Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

một số bài viết phê bình tác phẩm+ tác giả thế phong ở saigon, trước 1975 / đinh bạch dân sưu tập

một số bài viết phê bình  tác phẩm
+ tác giả thế phong ở saigon, trước 1975



                                        một sbài viết pbình tác phẩm
                 tác giả thế phong ở saigon,trước1975
                                                        đinh bạch dân sưu tập
                           
                                                                       

lời dẫn:   dịp tiện sắp xếp tủ sách dịp cuối năm; tôi tỉm được cuốn Sổ tay -- gồm những bài viết về tác phẩm+ xuất bản của tác giả Thế Phong . Có những tư liệu này được photo lại từ Thư viện Quốc gia+ Thư viện Khoa học xã hội (tp. HCM) -- và có lời cảm ơn  bà Hoàng thị Ý Nhi (nguyên trưởng chi nhánh nxb hội Nhà văn Việtnam tại tp, HCM cấp giới thiệu+ cô Hoàng thị Ngọ,linh hồn thơ của thi sĩ Phạm Thiên Thư 'Ngày xưa Hoàng Thị'-- trước khi xuất cảnh, là nhân viên Thư viện Quốc gia; cho tác giả mượn tác phẩm của mình đem về  nhà).  
 Từ vụ sách 'Việt Nam văn học toàn thư'/ Hoàng trọng Miên được giải văn chương toàn quốc 1971 (VNCH); chỉ là sao chép 100%  'Lược khảo về thần thoại'/ Nguyển đổng Chi (Hànội/ 1956)+ việc nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến ở miền Nam[VNCH] in sách rô-nê-ô; đã gây một sự 'không mấy hài lòng đối với chính quyển VNCH: 'tự hào là một quôc gia phồn thịnh; lại có những 'sách in lậu rô-nê-ô được phổ biến; không chỉ sách việt ngữ, còn cả anh ngữ'.  
Có được tư liệu nào có trong tay; sẽ được post lại tư liệu ấy 'nguyên con'. (sao y bản chính). 

Đinh Bạch Dân

Saigon, Nô-En 2016

---
*  một số sách in rô nê  ô + thư từ của bạn văn chương ... đã gửi tăng Thư viện  bang Washington.
   (University of Washington Libraries) -- còn sót lại. (ĐBD)


                                                                             University of Washington Librariesi
                                                                          gửi thư cho  Thế Phong [Do Manh Tuong].

                                                     ----------------------------------------------------------------------------


                                                     đọc sách: VIỆT NAM VĂN HỌC TOÀN THƯ của HOÀNG TRỌNG MIÊN
                                                 (nguyệt san Văn Hữu số 2/ Saigon, 1959 -- chủ nhiệm: Nguyễn duy Miễn)
                                                    
                                VIỆTNAM VĂN HỌC TOÀN THƯ của HOÀNG TRỌNG MIÊN
                                                     (Quyển I, Quốc Hoa xuất bản, gIá 1O0 đồng)
                                                            bài viết: Nguyễn Mạnh Côn


                                                          nguyễn mạnh côn   [1920- xuyên mộc 1979(?) ]
                                                                     (epaint by phan nguyên)

"Bài giới thiệu ký 'cho đúc' rồi, mà phải viết lại.  Trong bài đó tôi đã viết đại khái:

 "Từ ngót một năm nay trở về trước, tôi thường gặp thế bĩ, bị mấy đứa cháu nhỏ đuổi theo đòi kể truyện. Tôi đã kể, nhưng cũng đã quên nhiều trong số những truyện  tôi đã được nghe từ thuở nhỏ.  Tha2nht hử mỗi al62n nghĩ ra, tôi phải từ chối con tôi, là trong đáy lòng lại có một chút gì xót xa, một chút gì hối hận rằng bởi lỗi tại mình, một phần nào, mà làm thiệt hại cho tôi mối hận lòng đó.  Từ mấy tháng nay các con tôi cũng vui vẻ, gia đình tôi cũng đầm ấm , và ngay đến vợ chồng tôi cũng thêm hoan hỉ.  Tôi thiết tưởng trong sự lo lắng ấy bảo toàn sự nghiệp  cho nền văn học nước nhà, anh  Hoàng-Trọng Miên, vì biết đến tác dụng như thế của tác phẩm của anh, tất cũng lấy làm vui thích.  Vì đó là lời khen ngợi mà có lẽ suốt đời một người đọc sách chỉ viết ra có một lần".

Tội đã khen không tiếc lời, nhưng vừa đây đọc một bài phê bình mạt sát cũng không tiếc lời, nên tôi phải viết lại.  Bài phệ bình ấy của Đ.b.B. đăng trong tờ Văn Hóa Á Châu số 18, buộc Hoàng-Trọng Miên tội đạo sách "quá trơ trẽn" ... táo bạo đi đến trâng tráo".  sách bị đạo; cuốn 'Lược khảo về thần thoại Việt-Nam' của Nguyễn Đổng Chi, do nhà xuất bản Văn Sử Địa ấn hành ở Hà-nội (Việt Cộng) năm 1956.

Tôi cũng cần phải nói ngay rằng tôi không muốn bênh vực Hoàng-Trọng Miên, tôi cũng không giới thiệu tác phẩm của anh nữa.  Tôi thấy cần phải phê bình bài phê bình của Đ.b.B.  Tôi không có hoàn cảnh để được có sách mà Đ.b.B. dùng làm để dẫn chứng, vì cuốn sách đó khong có bán ở Sài-gòn.  Nên đành phải dùng ngay tài liệu của Đ.b.B. vậy. 

Đ.b.B, buộc tội đạo sách một người đã có lần dính líu vào một ụ đạo kịch.  Việc làm của Đ.b.B. tương đối dễ. Miễn là trình bày chứng cớ một cách tạm đầy đủ, lý luận một cách chặt chẽ vừa vừa, và viết cho đúng với văn phạm hơn nữa, Đ.b.B. rất có thể buộc Hoàng Trọng Miên một lần can tội đạo thiết. Và, nếu có thể thật, thì Hoàng Trọng Miên quả thật hết đời (văn sĩ).

Nhưng Đ.b.B. đã viết một bài phê bình hết sức lộn xộn ; lời văn không theo kịp ý, ý viết không theo kịp ý tham của người, nên đọc đi đọc lại nhiều lần mới vỡ lẽ rằng đoạn đầu 4 trang buộc tội đạo sách, và đoạn sau cũng 4 trang, đặt vấn đề so sánh quan niệm về thần thoại của Nguyễn Đổng Chi và Hoàng Trọng Miên.

Về tội đạo sách, Đ.b.B. viết, về 2 cuốn sách nói trên:


1 -- "Văn thể cùng một giọng : ... Ông H.T.M đã chép rất đúng với nguyên tác của N.Đ.C. (gồm cả bố cục)  Nhưng rồi lại viết ngay nơi đó; " Chúng tôi cũng hiểu rằng tài liệu là tài liệu chung, nhưng mỗi con người khi thu nhận tài liệu để soạn thành tác phẩm, sự cắt xén, bố cục, văn thể nội dung, quan niệm, không thể nào giống nhau như khuôn đúc được "  và đưa ra bằng chứng là truyện 'Thần lửa'.  Theo sự trình bầy (sic) của Đ.b.B., bản văn của Hoàng-Trọng Miên gồm 9 câu, công 215 chữ.  Bản của H.T.M. có thêm một đoạn đầu àm bản kia không có, gồm 5 câu, 108 chữ.  Về giọng văn thì sau đây là một tỉ dụ:

                 N.Đ.C. --     Thấy có người lạ khám phá            H.T.M. --   Thấy có người biết được ngọn lửa
                 ngọn lửa mầu nhiệm của mình, bà Thần            biết được ngọn lửa mầu nhiệm, bà Thần bèn
                 bèn rút bầu nước mang theo  người  ra            lấy nước tưới tắt bếp rồi bỏ đi.  Đến khi ông
                 tưới tắt bếp lửa không muồn cho  mình            lão tỉnh dậy thấy bếp tắt mất, cố bới đám tro
                 hưởng, nhưng ông cụ vẫn cố bưới đống            thì may còn sót môt cục than đỏ.  Ông lão vội 
                 tro thì may thay hãy còn một tí than đỏ.           bọc cục than đó đem về ...
                 Ông lão mừng rỡ vội bỏ vài khố bạc  lại
                 mang về nhà ...


-- Tài liệu duy nhất của Nguyễn Đổng Chi có.  Về một đoạn trong truyện 'Hùng Vương' của H.T.M. nói về cách thức khi xử của hai nước Văn-Lang và Tiết-Hầu về một vụ phân định biên giới, Đ.b.B. cho biết Nguyễn-Đổng Chi có ghi rõ ràng trong truyện này "do dân kể lại, không có trong tài liệu của người Pháp .. "  rồi hỏi H.T.M. nếu phải  "minh chứng tài liệu thì lấy ở đâu ra? sách nào? ", và kết luận: "Theo chúng tôi là của ông Nguyễn Đổng Chi." (1)
---
(1) Lời người viết: Đây là truyện hai nước giao cho hai người chạy khỏe, từ kinh đô mình chạy thẳng đến kinh đô đối phương, hễ gặp nhau ở đâu là ấn định biên giới ở đó. Truyện (sic) này, riêng tôi, đã được nghe nhiêu lần do cụ Phó Bảng Nguyễn Can-Mộng và các cụ cử nhân Mai Đ8ang Đệ, Ngô Thúc-Địch kể.


3 -- Bảng so sánh giữa 2 tác phẩm.  Theo bảng này mà Đ.b.B. cho là bằng chứng rõ rệt của sự đạo sách, thì phần thần thoại của đồng bào thiểu số của N.Đ.C. gồm 18 trang, của H.T.M. gồm 21 trang, không kể 87 trang thần thọai của những bộ lạc khác mà Đ.b.B. không nói đến. Phần thần thoại của N.Đ.C. gồm 21 truyện, của Hoàng Trọng Miên 31 truyện.

Như thế là,  về tội đạo sách, theo sự chứng minh của Đ.b.B., Hoàng Trọng Miên không chép văn của Nguyễn Đổng Chi, bởi họ Hoàng viết hay hơn nhiều, Hoàng Trọng Miên còn có hơn Nguyễn Đổng Chi 24 truyện miền Thượng cộng 87 trang, và 10 truyện về thần thoại V.V.

Nhưng buộc tội họ Hoàng như thế còn chưa đủ, Đ.b.B. cho biết "dưới đây mới là điều đáng nói" về quan niệm thần thoại của hai tác giả.  Điều đáng nói là họ Hoàng "lúng túng ... viết không có lập luận, quan niệm, trách nhiệm" và "thái độ viết mơ hồ, lạc lõng".  Cả  ông Tam Ích viết tựa ho ông Hoàng, cũng "còn lúng túng, chưa có lập trường để hiểu thế nào là văn chương bình dân".   Điều đáng nói sau cùng của Đ.b.B. là bênh vực Nguyễn Đổng Chi, đã không quên đề cập đến (sic --sau để cập không cần trạng tự 'đến'/Bt) thần thoại miền Thượng, mà còn nhớ viết về thần thoại Trung hoa nữa.


                                                                        ***

Nói tóm lại, tội của Hoàng Trọng Miên, cứ theo bản cáo trạng của Đ.b.B., cũng không nặng lắm.  Tội, nếu có, và như Đ.b.B. có nhắc đến, là tội không ghi cuốn 'Lươc khảo về thần thoại V.N.' vào bảng ghi các sách tham khảo. Nhưng cũng rất có thể họ Hoàng, cũng như kẻ viết bài này, đã không thể nào để có thể có cuốn sách kia của Việt Cộng, phát hành ở ngoài Bắc, sau Giơ-Neo 2 năm.

Vả lại nếu có đọc qua mà viết lại cho hay hơn, thì trên phương diện kể truyện cổ tích, phải coi là không có chuyện đạo văn.  Đã thế, còn làm cho phong phú gấp ba lần, thì tại sao có thể gọi là đạo sách ?

Vậy tại sao Đ.b.B.viết những lời mạt sát một cách rất" không công bằng như thể: "Hai mươi sáu bài (2) trong L.K.V.T.T.V.N. đã được ông H.T.M. chép vào cuốn V.N.V.H.T.T. " hay "  Thần Lửa là một trong những truyện đánh tráo" và " ... Từ phần 5 cho đến phần cuối là ông đã dùng nguyên tác chính thống của N.Đ.C. " hay nữa:
 "Trách nhiệm của người viết đứng đắn, lập trường chững mới tránh được điều sỉ nhục cho quốc thể" và sau cùng: " Lớp nhà văn đi sau chúng tôi hiểu rõ một thái độ không thể dung tha được nào của một đại diện lớp người đi bước trước đã thục hiện một việc làm táo bạo đi đến trâng tráo".  Vậy mục đích của Đ.b.B. là gì?
---
(2) không còn thấy trong bản photo lưu giữ. (Bt)


                                                                        ***

Để trả lời, người ta có thể đưa ra 2 giả thuyết:

Một là Đ.b.B. là một em học sinh, còn trẻ người non dạ, viết ra những dòng chữ mà tự mình không hiểu được tác dụng.  Em Đ.b.B. viết:"là nhà văn đi sau chúng tôi", trong khi em đã dùng một chữ 'nào' sai văn phạm ngay trong câu đó.  Em Đ.b.B. tập viết văn, nhưng không chịu tập cho có căn bản, thành thử viết 10 câu thì 9 câu tồi tệ đến độ người muốn hiểu phải hiểu ngầm theo nghĩa các danh từ và tính từ đặt lẫn lộn vào nhau.  Em hay dịch danh từ em dùng ra chữ Pháp, nhưng dịch sai (3), chứng tỏ em còn đương học thêm thứ ngoại ngữ đó.  Em Đ.b.B, nóng lòng muốn dung danh nhiệu 'nhà văn' nên vội vàng công phá cuốn V.N.V.H.T.T. , với sự yên chí rằng chê được Miên là hơn Miên, chê được Tam Ích là hơn Tam ích rồi đó.  Và trường hợp này, các bạn Hoàng Trọng Miên và Tam Ích chỉ có thể thương lấy cái thân mình mà thôi.

Trường hợp thứ hai, Đ.b.B. còn trẻ tuổi, đã cố ý, hoặc bị lợi dụng bởi một bàn tay độc ác nham hiểm nào đó, viết liều lĩnh về 2 cuốn sách mà B. chưa được đọc, hoặc chưa đọc thật kỹ.  Chứng cớ: xem điều ghi chú số (2) cùng nhiều sự lấm lộn (4) cố ý hoặc vô tình khác.  Tác dụng của bài của B. : mạt sát một tác giả, một tác phẩm có giá trị ở miền Nam; đề cao một tác phẩm ở miền Bắc.  Vào trường hợp này, và cả trường hợp trên ... (*)  Đ.b.B. còn trẻ dại này nên vô trách nhiệm thành thử  ...(*)   []


nguyễn mạnh côn

--------------
(3) (2)+(4) - không còn tìn thấy ở bản photo lưu giữ(Bt)

(*)  sau vụ Nguyễn mạnh Côn viết bài bênh vực' Hoàng trọng Miên 'đạo văn' của Nguyễn đổng Chi-- ít năm sau,  phóng viên văn học tạp chí Bách khoa, Nguiễn Ngu Í phỏng vấn Nguyễn mạnh Côn; có môt đoạn viết về ' xin lỗi Thế Phong-- nhà báo, nhà văn Ng.M. Côn trả lời,"

"...  Tôi tiếc nhất là không thể xin lỗi  ... như hồi trước xin lỗi Thế Phong ...

-Tại sao không thể xin lỗi?  --[lời nhà báo Nguiễn Ngu Í] .

- Vì tác giả cũng có lỗi về tinh thần. Tôi [Nguiễn Ngu Í] nhận thấy anh nói " hồi trước xin lỗi ..."; bèn hỏi anh [NM Côn] có thể thuật lại việc đó hay không? -- anh cho biết:

- Hồi đó tôi mới đến làm chủ bút tờ 'Văn hữu', tờ nguyệt san này lại mới chỉ sắp ra số 2.  Mọi sự giao dịch giữa ông chủ nhiệm [Nguyễn duy Miễn, văn hóa vụ trưởng nha Văn hoá vụ/ bô Thông tin tuyên truyền VNCH]; và tôi đều tốt đẹp. 

 Đến một buổi tối, ông [Nguyễn duy Miễn] đến nhà tôi chơi, nói chuyện một lúc; rồi ông nhắc đến cuốn sách của Hoàng trọng Miên -- và cho tôi biết,trong tờ V.H.Á.C. [Văn hóa Á châu/ chủ nhiệm: Nguyễn đăng Thục; chủ bút Lê xuân Khoa] có bài buộc H.T.M., và ngỏ ý yệu cầu tôi bênh vực họ Hoàng.  Tôi nhận lời, hoàn toàn tin vào: 1 là quyền hạn -- 2 là sự ngay thẳng của anh chủ nhiệm. Sự sơ xuất của tôi nặng nề nhất; là tôi không biết rằng cuốn sách của H.T.M.; chính là do cơ quan ấn hành tờ 'Văn hữu' giúp vốn cho in. [cuốn Việt nam văn học toàn thư [tập 1] sau này chiếm hạng 1/ sách biên khảo của Giải văn chương toàn quốc (1957) dưới thời tổng thống Ngô đình Diệm].  Tôi chỉ vùi đầu vào đọc bài của Thế Phong (ký là Đ.B.B.[Đường Bá Bồn]; mà lúc đó tôi không hỏi cho biết là ai, và cuốn sách H.T.M.  Thế rồi, tôi viết bài bênh vực H.T.M., và tấn công Thế Phong.  Bới, đúng như tôi đã viết trong bài của tôi lúc đó,tôi không có cuốn sách của Nguyễn đổng Chi; nhưng tôi bênh vực H.T.M., bởi vi bài công kích H.T.M. viết kém quá.

  Tôi cứ suy lối viết văn, mà đoáon tác giả còn đi học; và dùng luôn chữ 'em' để chỉ -- mặc dầu tôi không có ác ý; mà đọc lên rõ ràng có ác ý.  Bài của tôi đăng lên báo rồi, tôi mới biết tác giả là người, dù còn trẻ, dù mới viết; vẫn có thể gọi là đồng nghiệp với tôi.  Hai là: cuốn sách của H.T.M. quả có giống cuốn sách của Nguyễn đổng Chi; đủ giống để được gọi là 'đạo văn'.   Tôi biết thế thì ân hận lắm -- và sau đó đi với Đỗ Tốn, tác giả 'Hoa vông vang'-- đến để găp và xin lỗi Thế Phong; ở nhà hàng Thiên Thai .*
---
* quán giải khát cà-phê 'Thiên Thai' nằm trên đường Lê Lợi, nơi tôi hay lui tới cà-phê, cà-pháo một mình.  Nhà văn Đỗ Tấn, thiếu tá trong QLVNCH (có sách do nhóm Tự lực văn đoàn ấn hành, từ tiền chiến) là bạn 'hút thuốc phiện' với Nguyễn mạnh Côn.  [Có] đôi lần] Đỗ Tốn gặp tôi ở quán "Thiên Thai'; nên dẫn nhà văn Nguyễn mạnh Côn đến gặp+ xin lỗi tôi ở đấy.  (TP chú thích/ 9 May, 2015). 



                                          http://thang-phai.blogspot.com/2015/05/phong-van-nha-van-nguyen-manh-con.html





      kỳ sau:  
   CAO BỒI VĂN NGHỆ/ bài viết : Tam Giang 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ