cao bồi văn nghệ / bài viết: tam giang (nguyệt san chí 'văn hữu/ saigon/ tháng 6- 1960.
'cao bồi văn nghệ'/ tam giang --2--
nguyệt san văn hữu /saigon/ tháng 6- 1960
cao bồi văn nghệ
tam giang
Đồng thời với sự xuất hiện 'cao bồi' trong tầng lớp thanh niên bản xứ, tác phong 'tét-đi-bồi' (teddy-boy) cũng phát sinh ở hàng ngũ trẻ tuổi theo đuổi văn nghệ.
Chúng là một thiểu số thanh niên học hành dở dang, trên dưới 20 tuổi, lớn lÊn giữa khung cảnh xã hội xáo trộn và chiến tranh. Thiếu căn bản học thức để có thể tiếp tục đi xa trên đường học vấn, thiếu giáo dục gia đình vì cuộc sống tao loạn, biến thiên trong nhiều năm trước đây, ra đời sống thì trong tay không có một nghề nghiệp hoặc chuyên môn gì, trong tình trạng 'học không hay cày không biết' đó, chúng sẵn đôi ham thích thơ văn, bèn đi tắt vào ngang cuộc đời bằng con đường văn nghệ.
Giới văn nghệ tuy bao la, cao sâu, khó khăn thật đấy, song không đòi hỏi ở người phụng sự nó bắt buộc phải trình bằng cấp hay chứng chỉ trình đỗ văn hoá, hoặc tài nghệ, học lực, nên các cậu lông bông 'dở ông dở thằng' kia cứ liền mạng lao đầu vào không sợ sệt gì cả. Văn chương, nghệ thuật bao la vô giới hạn, không có ai xét hỏi tài sức. học vấn, tha hồ cho các cậu lộn sòng, mập mờ đánh lận, nhât là gặp buổi vàng thau lẫn lộn vì bao nhiêu đổi thay của thời cuộc.
Thế rổi, cũng như 'cao bồi' ở ngoài đời, 'cao bồi' văn nghệ diễn đúng tác phong, hành động của bè lũ ở trong phạm vi giấy bút.
Cao bồi (cow-boy) nguyên là kẻ chăn bò ở Mỹ, thường là nhân vật chính trong các loại phim western, sau một thời gian nhập cảng vào Việt nam đã bị một số thanh niên hư hỏng bắt chước, háo thành một loại du thử du thực, khiến danh từ này mang một ý nghĩa xấu xa, và ngày nay nói đến cao bồi có nghĩa là nói đến một hạng lưu manh.
ĐƯỜNG LỐI VĂN NGHỆ
Tuy cùng trang lứa với bạn trẻ chân thành và tha thiết phụng sự văn thơ của các nhóm thi văn đoàn mầm xanh, nhưng các 'cao bồi' văn nghệ lại xem thường những anh em này, cho rằng họ chưa phải là văn nghệ sĩ thực sự, chính cống, thiếu ngổ ngáo, liều mạng cần thiết để được người ta để ý đến.
Chủ trương của cao bồi văn nghệ là làm bằng đủ mọi cách để làm so cho thiên hạ biết đến tên mình. Trước tiên, chúng cho rằng mình có thiên tài, gán lẫn cho nhau là có thiên tài trong các cuộc họp cao bồi văn nghệ, rồi cứ thế mà tin là có thiên tài thực, mà thế nhân mắt trắng chưa biết đến, vì ngọc còn đang ở ẩn.
Thế rồi gặp cơ hội có báo túng bài, chỉ đăng bài không phải trả nhuận bút, là chúng chia nhau hì hục viết bài gởi đến để làm quảng cáo cho tên tuổi chúng.
Bài vở chúng viết có thể chia làm mấy loại:
1.-- Loại thứ nhất đề cập ngay đến phê bình, lý luận văn nghệ, bằng những danh từ đao to búa lớn, viết bừa phứa, vong mạng, miễn kêu như thùng sắt tây. Cần nhất là thỉnh thoảng châm vào một vài câu trích dẫn của các văn sĩ trứ danh quốc tế nghe lỏm được, dù trích dịch sai cũng không quan hệ, để cho người đọc phục là tác giả có học vấn cao rộng.
Phê bình, theo định nghĩa của cao bồi văn nghệ, là mạt sát chửi rủa và càng hăng chừng nào là càng tốt chừng ấy. Cho nên chúng phê bình gì, một tác giả, một cuốn sách, hay một vở hát, một cuốn phim, là y như diễn lại tấn tuồng nặc nô đi đòi nợ thuê hay người đàn bà nhà quê mất gà, cứ như là hát hay. Bao nhiêu danh từ có thể đem dùng vào việc chửi bới là chúng đều viết ra thành văn, và không ngần ngại xuyên tạc, vu khống trong công việc gọi là phê bình đó để được tiếng là phê bình gia.
Loại phê bình thiếu giáo dục luân lý và văn chương đó, đôi khi thấy xuất hiện trên một vài tờ báo hay đặc san mà người chủ trương cũng kém văn hoá như người viết. Cao bồi văn nghệ gặp đất làm ăn như thế, tất nhiên nm lấy tha hồ múa gậy vườn hoang.
Có khi một tác phẩm hay một tác giả bị cao bồi văn nghệ mạt sát thậm tệ, xuyên tạc bỉ ổi, chỉ vì tác phẩm hay tác giả đó có tên tuổi, giá trị, và chúng cho rằng phải đả phá như thế thì mới được người ta để ý đến mình.
Ngoài đường lối phê bình 'thuần túy văn nghệ' để gây tên tuổi trên đây, cao bồi văn nghệ còn có đường lối phê bình 'vị nhân sinh' để làm tiền.
LÀM TIỀN
MỘT vở hát vừa mới bắt đầu trình diễn, và đoàn hát xem chừng khá[n] gỉ thu được tiền, tức khắc cao bồi văn nghệ viết bài 'phê bình kịch trường' luôn một loạt mấy bài, với giá tiền khác nhau, rồi đưa đến cho chủ gánh. Ví dụ bài khen hết lời với giá hai ngàn, bài khen vừa giá một ngàn, bài công kích mạt sát giá một ngàn rưởi. Chủ gánh hát tùy ý chọn lấy bài nào thì trả tiền bài ấy rồi trao cho cao bồi văn nghệ đăng vào báo. Nếu chủ gánh không chịu nhìn nhận lối 'săng-ta' bắt chẹt của cao bồi thì liên tiếp sẽ bị chúng chửi bới thậm tệ, xuyên tạc đủ mọi cach trên mặt báo, có khi lại gán cho là vở hát có tính cách chính trị phản tuyên truyền. Chủ gánh không muốn lôi thôi bị chùng thù oán nữa, cho gọi đến đưa 'tiền uống cà-phê', nghĩa là còn lợi dụng cả mặt báo của mấy tờ vô trách nhiệm thiếu lương tâm nghề nghiệp mà vô tình hay không đã 'nối giáo cho giặc', để xoay tiền một cách trắng trợn, hoặc để hạ các người àm chúng oán ghét, ganh tị.
Cách đây không lâu, tòa án đã phải xử luôn một lúc ba vụ kiện một tờ báo nọ đăng bài phỉ báng và vu cáo của 'cao bồi văn nghệ' gán tội cho các nạn nhân là tay sai đối phương. Quan tòa phải nghiêm khắc đòi mấy tên 'cao bồi văn nghệ' ra trước tòa móng ngựa để nhắc nhở về lương tâm và chức nghiệp người cầm bút, rồi cảnh cáo bằng mấy cái án phạt vạ và phạt tù treo.
Trong khi hạng 'cao bồi văn nghệ râu' lo xoay sở làm tiền thì 'cao bồi văn nghề lõi [sic/lỏi/ Bt] tì hướng về làm tình. Chúng dùng thơ văn làm những 'con chim xanh' mở lối đưa đường đến các cô gái nặng lòng với văn chương song nhẹ dạ về tình cảm.
LÀM TÌNH
LOẠI văn cao bồi văn nghệ thường áp dụng để làm tình, loại thứ hai, mà chúng vẫn gọi là 'sáng tác tình cảm'. Truyện ngắn tâm tình, và nhiều nhất là thơ tự do,trong đó chúng trút hết những gì là tình tứ yêu đương, khêu gợi mùi mẩn (sic. mẫn/ Bt), để cám dỗ, mê hoặc các cô gái thuộc hạng 'tài hoa son trẻ'. Các mục 'nhịp cầu tri âm', 'giòng (sic/dòng/ Bt) lá thắm', 'giải đáp tâm tình' ở một vài tờ báo là những hộp thư chim chuột, mà cao bồi văn nghệ thường lợi dụng để dò hỏi, tìm kiếm chỗ ở của các cô nàng sính thơ mộng, yêu đương, thích tỉm bạn lòng.
Một trường hợp điển hình xảy ra cách đây không lâu: một cao bồi văn nghệ nọ đã dùng loại văn thơ nói trên mà bắt liên lạc đươc với một nữ sinh. Sau một thời gian ngăn trao đổi văn chương tâm tình, cô gái vị thành niên kia bị tên cao bồi văn nghệ mời đi dự một cuộc 'mạn đàm thơ văn'. Nơi hội họp văn chương lại là một phòng ngủ ở ngoại ô châu thành. Cô gái sính thi văn bị tên cao bồi văn nghệ cùng một đồng bạn gạt vào chốn 'tao đàn' phòng ngủ, rồi một đứa giữ chặt, một đứa thực hành 'lý thuyết văn nghệ cao bồi'. Nàng thơ kêu ầm lên, bồi phòng gọi lính đến, tên đồng lõa chạy thoát, tên cao bồi phải một phen chạy vạy khốn đốn đến nhà cô gái van lạy để xin bãi nại, rằng 'thằng nhỏ còn dại, từ nay xin chừa' và xin đem con về để răn dạy lại.
Một trường hợp khác, dùng văn nghệ để 'cưỡng hiếp tình cảm' xảy ra như sau:
Một tên cao bồi, học hành mới chỉ độ sơ đẳng, sau khi thuê đánh máy được một vài tập gọi là văn chương thế hệ tiền phong (!) của nước ĐẠI NAM VĂN HIẾN (*), để đem biếu các cô gái vị thành niên sính văn nghệ, liền vỗ ngực đồm độp mà tự xưng và viết rằng mình là thiên tài, là văn nghệ sĩ chính thống, mà thiên hạ còn chưa chịu hiểu đấy thôi ! Hắn chụp cả ảnh, thuê sao ra để đem biếu khộng, sợ bếu xảy ra chuyện gì, như bị đưa vào trại tế Bần cải hóa chẳng hạn, thì người đời sẽ quên mất hình ảnh của một thiên tài.
'Thiên tài cao bồi văn nghệ' ăn mặc đúng theo tác phong cao bồi quốc tế, cũng tóc lõa xõa, luôn luôn mang kính đen, cà-vạt không thắt, quần áo xộc xệch, một hôm tìm đến nhà một nữ sĩ nọ đã quá tuổi trưởng thành. Thấy nữ sĩ có một em gái xinh đẹp, 'THIÊN TÀI CAO BỒI' (*) đâm ra say mê gập cả người lại, có bao nhiêu danh từ mùi mẩn yêu đương liền xổ ra để mong thuyết phục được người đẹp, song 'nàng thơ' lại không sính thứ văn nghệ tài hoa son trẻ tự do chim chuột, tỏ ra xem thường 'thiên tài cao bồi'.
'Thiên tài cao bồi' không được người ngọc để ý đến, liền về sáng tác luôn một cuốn tiểu thuyết và một tập thơ, nhan đề 'EM ĐÃ LÀ VỢ ANH' (*), trong đó thiên tài cao bồi bộc lộ tất cả đường lối tam vô (vô tài, vô học và vô hạnh) của caop bồi văn nghệ chủ trương. Cô gái hóa thành người yêu mê say đắm thiên tài, nhiều lần hiến thân cho thiên tài, van xin làm vợ của thiên tài. Trên mặt giấy, thiên tài tha hồ cưỡng hiếp tình cảm và thể xác cô gái. Thủ đoạn của thiên tài cho rằng làm như thế là 'văn nghệ hoá mối tình' và xí phần cô gái về mình, không còn ai dám dòm ngó tới cô gái' đã là vợ anh'.
Nào ngờ cô gái đang có người đi hỏi làm vợ, tai tiếng do thiên tài cao bồi gây ra đến tai người anh lớn trong gia đình nàng. Người anh liền xách ba-toong đi kiếm thiên tài cao bồi để hỏi về sự thiếu giáo dục đặc biệt của thiên tài. Trước người anh cô gái cao lớn và giận dữ, thiên tài sợ không thoát khỏi trận đòn ba-toong, mà liệu cũng không bỏ chạy được liền chắp tay sụp xuống lạy như bổ củi, van xin rối rít là "em còn nhỏ trót dại, từ rày em không dám nữa, xin anh sinh phúc tha em một lần, em xin chừa ... "
---
(*) ám chỉ Thế Phong, chủ trương nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến
+ tác giả thi tập Nếu anh có em là vợ. (Bt)
***
'Cao bồi văn nghệ' xét ra cũng đáng thương như hạng thanh niên cao bồi ngoai đời. Chúng chỉ là những kẻ thiếu giáo dục gia đình, thiếu học vấn nhà trường, lại đang tuổi trẻ bồng bột, mà không được hướng dẫn đứng đắn, mới đâm ra hành động hư hỏng, mất dạy mà vẫn cho là phải lối. Tình trạng thiếu kiểm soát, quá dễ dãi của một vài tờ báo đã bị cao bồi văn nghệ lợi dụng mà làm bậy.
Hiện trạng quái loạn này tuy vậy, không thể bành trướng và kéo dài được, vì dư luận nghiêm chỉnh sau cùng không dung túng được những sự lộn sòng, quấy rối mất dạy ở trong lĩnh vực văn nghệ.
TAM GIANG (*) [i.e. Hoàng trọng Miên 1918- saigon 1981]
* Tam Giang là một bút hiệu khác của Hoàng trọng Miên.
(bài này đăng trên nguyệt san Văn hữu, khi HTMiên là chủ bút 'ngầm'.
(không ghi tên trên manchette -- chủ nhiệm: Nguyễn duy Miển ).(Bt)
Việt nam văn học toàn thư/ Hoàng trọng Miên (Quốc hoa/ Saigon 1957)
(bìa sách: internet)
cuôn 'Việt nam văn học toàn thư/Hoàng trọng Miên; bị Đường Bá Bổn phê phán trên tạp chí Văn hóa Á châu, là đạo' nguyên con tác phẩm 'Lược khảo về thần thoại Việtnam'/ Nguyễn đổng Chi .(nxb Văn sử địa, Hà nội 1956). Trong bài 'Nguiễn Ngu I phỏng vấn Hoàng trọng Miên (tạp chí Bách khoa Saigon, số 122 ra ngày 1-2-1962) được đăng lại trên Blog Thế Phong + lời bàn của TP:
"... Cuộc phỏng vấn 70/100 nha văn thơ, soạn kịch ... miền Nam [VNCH] lần 2 của Nguiễn Ngu Í đ8ang trên tạp chí 'Bách khoa'-- một tư liệu vănhọc rất có giá trị, có 1 không 2. Bởi nó ghi lại được những ý nghĩ thầm kín của mỗi người: kể cả tiểu sử tự viết lấy; nó giúp cho thế hệ sau biết được hoàn cảnh tác giả, tình trạng viết lách, ý tưởng nung nấu trong đầu; cũng như bối cảnh xã hội thời ấy. Tỉ dụ: như văn sĩ, kịch tác gia , nhà báo Hoàng trọng Miên; trong đầu chàng ta khi ấy nhắm vào mục đích ' ...chính phủ phải nâng đỡ, trơ cấp cho nển kịch nghệ miền Nam yếu kém; để vươn lên, như nước Pháp tân tiến, văn minh -- mà chàng ta là trưởng bộ môn thoại kịch của trường Quốc gia Âm nhạc & Sân khấu miền Nam '.[VNCH]. Như phần tiểu sử, chàng ta giấu biệt thời gian hoạt động văn nghệ ở Khu 4 (1945) + chủ bút tuần báo Đời mới (Trần văn Ân, chủ nhiệm)-- vì Trần văn Ân khi ấy ;bị chính phủ Diệm cầm tù, đã đứng trong phe Bình Xuyên/ Bẩy Viễn làm phản loạn. Và, Hoàng trọng Miên không có sự chân thành tới thiểu (như văn sĩ, nhà báo chính trị viết theo nhu cấu, là Nguyễn mạnh Côn),đã khai tuốt từng là sĩ quan trong thời Nhật chiếm đóng Đông dương+ đại biểu đảng Việt nam quốc dân đảng, rrong vai đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt nam dân chủ cộng hoà [VNDCCH]+ sự giấu diếm mình là con nghiện hút thuốc phiện rất nặng (dầu là nói cách gián tiếp) ... Trở lại Hoàng trọng Miên (vào 1957), chàng ta có cơ hội bắt tay với Nguyễn duy Miễn (đàn em thân tín của Ngô đình Cẩn , lãnh chúa miền Trung- được đề bạt làm giám đốc nha Văn hoá vụ / bộ Thông tin tuyên truyền+ chủ nhiệm tạp chí 'Văn hữu'; có thế lực + quỹ đen kếch sù -- [chính Nguyễn duy Miễn tài trợ] cho Hoàng trọng Miên in bộ sách 'Việt nam văn học toàn thư' -- nhưng tác phẩm này bị [Đường Bá Bổn/ tạp chí Văn hóa Á châu]' lên án là 'đạo văn', sao chép toàn bộ 'Lược khảo về thần thoại Việt nam/ Nguyễn đổng Chi'. (nxb Văn sử địa Hànội 1956). Các báo Văn hoá Á châu+Sinh lực lên án Hoàng trọng Miên, soạn giả 'Việt nam văn học toàn thư' (tập 1) là sao chép 'nguyên con' sách 'Lược khảo về thần thoại Việt nam/ Nguyển đổng Chi'; xuất bản ở Hànội trước 1 năm. -- kể cà nguyên chủ bút nguyệt san 'Văn hữu' (Nguyễn mạnh Côn) thú nhận [Việt nam văn học toàn thư/ Hoàng trọng Miên: "quả có giống cuốn sách [ Lược khảo về thần thoại Việt nam/ Nguyễn đổng Chi; đủ giống để được gọi là đạo văn ..." (Bách khoa số 122, ra ngày 1-2-1962). Tuy bị vạch mặt chỉ tên 'đạo văn'; nhưng tác phẩm [VNVHTT HTMiên] vẫn được Giải Nhất văn chương toàn quốc (1957) của chính phủ Ngô đình Diệm. (phần lớn từ áp lực chính trị; từ lãnh chúa miền Trung -- ông Ngô đình Cẩn là em ruột tổng thống Ngô đình Diệm). (...)
http://tanmanvanchuongthephong.blogspot.com/2015/05nguien-ngu-i-phong-vanhoang-trong-mien
Nguyễn đổng Chi, soạn giả 'Lược khảo về thần thoại Việt nam'
lược khảo về thẩn thoại việt nam / nguyễn đổng chi (nxb văn sử địa-- hànội 1956)
(bìa sách+ ảnh: internet)
"... Các báo Văn hóa Á châu + Sinh lực lên án Hoàng trọng Miên, soạn giả 'Việt nam văn học toàn thư' (tập 1) sao chép 'nguyên con' 'Lược khảo về thần thoại Việt nam/ Nguyễn đổng Chi'; xuất bản ở Hà nội trước 1 năm -- kể cả nguyện chủ bút nguyệt san' Văn hữu [Nguyễn mạnh Côn] thú nhận sách 'Việt nam văn học toàn thư/ Hoàng trọng Miên;" quả có giống cuốn sách [Lược khảo về thần thoại Việt nam/ Nguyễn đổng Chi' đủ giống để được gọi là đạo văn" (Bách khoa số 122, ra ngày 1-2-1962).
---------------------------------------------
Kỳ sau: CHO THUÊ BẢN THÂN/ thơ THÊ PHONG
bài viết: Nguiễn Ngu Í
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ