Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

hỡi linh hồn tôi - truyện thế phong - 7

kỳ thứ 7


                                               hỡi linh hồn tôi
                                                              thế phong


Như vậy, có nghĩa đai tá Lành phải tái trình sự việc này cho rõ.
   
Sau này, phi công trực thăng Đào Vũ Anh Hùng cho biết, đáng lý hoa tiêu , sếp lớn Vĩnh Quốc sửa soạn lên đường du học Mỹ,  nhận lệnh hủy -  liên đoàn trưởng tác chiến bị thuyên chuyển lên Pleiku, nhận chức chỉ huy trưởng một  không đoàn trực thăng -- cũng chỉ vì trước đó, coi thằng nhà báo kia như thằng cu con .  Tâm địa đểu giả ở ngòi bút Đỗ giết người thượng sách bằng chữ viết, khác gì  Tử Lộ chất vấn Khổng Tử khi xưa. Với Đỗ, thì đó là cách trả thù dung tục, vô tình làm hại sự nghiệp võ biền của sếp liên đoàn trưởng tác chiến không đoàn 62,  Về sau này, Đỗ ân hận mãi, khi gặp lại nhau, khi hoa tiêu sếp Vĩnh đã là chỉ huy trưởng không đoàn tác chiến ở Pleiku.  Và, chính sếp Vĩnh tự tay lái trực thăng chở  nhà báo con c...,  từ Nha trang về Saigon. Và , Đỗ vơ vẩn nghĩ, khi trực thăng bay qua khu rừng rậm rạp, thì, ..." hãy đẩy thằng nhà báo tồi tệ kia xuống đất, thì cũng là đáng đời nó ..."

Hoa tiêu Voi quay sang nói với Đỗ,  " ông lại nghĩ đến chuyện xưa, phải không ?   cái chuyện" ruồi bu" về sếp Vĩnh ấy mà !". -- " Sao ông đoán như thần vậy !". 

 Trời bắt đầu mưa, khi đang bay trên vùng trời thấp, đẩy trần mây, máy bay lại không đèn đóm.   Voi bảo Đỗ giở bản đồ ra xem, liệu có bay chệch hướng lạc sang ranh giới Campuchia chưa ?  Chỉ cần bay chệch sang địa phận nước bạn, máy bay sẽ bị bắn hạ tức khắc.  Đó là thời kỳ vua Shianouk trị vì.  Ngài rất ghét Việt Nam Cộng Hòa.  Hoa tiêu lại chỉ cho Đỗ biết, hàng dọc mầu đỏ ngoằn ngoèo trên bản đồ là ranh giới 2 nước, phải bay sát về bên trái , ranh giới  đất nhà.  Hai lính không quân đáp xuống phi trường Cam ly an toàn.  Voi về thăm ca-sĩ-vợ ; còn Đỗ về thăm gia đình ngoại. Họ hẹn nhau đúng 15 giờ gặp nhau tại nhà hàng Mékong, và, sau đó bay về lại Nha trang.

Ở Nha trang hồi ấy, tối tối hẹn gặp nhau ở quán Cà-phê Trang.  Nơi đây có cô chủ tươi tắn, ăn nói duyên ngọt ngào như mật. Và nơi đây,  cũng có nhiều sĩ quan , đủ loại quân binh chủng, đến uống cà-phê là phụ, chính là tán tỉnh cô chủ. 

 Bước chân vao cửa, gặp ngay chàng phi công Thần Hổ còn sót lại, trong số 13 chàng cùng khóa đã gãy cánh đại bàng.  Người phi công hiển hách đầu tiên của 13 chàng thần hổ, phi công Huỳnh hữu Bạc gãy cánh đầu tiên, sau này Câu lạc bộ sĩ quan không quân Tân sơn nhất được mang tên CLB Huỳnh hữu Bạc, ngay đầu lối vào cổng Phi hùng.  Kẻ sống sót cuối cùng của khóa,  chỉ còn độc nhất Trương đăng Lượng,  khiêm nhường đeo lon hoa- tiêu -đại -úy. Còn bọn đàn em , có đứa mang lon đại tá,  tư lệnh không đoàn. Bản tính ngang ngược  hoa tiêu Lượng thuộc loại thượng thừa.

  Gặp Đỗ,  Lượng oang oang kể, " Mày biết sao không ? chiều nay, tao ngồi trên "terrasse" cư xá sĩ quan , ngay lối cổng vào phi trường Nha trang, máy nhó chứ , lòng đường thấp hơn  thềm cư xá.  Xe díp của tư lệnh không đoàn,  chính thằng lùn tự lái, nó nghếch mắt nhìn lên " terrasse ", thấy tao - bèn nói vọng lên -  như kiểu ra lệnh,  tối nay phải có mặt tại nhà ổng để xoa mạt cbược, vì , có tướng  Râu Kẽm mới ở Saigon ra.  Tao đang nằm trên ghế xích-đu đọc báo, 2 tay cầm tờ báo,, tao bèn  ruỗi cẳng thẳng ra ngoắc ngoắc, có ý trả lời : tao và thằng Cử sẽ đến 'on time'.  Khi  thấy sếp lái xe đi rồi, dáng dấp ổng không hài lòng, thì, tao chợt nhớ ra" thôi chết cha rồi, ổng giận thì bỏ mẹ  ..." . Tao hối hận ngay,  sao không bỏ ngay tờ báo xuống,   lại dùng chân ruỗi ngoắc ngoắc,  thay cho tay vẫy ra hiệu đồng ý ." -- quay sang Đỗ,  Lượng lại hỏi, --" ... theo mày, liệu có sao không ?" -- Đỗ bèn hù, " ... Thế là mày đi vào cửa tử, bởi,  mày đã khinh sếp, thì sếp nào có để cho mày yên ?  Trên đới này, tao chưa thấy ai dám  ấy chân " dua" sếp bao giờ ?  Theo tao,  mày cứ bạo dạn tới xin gặp sếp, năn nĩ , ỉ ôi, xin lỗi ổng, là kế hay nhất đấy ! Có điều, xin lỗi thì  phải  tỏ vẻ ăn năn , sám hối, không được có thái độ xấc xược, ngạo mạn -- như hồi nào mày kể cho tao nghe; mày được gọi lên trình diện  tướng Minh,  tư lệnh KQ, ổng thăm dò  xem thâm niên quân vụ của mày ra sao ?   Thì, mày chỉ  chào kính phải phép, lễ độ có lễ độ thật, nhưng  trông  nét mặt nghênh nghênh  thật khó ưa, " ... thưa tướng tư lệnh , không bao giờ tôi có thể xóa nổi trong trí nhớ, cái hình ảnh  một thằng đại úy, mắc dầu, nay là đại tá tư lệnh không đoàn, cái con người nhỏ thó, lại lùn lùn kia, bị mụ vợ cầm chổi chà rượt đuổi,  thằng chồng cun cút  chạy xung quanh nhà, trông vui đáo để !"  .  Ổng tư lệnh KQ nghe tới đây, bèn  lớn tiếng, giọng ồ ồ, xài xể tao như tát nước vào mặt, " sao mày vô lễ thế ,  dám gọi sếp  của mày là " thằng", ai cho phép ... ?" -- Thì, mày lại bô bô cái miệng, " thưa tư lệnh, tôi xin lỗi , dầu nó  có là đại tướng đi nữa , thì, nó vẫn là đàn em khóa sau tôi, và, chỉ giỏi nước chạy đua ,để thoát  nạn vợ cầm chổi chà rượt mà thôi , thưa trung tướng tư lệnh?"  -- Mày còn nhớ không, Lượng ?"-- " Nhớ , Lương gật đầu thay trà lời, "... lần này thì tao không dám làm vậy nữa đâu.  Tao chắc sếp hận tao dữ lắm!  Đỗ bèn bồi thêm, " Có câu ngạn ngữ cần nhớ nằm lòng  " thương nhau như thể tay chân" ,  và, mày phải nhấn mạnh " tay cũng như chân" đều giống nhau như tinh anh em ruột thịt. Thiên hạ chào nhau bằng tay, là thói quen thường thấy,. nhưng, chân  thì ít dùng , mà thật ra  tay như chân , chẳng có gì  khác nhau cả.   Bất cứ là ai đi nữa,  ở tư thế ngồi, mà, 2 tay đang cầm tờ báo đọc, chắc chắn không còn  cách nào hơn là  phải dùng chân thay tay thôi.   Khi trình bày, tuyệt nhiên không lộ ẩn ý nào, ngoài sự biểu hiện tình quý mến kính trọng  thượng cấp tột độ  , nghe rõ không mầy ".

Thật tình Đỗ chỉ nghĩ  nói đùa cho vui, không ngờ Lượng  khi gặp tư lệnh không đoàn,  lại nói đúng như vậy.  Lượng kể lại,  sau lần gặp Đỗ , rồi Trường đăng Lượng và Nguyễn văn Cử đều bị thuyên chuyển tối Căn cứ 92 ở tận chân trời xa lắc Pleiku.  Có lần tòa đại sứ Pháp  điều đình , để Trương đăng Lượng được sang Do Thái làm huấn luyện viên máy bay Mirage, nhưng anh không đi.  Ở lại với quê hương,  vợ con, bầu bạn chiến hữu không đoàn là thương sách.  Nhưng, cũng thật trớ trêu, sau,  Lượng  bị thuyên chuyển ra Không đoàn 41 ở Đà nẵng,  vẫn chưa được yên vị, lại phải chuyển tới đơn vị mới khác, ở tận trên đỉnh núi Sơn trà.  Lượng đem theo vợ con ra ngoài ấy.  Rồi , trong một chuyến bay Air Vietnam, từ Đà nẵng về Saigon, vợ con anh đã vĩnh biệt  , máy bay lâm nạn, rớt dọc đường. 

Có một lần, Đỗ gập bạn đạp xe đạp trên đường Hai bà Trưng, người thì đờ đẫn, mắt lờ đờ như nhìn đâu đâu  - Đỗ nhớ lại ngay đêm gặp nhau ở quán cà phê Trang,  không khí sống động trong trí nhớ, kể cả câu nói  chủ quán hỏi Lượng, " ...  nào , quà tặng của em đâu?" -- thì,  Đỗ trả lời thay Lượng, " ... quà tặng ấy à,   cái  ấy của anh em giấu mất rồi ! "  Thế mà, giờ đây, chàng phi công Thần Hổ tài hoa, bạc mệnh đang chịu nỗi bất hạnh,  bay trên bầu trời lồng lộng, huy hiệu Tổ quốc không gian gắn liền cánh tay trái  - xét ra quá đúng , tổ quốc quả  không thế ăn, gặm nhắm  được - vậy  thì  " Tổ quốc không  gian là Tổ quốc không gì ăn  " thật rồi !   Khi Đỗ lên tiếng gọi bạn, Lượng như không nghe thấy, cứ đạp xe đi, không nhìn, không nghe xem ai gọi mình. 

Đỡ quay lại với khúc phim quá khứ của bản thân anh ở Đà lạt dạo nào -  Câu chuyện tình thầm kín mà anh giấu hết mọi người, kể cả vợ con, bạn bè thân như Trương đăng Lượng, có lần baychung lên Đà lạt  -  hoặc ngồi bay chung thường xuyên với phi công Voi, Đỗ   không hề tiết lộ , nên  chẳn một ai hay biết.    Cứ mỗi lần bay chung lên Đà lạt, thì, một mình Đỗ lại tìm cách đi riêng đến nơi đó, rồi ngủ qua đêm - đó là quán M.Ph., nằm trên triền đồi đầy hoa anh đào  mùa xuân nở rộ,  con đường đi lên, đi xuống dốc chợ, nơi đó ,từng mở đầu cho Đổ qua một đêm dài tình ái, chăn gối đầy nhục cảm.

  Đỗ bước vào quán, như khách bộ hành phiêu lãng, mặc dầu ngoài trời lạnh, Đỗ chỉ mặc một áo jacket không quân, nhìn, biết ngay là lính thời chiến .  Đổ để ý, thấy một cô gái tuổi chừng 15, bưng là cà-phê + gói thuốc lá Lucky strike - nhìn hàng chữ Lucky strike - anh cũng đang đi tìm may mắn đây , chẳng đúng vậy sao ?  Bởi lẽ, anh cho rằng đời nhiều bất hạnh, giờ này, ngày này, anh vẫn như còn đang đi  tìm một lucky strike đấy thôi. 

  Bỗng, một thiếu phụ, tuổi chừng trên duối 40, không thể gọi  đẹp tuyệt chiêu, nhưng dễ nhìn, lời ăn, tiếng nói mặn mà, dễ bắt chuyện cùng khách nam đa tình.  Bà rất tự nhiên, ra ngồi cạnh, ở một chiếc bản khác rất gần, trao đổi dăm ba câu chuyện, và khi ấy, khách khưa trong quán chỉ có một mình Đỗ.   Nhìn,  đánh giá được ngay , quán không thuộc loại đông khách, tình trạng buôn bán ế ẩm  thế này, thì chưa chắc đủ sở hụi,  tiền thuê quán, tiến ăn uống, sinh hoạt, điện, nước,  lấy đâu ra tiền chi trả.  Ngay câu chuyện,  2 người đã như tâm đầu ý hợp, rồi Đỗ tự khai là nhà văn, tuy biết danh xưng này đối với người bình
thường như bà chủ quán chẳng hạn , chẳng ai thèm quan tâm.   Tiếp,  phịa thêm , Đỗ là  nhà văn kiêm chủ một nhà in ở Saigon, Đỗ lấy ngay địa chỉ nhà in Bùi trọng Thúc, tọa lạc tại 150 đường Võ Tánh, quận Phú nhuận.   Đó là một nhà in quen thuộc, chủ tên Bùi trọng Hựu , ông ta rất có lòng với anh em làm văn chương.  Ông Hựu từng cho Đỗ in chịu sách, phát hành xong mới trả tiền - mà cách trả tiền nhỏ giọt- thì ông chủ cũng chẳng kêu ca gì.   Nơi này, cũng là nơi  Thế Nguyên giới thiệu,  và, chính anh ta  từng in tạp chí Văn mới - ban biên tập chỉ có thi sĩ Diễm Châu, họa sĩ trình bày Phạm kim Khải, đăng thơ văn của Thế Nguyên, Thế Phong, Diễm Châu , bài viết về hội họa Phạm kim Khải, thơ Cao Mỵ Nhân... - báo thuộc loại giai phẩm, không được cấp giấy phép,  đưa bài xin Nha Thông tin kiểm duyệt.  Và, ông Hựu chủ nhà in Bùi trọng Thúc ( có thế ông anh đứng tên xin phép)  cũng cho in, không đặt tiền trước,  báo phát hành xong, trả tiền sau.  

Khi bà chủ quán M.Ph. nghe chuyện Đỗ ,  là chủ một nhà in ở Saigon,  bị vợ bỏ, không ai chăm nom , săn sóc cơm nước-  chủ bận việc quân ngũ, thì, bà thương hại ra mặt, muốn đưa ngay 2 bàn tay nội trợ đảm đang vào cuộc sống của Đỗ ngay từ phút giây này.  Bà cũng than van về tình trạng gia đình,  bà vốn  là vợ nhỏ một ông tướng lục quân, nay ông ta chẳng còn đoái hoài đến bà nữa .  Người ta ( Đỗ phải hiểu là ông tướng lục quân) có vợ cái, con cột; chỉ thích thưởng thức đoá hoa mới nở .  Bây giờ, bà  lại thấy thương người chồng trước qua đời ( chỉ cho khách nhìn thấy ở trên kia, nơi bàn thờ nho nhỏ, cạnh  bát nhang,  tấm ảnh người chồng được lồng trong một khung kính treo trên tường ).  Bây giờ, bà đã di chuyển vị trí chỗ ngồi, đi sang phía Đỗ ngồi đối ấm tâm sự.  Qua câu chuyện kể, bà cũng thuộc vào loại sừng sỏ trong tình đời, cũng như trường tình ái .  Và, bà coi Đỗ như người bạn mới đáng tin cậy, có thể là cái phao đi vào cuộc đời bà, là nơi nương tựa, thóat khỏi sóng gió trước mắt.  Cảnh buôn bán ế ẩm như thế này,  hẳn là bà sẽ phải bán miếng đất ở Du sinh, rồi, sau đó tìm cơ ngơi khác, chẳng hạn về Saigon sống chẳng.  Nghe tới đấy, Đỗ nhìn thấy mồi câuđã được con cá đàn bà chủ quán bắt mồi, nên hỏi : xưa, bà từng là bà tướng, na\y có người lính bình thường yêu bàn, liệu bà có bị mặc cảm tự ti không ?  Bà cưới rất tình tứ, hở chiếc răng vàng lấp lánh, rồi , lắc đầu quầy quật, " Chỉ cần một anh lính không quân trong bộ đồ bay, chẳng cần mai vàng, mai bạc, thì em cũng thương hết lòng. Em nói thật đấy ... !". 

Vừa lúc này,   một khách khác cũng mặc áo bay combinaison mầu ô-liu, không lon lá trên cầu vai, hông đeo súng lục, bước vào quán.  Chàng phi công mang huy  hiệu phi đoàn trực thăng, đi thẳng tới phía Đỗ ngồi, bắt tay hỏi chuyện, thì , cô bé con chủ quán  hỏi, " Xin lỗi, ông uống chi ?" -- " Cà phê đen giống như chiến hữu của tôi đây."  

Ngồi xuống ghế, khách kéo thắt lưng có khẩu P38 lệch sang một bên, rồi trò chuyện với Đỗ.  Qua câu chuyện nói , bà chủ nghe được:  hoa tiêu hỏi Đỗ có đi Nha trang không, chỉ khoảng 10 phút nữa bay về  Nha trang .   Bà chủ nhìn sang phía Đỗ, như tỏ lòng khâm phục  Đỗ trả lời chiến hữu : hãy hỏi bà chủ quán có cho phép anh cùng bay về Nha trang không đã? .  Và, tay chiến hữu hoa tiêu hiểu ngay câu hỏi , bạn mình biết cách  tán bà chủ thật tế nhị.  Và, cũng là nghề tay trái của chiến hữu không quân, rất lịch lãm đối với phái đẹp, sẵn lòng làm đẹp lòng giai nhân , quay sang phía bà chủ, hỏi:, " Thế chị có cho phép anh 
không ?  Nếu chị gật đầu, thì tôi mới dám rủ anh  cùng bay về  Nha trang chiều nay ."  

 Bà chủ quán nở nụ cười rất tươi, và , Đỗ cũng không ngờ rằng bà xử sự thật tế nhị,
 " Xin mời chàng phi công hào hoa nán lại ăn cơm với chúng tôi, sáng mai bay về, thì  có sao đâu ?   Chúng tôi đã cho mổ gà thết khách quí, vì, anh là bạn thân  của chúng tôi , rất mong anh không từ chối "

Chàng phi công trực thăng đành phải chối từ ngay, qua lời bộc bạch bí mật quân sự thời chiến, "  Cảm ơn chị,  máy bay không thể đậu qua đêm ở phi trường Cam ly,  nhất là chiến trường sôi bỏng như bây giờ.  Mong được gặp lại vào dịp khác.  Ông ở lại đây đi, mai về cũng có sao đâu ? "  

Chàng hoa tiêu rời khỏi quán, bà nhìn theo, bóng xa dần, quay lại nói với Đỗ, " Không
quân nhà anh giống như con cà cuống., chết đến đít còn cay.   Anh có nhớ chuyện một phi công F5 ở Biên hòa, có người yêu ở ấp Ánh sáng, chỉ cách đây có vài trăm thước. Một buổi sáng, khoảng 8, 9 giờ sáng, dân chúng Đà lạt nghe thấy tiếng máy bay phản lực F5 từ hướng Cam ly, bay rất thấp, sát mặt đất, xẹt qua khu ấp Ánh sáng, ném một gói đố xuống.   Gói đồ chưa kịp rơi xuống đất, đã nghe một tiếng ầm ầm nổ long trời lở đất.  Thì ra, chiếc F5 đã lao xuống hồ, cắt cụt ngang ngọn cây ở ven hồ Xuân hương, rồi lao xuống hồ, gần phía nhà Thủy tạ.   Dân chúng ùa chạy tới, túm đông, túm đỏ, bàn tán xôn xao , sau được kể lại:  chàng phi công tử nạn tên X..., có người yêu, cô T..., ổ ấp Ánh sáng - chàng hoa tiêu  F5 hẹn nàng, giờ thả thư xuống tận nhà .  Máy bay bay ở " cao độ thấp" , kéo xuống quá thấp, không đủ thời gian cùng lực đẩy kéo lên, phi công lao thẳng cùng máy bay xuống nước . Chắc anh không quên chuyện hi hữu này chứ ?" 

Bà gọi cô con gái đem khăn lông , giục Đỗ đi tắm rửa, sửa soạn ăn cơm tối.  Rồi, bà à chỉ tay lên gác xép, " Em ngủ trên ấy,   cháu ngủ dưới nhà.  Chúng ta có một đêm hàn huyên tâm sự.  Vây thì, em cũng có người chồng phi công đi hành quân lâu ngày, tối nay trở về nhà với vợ con, làm sao kể  cho xiết nỗi nhớ nhung thân thiết ?!".

Đỗ thật sự sung sướng, lại cảm động, tự nhủ lòng : trước khi lên gác  ngủ, anhse4 xin phép được đốt nén  nhang tưởng nhớ  người chồng cũ của bà.  Và, như  tâm sự với ổng, " Chúng ta là đàn ông, dễ thông cảm nhau, anh trước, thì có tôi sau - phải không ông bạn đã rửa chân sạch sẽ lên ngồi trên bàn thờ ...!" 


                                                           ***

                                                                                    ( còn tiếp )

     thế phong



0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ