Tăng Tử, mặc Tử, Tử Tư ...? Còn thiếu Tự Tử!

Song, toàn bộ bài viết 'Thơ Con Cóc, etc...' của nhà phê bình này chỉ là chiếc đinh, khá chắc chắn; cốt treo tấm bảng này: " (...) Đối chiếu hiện thực được tác phẩm văn học phản ánh với hiện thực xã hội không chỉ là điều vu vơ, vô nghĩa; mà còn là một hành vi bạo động." 

- Đúng! Cái sai thường dẫn đến cái hại.  Cái hại đã làm cho cả nước bao người chết oan. Trước hết, những người cầm bút; kể từ 'Đề cương văn hóa Mác' của Mao, qua [ông] Trường Chinh tung ra+ áp đặt từ năm 1948.  Suốt một thời dài; văn học nước ta theo chủ nghĩa [ấy], đã đẻ ra bao kiệt tác; cỡ:

   ĐỈNH CAO *

   Mồ hôi người lao động 
   (.............................) -- tạm lược 2 câu/ Bt)
   Thật sâu và khuất mạnh
   Gió thổi mạnh, tối trời
   Mưa đập lẫn sấm sét ...

   LÊ THỊ THẤM VÂN
   (Sài gòn, hè 1995.)

---
* thơ Lê thị Thấm Vân, tạp chí Hợp lưu số 30, trang 80. ( chú thích: Sắc Không).



                            văn chương [nguyễn thị] thụy vũ 
                tả 'cái ấy' 'toang hoác như ống cống'

6
 Dường như sinh mệnh văn chương+ chính trị nước ta' tựa bóng với hình; trước năm 1975, [là] một thời mưa gió tung hoành của các nhà văn nữ tại Sài gòn. Văn chương[ Nguyễn thị] Thụy Vũ tả 'cái ấy' toàn những 'toang hoác như ống cống'. Túy Hồng 'rướn cong hơi thở' và Trùng Dương 'em lên nhé anh!'.  Điều mà nhà văn Võ Phiến đã đánh giá, là 'văn chương trơ trẽn'.

tại Sài gòn ngày nay; theo tin mới nhất : các nhà văn nữ đông hơn; va, r sách nhiều hơn giới đồng nghiệp khác phái.  Có 'bà in 30 tác phẩm trong một năm'. thiệt dễ nể!

Khi văn học 'em lên' thì chính [chị] 'anh xuống'.  Cả nước điêu đứng. Già nhục nhằn. Trẻ khốn khó. Văn háo suy đời. Bại hoại.  Bất công.  tệ nhất cũng 2 thế hệ' con ngụy qu6n cháu ngụy quyền' học hành dang dở; ná thở triền miên.

khiến nhà văn Nguyên Nghĩa [chủ nhiệm+ chủ nxb Làng Văn/ Canada] đã làm thơ:

    VÀ HỌC TẬP
    VÀ VĂN SỬ ĐỊA
    VÀ TOÁN LÝ HÓA
    VÀ NHA Y DƯỢC


               gửi đỗ văn [mạnh] tường
               và thế phong và đường bá bổn/

                     /  và đại nam văn hiến và 'ronéo'
                                           /  và bùi[trần] nhật thu
                                           /  và 2 kẻ 1 tên thế nhật/ và thư tình ...
                                          /  và đã tìm được TTKH... giả)

                              Ông Ngụy quân/ bố ngụy quyền
                              3 đời lý lịch/ tội/ truyền cháu con
                              Đen ngòm/ đời/ phận nhạt son
                              mộng/ vào đại học/ chết mòn ước/mơ
                              Học văn/ chúng sẽ/ làm thơ
                              viết hịch / kêu gọi/ dựng cờ/ đấu tranh
                              Học sử/ chúng sẽ/ khôn lanh
                              nhìn ra/ ... (* ) lũ lưu manh/ nắm đầu
                              Học địa/ chúng sẽ/ rủ nhau
                              cùng xây/ khu chiến/ hang sâu/ rừng già
                              ---
                               * (...) tạm lược 1 chữ. (Bt)

                              Học toán/ chúng sẽ/ tính ra
                              không chạy/ theo ...*/ thờ Nga/ lạy Tàu
                              Học lý/ chúng sẽ / đâm đầu
                              theo thuyết tương đối/ còn đâu giáo điều
                              Học hóa/ chúng sẽ/ đánh liều
                              chế bom/ với đạn/ giết nhiều / ...* (lược 2 chữ/ Bt)

                              Học nha/ chúng sẽ/ chơi liền
                              bẻ răng/ cán bộ/ ăn tiền/ của dân
                              Học y/ chúng sẽ/ lại gần
                              chữa cho / lãnh đạo/ chết dần/ chẳng hay
                              Học dược / chúng sẽ/ ra tay
                              thuốc/ ... (3 chữ) chết ngay tức/ thời

                              Học ... tập/ chúng sẽ/ nên người
                              khi gần tới lúc lìa đời được/ tha
                              Đỉnh cao/ sáng suốt/ ...  ( lược 2 chữ/ Bt)
                              mở/ trường cải tạo/ nở/ hoa 4 mùa ...

Ông còn khoe đã được nhà thơ NHN gà cho 'cách chơi ... thơ'.  Sắc Không chẳng hiểu NNH là ai. rất có thể là Nguyễn hữu Nghĩa? Chỉ thấy giọng thơ rất ...ác ôn, côn đồ; bèn vồ ngay lấy:

                               PEN 
                               (gửi Trung tâm Tân lập nào chỉ có Chi bộ 3 người!)

                               PEN là bút? PEN là chuồng
                               Viết lách đôi cuốn! Cúi luồn lắm phen!
                               PEN nào cũng chỉ là PEN?
                               Đêm trời tối sập thắp đèn sáng ra:

                               PEN, ngòi bút mộng nở hoa?
                               PEN , chuồng nhốt thú người ta, cũng tùy
                               Việc chẳng chạy. mặt cứ lỳ
                               Người trong chuồng nhốt khác gì thú đâu?

                               Viết lời kêu khắp 5 châu
                               Cứu người hoạn nạn khác đâu bút vàng?
                               PEN, nỗi nhục nhã, quân điếm đàng
                               Chiếu ngồi tiên chỉ, việc làm hám danh

                               PEN, niềm kiêu hãnh, bút tung hoành
                               Em nâng chị ngã thương anh ngồi tù
                               Mỗi ngòi bút một chiến khu
                               Bừng lên ngọn lửa căm thù đấu tranh

                               Văn là Người Viết hiền lành
                               Phá chuồng nhốt thú, cho nhanh, cứu đời ...



                         nhà văn nữ lý thụy ý:
              'người viết cuốn truyện giật gân 'ngọc lai' ...


7
Theo nhà văn nữ Lý Thụy Ý, người viết cuốn truyện giật gân 'Ngọc Lai': "Văn thơ nữ nước ta đang có dấu hiệu vượt trội văn thơ nữ trong nước!". 

 Bà còn mau mắn và chu đáo.  Chẳng hạn:L

                  văn Thấm Vân/ thơ Thanh Bình
                  những sách với háng/ Những tinh với trùng
                  nhày với nhụa/ Mịt với mùng
                  cứ trắng hêu hếu/ cứ hùng hục đâm ...

Trong lúc ấy; phần lớn các nhà văn nam giới lại 'đạo đức' cùng mình. Sao thế nhỉ?  

Bằng chứng: 'nhân dịp nhà văn Thế Phong cùng lúc trình làng 2 cuốn sách mới. [Một] cuốn in ở trong nước mang tên 'Hà nội, thu hôm nay' (*) 
-----
* bản thảo lúc đầu mang tên 'Hà nội, thu hôm nay' ; tác giả đưa cho họa sĩ 'tài tử 'Phan Diên đem vê Huê Kỳ đọc hơi; họa sĩ Diên đưa cho bạn văn 'đàn anh' Nguyễn hữu Nhật [Sắc Không] đọc. Khi xuất bản, bản thảo'Hà nội thu hôm nay' mang tựa mới 'Hà nội 40 năm xa'.
 (TP chú thích). 



                                'nhà văn thế phong cùng lúc trình làng 2                              cuốn sách mới ... cuốn in ở trong nước
                    mang tên 'hà nội thu hôm nay'...



                                                               bản thảo lần đầu mang tựa 'Hà nội thu hôm nay' 
                             -- khi đưa cho nxb Thanh niên Hà nội, phó tổng biên tập nxb Thanh niên -- khi ấy là  Cao Tiến Lê  gạch bỏ'.
                             -- 1997 , tôi đưa bản thảo lại Chi nhánh nxb Thanh niên tại tp, HCM; nhà văn Nhật Tuấn biên tập , đề nghị cho in --
                                 và, trưởng chi nhánh Hoàng Lại Giang   gửi tờ trình về Hà nội'đề nghị cho tái bản'.
                              -  Phó giám đốc nxb Văn học; khi ấy là Thúy Toàn ; có ý kiến lại, 'không nên in'
                          
                                   


                          -  bản nhận xét 'Đọc bản thảo 'Hà nội 40 năm xa/ Thế Phong' + " đề nghị cho tái bản"
                                  ( lưu ý thỏa thuận của NXb Thanh niên). Anh Toàn [Thúy Toàn, phó giám đốc nxb văn học ở Hà nội] 
                                               có ý kiến lại: "Không nên in".  ( HOÀNG LẠI GIANG /25/3/1997 (ký tên) .


                                                       ĐỌC BẢN THẢO' HÀ NỘI 40 NĂM XA/ THẾ PHONG
                                                                  Hoàng Lại Giang   (trưởng chi nhánh nxb Văn học tại tp. HCM).
  
     Thế Phong là một tác giả  di cư vào Nam 1954. Anh ở Không quân [VNCH]; nhưng suốt đời chỉ cầm bút làm báo, viết, dịch sách.  Gần đây anh cũng có in sách ở Nhà XB Hội. [ám chỉ ' Nếu anh có em là vợ' / Thế Phong',  thi tập được Nxb Văn học cấp phép tái bản, 1994].
Với Hà nội 40 năm xa, tôi thấy thế Phong có sự xông xáo, cách viết bộc trực như lối sống của anh; có người ưa và không ưa.  Dẫu sao đọc anh vẫn bị cuốn hút, từ chuyện này sang chuyện khác, đôi khi tưởng thiếu mạch lạc; nhưng vẫn bị anh dẫn dắt. 
Tôi đã biên tập và cắt bớt tất cả những gì có thể làm người được nhắc không vui.  Qua đây; ta lại thấy một 'Hà nội sau 40 năm xa', vẫn là Hà nội của bạn bè tình nghĩa, thủy chung; một Hà nội đã và đang chuyển mình.  Bạn bè, đồng nghiệp vẫn có một cái gì đó rất thiêng liêng, dù trong cảnh bần hàn; hay, đã được cải thiện với đời sống.
Tôi thấy được. Đề nghị các anh duyệt cho in .   ./.

                                                                                      TP. HCM
                                                                                       15- 1- 1997

Đề nghị cho tái bản.
(lưu ý thỏa thuận của Nxb Thanh niên)
Anh Toàn có ý kiến lại: 'KHÔNG NÊN IN'

25/3/1997
Hoàng Lại Giang
(ký tên)


                              ----------

                         -- cho tới năm 1999; anh Nguyễn Liên Châu viết thư giới thiệu  tôi đ ến Chi nhánh nxb Thanh niên tại tp. HCM; 
                      thi sĩ Thái Thăng Long, trưởng chi nhánh nxb Thanh niên tại tp. HCM, mới cấp phép xuất bản 'Hà nội 40 năm xa'



                                                       HÀ NỘI 40 NĂM XA  (tranh họa sĩ Đằng Giao [1940-     ] (bìa trước)
                                                             (bản in lần thứ 1(1999)  sách dày 99 trang, khổ 13x 19 cm)
                                                  HÀ NỘI 40 NĂM XA / tranh nữ họa sĩ Nguyễn thị Tâm [1936-  ]   (bìa sau)


Sắc Không hết sức lưu ý: 

- Thưa; nơi trang 48 [bản thảo 'Hà nội, thu hôm nay'] , ông tả Hà nội rất đặc biệt. Có 3 dãy phố song song với nhau: Ngọc hà, Hoàng hoa Thám, Thụy Khê.

  Một đêm tháng 7 năm 1995; ông từ Ngọc Hà tìm ngả sang Hoàng hoa Thám; bị lạc đường,"phải cầu nguyện, kỳ vọng Chuá soi sáng phương hướng cho con cái Ngài gặp gian nan... 'Chúa đã để tôi nằm nơi hầm vực sâu'... tại chốn tối tăm trong vực thẳm...' Chúa dùng các lượn sóng Chúa làm tôi cực nhọc... Chúa khiến các kẻ quen biết tôi lìa xa tôi ... Làm tôi thành một việc gớm ghiếc cho họ... Tôi bị cấm cố không ra được ...' (Kinh thánh/ Thi thiên 88:8-8)"...  Thưa ông; rồi kết cục ra sao?

- Sau đó, "nhờ một vài bóng đèn của nhà lầu từ trên cao chiếu sáng, tôi mới thấy đường ! "

- Ối giời ôi! ...
- Hượm, nào đã hết; gian nam lắm! Cưới cùng, nhờ: "một phụ nữ mặc váy, đi 'Dream' chiếu đèn sáng từ trong bóng ngõ tối đi ra.  Tôi mừng quá, hỏi thăm ... Mãi 10 phút sau, tôi mới ra đến phố Hoàng hoa Thám ... Tôi dâng lời cảm tạ Ngài và cô phụ-nữ có dáng bà; rất trẻ, đầy-lòng-thương-xót ấy ! "

Sắc Không, ' vốn là đứa mất nết, tới chết chẳng chừa'; lại ngoáy thêm:

- Nơi trang 51, ông tả tình + cảnh đi tìm nhà thơ Băng Sơn; nhưng lại đi lạc đến 'Học viện Nguyễn ái Quốc'. Ông "dự tính gọi điện thoại để [Kiều Liên] Sơn ra đón. Nhưng, cũng vô ích."
Ông lại 'cầu nguyện', "Bây giờ con vẫn chưa tìm thấy nhà của [Kiều Liên] Sơn.  Cháu ơi, Ngài từng phán: --Ngươi sẽ kêu cầu ta. Ta sẽ đáp lời ngươi. Trong sự gian truân ta sẽ ở cùng ngươi -- Chúa ơi, hãy giải cứu con, vì -- Ngài là nơi nương náu của đời tôi. Cũng là chúa Trời tôi.  Tôi tin cậy nơi Ngài -- (Kinh thánh/ Thi thiên 91: 14-15) " ... 
- Vất vả quá! Kết quả ra sao?
- Sau, nhờ "trời ngớt mưa, mắt tôi không còn xót" ; tôi nhìn thấy địa chỉ nhà [Kiều Liên] Sơn' dưới đèn đường ánh sáng lu".  ...

Sắc Không đâm hoảng:
- Này , ông có đùa không đấy?  Tôi nghe nói, đại khái 'vô cớ mà xưng danh Ngài, ắt tội trọng!'
- Không tin, cứ gọi điện thoại Hà nội/ 362614 của nhà thơ, văn Băng Sơn, tức Trần quang Bốn.

Sắc Không đành phải hỏi nhà văn Thế Phong về cuốn sách thứ 2:
- Sau cuốn TTKH., nàng là Ai?, một cuốn sách  mà chính ông khoe, trong 'Hà nội, thu hôm nay' [Hà nội 40 năm xa] -- khoảng '6o tờ báo trong và ngoài nước' khen là ... tầm bậy.

  Nay cuốn 'Hồi ký ngoài văn chương'; do một nhà xuất bản lớn ở ngoài này [Hoa Kỳ] in.  Trong đó, ông lại chửi bới các tướng, tá của Bộ tư lệnh Không quân ở sài gòn cũ.  Giờ họ thảy đều ngã ngựa. Tan tác. 9 mất, 1 còn.  Dẫu 'tồi tệ' cách mấy, họ cũng đã che chở ông suốt một thời chiến đấu dài. Ông ngồi ở hậu cứ làm hạ sĩ quan 'tắt', (*) như nhà văn Nhật Tiến; tự do và yên thân; để 'mần' cái công việc gọi bằng 'giết ... văn'.  Xong; cuối cùng; quý ông đều quay ra lớn lối chửi rủa các ân nhân, những người Quốc gia Dân tộc.

  Sao thế nhỉ?
---
* -- ám chỉ được đồng hóa (assimilé) hạ sĩ quan; không phải học ở quân trường. Riêng trường hợp trung sĩ đồng hóa Đỗ mạnh Tường 
[số quân 56/ 600.595 /sinh 1932, khai 1936 ) , được ký một nghị định riêng [cho 1 người duy nhất] được Không lực Việt nam Cộng hòa tuyển dụng theo Nghị định của bộ Tổng tham mưu QLVNCH --  tự đi mua lon  eo vào cầu vai; không phải học  quân sự. (TP chú thích)

- Tôi khác  anh chàng Nh. T. [Nhật Tiến] , ở chỗ này: " Thôi thì cứ nói thật ... Không thế; con tôi làm sao vào trường Y khoa Sài gòn; và, đã tốt nghiệp . Không thế; làm sao họ sắp cho tôi sang Mỹ, do một hội Tin lành ở 'bển' bảo lãnh.  Vả lại, chính ông cũng bất công ... Tôi có chửi một chiều đâu ... hãy xem lại bản thảo 'Hà nội, thu hôm nay' [Hà nội 40 năm xa]-- nơi trang 21 có bài thơ này không:"

                Hùng Vương tựa gốc bồ đề
                Chờ xin giấy phép để về Phong châu
                Trời mây ảm đạm một màu
                Nhìn lên bỗng thấy thằng râu xồm xoàm
                Bộ hành có kẻ đi ngang
                Hỏi ra mới biết rằng chàng Lê-Nin

Đuối lý.

 Sắc Không đành phải câm như hến.

 Cúp máy mà lòng những ngậm ngùi. 

 Bỗng ước có 3 chân; như 'Cầu Ba Cẳng/ Chợ lớn' ; để mình đứng vững lúc cuối đời. (*)
---
* trang 9 -- 26  ĐÁ ĐỔ MỒ HÔI/S ẮC KHÔNG (Nxb Làng văn, Canada 1996)


sắc không
[nguyễn hữu nhật 1942-  na uy 11/12/ 2014]

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ