Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

'từ một bài thơ 'mất dạy'/của vân long đến ca khúc 'đường thơm hoa sữa' đòan chuẩn + nhạc sĩ đòan chuẩn với mối tình với nữ danh ca m.l. '-- blog phan nguyên

1) 't mt bài thơ 'mt dy'ca vân long
đến ca khúc 'đưng thơm hoa sa' đoàn chun

nhạc sĩ đoàn chuẩn  'vua slow ở việt nam'
[15-06-1924- hải phòng -- 15- 11- 2001 hà nội)
(epaint by phan nguyên)


vân long  i.e nguyễn văn long 1934-  ] (bên phải) + thế phong
(hoàng khởi phong chụp ở saigon; khi thi sĩ vân long vào sài gòn
 thăm bè bạn+ người thân, thập niên 90s -- tư liệu ảnh: Tp)




nhạc sĩ đoàn chuẩn thời trẻ


(...)

18

'đường thơm hoa sữa gọi'/  đoàn chuẩn phổ thơ vân long' 
(Thu Cảm/ thơ Vân Long)
1988



từ bài thơ 'mất dạy' đến bản nhạc cuối cùng 



Ngày 8-10-1988, trong một đêm thơ tổ chức tại Thư viện Hà Nội nhân kỷ niệm giải phóng thủ đô, nhà thơ Vân Long hứng khởi đọc bài thơ Thu cảm còn chưa ráo mực của mình ;trước cả trăm người yêu thơ, ngồi chật kín sân thư viện. Bài thơ có những câu thật đắt:



                                         Mở cửa! Đường thơm hoa sữa gọi


                                          Phải bùng ra phố phải đi thôi!


                                          Hà Nội trời xanh màu cốm mới


                                         Tôi nhập vào thu với mọi người…



Chưa hết lâng lâng vì không khí đêm thơ hôm trước, sáng hôm sau, Vân Long ra quán cà phê Đường sắt (nằm ở ngã tư Lý Thường Kiệt - Phan Bội Châu), gặp và thuật lại cho Đoàn Chuẩn nghe. Nhạc sĩ của mùa thu mới bảo nhà thơ đọc lại cho nghe bài Thu cảm. 

Nghe xong, ông lặng đi một lát rồi bật cười và hóm hỉnh nhận xét: “Thơ mày mất dạy thật!”.

Nghe thế, Vân Long mới vặn lại ông bạn vong niên hơn mình 10 tuổi rằng: 
“Thế anh bảo bài thơ mất dạy ở chỗ nào?”

 Nở nụ cười móm rất hóm, Đoàn Chuẩn thủng thẳng: “bùng là ngôn từ của đường phố. (Khi ăn đủ hàng hay khi bị lộ, phường kẻ cắp thường nháy nhau: “bùng thôi!” -- ấy thế mà khi đưa vào bài thơ, lại thấy đắt, mạnh mẽ và mới hơn là khi dùng 'ào ra'  hay một từ nào đại loại như thế…”.

Đoàn Chuẩn ngừng viết đã lâu lắm rồi, thế nên hôm sau, nhà thơ Vân Long hết sức ngỡ ngàng khi được cha đẻ của Thu quyến rũ đưa cho xem bản nhạc phổ bài Thu cảm của mình mà Đoàn Chuẩn đã đổi nhan đề thành Đường thơm hoa sữa gọi

 Sau đó, quãng năm 1989-1990, bản nhạc ấy được đăng trên báo Người Hà Nội nhưng rồi không thấy ai hát. 

Vân Long sau đó cũng không còn giữ được bản nhạc lặng câm ấy nữa. 

Bẵng đi một thời gian dài, một hôm, ông An Kiều - Giám đốc chi nhánh Công ty Điện lực Alstom (Pháp) - từ Paris về, ghé thăm nhà thơ Vân Long, đưa cho nhà thơ bản nhạc in trên giấy đã ngả màu vàng và cắc cớ:

- Ông Đoàn Chuẩn phổ thơ ông từ bao giờ mà tôi lại bắt gặp nó ở một gia đình Việt kiều bên Pháp?

Thì ra, ông Việt kiều ấy trong một lần về thăm quê hương, thấy tờ báo có bản nhạc của Đoàn Chuẩn - Vân Long; thích quá nên đã mang về Pháp… 

Đường thơm hoa sữa gọi (phổ thơ Vân Long) là bản nhạc cuối cùng Đoàn Chuẩn (*); người được mệnh danh 'Vua Slow ở Việt nam ) . []


bằng vân
---
*  chưa hẳn đã là ca khúc cuối cùng của Đoàn Chuẩn.
(PN)


-----------------------------------------------------


                                                  trái qua, hàng dưới:   nhạc sĩ đoàn chuẩn (giữa) 
                                                                                Chuyện tình các nhạc sĩ tiền chiến/ Lê hoàng Long 
                                                               (nxb Văn hóa -TT  -- Hà nội, 1996)



                                                            nữ danh ca mộc lan [ i.e. phạm thị ngà  1931- saigon 2015]
                                                                                          (ảnh: internet)

                                2.  nhạc sĩ đoàn chuẩn+ mối tình với nữ danh ca m.l. [mộc lan] (*)


               " ... Vào  đầu thập niên 50; trong số các ca sĩ nổi tiếng của 3 miền Trung, Nam , Bắc-- Đoàn Chuẩn đã đem lòng yêu một cô ca sĩ người Bắc sống tại Sài gòn.  Cô ca sĩ này vừa có sắc  lại vừa có hương.  Khi còn ở cố đô Huế, cô đã được nổi danh; và, mọi người mến mộ.  Tôi [nhạc sĩ Lê hoàng Long] còn nhớ thời ấy; bài [thơ] 'Đi chơi chùa Hương/ Nguyễn nhược Pháp; được Trần văn Khê phổ nhạc, vừa được xuất bản. Bài thơ khá dài; được phổ nhạc nguyên văn. Bài vừa dài, và khó hát hay được; nên  rất ít được ca si trình bày trên đài phát thanh, cũng như trên sân khấu phụ diễn tân nhạc. 

 Vì thế bài hát này không được phổ biến rộng rãi; ít người biết đến. Nhà xuất bản [nhạc] Tinh Hoa tổ chức một đêm ca nhạc tại 'Gia Hội Hý Viện' ở thành phố Huế; cốt để giới thiệu những nhạc phẩm hay đã được nhà này phát hành.

  Trong đêm này; cô ca sĩ này, mỹ danh M.L. đã ra sân khấu hát bài 'Đi chơi chùa Hương'; được mọi người tán thưởng -- và từ đó; người ta mới biết đến bài hát này.  bài dài, hát cả 15 phút; được giọng ca ấm áp, truyền cảm của M.L. trình bày .

Tất cả khán giả im lặng nghe; thấy thấm từng lời quyện tròn với điệu nhạc. 

 Từ đêm ấy, M.L. đã nổi danh lại càng nổi danh, như diều gặp gió.

 Cho đến khi M.L. ra trình diễn tại nhà Hát Lớn Hà nội; Đoàn Chuẩn có đi nghe cô hát; ra về, Đoàn Chuẩn đem lòng thầm yêu trộm nhớ. 

 Sau hơn 10 ngày Bắc du; cô trở lại Sài gòn.  Được tin cô đã vô Nam, Đoàn Chuẩn lên Hà nội; rồi đáp máy bay vào Sài gòn. mất ít ngày thăm dò; Đoàn Chuẩn biết được địa chỉ riêng của ca sĩ M.L. đầy hương sắc này.

 Đoàn Chuẩn còn biết lúc này cô đã 'thôi' chồng; nhưng anh không đến nhà. Anh ra đại lộ Charner(nay là đường Nguyễn Huê) vào một 'kiosque' bán hoa tươi. Gặp chủ nhân, Đoàn Chuẩn ngỏ ý muốn đặt tiền trước cả tháng; để mỗi buổi sáng, tiệm cho người mang hoa đến địa chỉ cô M.L. (lúc này cô ở đường Espagne [nay là đường Lý chính Thắng/ Tân định) (?) -- Bt) một bó hoa hồng tươi đỏ thắm.  Khi đưa hoa; không được nói tên ai gửi tặng. Đoàn Chuẩn không quên ghi lại địa chỉ của anh ở ngoài Hải phòng [Bắc bộ]; để có gì cần, thì liên lạc với anh.

 Chồng cũ của cô; Đoàn Chuẩn biết rất rõ; đó là một nhạc sĩ mà cũng là một ca sĩ.  Vợ chồng cô là một cặp nghệ sĩ hát chung trên sân khấu; được khán giả ái mộ. Đoàn Chuẩn còn biết cặp này ra biểu diễn tại Hà nội -- chính tôi [Lê hòang Long] cũng đi nghe; về có bài phê bình tài năng của họ trên nhật báo 'Giang sơn' /Hà nội.

Đúng như lời dự đoán của Đoàn Chuẩn; qua một tuần lễ đầu, cô hỏi thế nào [thì] người đưa hoa cũng chỉ trả lời vắn tắt, 'là không biết rõ danh tính của người gửi tặng, chỉ làm theo lệnh chủ mà thôi'. 

 Một tuần sau rồi một tuần sau nữa cũng vậy; cô ca sĩ đẹp gái không còn chịu đựng được nữa; nên khước từ nhận hoa [tặng], nếu không được biết tện người tặng hoa. Người đưa hoa cung kính' xin được về hỏi ý kiến chủ và hẹn xin trả lời sau'.

Cô ca sĩ hoa khôi đành phải bằng lòng và nhận hoa hàng ngày như trước. 

Về tiệm; người đưa hoa kể, trình lại chủ câu chuyện. Ông chủ vội vàng đánh điện tín ra Bắc; xin ý kiến của Đoàn Chuẩn. Đoàn Chuẩn thấy thời gian tặng hoa đã kéo dài cả 3 tuần lễ; nên bằng lòng cho nói tên + địa chỉ. 

Được lệnh chủ; một sáng như thường lệ, người đưa hoa lúc gặp cô ca sĩ; mặt vui tươi, hớn hở nói:

- Tôi đã được phép thưa để cô rõ danh tánh của người tặng hoa cô hàng ngày,  nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.(*)

-----
(...) - tạm lược một số chữ, có thể nhiều; hoặc ít. (Bt)


 Đang bồn chồn ngóng tin; thì đúng một sáng, Đoàn Chuẩn nhận được thư của M.L. Bóc vội ra coi; đọc đi, đọc lại với trăm ý nghĩ trong đầu.

Buổi trưa hôm ấy; khác hẳn mọi ngày, Đoàn Chuẩn trằn trọc không làm sao chợp mắt được-- một lúc sau, tiếng chuông đồng hồ treo trên tường vang lên một tiếng chuông cụt ngủn.

Đoàn Chuẩn vụt ngồi dậy; lấy giấy ra cắm cúi ghi dòng nhạc chảy từ con tim lai láng, tràn trề như dòng suối trong vắt; nhưng có lúc vẫn như ngập ngừng, vì đá ghềnh ngăn cản. Điệu nhạc được ghi xong trọn vẹn- - Đoàn Chuẩn đặt [tựa]  cho sáng tác này là 'Gủi gió cho mây ngàn bay''.  Hát lại, thấy ưng ý; Đoàn Chuẩn chép ra một tờ giấy hoa tuyệt đẹp; phun nước hoa, rồi cho vào phong bì; gửi ngay  vào Nam cho M.L.  (...) 

Đoàn Chuẩn và M.L., một cặp uyên ương nghệ sĩ ngụp lặn trong cuộc tình thật thơ mộng;  chắc chắn rằng dù thời gian không lâu dài, năm này sang năm khác-- những kỷ niệm của tình nghệ sĩ sẽ không những không bao giờ phai nhạt mà còn sống, sống mãi trong tim óc; cho đến cuối đời .  (...) . 

lê hoàng long

---
- sau Hiệp định Genève 20/7/1954, Việt nam bị chia đôi, từ vĩ tuyến 17 ra bắc là chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa; từ vĩ tuyến 17 trở vào; chính phủ Quốc gia. [Việt nam Cộng hoà sau này)-- gia đình Đoàn Chuẩn ở lại ngoài Bắc;  Đoàn Chuẩn vẫn nhớ tới 'mối tình thơ mộng giữa chàng nhạc nhạc sĩ+ nàng ca sĩ đẹp gái, hát hay vẫn ở miền Nam'-- chàng bèn sáng tác tiếp ca khúc 'Gửi người em gái miền Nam ' tặng nữ danh ca M.L. ( Bt chú thích)

 (*) -  phần này do Đinh Bạch Dân thêm vào. (Bt)
-

-----------------------------------------------------------------------------




                                                                    19
màu nắng có bao giờ phai đâu

(ca khúc cuối cùng )1989
tiếng hát Lê Dung






Đoàn Chuẩn cùng vợ (bà Nguyễn thị Xuyến) và cô con gái đầu lòng 
(Hải phòng/ Bắc bộ 1952) 








tham khảo thêm về tác giả Đoàn Chuẩn



Đoàn Chuẩn - Từ Linh, tình bạn tri kỷ trong âm nhạc














Cổ Ngư: 'Đoàn Chuẩn +Từ Linh'






 Vân Long: 'Đoàn Chuẩn với Những giọt thu cuối cùng'


gia đình nhạc sĩ Đoàn Chuẩn


Đoàn Chuẩn + Từ Linh  



Đoàn Chuẩn ( bên phải) + Từ Linh  [đặt ca từ]



ông bà Đoàn Chuẩn


ông bà Đoàn Chuẩn


nhạc sĩ đoàn chuẩn [1924- hà nội 2001]





Trở về




danh sách tác giả




chân dung văn nghệ sĩ




Emprunt Empreinte

(đôi lời cùng các tác giả và độc giả)







MDTG là một webblog "mở" để mỗi ngày một hoàn thiện, cập nhật sáng tác mới cho từng trang và chỉ có thể hoàn hảo nhờ sự cộng tác của tất cả các tác giả và độc giả.

MDTG chân thành cảm ơn sự ủng hộ tinh thần của các văn hữu đã gởi tặng hình ảnh và tư liệu đến webblog từ nhiều năm qua.

-------------------------------------------
(trích từ blog phan nguyên)
-------------------------------------------






0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ