bài liên quan : " NGUYỄN THỊ HOÀNG [1939- ] -- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Thị Hoàng
Nguyễn Thị Hoàng | |
---|---|
Sinh | Nguyễn Thị Hoàng 11 tháng 12, 1939 Thừa Thiên Huế, Liên bang Đông Dương |
Mất | Huế |
Bút danh | Hoàng Đông Phương |
Công việc | Nhà thơ, nhà văn |
Quốc gia | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Quốc tịch | Việt Nam |
Tác phẩm nổi bật | Vòng tay học trò |
Nguyễn Thị Hoàng (sinh 1939) là một nhà văn, nhà thơ nữ Việt Nam.
Bà sinh ngày 11 tháng 12 năm 1939 tại Huế thuộc Liên bang Đông Dương.[1] Năm 1957, bà chuyển vào sinh sống ở Nha Trang rồi đến năm 1960 bà vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và Luật nhưng bà bỏ ngang, không học hết mà lên Đà Lạt dạy học. Đến năm 1966, bà chuyển sang chuyên tâm viết tiểu thuyết.[1]
Cùng với văn xuôi, Nguyễn Thị Hoàng còn tham gia sáng tác thơ và từ đó bà trở thành một người nổi tiếng trong giới văn nghệ chuyên viết về những mâu thuẫn nội tại của giới trẻ Sài Gòn trong suốt thập niên 1960.[2] Theo Phạm Chu Sa, Nguyễn Thị Hoàng là một trong những nhà văn nữ tài năng thật sự và tên tuổi đã được khẳng định ở miền Nam trước 1975. Bà có những tiểu thuyết với giọng văn trau chuốt bóng bẩy và là một trong vài tác giả có sách bán chạy nhất thời đó [3].
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, bà hầu như biến mất khỏi giới nghệ thuật và sống một cuộc sống yên lặng đến tận 1990, khi bà cho ra đời Nhật ký của im lặng. Vào năm 2007, bà lại xuất hiện qua một tùy bút nhan đề "Nghĩ từ thơ Thái Kim Lan" được đăng trên Tạp chí Văn hoá Phật giáo (số xuân Mậu Tí, 12.2007).
Mục lục
[ẩn]Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
Văn xuôi[sửa | sửa mã nguồn]
Tác phẩm đầu tay của bà có nhan đề Vòng tay học trò được dưới bút danh Hoàng Đông Phương.[2] Đây là một tiểu thuyết hiện sinh mô tả vấn đề tình yêu, tình dục giữa một cô giáo tên Tôn Nữ Quỳnh Trâm và học trò Nguyễn Duy Minh được đăng dưới hình thức nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa. Tác phẩm trở thành một trong những tác phẩm gây tranh cãi nhất thời kỳ này [4], và về sau được tái bản nhiều lần[2].
Ngoài "Vòng tay học trò" (1966), Nguyễn Thị Hoàng còn sáng tác nhiều tác phẩm khác. Một số tác phẩm khác:
- Trên thiên đường ký ức (1967)
- Tuổi Saigon (1967)
- Vào nơi gió cát (1967)
- Cho những mùa xuân phai (1968)
- Mảnh trời cuối cùng (1968)
- Ngày qua bóng tối (1968)
- Về trong sương mù (1968)
- Ðất hứa (1969)
- Một ngày rồi thôi (1969)
- Vực nước mắt (1969)
- Tiếng chuông gọi người tình trở về (1969)
- Vết sương trên ghế hồng (1970)
Thơ[sửa | sửa mã nguồn]
Các tập thơ:
- Sầu riêng (1960)
- Kiếp đam mê (1961)
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a ă Phiên Võ (1992). Literature in South Vietnam, 1954-1975. Vietnamese Language & Culture Publications. tr. 228. ISBN 978-0-949292-12-4. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2013.
- ^ a ă â Neil L. Jamieson (1993). Understanding Vietnam. University of California Press. tr. 250. ISBN 978-0-520-91658-6. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2013. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Jamieson1993” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ Phạm Chu Sa (27 tháng 1 năm 2013). “Thẩm định tác phẩm văn học”. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (trang thông tin điện tử). Truy cập 28 tháng 3 năm 2013.
- ^ Lisa Drummond; Mandy Thomas (ngày 7 tháng 3 năm 2013). Everyday Life and Popular Culture in Contemporary Vietnam. Routledge. tr. 228. ISBN 978-1-134-43375-9. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2013.
Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Văn nghệ đương đại thời kỳ trước 1975
- Nguyễn Thị Hoàng (tháng 12 năm 2007). “Nghĩ từ thơ Thái Kim Lan” . Văn hoá Phật giáo.
- Tiểu thuyết "Vòng tay học trò" của Nguyễn Thị Hoàng
- Thế kỷ tiểu thuyết
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ