Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

nhớ nơi kỳ ngộ : nguyễn mạnh tường / lãng nhân / kỳ chót.

nhớ nơi kỳ ngộ -  kỳ chót - lãn g nhân
nxb ziên hồng / zieleks , usa 1997 


                                                  nhớ nơi kỳ ngộ :
                                            nguyễn mạnh tường
                                                  bài viết : lãng nhân


Mỗi khi nghe tin hay đọc tới 3 chữ Nguyễn mạnh Tường, là, tôi nhớ ngay đến thầy Phùng.  Thầy Nguyễn gia Phùng vào  khoảng 1918 tốt nghiệp trường Bưởi, làm thông phán  phủ Toàn quyền, rồi cưới  vợ.  Đang tìm nơi xây tổ ấm, thì có người mách : căn gác bỏ trống nơi nhà chú tôi, ở phố hàng Đồng.   Liền đến coi, thì, ưng ngay, căn gác lửng xinh xinh 4 thước ngang, 5 thước dọc, có cửa sổ mở ra đường. Thày dong dỏng cao, tính tình điềm đạm, ngăn nắp, ngày 4 buổi đi về, khăn lượt, áo the , ô lục soạn.  Buổi chiều ở luôn trên gác, ít khi đi xi-nê, rạp hát.

Riết rồi , cũng thấy cần giải trí, nên ngỏ ý với chú tôi, xem có trẻ nào muốn học Pháp văn, thì sẵn  lòng chỉ dẫn.  Thế là tôi được cùng mấy em họ đến học, vài giờ mỗi tới.   Mấy hôm sau, ông phán Cát, người cùng văn phòng với thầy Phùng, nhưng trọng tuổi hơn, dẫn  con là Nguyễn mạnh Tường và 2 cháu đên xin thụ giáo.  Thế là từ đó, mỗi buổi tối, quanh chiếc bàn dài, 6 chúng tôi ngồi chăm chú nghe thầy Phùng giảng dạy ôn tồn và chỉ  vài lần vấn đáp, ai cũng thấy anh Tường thông minh xuất chúng.  Bọn tôi không những phục tài, mà, còn mến cử chỉ tự nhiên của anh.

Sau ít lâu, nghe nói ông phán Cát cho Tường vào học trường tư thục Pháp (collège Paul Bert), rối sau đó  chuyển sang trường công lycée Albert Sarraut. Còn tôi, thi vào  trường Bưởi, quy củ hơn, không bị coi  lấc cấc như học ở trường tây.   Và, trong thời học sinh của tôi bị gián đoạn ( vì, bãi khóa ) - còn Tường thì một mạch học lên tú tài, chọn ban A khó nhất, cổ điển la tinh Hy lap. Và, sau đó sang Pháp, học 4 năm văn + luật, trình luận án Luật với đề tài ' Pháp nhân trong bộ Luật Hồng đức nhà Lê '.  Vài tháng sau, lại trình luận án văn chương, với 2 đề tài '  Gia trị kịch tính trong tác phẩm Alfred de Musset và nước Việt nam trong văn nghiệp Jule Boissières'.  Hai dại đăng khoa này vang danh về  tới trong nước. 

Cuối năm ấy  (1932), anh hồi hương, tôi đền tìm gặp anh, tỏ lời mê phục chân tài, thì anh tùm tỉm, "... tài đâu chẳng biết, nhưng, có lẽ chỉ là một sự kiên nhẫn dài dài mà thôi... Bởi ,  anh thề ngờ được không mỗi sáng từ 4 giờ, học và viết đến 8 giờ thì đi lớp, có khi chiều về, lại học tiếp tới khuya., chỉ trong vòng 2 năm,  lấy 2 cử nhân, àm đáng lẽ phải là 4 năm ...".

Nói vậy thôi, nhưng, sự ngưỡng mộ ồn ào không khỏi tạo cho anh đôi chút tự hào, khiến có vài kẻ phải ngứa mắt.   Do vậy,xảy ra cuộc bút chiến, trước còn nói bóng gió, sau đên cay chua, với Nguyễn tiến Lãng trên báo  Annam Nouveau .  Một hôm, gặp tôi thơ thẩn bên bờ hồ Hoàn kiếm, anh chợt hỏi, "  Báo ' Đông tây' đóng cửa lấu rồi đấy nhỉ ?. Thế dạo này cậu làm gì ?" --" À.. cũng lại làm báo, cái nghiệp mà ! "..

Anh nhìn tôi với đôi mắt ngờ vực.  Có lẽ, tưởng tôi vào hùa với anh Nguyễn tiến Lãng chăng ?   Cái ý nghĩ kém đẹp cho tình bè bạn, nếu có,  cũng đừng dẹp ngay làm gì ?  Để nghe [hai tay kỳ phùng địch thủ đối chọi nhau] , mình là dân bạch đinh ngồi xem cuộc giao phong hào hứng này, tất lý thú đây !  Vả lại, cũng muốn để ai kia thấm thía lời phán đoán sáng suốt của người xưa: đỗ đạt quá sớm là một điều không may. ( thiếu niên đăng khoa, nhất bất hạnh, vì coi trời bằng vung) .   Sau đó, anh Tường đi dạy học, rời làm luật sư.   Đôi khi có dịp biện hộ trước tòa án tỉnh Nam định, anht hường ghé thăm, vì dạo ấy, tôi vể ở luôn đây, không làm báo bổ gì nữa.  Co1` lần, anh nhờ tìm mua đồ sứ cổ, vì mới tậu nhà cần trang trí..

Tháng ngày vi vút. Năm 1945, tôi vào chơi trong Huế mấy tháng, khi trở về Nam định, thì cuộc cướp chính quyền cũng vừa xong ở Hà nội.  Nghe nói, anh Tường đem nhà cửa dâng chính quyền, và, theo ra bưng kháng chiến.  Nhớ lời anh thường nói 'công bằng xã hội là một điều 'sine qua non' ( tất yếu), tôi phục nét mãnh  liệt của sự tin tưởng ấy, mà, nếu tôi có theo được, thì hoàn toàn vì cái tật hoài nghi.

Đến năm 1954, tôi cùng gia đình vào Nam.

Bẵng đi hơn 20 năm, cuối 1976, nghe nói, anh có mặt ở Sài Gòn. Dạo này, tôi ít g85p bạn bè, khi biết tin, có đi tìm lại không gặp, vì anh đã về bắc từ mấy hôm trước rồi.   Tiếc quá, vì muốn cùng anh đến thăm thầy Phùng, bấy giờ thầy dưỡng nhàn ở mé bên số lẻ đường Hồng thập tự, để ôn lại tình xưa ...

Thế rồi, cả chục năm sau, khi tôi tị nạn ở Anh quốc, một hôm lại được tin , hiện anh Tường đang ở Pháp, tôi tính sang gặp, thì, không may ngả bệnh bất ngờ, đành phải hoãn  Khi bình phục, điện dang mới biết anh Tường đã trở về Hà nội rồi.  Nghe nói [hiện thời] anh ngheo túng lắm, vậy mà,  khi thoát lưới, anh vẫn không xin tị nạn như nhiều người, vẫn tiun ở sự công bằng xã hội, hay sao ?  Đó là quyền của anh, phần tôi thì ngao ngán : " Thôi thì nương náu qua thì / Cố nhân đâu dễ mấy khi bàng hoàng !". 

Năm 1991, nghe nói, anh có viết cuốn hồi ký ' Un ex-communié '( Kẻ bị khai trừ), tôi chưa được xem nguyên văn, nhưng, cũng biết đại cương qua mấy đoạn lược dịch, mà, tôi chép lại đưới đây :

"... Theo lời của Đảng , tôi đạp xe  đến trụ sở Mặt trận tổ quốc.  Ở đây, tôi đã nói  gần trọn một ngày; 3 tiếng buổi sáng, chiều lại 3 tiếng nữa.  Tóm lại như sau : Cuộc cải cách ruộng đất, để gây chết chó cho hàng hục nghìn người vô tội.  Hàng nghìn vợ góa con côi, đeo khăn tang từ khắp hang cùng ngõ hẻm đến văn phòng luật sư của tôi,, nhờ tìm cách phục hồi danh dự cho những nạn nhân đã chết oan uổng, và, để khỏi trách nhiệm của Đảng, của những kẻ phạm tội. . Tôi hết sức tiếc nuối, mà nói với họ rằng: điều này vượt quá sức tôi, vì đây là vấn đề chính trị, không thuộc lãnh vực luật pháp và những quyền tài phán thường lệ.  Tuy nhiên, nỗi chấn động trong tôi, khiến tôi phải nói, và, mọi người cũng đồng tình rằng' phải can ngăn những thảm họa như thế, không cho phép xảy tiếp trong tương lai.  Vả chăng, chính quyền cũng đã tỏ lời hối lỗi ...

Ủy ban đã trả lời tôi: Điều chúng tôi không hài lòng là đồng chí, một ủy viên thuộc Ủy ban trung ương của mặt trận.  Điều này không hợp lệ.  Đồng chí có nghĩ tới điều tai hại mà đồng chí đã gieo, như ngạn ngữ " vạch áo cho người xem lưng " hay không ?  Từ lâu chúng ta quen tôn trọng Đảng, tuân lệnh Đảng, vì những thắng lởi về quân sự và chính trị mà Đảng đã thu được, đã thu phục lòng tin của chúng ta , cũng như toàn dân.  Chúng ta đã khước từ nhìn bằng mắt của mình, để nhìn qua mắt Đảng. Sự khôn ngoan của chúng ta là đem nhận định của mình khuôn theo nhận định của Đảng. Và, cho đến hôm nay, chúng ta vẫn tự hào về đường lối ấy ...

Trước thái độ bưng tai, bịt mắt như thế, tất nhiên tôi bị trừng trị.  Tôi bị cách chức ngay.  Không còn được giữ sổ lương thực, phải tìm cách tiết kiệm .  Trước hết là bỏ bữa ăn sáng. Rồi cá, thịt biến dần trong bữa trưa và tối.  Cơm và rau giảm bớt mỗi ngày, mỗi ngày sau phải yên lòng với một chén cháo ... *
--------
 *(...) - người biên tập tạm lược khoảng trên 1 trang - BT)

" Ông đã chẳng tiếp thu được gì cả ? Đã phạm lỗi lầm trầm trọng.  Nhưng đảng đã khoan hồng, vò thương cái tính khinh xuất và lòng thành thực.  Để cảm ơn lòng đại lượng của Đảng, lẽ ra phải yên lặng để suy ngẫm tội của mình. Trái lại, ông mở một lớp dạy tiếng  Tây,  tìm cách liên hệ thanh niên, nhắm kéo chúng ra khỏi Đảng.  Vì vậy, mà mọi lớp học dạy tư, từ nay đều bị cấm ? Biết chưa ?

" Thế này, thì làm gì được bây giờ đây ?  Tôi không thể đạp xích- lô, tuổi hết còn làm nổi.  Ngồi vỉa hè sửa xe đạp, như nhiều sĩ quan cao cấp, khi về hưu ư ? Kiến thức tôi có, lại không giúp cho khả năng nào, trước một chiếc xe đạp hỏng.   Có bạn cho tôi một con chó, nhưng, rồi nó già đi , vì chúng tôi không bồi dưỡng được cho nó, đến một hôm nó không đứng dậy được nữa - cả nhà khóc , khi thấy nó khò khè, trút hơi thở cuối cùng.

Loài vật trong nhà, chỉ còn con gà mái, may lại mắn đẻ lạ thường, mỗi ngày cho một quả trứng. Chúng tôi thay phiên nhau ăn, mỗi người đợi tới lượt mình.  Không có gạo hay ngô nuôi nó, mỗi ngày chờ vãn chơ chiều, tôi vờ đi dạo, nhặt ít rau vãi về giúp cho nó cầm hơi. 

 Cứ thế đấy, bản án dành cho tôi là cơn đó gần như kinh niên. Mệt mỏi lan khắp cơ thể. Tôi thấy như chìm trong hôn mê. Hễ cố gắng đứng lên, thì, lảo đảo vài bước, rồi rơi thịch xuống giường, bụng thắp bóp hay dãn nỡ theo từng nhịp thở, xen kẽ giữa căng thẳng và nghỉ ngơi, trước khi nhận chìm dưới tình trạng vô thức.

Tôi học được nghè đói như thế đấy !..."


                                                                     ***

Ngồi chép bản dịch 'Un excommunié' đến đây, tôi bỗng thấy tay run, phải ngừng đôi phút mới lại gõ được chữ, lòng ngao ngán, bâng khuâng. Đành hay, trời có nắng, mưa, tiết có lạnh ấm, đâu khác gì cuộc đời vui, tẻ, khi xuống chó, lúc lên voi, là lẽ thường.   Nhưng anh Tường, lẽ ấy khác thường, vì mỗi trái ngược nhau lên đến cực độ.  " Cuộc thành bại hậu cần mái tóc, lớp cùng thông như lóc buồng gan ". - một đới người vinh quang tột cùng, rồi nghèo đói tột bực ...

Anh đã đối phó ra sao ? Tôi biết anh đã theo Đảng, vì cũng chủ trương công bằng xã hội và lòng trắc ẩn đối với đồng bào.  Nay đối xử tàn tệ với anh là Đảng đã phản bội sự công bằng xã hội.
 Có dịp thoát ly mà anh không muốn thừa cơ, vì lòng trắc ẩn không cho anh nỡ bỏ lại 60 triệu người khốn khổ, đã bị lừa dối như anh.

Chưa được gặp lại anh trong chén trà tâm sự, xin hãy ghi đây cảm nghĩ của tôi : trung thành với ý chí của mình, lúc giàu sang không quá trớn, khi nghèo đói không thay đổi, không hạ mình trước cường quyền, anh  là một trang quân tử, của hiếm trong cõi này.  Tiếc rằng anh đã mất công nói chuyện với những người điếc !!!   Hay người điếc lại chính là mình đây chăng ?...  

Anh Tường với tôi, xuân thu dã 84, 85 rồi : " Cơ Trời dâu bể đa đoan / Biết đâu hạc nội mây ngàn là đâu ...".

 HẾT

 lãng nhân 


( Sđd: trang 115-220 )
                                    

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ