bài liên quan tác giả 'The Excommunié' :" Chương 23: NGUYỄN MẠNH TƯỜNG ( 1909- 1997.) -- trích từ: https://vnngaymoi.wordpress.com/
Chương 23: Nguyễn Mạnh Tường (1909–1997)
Chương 23: Nguyễn Mạnh Tường (1909–1997)
(luật sư Nguyễn Mạnh Tường, lưỡng Tiến sĩ)
Ngày 30/10/1956, Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết 6 tiếng trước Mặt trận Tổ quốc tại Hà Nội –3 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiều– về những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất. Trường Chinh, Xuân Thủy và Dương Bạch Mai yêu cầu ông viết lại nội dung cuộc nói chuyện ứng khẩu thành văn bản. Ông viết lại với tựa đề: “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo”, đánh máy làm hai bản, trao cho Trường Chinh và Xuân Thủy, chỉ giữ lại bản nháp viết tay. Bài chính luận sâu sắc, chủ đích phân tích những sai lầm của chế độ, từ Cải cách Ruộng đất ở thôn quê, sang Cải tạo Tư sản, quản lý mậu dịch ở thị thành, chỉ ra nguồn cội của sai lầm: vì chế độ chính trị không dân chủ; và trình bày phương pháp sửa đổi: thực hiện những nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, trong một chế độ dân chủ.
Bài tham luận được gởi sang Rangoon, thủ đô Miến Điện, rồi đến Pháp –theo Hoàng Văn Chí. Vậy Trường Chinh và Xuân Thủy, ai là người chuyển băn bản Nguyễn Mạnh Tường ra ngoại quốc, và để làm gì ? Để cho quốc tế biết tình hình miền Bắc Việt Nam hay để buộc tội tác giả ?
Nguyễn Mạnh Tường bị kiểm điểm rồi bị đuổi khỏi Đại học, sống trong hơn 30 năm sa mạc. 40 năm sau, ông viết tiểu thuyết “Une voix dans la nuit” (“Tiếng vọng trong đêm”) về ba chính sách nòng cốt trong thời kỳ xây dựng chế độ Cộng sản ở miền Bắc: Cải cách Ruộng đất, Cải tạo Tư sản, và Thanh trừng Trí thức. Ông gởi bản thảo sang Paris. Đây là một trong 7 tác phẩm được hoàn tất trong giai đoạn cuối đời, tất cả viết bằng tiếng Pháp, về hơn 60 năm ông sống dưới chế độ Cộng sản. Ngoại trừ cuốn “Un excommunié” (“Kẻ bị khai trừ”), được Quê Mẹ in năm 1992 tại Paris, các tác phẩm khác, chưa in.
Tại Paris trong bốn tháng –4/1989–1/1990– ông trả lời nhiều cuộc phỏng vấn, được ghi âm, viết lại, in trên báo, và riêng chúng tôi cũng có dịp gặp ông, nhờ đó, nhiều vấn đề được sáng tỏ hơn.
Ngày 27/7/2003, Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Văn Lung (1916–2009)[1] người tích cực hoạt động cho tổ chức Francophonie (Khối Pháp ngữ) gởi đến chúng tôi một tập tài liệu quan trọng về Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, với lời ghi: “Tôi xin gởi tới chị một số tài liệu về anh Tường để chị sẽ làm hương hồn anh trở lại với chúng ta”. Và ông Lung đề nghị cùng chúng tôi làm một chương trình về Luật sư Nguyễn Mạnh Tường trên đài RFI, dưới dạng phỏng vấn, bởi ông biết rõ con người và đã được đọc nhiều tác phẩm chưa in của Nguyễn Mạnh Tường. Đang chuẩn bị, thì ông được thư của bà Nguyễn Mạnh Tường tỏ ý lo ngại, ông đành phải hoãn cuộc phỏng vấn, đợi khi nào thuận tiện hơn. Tuy nhiên ông căn dặn chúng tôi có toàn quyền sử dụng tập tài liệu này trong khuôn khổ văn hóa. Cũng xin nói thêm, Nguyễn Văn Lung và Joël Fouilloux, là hai người có giấy ủy quyền của Nguyễn Mạnh Tường về việc in các tác phẩm của ông ở ngoại quốc. Chúng tôi đang chờ đợi một dịp thuận tiện để công bố những tư liệu này, thì ông Nguyễn Văn Lung đột ngột qua đời tại Paris ngày 8/10/2009.
Trong tập tài liệu này, ngoài hình ảnh, thư từ viết bằng tiếng Pháp, trao đổi giữa Nguyễn Mạnh Tường và Nguyễn Văn Lung cùng một số người Pháp, về vấn đề Francophonie, về việc in sách của Luật sư tại Pháp, còn có bản chụp hai cuốn “Contruction de l’Orient – Apprentissage de la Méditerranée” (“Xây dựng Đông phương – Kinh nghiệm Địa Trung Hải”) và “Le voyage et le sentiment” (“Du hành và cảm xúc”), kịch. Ngoài ra, có một bản đánh máy, kê khai gần đủ các tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tường, phần lớn chưa in, và nhất là bản thảo đánh máy cuốn “Une voix dans la nuit” (“Tiếng vọng trong đêm”) do Nguyễn Mạnh Tường sửa lỗi.
Qua những tư liệu này, chúng tôi sẽ dựng lại chân dung Nguyễn Mạnh Tường, chủ yếu dẫn trích từ các tác phẩm và từ lời nói của ông trong các buổi gặp gỡ, trả lời phỏng vấn Phạm Trần, Hòa Khánh, ở Paris, và Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn, học trò ông ở Hà Nội.
Phần thứ hai, chúng tôi sẽ giới thiệu tác phẩm “Une voix dans la nuit”, cho tới nay, là cuốn sách duy nhất do một trí thức tự do viết về những bi kịch đau thương còn khép kín. Như các tác phẩm khác của Nguyễn Mạnh Tường, “Une voix dans la nuit”, có bút pháp mạnh mẽ, đầy hấp lực và hình ảnh, mỉa mai châm biếm, chặt chẽ trong lập luận pháp lý, là sự đồng quy của văn chương và luật pháp trong một ngòi bút nhà văn. Tập tài liệu của Nha sĩ Nguyễn Văn Lung trao cho chúng tôi năm 2003, với những bút tích quý giá này, sẽ được gởi về Viện Bảo tàng Văn học hoặc Lịch sử, khi điều kiện cho phép.
Ở trong nước, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh 16/9/1909–16/9/2009, qua một số bài viết, Nguyễn Mạnh Tường được thần tượng hóa trở lại, với những mỹ từ “thông minh siêu việt, lưỡng khoa Tiến sĩ, kỷ lục chấn động học đường nước Pháp, nhà sư phạm lỗi lạc”… Những điều đó ít nhiều có thật, tiếc rằng còn một sự thật đáng nói hơn là cuộc đời và tác phẩm của ông, hiện vẫn bị chôn vùi trong bóng tối.
Duy chỉ có Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn là trung thành với lời nói của thầy Tường, còn một số học trò cũ, nay đã thành các nhà giáo nhân dân, không ngần ngại xoá bỏ quãng đời sa mạc hơn 30 năm của thầy Tường, để thay thế bằng một sự nghiệp liên tục tốt đẹp, không vết phong trần, ông Trần Văn Hà, Giáo sư Tiến sĩ, viết :
“Chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại, toàn gia đình Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường mới trở về Hà Nội. Giáo sư tiếp tục giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và làm việc tại Viện Nghiên cứu Giáo dục từ 1954 đến 1970. Từ khi nghỉ hưu, Giáo sư dạy Pháp ngữ tại nhà theo yêu cầu, và theo đuổi những công trình khoa học của mình.”[2]
Viết không đúng sự thực là cách chôn thầy thêm lần nữa, đáng ngại là nó xảy ra ở những ngòi bút của các Giáo sư Đại học, mà sự chính xác phải là châm ngôn giảng dạy:
Ví dụ, về việc Nguyễn Mạnh Tường gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Đại hội “Liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ Thi đua Toàn quốc” năm 1952 ở Việt Bắc, ông Nguyễn Đình Chú, nhà giáo nhân dân, cho rằng: “Riêng đối với Giáo sư [NMT] đây là những giây phút (…) gắn bó thiêng liêng máu thịt giữa Giáo sư với cách mạng, với lãnh tụ, đến mức cực độ”. Không biết ông căn cứ vào đâu mà viết như vậy, bởi Nguyễn Mạnh Tường là người rất thận trọng trong lời nói cũng như chữ viết, khó có thể tìm thấy một tình cảm “cực độ” của ông đối với một đối tượng nào.
Riêng về Đại hội Liên hoan Anh hùng Chiến sĩ, Hoàng Cầm kể lại như sau :
Ví dụ, về việc Nguyễn Mạnh Tường gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Đại hội “Liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ Thi đua Toàn quốc” năm 1952 ở Việt Bắc, ông Nguyễn Đình Chú, nhà giáo nhân dân, cho rằng: “Riêng đối với Giáo sư [NMT] đây là những giây phút (…) gắn bó thiêng liêng máu thịt giữa Giáo sư với cách mạng, với lãnh tụ, đến mức cực độ”. Không biết ông căn cứ vào đâu mà viết như vậy, bởi Nguyễn Mạnh Tường là người rất thận trọng trong lời nói cũng như chữ viết, khó có thể tìm thấy một tình cảm “cực độ” của ông đối với một đối tượng nào.
Riêng về Đại hội Liên hoan Anh hùng Chiến sĩ, Hoàng Cầm kể lại như sau :
“Năm 1952, tôi đem đội văn công của tôi đi phục vụ Đại hội Chiến Sĩ Thi đua Anh hùng Toàn quốc. Đó là Đại hội đầu tiên bầu ra các mặt anh hùng lao động, công nghiệp, nông nghiệp, quân đội… Tôi phải phục vụ Đại hội trong 10 ngày, tôi nhìn thấy Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường và có nói chuyện với hai ông. Trong Đại hội, bác Hồ có phát biểu một câu ngăn ngắn thôi về trí thức: “Trí thức là những người mà nếu đứng về phía nhân dân làm việc phục vụ nhân dân tốt thì xứng đáng gọi là trí thức Xã hội Chủ nghĩa, còn nếu trí thức chỉ có sách vở chẳng làm gì thực tế để giúp cho đời sống của nhân dân thì cái trí thức ấy không bằng cục phân”. Tôi nghe thấy hơi khó chịu, kể ra thì cũng đúng đấy, nhưng mà người đứng đầu một nước không nên nói như thế, nhất là cái câu ấy ông Mao đã nói ở bên Trung Quốc rồi, ông Hồ chẳng qua chỉ nhắc lại thôi”[3].”
Trong bối cảnh ấy, làm sao nhà trí thức Nguyễn Mạnh Tường có thể “cảm thấy gắn bó thiêng liêng máu thịt với cách mạng và lãnh tụ đến cực độ được ?” Hoặc để chứng minh những “vinh quang chói lọi” của thầy Tường, ông Nguyễn Đình Chú không ngần ngại xác định: “thân phụ là một công nhân”, “Nguyễn Mạnh Tường đã liên tiếp tốt nghiệp Cao đẳng Văn chương, Cử nhân Văn chương, Cử nhân Luật khoa, làm Luật sư Tòa Thượng thẩm Montpellier, Cao đẳng Ngôn ngữ, và Văn tự Cổ”; và Luận án Tiến sĩ được phê “siêu ưu” (ông dịch chữ très bien)[4]. Chẳng hiểu Pháp có các bằng Cao đẳng Văn chương, Cao đẳng Ngôn ngữ, và Văn tự Cổ từ thuở nào ?Và Nguyễn Mạnh Tường chỉ mới tập sự Luật sư, khi ở Pháp.
Ông Phong Lê, Giáo sư, Viện trưởng Viện Văn học, viết :
Ông Phong Lê, Giáo sư, Viện trưởng Viện Văn học, viết :
“Năm 1928, đỗ Cao đẳng Văn chương, năm 1929, đỗ Cử nhân Văn chương, cũng năm 1929, đỗ Cử nhân Luật. Năm 1931, đỗ Cao đẳng Ngôn ngữ Văn tự Cổ (tức chữ La-Tinh và Hy Lạp cổ). Rồi ông giải thích thêm: “Mà Cử nhân thì còn lâu mới đến Tiến sĩ, sau khi vượt được cái ngưỡng cửa Thạc sĩ. (Lúc này tất cả các thầy Pháp ở Đại học Đông Dương đều mới chỉ có bằng Thạc sĩ)”[5].”
Thì ra các Giáo sư Nguyễn Đình Chú và Phong Lê chẳng hiểu gì về văn bằng ở Pháp. Riêng ông Phong Lê còn nhầm Thạc sĩ (Agrégé) của Pháp, một kỳ thi tuyển rất khó, với văn bằng hiện nay ở Việt Nam gọi là Thạc sĩ, tương đương với Maîtrise của Pháp, hay Master của Mỹ. Khi dịch Maîtrise hay Master thành Thạc sĩ, Bộ Giáo dục, vì không hiểu lịch sử của hai chữ Thạc sĩ, nên đã gây lầm lộn như thế.
Thạc sĩ là một kỳ thi tuyển (concours) chọn các Giáo sư của Pháp để dạy các trường Trung học, là Thạc sĩ Văn chương, Khoa học, hay Đại học là Thạc sĩ Luật hay Y khoa –nay đã bỏ. Để dự thi Thạc sĩ Văn chương hay Khoa học, thí sinh phải có bằng cử nhân– licence ngày trước, maîtrise hiện nay, riêng Thạc sĩ Luật và Y khoa đòi hỏi phải có bằng Tiến sĩ.
Việt Nam có Nguyễn Mạnh Tường đỗ 2 bằng Tiến sĩ quốc gia năm 1933, Phạm Duy Khiêm đỗ Thạc sĩ Văn chương năm 1935, Hoàng Xuân Hãn, Thạc sĩ Toán năm 1936, … sau này về Y khoa có Thạc sĩ Trần Đình Đệ… đều là những người học giỏi nổi tiếng. Cũng xin nói thêm rằng Pháp coi ngành giáo dục rất mực quan trọng, cho nên, những người đậu Thạc sĩ Văn chương hay Khoa học, là những phần tử ưu tú hàng đầu của nước Pháp, được đưa vào dạy Trung học. Việc dạy Trung học, không có nghĩa là bằng Thạc sĩ yếu thế hơn bằng Tiến sĩ, mà chứng tỏ Pháp coi việc rèn luyện học sinh Trung học quan trọng hơn việc dạy Đại học, vì bậc Trung học mới là nền tảng của thanh niên. Nguyễn Mạnh Tường, tuy đỗ bằng Tiến sĩ, sau này dạy Đại học, nhưng cũng như tất cả những Tiến sĩ khác ở Pháp, ông không thể không kính trọng những người như Phạm Duy Khiêm, Hoàng Xuân Hãn, đỗ bằng Thạc sĩ mà chỉ dạy Trung học.
Thạc sĩ là một kỳ thi tuyển (concours) chọn các Giáo sư của Pháp để dạy các trường Trung học, là Thạc sĩ Văn chương, Khoa học, hay Đại học là Thạc sĩ Luật hay Y khoa –nay đã bỏ. Để dự thi Thạc sĩ Văn chương hay Khoa học, thí sinh phải có bằng cử nhân– licence ngày trước, maîtrise hiện nay, riêng Thạc sĩ Luật và Y khoa đòi hỏi phải có bằng Tiến sĩ.
Việt Nam có Nguyễn Mạnh Tường đỗ 2 bằng Tiến sĩ quốc gia năm 1933, Phạm Duy Khiêm đỗ Thạc sĩ Văn chương năm 1935, Hoàng Xuân Hãn, Thạc sĩ Toán năm 1936, … sau này về Y khoa có Thạc sĩ Trần Đình Đệ… đều là những người học giỏi nổi tiếng. Cũng xin nói thêm rằng Pháp coi ngành giáo dục rất mực quan trọng, cho nên, những người đậu Thạc sĩ Văn chương hay Khoa học, là những phần tử ưu tú hàng đầu của nước Pháp, được đưa vào dạy Trung học. Việc dạy Trung học, không có nghĩa là bằng Thạc sĩ yếu thế hơn bằng Tiến sĩ, mà chứng tỏ Pháp coi việc rèn luyện học sinh Trung học quan trọng hơn việc dạy Đại học, vì bậc Trung học mới là nền tảng của thanh niên. Nguyễn Mạnh Tường, tuy đỗ bằng Tiến sĩ, sau này dạy Đại học, nhưng cũng như tất cả những Tiến sĩ khác ở Pháp, ông không thể không kính trọng những người như Phạm Duy Khiêm, Hoàng Xuân Hãn, đỗ bằng Thạc sĩ mà chỉ dạy Trung học.
A- Tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tường:
Trong lá thư đề ngày 16/8/1994 gởi Nguyễn Văn Lung, Nguyễn Mạnh Tường viết: “Tôi vẫn tiếp tục làm việc, dạy học và hoàn tất cuốn tiểu thuyết mới nhất “Palinodies” (“Phủ nhận”), cuốn sách thứ 18 của tôi”. Như vậy tạm coi “Palinodies” là tác phẩm cuối cùng, và là cuốn sách thứ 18 của ông.
Với những tư liệu hiện hành, xin tạm kê khai những tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tường như sau:
♦ Thời kỳ 1932, các luận án, tác phẩm Pháp văn:
1/ “L’Individu dans la vieille cité annamite- Essai de synthèse sur le Code de Lê” (“Cá nhân trong xã hội cổ Việt Nam – Tổng luận Luật Hồng Đức”): Luận án Tiến sĩ Luật.
2/ “Essai sur la valeur dramatique du théâtre d’Alfred de Musset” (“Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset”), luận án chính (thèse principale), Tiến sĩ Văn chương.
3/ “L’Annam dans la littérature française, Jules Boissières” (“Việt Nam trong văn chương Pháp, tác phẩm của Jules Boissières”), luận án phụ (thèse complémentaire), Tiến sĩ Văn chương.
♦ Thập niên 1940, tác phẩm Pháp văn:
d4/ “Sourires et larmes d’une jeunesse” (“Nụ cười và nước mắt tuổi trẻ”), Revue Indochinoise, Hà Nội, 1937.
5/ “Construction de l’Orient – Pierres de France” (“Xây dựng Đông Phương – Nền tảng Pháp”), Revue Indochinoise, 1937.
6/ “Construction de l’Orient – Apprentissage de la Méditerranée” (“Xây dựng Đông Phương – Kinh nghiệm Địa Trung Hải”), Collection Tendances, Hà Nội, 1939.
7/ “Le voyage et le sentiment” (“Du hành và cảm xúc”), kịch ba màn, Collection Tendances, Hà Nội, 1943.
Với những tư liệu hiện hành, xin tạm kê khai những tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tường như sau:
♦ Thời kỳ 1932, các luận án, tác phẩm Pháp văn:
1/ “L’Individu dans la vieille cité annamite- Essai de synthèse sur le Code de Lê” (“Cá nhân trong xã hội cổ Việt Nam – Tổng luận Luật Hồng Đức”): Luận án Tiến sĩ Luật.
2/ “Essai sur la valeur dramatique du théâtre d’Alfred de Musset” (“Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset”), luận án chính (thèse principale), Tiến sĩ Văn chương.
3/ “L’Annam dans la littérature française, Jules Boissières” (“Việt Nam trong văn chương Pháp, tác phẩm của Jules Boissières”), luận án phụ (thèse complémentaire), Tiến sĩ Văn chương.
♦ Thập niên 1940, tác phẩm Pháp văn:
d4/ “Sourires et larmes d’une jeunesse” (“Nụ cười và nước mắt tuổi trẻ”), Revue Indochinoise, Hà Nội, 1937.
5/ “Construction de l’Orient – Pierres de France” (“Xây dựng Đông Phương – Nền tảng Pháp”), Revue Indochinoise, 1937.
6/ “Construction de l’Orient – Apprentissage de la Méditerranée” (“Xây dựng Đông Phương – Kinh nghiệm Địa Trung Hải”), Collection Tendances, Hà Nội, 1939.
7/ “Le voyage et le sentiment” (“Du hành và cảm xúc”), kịch ba màn, Collection Tendances, Hà Nội, 1943.
♦ Sau 1950, tác phẩm Việt văn:
8/ “Một cuộc hành trình”, nửa hồi ký, nửa nghị luận. Hành trình một người trí thức tham gia kháng chiến, Minh Đức, Hà Nội, 1954.
♦ Sau 1958, tác phẩm Việt văn:
9/ “Lý luận giáo dục Âu châu thế kỷ XVI, XVII, XVIII, từ Erasme tới Rousseau” (“Doctrines pédagogiques de l’Europe du XVI au XVIIIe siècle, d’Erasme à Rousseau”), nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1994.
10/ “Eschyle và bi kịch cổ đại Hy Lạp” (“Eschyle et la tragédie grecque”), nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1996.
11/ “Orestia”, dịch và chú giải bi kịch của Eschyle sang tiếng Việt. Chưa in.
12/ “Virgile, nhà thơ vĩ đại của thời kỳ La Mã cổ đại”. Tên gốc: “Virgile và anh hùng ca La tinh” (“Virgile et l’épopée latine”), nxb Khoa Học Xã Hội, 1996.
8/ “Một cuộc hành trình”, nửa hồi ký, nửa nghị luận. Hành trình một người trí thức tham gia kháng chiến, Minh Đức, Hà Nội, 1954.
♦ Sau 1958, tác phẩm Việt văn:
9/ “Lý luận giáo dục Âu châu thế kỷ XVI, XVII, XVIII, từ Erasme tới Rousseau” (“Doctrines pédagogiques de l’Europe du XVI au XVIIIe siècle, d’Erasme à Rousseau”), nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1994.
10/ “Eschyle và bi kịch cổ đại Hy Lạp” (“Eschyle et la tragédie grecque”), nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1996.
11/ “Orestia”, dịch và chú giải bi kịch của Eschyle sang tiếng Việt. Chưa in.
12/ “Virgile, nhà thơ vĩ đại của thời kỳ La Mã cổ đại”. Tên gốc: “Virgile và anh hùng ca La tinh” (“Virgile et l’épopée latine”), nxb Khoa Học Xã Hội, 1996.
♦ Sau khi đi Pháp về (1990-1994), hoàn tất các tác phẩm, Pháp văn:
13/ “Larmes et sourires d’une vieillesse” (“Nụ cười và nước mắt tuổi già”), tự truyện, ba cuốn, chưa in.
14/ “Triptyque” –tạm dịch: (“Bức họa ba tấm”), chưa in.
15/ “Un excommunié” (“Kẻ bị khai trừ”), Quê Mẹ, Paris, 1992.
16/ “Malgré lui, malgré elle” (“Mặc hắn, mặc nàng”): l’amour conjugal sous le régime communiste (tình yêu vợ chồng dưới chế độ Cộng sản). Chưa in.
17/ “Partir, est ce mourir ?”(“Đi là chết ?”): tragédie de l’émigration (bi kịch di dân). Chưa in.
18/ “Une voix dans la nuit – Roman sur le Việt Nam 1950-1990” (“Tiếng vọng trong đêm – Tiểu thuyết về Việt Nam từ 1950 đến 1990”). Chưa in.
19/ “Palinodies” (“Phủ nhận”). Chưa in.
13/ “Larmes et sourires d’une vieillesse” (“Nụ cười và nước mắt tuổi già”), tự truyện, ba cuốn, chưa in.
14/ “Triptyque” –tạm dịch: (“Bức họa ba tấm”), chưa in.
15/ “Un excommunié” (“Kẻ bị khai trừ”), Quê Mẹ, Paris, 1992.
16/ “Malgré lui, malgré elle” (“Mặc hắn, mặc nàng”): l’amour conjugal sous le régime communiste (tình yêu vợ chồng dưới chế độ Cộng sản). Chưa in.
17/ “Partir, est ce mourir ?”(“Đi là chết ?”): tragédie de l’émigration (bi kịch di dân). Chưa in.
18/ “Une voix dans la nuit – Roman sur le Việt Nam 1950-1990” (“Tiếng vọng trong đêm – Tiểu thuyết về Việt Nam từ 1950 đến 1990”). Chưa in.
19/ “Palinodies” (“Phủ nhận”). Chưa in.
(Tác phẩm “Un excommunié” (“Kẻ bị khai trừ”) xuất bản tại Paris vào năm 1992
của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, lúc bấy giờ chưa được dón nhận nhiều vì tinh
thần phân rẽ giữa Quốc-Cộng trong khối người Việt bên Pháp còn quá nặng)
của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, lúc bấy giờ chưa được dón nhận nhiều vì tinh
thần phân rẽ giữa Quốc-Cộng trong khối người Việt bên Pháp còn quá nặng)
Trừ bản dịch “Orestia”, thì đúng Nguyễn Mạnh Tường đã viết 18 cuốn sách, kể cả các Luận án Tiến sĩ.
Ngoài bốn cuốn tiếng Việt, phần còn lại, để bảo vệ tự do của ngòi bút, để thế giới có thể đọc được, để giữ an ninh cho gia đình và bảo toàn bản thảo, Nguyễn Mạnh Tường đã chọn tiếng Pháp. Vì vậy, muốn đọc và hiểu ông, cần phải biết tiếng Pháp, hoặc phải có bản dịch. Văn chương điêu luyện của ông không dễ dịch, bản dịch “Un excommunié” (“Kẻ bị mất phép thông công”) của Nguyễn Quốc Vĩ[6] mới chỉ là bản đầu tiên, chưa diễn đạt được văn phong uy vũ của Nguyễn Mạnh Tường. Ngay trong cái tựa “Un excommunié”, tác giả đã có ý so sánh chế độ Cộng sản như một giáo hội cuồng tín, loại trừ kẻ ngoại đạo –những người không Cộng sản– vì vậy, nên dịch theo nghĩa bóng “Kẻ bị khai trừ”, hơn là dịch theo nghĩa đen, “Kẻ bị mất phép thông công”, yếu và khó hiểu.
Ngoài bốn cuốn tiếng Việt, phần còn lại, để bảo vệ tự do của ngòi bút, để thế giới có thể đọc được, để giữ an ninh cho gia đình và bảo toàn bản thảo, Nguyễn Mạnh Tường đã chọn tiếng Pháp. Vì vậy, muốn đọc và hiểu ông, cần phải biết tiếng Pháp, hoặc phải có bản dịch. Văn chương điêu luyện của ông không dễ dịch, bản dịch “Un excommunié” (“Kẻ bị mất phép thông công”) của Nguyễn Quốc Vĩ[6] mới chỉ là bản đầu tiên, chưa diễn đạt được văn phong uy vũ của Nguyễn Mạnh Tường. Ngay trong cái tựa “Un excommunié”, tác giả đã có ý so sánh chế độ Cộng sản như một giáo hội cuồng tín, loại trừ kẻ ngoại đạo –những người không Cộng sản– vì vậy, nên dịch theo nghĩa bóng “Kẻ bị khai trừ”, hơn là dịch theo nghĩa đen, “Kẻ bị mất phép thông công”, yếu và khó hiểu.
B- Con đường Hòa hợp Văn hóa Đông Tây:
Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16/9/1909 tại phố Hàng Đào, nguyên quán: xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Mất ngày 13/6/1997 tại nhà riêng, 34 Tăng Bạt Hổ, Hà Nội. Cha: Nguyễn Căn Cát, công chức.
Năm 1937, kết hôn với cô Tống Lệ Dung, có ba con: Nguyễn Tường Hưng và Nguyễn Dung Nghi, Nguyễn Dung Trang. Học tiếng Pháp từ nhỏ ở Collège Paul Bert, rồi lycée Albert Sarraut, Hà Nội. 1925, 16 tuổi, đậu Tú tài Triết học hạng ưu. Được học bổng sang Pháp học Luật và Văn chương tại Đại học Montpellier.
1927, đậu Cử nhân Văn chương với 4 chứng chỉ: Văn chương Pháp, Văn chương Hy Lạp, Văn chương La-Tinh và Bác ngữ Học (Philologie). 1930, đậu Cử nhân Luật. Dự định thi tuyển Thạc sĩ (concours d’agrégé) để dạy học, nhưng vì quốc tịch Việt nên không được thi. Sửa soạn luận án Tiến sĩ quốc gia (doctorat d’état). Trong thời gian làm luận án, ông thực tập Luật sư tại Tòa Phúc tThẩm Montpellier.
Tháng 5/1932, Nguyễn Mạnh Tường bảo vệ Luận án Tiến sĩ Luật, đề tài: “L’Individu dans la vieille cité annamite – Essai de synthèse sur le Code de Lê” (“Cá nhân trong xã hội Việt Nam cổ – Tổng luận Luật Hồng Đức”). Tháng 6/1932, bảo vệ Luận án Tiến sĩ Văn chương với Luận án chính: “Essai sur la valeur dramatique du théâtre d’Alfred de Musset” (“Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset”) và Luận án bổ túc: “L’Annam dans la littérature française, Jules Boissières”[7] (“Việt Nam trong các tác phẩm của Jules Boissières”).
Trả lời phỏng vấn của Phạm Trần tại Paris, năm 1989, Nguyễn Mạnh Tường giải thích :
Năm 1937, kết hôn với cô Tống Lệ Dung, có ba con: Nguyễn Tường Hưng và Nguyễn Dung Nghi, Nguyễn Dung Trang. Học tiếng Pháp từ nhỏ ở Collège Paul Bert, rồi lycée Albert Sarraut, Hà Nội. 1925, 16 tuổi, đậu Tú tài Triết học hạng ưu. Được học bổng sang Pháp học Luật và Văn chương tại Đại học Montpellier.
1927, đậu Cử nhân Văn chương với 4 chứng chỉ: Văn chương Pháp, Văn chương Hy Lạp, Văn chương La-Tinh và Bác ngữ Học (Philologie). 1930, đậu Cử nhân Luật. Dự định thi tuyển Thạc sĩ (concours d’agrégé) để dạy học, nhưng vì quốc tịch Việt nên không được thi. Sửa soạn luận án Tiến sĩ quốc gia (doctorat d’état). Trong thời gian làm luận án, ông thực tập Luật sư tại Tòa Phúc tThẩm Montpellier.
Tháng 5/1932, Nguyễn Mạnh Tường bảo vệ Luận án Tiến sĩ Luật, đề tài: “L’Individu dans la vieille cité annamite – Essai de synthèse sur le Code de Lê” (“Cá nhân trong xã hội Việt Nam cổ – Tổng luận Luật Hồng Đức”). Tháng 6/1932, bảo vệ Luận án Tiến sĩ Văn chương với Luận án chính: “Essai sur la valeur dramatique du théâtre d’Alfred de Musset” (“Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset”) và Luận án bổ túc: “L’Annam dans la littérature française, Jules Boissières”[7] (“Việt Nam trong các tác phẩm của Jules Boissières”).
Trả lời phỏng vấn của Phạm Trần tại Paris, năm 1989, Nguyễn Mạnh Tường giải thích :
“Chính sách đàn áp của thực dân (đặc biệt sau vụ nổi dạy của Việt Nam Quốc dân Đảng), chương trình học, cũng như mặc cảm lạc hậu về đất nước khiến người trí thức hồi đó dễ xa lìa mạch sống dân tộc. Thế nên, cái vấn nạn lớn nhất của chúng tôi thời đó là làm cách nào để dung hợp hai nền văn hóa Đông-Tây đối chọi nhau. (…) Để hòa hợp, căn bản đầu tiên là phải hiểu nhau. Hai nền văn hóa phải cho nhau biết bản sắc, lề lối suy nghĩ (mentalité) của mình. Từ đó, gạn đục khơi trong để tổng hợp. Và căn bản nghiên cứu của tôi phát xuất từ nhận định đó. Tôi khảo sát nét hay của văn minh Âu. Tôi mơ ước đem văn minh vật chất Âu kết vào vũ trụ tình cảm Đông (…)
Ngay từ khi viết luận án, tôi đã mang ý hướng ấy. Luận án Luật tôi dành cho Việt Nam. Tôi khảo sát cái Chủ nghĩa Cá nhân (một sản phẩm đặc thù Âu Tây), đã thể hiện ra sao trong văn hóa Việt, cụ thể qua Luật Hồng Đức (thế kỷ XV), một bộ luật còn mang nhiều dân tộc tính. Đề tài chính của Luận án Văn, tôi dành cho văn hóa Pháp; đề tài phụ tôi dùng J. Boissières để kết nối Đông-Tây. Boissières đã vẽ lại bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đã đặt chính sách thực dân trước những vấn nạn lương tâm khó xử”[8].
C- Đậu hai bằng Tiến sĩ ở Tuổi 22:
Một trường hợp hiếm có ở Đại học. Nguyễn Mạnh Tường thành công vì làm việc cật lực :
“Từ lớp sáu cho tới Tú tài, mỗi tuần tôi có thói quen đọc 2 cuốn tiểu thuyết Tây. (…) và nhất là do cật lực làm việc: suốt 5 năm dài, mỗi sáng tôi thức dạy từ 4 giờ, học và viết tới 8 giờ thì đi lớp; chiều lại học tới khuya”[9].
Tháng 9/1932, ông về nước 3 tháng, rồi lại sang Pháp. Việc này, trong các bài trả lời phỏng vấn ở Paris, không thấy ông nói đến. Một số người đưa ra thuyết: “chính quyền thực dân Pháp không muốn dùng ông. Không tìm được việc làm xứng đáng với học vị của mình, ông lại sang Pháp”[10].
Nhưng theo Nguyễn Văn Hoàn, thì Nguyễn Mạnh Tường kể lại rằng: “Về nước có hai viên mật thám, trong đó có Louis Marty gặp và gợi ý tôi vào làm việc với Bảo Đại, cấp bậc Thượng thư. Tôi từ chối, sau đó họ gây khó khăn, ở nhà ba tháng, tôi trở lại Pháp”[11].
Chứng này có thể tin được vì Nguyễn Mạnh Tường và Bảo Đại cùng về nước tháng 9/1932, và bản thân ông muốn đứng về phía dân, không tham chính.
Tháng 12/1932, ông trở lại Paris. Từ 1933–1936: du lịch nhiều nước Âu Châu.
Nhưng theo Nguyễn Văn Hoàn, thì Nguyễn Mạnh Tường kể lại rằng: “Về nước có hai viên mật thám, trong đó có Louis Marty gặp và gợi ý tôi vào làm việc với Bảo Đại, cấp bậc Thượng thư. Tôi từ chối, sau đó họ gây khó khăn, ở nhà ba tháng, tôi trở lại Pháp”[11].
Chứng này có thể tin được vì Nguyễn Mạnh Tường và Bảo Đại cùng về nước tháng 9/1932, và bản thân ông muốn đứng về phía dân, không tham chính.
Tháng 12/1932, ông trở lại Paris. Từ 1933–1936: du lịch nhiều nước Âu Châu.
“Thành thật nói, tôi đã trở thành một hiện tượng. Các báo ở Paris và Montpellier dành cả số nói về tôi. Có tờ coi sự thành công của tôi là một “sai lầm” của Pháp –ông muốn nói đến bài của Clément Vautel. Song hầu hết đều nói tốt. Cũng nhờ vậy mà nhiều Đại học Âu Châu biết và mời tôi tới thăm. Tôi đã có dịp Âu du một vòng không mất tiền từ London sang La Haye xuống Bruxelles, Berlin, Athènes, Rome, Istanbul, Vienne, Madrid… Tôi còn nhớ trên đường từ Berlin về Vienne thời đó (1933) tôi ngang qua Munchen và tham gia cuộc biểu tình lớn của Hitler tổ chức.”[12]
Chúng ta cũng nên đọc qua bài báo của Clément Vautel[13] mà Nguyễn Mạnh Tường vừa nhắc, tiêu biểu cho khuynh hướng thực dân ngạo mạn và kỳ thị. Bài ngắn, chúng tôi dịch cả để độc giả thấy giọng điệu xỏ xiên này:
“…
Một tay An-nam-mít 22 tuổi, tên Nguyễn Mạnh Tường, vừa giật dễ dàng hai bằng Tiến sĩ Luật và Văn chương ở Đại học Montpellier. Hắn chỉ học có năm năm đã đoạt hai phẩm hàm cao nhất của phương Tây. Tay trí thức “da vàng” này, đặc biệt nổi trội khi trình Luận án Văn chương với đề tài tuồng Alfred de Musset, có thể dạy cho bọn bỉnh bút của ta một bài học đích đáng. Ban giám khảo đã có lời khen rồi, tôi chả có tư cách gì mà chêm vào nữa.
Thực đếm không xuể số trẻ Đông Dương đoạt đủ loại bằng cấp tại Pháp: chúng đạt những thành quả ở Đại học mà bọn “rợ trắng” không khá bằng, thèm muốn.
Rất chăm chỉ, thông minh, lại đầy tham vọng, những tay Á châu này tháo gỡ như bỡn những bí quyết trong đỉnh cao học thuật của chúng ta, rồi về xứ rêu rao:
– Cái văn minh nức tiếng kia rút cục chỉ có thế ư ? Xa trông tưởng ghê gớm, chứ đến gần, nào có ra gì !
Vì vậy, tôi tự hỏi, chúng ta chẳng đã phạm những nhầm lẫn sơ đẳng nhất, khi dạy cho các tướng này những bí quyết “văn hóa” của chúng ta, để khi về nước, chúng không còn tin vào tính ưu việt của giống nòi da trắng đang bảo hộ chúng.
Việc mở cửa cho bọn bản xứ vào các Đại học của ta, và tưới xả láng chúng những bằng Tiến sĩ này nọ, xem thì cũng ngộ đấy; nhưng chớ có ảo tưởng, coi đó là phương tiện xoá dấu vết xâm lăng để từ thời đại đô hộ nhẹ bước sang thời đại cộng tác.
Không phải tất cả những tên da vàng được ta bôi trát thứ chủ thuyết vị trí tuệ (intellectualisme) trắng này, sẽ xoay sang đỏ choé khi chúng về tới bờ sông Hồng, nhưng nhiều đứa trong bọn sẽ trở thành cán bộ của cái Đảng Cộng sản, mà ở Âu Châu, thì tuyên bố vô tổ quốc, nhưng về đến nền thuộc địa, lại rao giảng Chủ nghĩa Quốc gia trăm phần trăm.
Thử hỏi làm sao mà khác cho được ? Cái làm tôi ngạc nhiên, là một cô gái Đông dương –bởi có cả bọn sinh viên con gái da vàng nữa– về nước với bằng Giáo sư Sử học, tuyên bố: Chừ tôi mới chính là Jeanne d’Arc đây ! Vậy mà ả vẫn chưa thành “Nữ Thánh đồng trinh đỏ” của cuộc cách mạng giải phóng.
Theo tôi, khôn ngoan ra, thì ta nên khai hóa dân bản xứ bằng chính cái văn miêng của chúng. Thử hỏi cái luận án của một tay An-nam-mít về tuồng hát của Musset, là cái giống gì ? Dù tuồng đó có đậm đà, tinh tế, cao nhã, gì gì đi nữa, thì nó cũng chẳng làm cho kẻ bị đô hộ có cảm tưởng tốt đẹp về đạo đức của người đô hộ.
Đừng quên Gandhi cũng đã đỗ đạt ở bên kia bờ biển Manche, và, với cái guồng sợi của mình, hắn đã làm cho nước Anh rối loạn… Cứ từ từ, rồi một ngày, chúng ta cũng sẽ như vậy[14].
…”
Bài báo của Vautrel nói lên lòng căm thù chủng tộc và sự ganh tỵ nhân tài.
“…
Một tay An-nam-mít 22 tuổi, tên Nguyễn Mạnh Tường, vừa giật dễ dàng hai bằng Tiến sĩ Luật và Văn chương ở Đại học Montpellier. Hắn chỉ học có năm năm đã đoạt hai phẩm hàm cao nhất của phương Tây. Tay trí thức “da vàng” này, đặc biệt nổi trội khi trình Luận án Văn chương với đề tài tuồng Alfred de Musset, có thể dạy cho bọn bỉnh bút của ta một bài học đích đáng. Ban giám khảo đã có lời khen rồi, tôi chả có tư cách gì mà chêm vào nữa.
Thực đếm không xuể số trẻ Đông Dương đoạt đủ loại bằng cấp tại Pháp: chúng đạt những thành quả ở Đại học mà bọn “rợ trắng” không khá bằng, thèm muốn.
Rất chăm chỉ, thông minh, lại đầy tham vọng, những tay Á châu này tháo gỡ như bỡn những bí quyết trong đỉnh cao học thuật của chúng ta, rồi về xứ rêu rao:
– Cái văn minh nức tiếng kia rút cục chỉ có thế ư ? Xa trông tưởng ghê gớm, chứ đến gần, nào có ra gì !
Vì vậy, tôi tự hỏi, chúng ta chẳng đã phạm những nhầm lẫn sơ đẳng nhất, khi dạy cho các tướng này những bí quyết “văn hóa” của chúng ta, để khi về nước, chúng không còn tin vào tính ưu việt của giống nòi da trắng đang bảo hộ chúng.
Việc mở cửa cho bọn bản xứ vào các Đại học của ta, và tưới xả láng chúng những bằng Tiến sĩ này nọ, xem thì cũng ngộ đấy; nhưng chớ có ảo tưởng, coi đó là phương tiện xoá dấu vết xâm lăng để từ thời đại đô hộ nhẹ bước sang thời đại cộng tác.
Không phải tất cả những tên da vàng được ta bôi trát thứ chủ thuyết vị trí tuệ (intellectualisme) trắng này, sẽ xoay sang đỏ choé khi chúng về tới bờ sông Hồng, nhưng nhiều đứa trong bọn sẽ trở thành cán bộ của cái Đảng Cộng sản, mà ở Âu Châu, thì tuyên bố vô tổ quốc, nhưng về đến nền thuộc địa, lại rao giảng Chủ nghĩa Quốc gia trăm phần trăm.
Thử hỏi làm sao mà khác cho được ? Cái làm tôi ngạc nhiên, là một cô gái Đông dương –bởi có cả bọn sinh viên con gái da vàng nữa– về nước với bằng Giáo sư Sử học, tuyên bố: Chừ tôi mới chính là Jeanne d’Arc đây ! Vậy mà ả vẫn chưa thành “Nữ Thánh đồng trinh đỏ” của cuộc cách mạng giải phóng.
Theo tôi, khôn ngoan ra, thì ta nên khai hóa dân bản xứ bằng chính cái văn miêng của chúng. Thử hỏi cái luận án của một tay An-nam-mít về tuồng hát của Musset, là cái giống gì ? Dù tuồng đó có đậm đà, tinh tế, cao nhã, gì gì đi nữa, thì nó cũng chẳng làm cho kẻ bị đô hộ có cảm tưởng tốt đẹp về đạo đức của người đô hộ.
Đừng quên Gandhi cũng đã đỗ đạt ở bên kia bờ biển Manche, và, với cái guồng sợi của mình, hắn đã làm cho nước Anh rối loạn… Cứ từ từ, rồi một ngày, chúng ta cũng sẽ như vậy[14].
…”
Bài báo của Vautrel nói lên lòng căm thù chủng tộc và sự ganh tỵ nhân tài.
D- Về nước, những Sáng tác Đầu tiên:
Chuyến đi thăm miền Địa Trung Hải đã giúp Nguyễn Mạnh Tường viết 4 tác phẩm: “Sourires et larmes d’une jeunesse”, “Construction de l’Orient – Pierres de France”, “Construction de l’Orient – Apprentissage de la Méditéranée” và “Le voyage et le sentiment”.
Ông giải thích ý nghĩa hai tác phẩm đầu :
Ông giải thích ý nghĩa hai tác phẩm đầu :
“Tây cho Đông kỹ thuật, quan niệm về nhân quyền, về cái chừng mực và đa dạng của con người, về phương pháp suy tư và về một quan điểm đời sống. Và tôi đã viết hai cuốn: “Pierres de France (Nguyên liệu từ Pháp), “Apprentissage de la Méditérranée” (Học hỏi văn minh Địa Trung Hải) để diễn tả những điểm trên”[15].
Hai cuốn sách còn lại, viết về sự xung đột giữa hai nền văn minh Đông Tây: “Sourires et larmes d’une jeunesse” (“Nụ cười và nước mắt tuổi thanh xuân”) diễn tả cái xung đột giá trị nơi một thanh niên Việt thấm nhiễm văn hóa Tây. Chàng thanh niên được ví như đứa con hoang đàng trong “Kinh Thánh”, đã quen với nếp sống tự do, nay trở về bị truyền thống gia đình ràng buộc. Và chàng đã phải tự đấu tranh tìm một giải pháp dung hòa cho cuộc sống. Vở kịch “Le voyage et le sentiment” (“Du hành và tình cảm”) nói lên hai khía cạnh khác nhau giữa Đông (nặng tình cảm, thủy chung) và Tây (như một tay du lịch luôn đi tìm của lạ). Các sách đó tôi viết từ năm 1930–1940, chỉ xuất bản vài trăm cuốn mỗi thứ và đã hết hơn nửa thế kỷ nay. Giờ muốn in lại một ít mà đành chịu vì thiếu phương tiện”[16].
Khác hẳn những người lớp trước như Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Văn Trường, Phạm Quỳnh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh… hoặc cùng thời với ông như Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Tiến Lãng (cả hai đều sinh năm 1909 như ông), Nguyễn Mạnh Tường sùng bái cái học Tây phương, trong khi những người kia, dù phục Tây phương, nhưng vẫn cho Đông phương là nguồn cội của tư tưởng.
Tóm lại, theo người thanh niên Nguyễn Mạnh Tường, để xây dựng một Đông Phương mới, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm Địa Trung Hải, tức là học sự giao lưu văn hóa Ả Rập – Hy La ở vùng Địa Trung Hải. Giả sử hồi đó, ông đi Ấn Độ, thì tư tưởng của ông có thể thay đổi: bởi Ấn Độ mới là nơi loài người thực hiện sự giao lưu văn hóa sớm nhất và thành công nhất. Mặc dù triết học Ấn Độ là cha đẻ của triết học nhân loại và đền đài Ấn Độ là những kỳ công kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ Á-Âu; nhưng Ấn Độ hiện hành, cũng như Ai Cập, Trung Hoa, vẫn còn là những nước “thứ ba”. Vậy, văn minh–văn hóa và văn minh–khoa học; văn minh–văn hóa và dân chủ–tự do, có những tương quan như thế nào ? Đó là những câu hỏi phức tạp khác.
Năm 1936, về nước, ông dạy văn chương Pháp ở trường Bảo Hộ[17] và trường Cao đẳng Công chánh[18]: “Sau 5 năm đi du lịch, năm 1936 tôi về nước được vào dạy ở Trường Bảo Hộ (Trường Bưởi). Nhà ở số 1 Mai Xuân Thưởng, trông ra Hồ Tây, chỉ cách trường 200 mét. Đây là một quãng thời gian hạnh phúc của đời tôi. Đồng nghiệp thì có Hoàng Xuân Hãn dạy Toán, Nguyễn Văn Huyên dạy Sử, Kontum dạy Vật lý”[19].
Ngoài ra, ông còn học thêm chữ nho và văn chương cổ điển Việt, tham gia phác họa cuốn“Việt Nam Văn Phạm” với nhóm Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, hợp tác làm “Việt Nam Tự Điển” với nhóm Khai trí Tiến đức: “Bỗng nhiên tôi nhớ năm 1936, sau chuyến về nước ở luôn, tôi bắt đầu học chữ nho và góp phần làm cuốn “Việt Nam Văn Phạm” của Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ, và cộng tác biên soạn tự điển Khai trí Tiến đức”[20]. Trong thời kỳ này, ông làm phụ tá cho Thị trưởng Hà Nội. Georges Boudarel, trong bài nghiên cứu tựa đề “Le tort de parler trop tôt” (“Sai lầm vì nói sớm quá”), chủ đích dịch và giới thiệu bài “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất xây dựng quan điểm lãnh đạo” với độc giả Pháp, đã phân tích khá rõ tâm trạng Nguyễn Mạnh Tường và thành phần ưu tú của đất nước theo Việt Minh năm 1945, như sau :
Tóm lại, theo người thanh niên Nguyễn Mạnh Tường, để xây dựng một Đông Phương mới, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm Địa Trung Hải, tức là học sự giao lưu văn hóa Ả Rập – Hy La ở vùng Địa Trung Hải. Giả sử hồi đó, ông đi Ấn Độ, thì tư tưởng của ông có thể thay đổi: bởi Ấn Độ mới là nơi loài người thực hiện sự giao lưu văn hóa sớm nhất và thành công nhất. Mặc dù triết học Ấn Độ là cha đẻ của triết học nhân loại và đền đài Ấn Độ là những kỳ công kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ Á-Âu; nhưng Ấn Độ hiện hành, cũng như Ai Cập, Trung Hoa, vẫn còn là những nước “thứ ba”. Vậy, văn minh–văn hóa và văn minh–khoa học; văn minh–văn hóa và dân chủ–tự do, có những tương quan như thế nào ? Đó là những câu hỏi phức tạp khác.
Năm 1936, về nước, ông dạy văn chương Pháp ở trường Bảo Hộ[17] và trường Cao đẳng Công chánh[18]: “Sau 5 năm đi du lịch, năm 1936 tôi về nước được vào dạy ở Trường Bảo Hộ (Trường Bưởi). Nhà ở số 1 Mai Xuân Thưởng, trông ra Hồ Tây, chỉ cách trường 200 mét. Đây là một quãng thời gian hạnh phúc của đời tôi. Đồng nghiệp thì có Hoàng Xuân Hãn dạy Toán, Nguyễn Văn Huyên dạy Sử, Kontum dạy Vật lý”[19].
Ngoài ra, ông còn học thêm chữ nho và văn chương cổ điển Việt, tham gia phác họa cuốn“Việt Nam Văn Phạm” với nhóm Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, hợp tác làm “Việt Nam Tự Điển” với nhóm Khai trí Tiến đức: “Bỗng nhiên tôi nhớ năm 1936, sau chuyến về nước ở luôn, tôi bắt đầu học chữ nho và góp phần làm cuốn “Việt Nam Văn Phạm” của Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ, và cộng tác biên soạn tự điển Khai trí Tiến đức”[20]. Trong thời kỳ này, ông làm phụ tá cho Thị trưởng Hà Nội. Georges Boudarel, trong bài nghiên cứu tựa đề “Le tort de parler trop tôt” (“Sai lầm vì nói sớm quá”), chủ đích dịch và giới thiệu bài “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất xây dựng quan điểm lãnh đạo” với độc giả Pháp, đã phân tích khá rõ tâm trạng Nguyễn Mạnh Tường và thành phần ưu tú của đất nước theo Việt Minh năm 1945, như sau :
“Trở về Bắc Kỳ, năm 1936, ông dạy văn chương Pháp tại trường Bảo Hộ và trường Cao đẳng Công chánh. Vì cứ in hoài những tập tiểu luận ngẫu hứng từ những ngày sống ở Pháp, đã để lại trong ông những cảm tưởng không phai mờ (…) cuối cùng, ông trở thành đệ nhị phụ tá cho Thị trưởng thuộc địa Hà Nội.
Dù hết sức ngưỡng mộ Paris và nước Pháp (khó có thể làm hơn), nhưng tới giờ phút quyết định, Nguyễn Mạnh Tường trong sâu thẳm của tâm hồn, vẫn là người Việt. Dường như ông nghĩ, mình chỉ trung thành với những lý tưởng hun đúc ở Paris: độc lập, tự do, nhân quyền và dân quyền. Năm 1945, cùng toàn bộ thành phần ưu tú của dân tộc (kể cả các vị Giám mục thời ấy), ông đi theo chính phủ Hồ Chí Minh”[21].
1940, ông nghỉ dạy học, mở văn phòng Luật sư: “Năm 1940, Pháp thua trận, Nhật đưa quân vào Đông Dương, lập ra một Hội Đồng, do Phạm Lê Bổng đứng đầu, vận động nông dân bán lúa, gạo cho Nhật. Họ muốn tôi tham gia nhưng tôi từ chối. Họ lại gây khó khăn, tôi nộp đơn xin từ chức, ra mở văn phòng Luật sư ở phố Trần Hưng Đạo[22] đây là nghề tôi đã tập sự bên Pháp”[23].
Theo Nguyễn Đình Nhân, “Từ năm 1942 đến 1945: ông mở phòng Luật sư chung với hai đồng nghiệp Trần Văn Chương[24] và Vũ Văn Hiền”[25].
Tháng 10/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh lập thêm Đại học Văn Khoa, Nguyễn Mạnh Tường được cử dạy Văn chương Tây phương.
Theo Nguyễn Đình Nhân, “Từ năm 1942 đến 1945: ông mở phòng Luật sư chung với hai đồng nghiệp Trần Văn Chương[24] và Vũ Văn Hiền”[25].
Tháng 10/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh lập thêm Đại học Văn Khoa, Nguyễn Mạnh Tường được cử dạy Văn chương Tây phương.
E- Hội nghị Đà Lạt (17/4/1946–12/5/1946):
Hội nghị Đà Lạt họp từ 17/4/1946 đến 12/5/1946. Bàn về các vấn đề đã dự trù trong Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. Phía Việt Nam, Nguyễn Tường Tam làm trưởng phái đoàn, Võ Nguyên Giáp, phó. Phía Pháp, Max André, Nghị sĩ, trưởng phái đoàn.
Chủ tịch các ủy ban: Hoàng Xuân Hãn, chính trị. Võ Nguyên Giáp, quân sự. Nguyễn Mạnh Tường, văn hóa. Trịnh Văn Bính, kinh tế và tài chính.
Về hội nghị này, trả lời Hòa Khánh ở Paris, năm 1990, Nguyễn Mạnh Tường cho biết :
“…
Năm 1946, một hôm, ông Nguyễn Hữu Đang, người sau này tham gia “Nhân Văn Giai Phẩm” và bị Cộng sản kết án 15 năm tù, đến văn phòng Luật sư của tôi nói là cụ Hồ mời tôi đến gặp Cụ có việc cần. Nguyễn Hữu Đang chở tôi đến cái chỗ sau này gọi là Phủ Chủ tịch. Ở đó Vũ Đình Huỳnh, Vụ trưởng vụ Lễ Tân ra tiếp và đưa vào gặp Cụ Hồ. Cụ gọi tôi là Ngài. Cụ nói: “Như Ngài đã biết, chính phủ vừa ký kết với Pháp một bản tạm ước. Theo bản tạm ước ấy, sắp tới giữa ta và Pháp sẽ có một hội nghị quan trọng. Xin Ngài giúp soạn giùm cho một bản lập trường của chính phủ (thèse gouvernementale) để sử dụng như một cương lĩnh chỉ đạo cuộc hội nghị”.
Tôi đáp: “Công việc này quan trọng quá, xin cụ nhờ một người nào giỏi và có kinh nghiệm hơn tôi”. Cụ Hồ nói: “Tôi đã hỏi ý kiến nhiều người và ai cũng bảo là chỉ có Ngài mới có thể làm được thôi”. Cuối cùng, tôi nhận lời, về nhà, đóng cửa văn phòng Luật sư, vận dụng tất cả kiến thức về luật pháp quốc tế cũng như những điều khoản căn bản của tạm ước để soạn bản lập trường. Đến khi đem trình, được Cụ Hồ chấp thuận và do đó, buộc tôi phải tham dự Hội Nghị Đà Lạt. (…)
Chỉ có một điều ít ai biết là, kết thúc cuộc hội nghị, hai bên đã tổ chức một bữa tiệc chung. Trong bữa tiệc ấy, tên tùy viên của Thủy Đô đốc D’Argenlieu đến cạnh tôi, nói là Thủy Đô đốc muốn gặp tôi để nói chuyện. Tôi bảo là tôi không phải Trưởng đoàn do đó không có tư cách gì để gặp gỡ Thủy Đô đốc cả. Tên tùy viên lại bảo đây là sự gặp gỡ thân mật có tính cách cá nhân thôi chứ không phải để bàn bạc chuyện gì quan trọng cả. Nghe thế, tôi rời bàn tiệc ra ngoài hành lang gặp D’Argenlieu. Lúc ấy trong bàn tiệc ai cũng thấy cả. Và cuộc nói chuyện cũng rất vu vơ, thăm hỏi xã giao về công ăn việc làm thôi. Thế nhưng, về Hà Nội bỗng dưng lại có tin đồn là Nguyễn Mạnh Tường thông đồng với giặc, là Nguyễn Mạnh Tường bán nước.
– Luật sư có biết tin đồn đó phát xuất từ đâu không ?
– Thì cũng phải có người phát thì nó mới động chứ. Tin đồn đó là cả một chiến dịch được tổ chức hẳn hoi. Anh Hoàng Xuân Hãn lúc ấy phải đến gặp hình như là Võ Nguyên Giáp thì phải, bảo Tường làm cái gì mà người ta lại tung tin đồn là nó bán nước, theo giặc ghê quá vậy. Nguy cho nó lắm. Mà nguy thật. Chỉ cần một phát súng, một mũi dao là xong đời chứ gì. Từ khi anh Hãn can thiệp, tin đồn ấy mới lắng xuống rồi biến mất”[26].
…”
Về việc này, Nguyễn Văn Hoàn ở Hà Nội, ghi như sau :
“…
Lúc tiễn đoàn lên đường, cụ Hồ nói to: “Xin chúc anh em đi thành công, đặc biệt tôi có lời khuyên: Nội bộ đoàn kết, phải đấu tranh găng nhưng không được gãy”. Hoàng Xuân Hãn có viết hồi ức về Hội nghị nhưng không nhắc lại chi tiết quan trọng này, tôi hỏi thì anh bảo quên !” (…)
Kết thúc hội nghị, D’Argenlieu có tổ chức tiệc trà tiễn Đoàn. Một sĩ quan hầu cận Pháp đến nói: Thủy sư Đô đốc muốn gặp riêng Ngài. Tôi nói: “Tôi chưa hân hạnh được quen biết Ngài Thủy sư Đô đốc”. Có anh em nói: “Nó mời thì anh cứ đi”. Tôi đi xuyên qua phòng họp, đông khoảng một trăm người, đến gặp nó, chỉ toàn nói chuyện xã giao vớ vẩn. Thế mà khi về Hà Nội, có dư luận nói: “Tường là tay trong của Pháp, Tường phản quốc”, Hãn tức, đến gặp Võ Nguyên Giáp, dư luận mới được dập tắt”[27].
…”
Boudarel viết: “Sau khi ở hội nghị về, Tường không được trao cho nhiệm vụ gì nữa, cũng như nhiều người yêu nước không Cộng sản khác. Tuy vậy khi cuộc chiến bùng nổ ngày 19/12/1946, ông vẫn đi theo kháng chiến”[28].
Chủ tịch các ủy ban: Hoàng Xuân Hãn, chính trị. Võ Nguyên Giáp, quân sự. Nguyễn Mạnh Tường, văn hóa. Trịnh Văn Bính, kinh tế và tài chính.
Về hội nghị này, trả lời Hòa Khánh ở Paris, năm 1990, Nguyễn Mạnh Tường cho biết :
“…
Năm 1946, một hôm, ông Nguyễn Hữu Đang, người sau này tham gia “Nhân Văn Giai Phẩm” và bị Cộng sản kết án 15 năm tù, đến văn phòng Luật sư của tôi nói là cụ Hồ mời tôi đến gặp Cụ có việc cần. Nguyễn Hữu Đang chở tôi đến cái chỗ sau này gọi là Phủ Chủ tịch. Ở đó Vũ Đình Huỳnh, Vụ trưởng vụ Lễ Tân ra tiếp và đưa vào gặp Cụ Hồ. Cụ gọi tôi là Ngài. Cụ nói: “Như Ngài đã biết, chính phủ vừa ký kết với Pháp một bản tạm ước. Theo bản tạm ước ấy, sắp tới giữa ta và Pháp sẽ có một hội nghị quan trọng. Xin Ngài giúp soạn giùm cho một bản lập trường của chính phủ (thèse gouvernementale) để sử dụng như một cương lĩnh chỉ đạo cuộc hội nghị”.
Tôi đáp: “Công việc này quan trọng quá, xin cụ nhờ một người nào giỏi và có kinh nghiệm hơn tôi”. Cụ Hồ nói: “Tôi đã hỏi ý kiến nhiều người và ai cũng bảo là chỉ có Ngài mới có thể làm được thôi”. Cuối cùng, tôi nhận lời, về nhà, đóng cửa văn phòng Luật sư, vận dụng tất cả kiến thức về luật pháp quốc tế cũng như những điều khoản căn bản của tạm ước để soạn bản lập trường. Đến khi đem trình, được Cụ Hồ chấp thuận và do đó, buộc tôi phải tham dự Hội Nghị Đà Lạt. (…)
Chỉ có một điều ít ai biết là, kết thúc cuộc hội nghị, hai bên đã tổ chức một bữa tiệc chung. Trong bữa tiệc ấy, tên tùy viên của Thủy Đô đốc D’Argenlieu đến cạnh tôi, nói là Thủy Đô đốc muốn gặp tôi để nói chuyện. Tôi bảo là tôi không phải Trưởng đoàn do đó không có tư cách gì để gặp gỡ Thủy Đô đốc cả. Tên tùy viên lại bảo đây là sự gặp gỡ thân mật có tính cách cá nhân thôi chứ không phải để bàn bạc chuyện gì quan trọng cả. Nghe thế, tôi rời bàn tiệc ra ngoài hành lang gặp D’Argenlieu. Lúc ấy trong bàn tiệc ai cũng thấy cả. Và cuộc nói chuyện cũng rất vu vơ, thăm hỏi xã giao về công ăn việc làm thôi. Thế nhưng, về Hà Nội bỗng dưng lại có tin đồn là Nguyễn Mạnh Tường thông đồng với giặc, là Nguyễn Mạnh Tường bán nước.
– Luật sư có biết tin đồn đó phát xuất từ đâu không ?
– Thì cũng phải có người phát thì nó mới động chứ. Tin đồn đó là cả một chiến dịch được tổ chức hẳn hoi. Anh Hoàng Xuân Hãn lúc ấy phải đến gặp hình như là Võ Nguyên Giáp thì phải, bảo Tường làm cái gì mà người ta lại tung tin đồn là nó bán nước, theo giặc ghê quá vậy. Nguy cho nó lắm. Mà nguy thật. Chỉ cần một phát súng, một mũi dao là xong đời chứ gì. Từ khi anh Hãn can thiệp, tin đồn ấy mới lắng xuống rồi biến mất”[26].
…”
Về việc này, Nguyễn Văn Hoàn ở Hà Nội, ghi như sau :
“…
Lúc tiễn đoàn lên đường, cụ Hồ nói to: “Xin chúc anh em đi thành công, đặc biệt tôi có lời khuyên: Nội bộ đoàn kết, phải đấu tranh găng nhưng không được gãy”. Hoàng Xuân Hãn có viết hồi ức về Hội nghị nhưng không nhắc lại chi tiết quan trọng này, tôi hỏi thì anh bảo quên !” (…)
Kết thúc hội nghị, D’Argenlieu có tổ chức tiệc trà tiễn Đoàn. Một sĩ quan hầu cận Pháp đến nói: Thủy sư Đô đốc muốn gặp riêng Ngài. Tôi nói: “Tôi chưa hân hạnh được quen biết Ngài Thủy sư Đô đốc”. Có anh em nói: “Nó mời thì anh cứ đi”. Tôi đi xuyên qua phòng họp, đông khoảng một trăm người, đến gặp nó, chỉ toàn nói chuyện xã giao vớ vẩn. Thế mà khi về Hà Nội, có dư luận nói: “Tường là tay trong của Pháp, Tường phản quốc”, Hãn tức, đến gặp Võ Nguyên Giáp, dư luận mới được dập tắt”[27].
…”
Boudarel viết: “Sau khi ở hội nghị về, Tường không được trao cho nhiệm vụ gì nữa, cũng như nhiều người yêu nước không Cộng sản khác. Tuy vậy khi cuộc chiến bùng nổ ngày 19/12/1946, ông vẫn đi theo kháng chiến”[28].
F- Đi kháng chiến, nhưng Không tham gia Mặt trận Việt Minh:
Ngày 19/12/1946, toàn quốc kháng chiến. Nguyễn Mạnh Tường đang biện hộ ở tòa án Hải Phòng. Ông đi vòng xuống Nam Định để về Hà Nội, chuẩn bị gia đình tản cư. Trước khi đi, ông dâng toàn bộ tài sản cho cách mạng. Gia đình ông về Hà Nam, Ngô Khê. Pháp đánh Hà Nam, chạy sang Thái Bình. Thái Bình thuộc Liên khu Ba là một địa điểm tụ họp đông đảo trí thức văn nghệ sĩ. Tháng 10/1948, Hội Văn nghệ Liên Khu Ba được thành lập. Theo Bùi Huy Phồn[29] và Phạm Duy[30] đây là thời kỳ đẹp nhất của kháng chiến: các trí thức, văn nghệ sĩ khuynh hướng khác nhau cùng hoạt động chung. Khi Pháp đánh Thái Bình, Chi Hội Văn nghệ phải chuyển về Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Văn nghệ sĩ người về thành, người vào Khu Bốn tức Thanh Hóa vùng Tướng Nguyễn Sơn.
Trả lời câu hỏi của Hòa Khánh ở Paris: “Luật sư có thể cho biết Luật sư đã tham gia phong trào Việt Minh và sau đó, tham gia kháng chiến như thế nào ?”
Nguyễn Mạnh Tường xác định :
“Thật ra, tôi không hề tham gia Mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Do đó, tôi đã từng từ chối nhiều lời mời ra làm Bộ trưởng của nhiều chính phủ. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền. Người trí thức chỉ nên đứng ở lãnh vực thuần lý chính trị (politique spéculative), nghiên cứu, thúc đẩy các trào lưu.
Cách mạng Tháng tám làm tôi rất vui mừng. Tôi muốn đóng góp vào việc xây dựng đất nước trong hai lãnh vực sở trường của mình: luật học và nghiên cứu văn học”[31].
Trả lời câu hỏi của Hòa Khánh ở Paris: “Luật sư có thể cho biết Luật sư đã tham gia phong trào Việt Minh và sau đó, tham gia kháng chiến như thế nào ?”
Nguyễn Mạnh Tường xác định :
“Thật ra, tôi không hề tham gia Mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Do đó, tôi đã từng từ chối nhiều lời mời ra làm Bộ trưởng của nhiều chính phủ. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền. Người trí thức chỉ nên đứng ở lãnh vực thuần lý chính trị (politique spéculative), nghiên cứu, thúc đẩy các trào lưu.
Cách mạng Tháng tám làm tôi rất vui mừng. Tôi muốn đóng góp vào việc xây dựng đất nước trong hai lãnh vực sở trường của mình: luật học và nghiên cứu văn học”[31].
Nguyễn Văn Hoàn ghi: “Năm 1946, tôi đang cãi ở Hải Phòng thì tiếng súng toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Tôi phải đi đường Nam Định để về Hà Nội, rồi tản cư đi Hà Nam, ở Ngô Khê. Nó đánh Hà Nam, chạy sang Thái Bình, ở Hưng Nhân. Nó đánh Thái Bình, chạy vào Thanh Hóa. Hồi dạy Dự bị Đại học, tôi ở dốc Đu, Thiệu Hóa, bên cạnh là nhà Hồ Đắc Liên, gần nhà Nguyễn Khánh Đàm, anh ruột nhà văn Nguyễn Tuân”[32].
G- Làm Luật sư trong Kháng chiến:
Trong kháng chiến, Nguyễn Mạnh Tường cãi ở Tòa án nào? Và cãi cho ai ? Một điều chắc chắn: ông cãi trong các Tòa án Kháng Chiến –tức là toàn án của Việt Minh. Vậy loại tòa án nào ? Vì sau này, trong thời Cải cách Ruộng đất, ông cho biết các Tòa án Nhân dân không cần Chánh án và Luật sư. Chắt lọc một số thông tin đáng tin cậy, ta có thể xác định: ông cãi ở những Tòa án Quân sự, đại hình, và được chính phủ kháng chiến cử làm Luật sư chỉ định (avocat d’office), biện hộ cho những người quốc gia bị Việt Minh bắt và xử tội.
1/ Boudarel viết: “Trong những năm đầu chiến tranh, hình như Luật sư Tường đã nhận cãi cho những trường hợp vô vọng, ông nhận biện hộ cho những người quốc gia bị kết tội phản quốc mà không có chứng cớ gì minh bạch. Lần vận động (hay lần cãi) cuối cùng hình như ở Đức Thọ, năm 1951”[33].
2/ Trần Văn Hà viết: “Gia đình tôi (Nguyễn Mạnh Tường) chuyển dịch từ Phủ Lý về Thái Bình, rồi về Thanh Hóa. Tôi tiếp tục giảng dạy cho lớp Dự bị Đại học ở Thanh Hóa, được cử làm Luật sư của chính phủ đi bào chữa cho tội nhân tại Tòa án Quân sự, đại hình. Cứ mỗi tháng là phải tới một tỉnh, với chiếc xe đạp tòng tọc. Nhiều đoạn đường, cái chết kề bên. Anh “ba lô viên” của tôi bị trúng đạn địch, đã bỏ mạng tại bờ sông Hồng”[34].
3/ Trong bài “Kiều Mai Sơn kể lại lời Vũ Đình Hoè”, có một đoạn đáng chú ý :
“…
Tôi (Vũ Đình Hoè) lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Tư pháp nên cũng được họp trong phiên chính phủ họp bàn về xử vụ ông Vĩnh Thụy đào nhiệm. Đó là vào hồi năm 1950–1951. Cụ Hồ không muốn truy tố.
Để hợp thủ tục dân chủ, Hồ Chủ tịch đề nghị giơ tay biểu quyết. Tất cả thành viên chính phủ đều giơ tay lên, trừ cụ Bùi Bằng Đoàn[35] –Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Cụ nói đồng ý là ông Vĩnh Thụy phạm tội nặng đối với Tổ quốc, nhưng cụ không nỡ giơ tay biểu quyết. Mọi người nhớ xưa cụ đã một thời giữ chức Thượng thư trong triều đình Bảo Đại. Cuối cùng chính phủ quyết định giao cho tòa án xét xử theo đúng pháp luật, phải làm đàng hoàng đầy đủ thủ tục, có Luật sư bào chữa cho bị cáo vắng mặt.
Mấy tháng sau, Tòa án Quân khu III được thành lập do ông Lê Văn Chất làm Chánh án, ông Bùi Lâm làm Công cáo Ủy viên, một hội thẩm chính trị là đại biểu quân đội, một hội thẩm chuyên môn là ông Trần Đình Trúc, Thẩm phán do Giám đốc Tư pháp Khu III phái sang. Hai Luật sư cùng bênh vực cho bị cáo Vĩnh Thụy là ông Đỗ Xuân Sảng và ông Nguyễn Mạnh Tường.
Bản cáo trạng buộc tội ông Vĩnh Thụy rất đanh thép. Sau khi đã thực thi đủ thủ tục pháp lý và bàn luận kỹ càng, hội đồng xét xử đã ra phán quyết vắng mặt bị cáo: Tử hình. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đề nghị ghi vào bản án xử theo điều luật của nhiều nước trên thế giới là: Tử hình vắng mặt, khi nào bắt lại được can phạm thì sẽ mở lại phiên tòa chứ không được thi hành cái án đã tuyên trước đó”[36].
…”
Vẫn trong bài này, Kiều Mai Sơn kể thêm mấy vụ khác:
– Vụ xử Quản Dưỡng, tức Trần Văn Dưỡng, ở Hà Đông, trước làm lính khố xanh, bị xử tội đã ra lệnh cho lính Bảo an bắn vào người biểu tình.
– Xử vợ một lãnh tụ Quốc dân Đảng, ở Vĩnh Yên.
– Một nông dân giết kẻ ngoại tình với vợ, là một anh Đại đội Trưởng bộ đội, ở làng Xuân Thọ, Thái Bình.
– Hè 1951, một anh bộ đội đánh chết người đang “hủ hóa” với mẹ mình, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh –lúc đó Nguyễn Mạnh Tường đã vào Thanh Hóa.
…”
4/ Hoàng Văn Chí viết : “Từ 1947 đến 1950 ông làm Trạng sư ở khu III. Trong khi bênh vực cho các bị cáo trước tòa, ông hay dùng lời lẽ văn hoa để “nói mát” chế độ, nên ông bị chuyển sang ngành giáo dục. Ông bị coi là một phần tử “ngoan cố”, không chịu “lột xác”, nên thường bị đả kích. Có lần cán bộ đã đặt ra một vở kịch nhan đề là “Phải hấp lại” để lăng mạ ông, nhưng ông không thèm trả lời.”[37]
Điều Hoàng Văn Chí viết “ông hay dùng lời lẽ văn hoa để nói mát chế độ” được phản ảnh trong lời kể của Giáo sư Hoàng Như Mai :
1/ Boudarel viết: “Trong những năm đầu chiến tranh, hình như Luật sư Tường đã nhận cãi cho những trường hợp vô vọng, ông nhận biện hộ cho những người quốc gia bị kết tội phản quốc mà không có chứng cớ gì minh bạch. Lần vận động (hay lần cãi) cuối cùng hình như ở Đức Thọ, năm 1951”[33].
2/ Trần Văn Hà viết: “Gia đình tôi (Nguyễn Mạnh Tường) chuyển dịch từ Phủ Lý về Thái Bình, rồi về Thanh Hóa. Tôi tiếp tục giảng dạy cho lớp Dự bị Đại học ở Thanh Hóa, được cử làm Luật sư của chính phủ đi bào chữa cho tội nhân tại Tòa án Quân sự, đại hình. Cứ mỗi tháng là phải tới một tỉnh, với chiếc xe đạp tòng tọc. Nhiều đoạn đường, cái chết kề bên. Anh “ba lô viên” của tôi bị trúng đạn địch, đã bỏ mạng tại bờ sông Hồng”[34].
3/ Trong bài “Kiều Mai Sơn kể lại lời Vũ Đình Hoè”, có một đoạn đáng chú ý :
“…
Tôi (Vũ Đình Hoè) lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Tư pháp nên cũng được họp trong phiên chính phủ họp bàn về xử vụ ông Vĩnh Thụy đào nhiệm. Đó là vào hồi năm 1950–1951. Cụ Hồ không muốn truy tố.
Để hợp thủ tục dân chủ, Hồ Chủ tịch đề nghị giơ tay biểu quyết. Tất cả thành viên chính phủ đều giơ tay lên, trừ cụ Bùi Bằng Đoàn[35] –Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Cụ nói đồng ý là ông Vĩnh Thụy phạm tội nặng đối với Tổ quốc, nhưng cụ không nỡ giơ tay biểu quyết. Mọi người nhớ xưa cụ đã một thời giữ chức Thượng thư trong triều đình Bảo Đại. Cuối cùng chính phủ quyết định giao cho tòa án xét xử theo đúng pháp luật, phải làm đàng hoàng đầy đủ thủ tục, có Luật sư bào chữa cho bị cáo vắng mặt.
Mấy tháng sau, Tòa án Quân khu III được thành lập do ông Lê Văn Chất làm Chánh án, ông Bùi Lâm làm Công cáo Ủy viên, một hội thẩm chính trị là đại biểu quân đội, một hội thẩm chuyên môn là ông Trần Đình Trúc, Thẩm phán do Giám đốc Tư pháp Khu III phái sang. Hai Luật sư cùng bênh vực cho bị cáo Vĩnh Thụy là ông Đỗ Xuân Sảng và ông Nguyễn Mạnh Tường.
Bản cáo trạng buộc tội ông Vĩnh Thụy rất đanh thép. Sau khi đã thực thi đủ thủ tục pháp lý và bàn luận kỹ càng, hội đồng xét xử đã ra phán quyết vắng mặt bị cáo: Tử hình. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đề nghị ghi vào bản án xử theo điều luật của nhiều nước trên thế giới là: Tử hình vắng mặt, khi nào bắt lại được can phạm thì sẽ mở lại phiên tòa chứ không được thi hành cái án đã tuyên trước đó”[36].
…”
Vẫn trong bài này, Kiều Mai Sơn kể thêm mấy vụ khác:
– Vụ xử Quản Dưỡng, tức Trần Văn Dưỡng, ở Hà Đông, trước làm lính khố xanh, bị xử tội đã ra lệnh cho lính Bảo an bắn vào người biểu tình.
– Xử vợ một lãnh tụ Quốc dân Đảng, ở Vĩnh Yên.
– Một nông dân giết kẻ ngoại tình với vợ, là một anh Đại đội Trưởng bộ đội, ở làng Xuân Thọ, Thái Bình.
– Hè 1951, một anh bộ đội đánh chết người đang “hủ hóa” với mẹ mình, tại Đức Thọ, Hà Tĩnh –lúc đó Nguyễn Mạnh Tường đã vào Thanh Hóa.
…”
4/ Hoàng Văn Chí viết : “Từ 1947 đến 1950 ông làm Trạng sư ở khu III. Trong khi bênh vực cho các bị cáo trước tòa, ông hay dùng lời lẽ văn hoa để “nói mát” chế độ, nên ông bị chuyển sang ngành giáo dục. Ông bị coi là một phần tử “ngoan cố”, không chịu “lột xác”, nên thường bị đả kích. Có lần cán bộ đã đặt ra một vở kịch nhan đề là “Phải hấp lại” để lăng mạ ông, nhưng ông không thèm trả lời.”[37]
Điều Hoàng Văn Chí viết “ông hay dùng lời lẽ văn hoa để nói mát chế độ” được phản ảnh trong lời kể của Giáo sư Hoàng Như Mai :
“Vụ thầy Tường cãi đó là: cô con dâu cầm dao đâm bố chồng. Tôi không dự cái cuộc ấy nhưng được nghe người ta kể lại. Thầy Tường bào chữa: Xưa nay chuyện bố chồng con dâu, nhất là mẹ chồng nàng dâu xung đột với nhau là chuyện rất điển hình ở xã hội Việt Nam xảy ra coi như cơm bữa. Nhưng vì sao cô này lại đâm bố chồng ? Vì khẩu hiệu của kháng chiến: Mỗi người sẵn sàng cầm vũ khí trong tay để giết giặc. Cho nên lỗi tại có vũ khí kia chứ không thì chị ấy không phạm tội giết bố chồng”[38].
Những chứng trên đây bổ sung cho nhau. Tóm lại, có thể nói: lần cuối Nguyễn Mạnh Tường cãi ở Đức Thọ, Hà Tĩnh, theo Boudarel và sau đó ông bị chuyển sang ngành giáo dục, theo Hoàng Văn Chí. Một mặt khác, chính Nguyễn Mạnh Tường cũng viết về lý do đổ vỡ của ngành tư pháp và y tế ở Khu Ba và Khu Tư :
“Chính trị chèn ép chuyên môn như thế nào; xua đuổi người trí thức ra ngoài con đường cách mạng ra sao, lịch sử kháng chiến đã cho ta kinh nghiệm đau đớn. Năm 1949, phong trào tư pháp liên khu III tan vỡ vì chính quyền quan niệm tư pháp phải thuộc sự điều khiển của mình. Năm 1951, phong trào quân y, dân y liên khu IV sụp đổ vì các chính trị viên đưa vào các bệnh viện, đã đán áp chuyên môn, thúc đẩy các Bác sĩ có công với cách mạng, với kháng chiến, phải gạt nước mắt mà rời bỏ kháng chiến”[39].
H- Từ chối vào Đảng:
Năm 1951, được đề nghị vào đảng, nhưng ông từ chối, rồi cuối cùng ông phải chấp nhận vào Đảng Xã hội, Nguyễn Mạnh Tường giải thích tại sao :
“…
Năm 1951, trong chiến khu,[40] Đặng Châu Tuệ, một Đảng viên Cộng sản[41] đến bảo tôi và Bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên nộp đơn xin vào Đảng. “Trên” đã chứng nhận hạnh kiểm và hoạt động của chúng tôi trong kháng chiến. Những người Cộng sản thường say mê hình thức và mắc bệnh kiểm kê con người giống như tài sản, theo tuổi tác, phái tính, hoạt động nghề nghiệp để trộn họ vào những tổ chức quần chúng, để giáo dục và điều khiển họ một cách hữu hiệu hơn. Một mặt khác, vì Đảng không dung tha bọn trí thức ham hưởng thụ tự do và Cá nhân Chủ nghĩa, nếu tập trung họ lại trong Đảng, thì cái địa vị tối cao và vai trò lãnh đạo sẽ làm họ phởn chí. Thật vậy, trong thời điểm đó, những kẻ có tham vọng, những kẻ cơ hội, mơ tưởng được vào hàng ngũ Cộng sản đã làm không ít việc hạ tiện để đẹp lòng người chiêu nạp. Cũng cùng thời ấy, đã có khá nhiều trí thức, không chịu được đầu óc hẹp hòi và tính ngoan cố của những người cầm đầu, đã bỏ hàng ngũ cách mạng để về Hà Nội, rồi từ đó bay đi những chân trời tốt đẹp hơn.
Vì thế, Bác sĩ Nguyên và tôi xét cái “vinh dự” mà họ ban cho chẳng qua chỉ là một thủ đoạn ngờ vực: họ muốn khóa trái chúng tôi trong các tổ Đảng được canh gác chặt chẽ để ngăn chặn không cho chuồn, nếu có kẻ nào manh tâm. Cả hai chúng tôi từ chối lời mời vào Đảng. Nhưng những người cầm đầu không cho đứng ngoài tất cả các tổ chức, họ đề nghị chúng tôi vào Đảng Xã hội. Cầm cự mãi cũng chán, chúng tôi bắt buộc phải chấp nhận. Bởi chẳng nên khăng khăng cương quyết từ chối mãi ý nguyện của Đảng, nhất là trong chiến khu, có những con mắt vô hình kiểm soát nhất cử nhất động. Khá là nguy hiểm”[42].
…”
Nguyễn Mạnh Tường rời Khu Ba khoảng mùa xuân 1951, sau khi từ chối vào Đảng. Tới tháng 5/1951, ở Khu Tư Thanh Hóa ông cãi lần cuối cùng tại Đức Thọ, Hà Tĩnh. Boudarel viết:“Tháng 2/1952, Trường Dự bị Đại học mới mở ở Khu Tư, Thanh Hóa và Nghệ An, do nhà phê bình mác- xít Đặng Thai Mai điều khiển, Nguyễn Mạnh Tường được gọi về dạy văn chương”[43].
Hoàng Trung Thông kể lại :
“…
Năm 1951, trong chiến khu,[40] Đặng Châu Tuệ, một Đảng viên Cộng sản[41] đến bảo tôi và Bác sĩ Nguyễn Xuân Nguyên nộp đơn xin vào Đảng. “Trên” đã chứng nhận hạnh kiểm và hoạt động của chúng tôi trong kháng chiến. Những người Cộng sản thường say mê hình thức và mắc bệnh kiểm kê con người giống như tài sản, theo tuổi tác, phái tính, hoạt động nghề nghiệp để trộn họ vào những tổ chức quần chúng, để giáo dục và điều khiển họ một cách hữu hiệu hơn. Một mặt khác, vì Đảng không dung tha bọn trí thức ham hưởng thụ tự do và Cá nhân Chủ nghĩa, nếu tập trung họ lại trong Đảng, thì cái địa vị tối cao và vai trò lãnh đạo sẽ làm họ phởn chí. Thật vậy, trong thời điểm đó, những kẻ có tham vọng, những kẻ cơ hội, mơ tưởng được vào hàng ngũ Cộng sản đã làm không ít việc hạ tiện để đẹp lòng người chiêu nạp. Cũng cùng thời ấy, đã có khá nhiều trí thức, không chịu được đầu óc hẹp hòi và tính ngoan cố của những người cầm đầu, đã bỏ hàng ngũ cách mạng để về Hà Nội, rồi từ đó bay đi những chân trời tốt đẹp hơn.
Vì thế, Bác sĩ Nguyên và tôi xét cái “vinh dự” mà họ ban cho chẳng qua chỉ là một thủ đoạn ngờ vực: họ muốn khóa trái chúng tôi trong các tổ Đảng được canh gác chặt chẽ để ngăn chặn không cho chuồn, nếu có kẻ nào manh tâm. Cả hai chúng tôi từ chối lời mời vào Đảng. Nhưng những người cầm đầu không cho đứng ngoài tất cả các tổ chức, họ đề nghị chúng tôi vào Đảng Xã hội. Cầm cự mãi cũng chán, chúng tôi bắt buộc phải chấp nhận. Bởi chẳng nên khăng khăng cương quyết từ chối mãi ý nguyện của Đảng, nhất là trong chiến khu, có những con mắt vô hình kiểm soát nhất cử nhất động. Khá là nguy hiểm”[42].
…”
Nguyễn Mạnh Tường rời Khu Ba khoảng mùa xuân 1951, sau khi từ chối vào Đảng. Tới tháng 5/1951, ở Khu Tư Thanh Hóa ông cãi lần cuối cùng tại Đức Thọ, Hà Tĩnh. Boudarel viết:“Tháng 2/1952, Trường Dự bị Đại học mới mở ở Khu Tư, Thanh Hóa và Nghệ An, do nhà phê bình mác- xít Đặng Thai Mai điều khiển, Nguyễn Mạnh Tường được gọi về dạy văn chương”[43].
Hoàng Trung Thông kể lại :
“Các lớp học viết văn thì tổ chức ở Quần Tín[44], Đặng Thai Mai là Hiệu trưởng, Nguyễn Xuân Sanh phụ trách các công việc, tương đương với Giáo vụ bây giờ. Khóa dự bị Đại học đầu tiên có 5 học sinh. Các lớp sau đông hơn (…) Học sinh tới học do địa phương giới thiệu nhưng kinh phí hầu như phải tự túc hoàn toàn”[45].
Vào Khu Tư, Nguyễn Mạnh Tường vẫn tiếp tục đấu tranh tư tưởng với Cộng sản, Hoàng Trung Thông kể tiếp :
“Cuộc tranh đấu tư tưởng duy nhất ở Liên Khu Bốn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là cuộc đấu tranh với một số quan điểm của Nguyễn Mạnh Tường. Trong một cuộc nói chuyệnNguyễn Mạnh Tường cho rằng văn nghệ ta như một cái chuồng nhốt các văn nghệ sĩ trong đó. Ý kiến này lập tức đã làm nổi lên một làn sóng bất bình trong giới văn nghệ. Có hai bài phê phán ý kiến đó một cách nghiêm khắc trên tạp chí “Thép Mới” của Nguyễn Văn Tỵ và Chế Lan Viên. Khi đồng chí Lưu Trọng Lư, Chi hội Trưởng Văn nghệ Liên Khu Bốn, phụ trách tờ tạp chí “Thép Mới”, đến gặp đồng chí Trường Chinh thuật lại các bài đấu tranh tư tưởng thì đồng chí Trường Chinh có nhắc nhở về mấy bài phê phán đó, đại ý như sau: các đồng chí phê bình cũng là phải thôi; nhưng cũng như một cây tre, vin xuống vừa phải thì sức bật của nó sẽ lớn, nhưng vin mạnh quá thì nó gẫy. Tôi hiểu ý đồng chí Trường Chinh nói là cần phải đấu tranh tư tưởng nhưng đừng nặng lời quá vì lúc bấy giờ chúng ta đang cần đoàn kết để kháng chiến chống Pháp, mặc dầu đoàn kết không có nghĩa là thủ tiêu đấu tranh”[46].
Cuộc đấu tranh tư tưởng ở Khu Tư, sau Nguyễn Mạnh Tường, đến Trương Tửu, càng mãnh liệt hơn.
(Luật sư Nguyễn Mạnh Tường vào năm 1952)
I- Dự các Hội nghị Quốc tế:
Mặc dù đã từ chối vào Đảng và luôn giữ khoảng cách với chính quyền, nhưng Đảng vẫn phải nhờ Nguyễn Mạnh Tường trong việc đối ngoại, bởi khó tìm được người có đủ khả năng thay thế: ông được cử đi dự ba Hội nghị quốc tế vì tài hùng biện.
Về Hội nghị Bắc Kinh, 1952, hiện không có tài liệu.
Về Hội nghị Vienne, cuối 1952, đầu 1953, Boudarel phân tích khá kỹ :
Về Hội nghị Bắc Kinh, 1952, hiện không có tài liệu.
Về Hội nghị Vienne, cuối 1952, đầu 1953, Boudarel phân tích khá kỹ :
“Năm 1952, vì vì nhu cầu tuyên truyền và viễn ảnh những thương lượng mới về Đông Dương đi đôi với vấn đề Triều Tiên đang thảo luận, người ta đã lôi Tường trong nhà tù bóng tối ra ánh sáng. Ông được gọi đi Vienne dự Hội nghị các dân tộc, do Phong Trào Hòa bình Thế giới ảnh hưởng Liên Xô, tổ chức. Một lần nữa, ông lại làm phát ngôn viên khôn khéo và hùng biện cho chính phủ Hồ Chí Minh, dù ông không chia sẻ mọi quan điểm, nhưng đối với ông, chính phủ này, trước hết, bảo đảm nền độc lập.
Chuyến đi Vienne đã có thể là cơ hội lý tưởng cho Luật sư Nguyễn Mạnh Tường chạy sang phía bên kia. Nhưng không. Mặc. Ông trở về xứ. Vì yêu nước. Vì muốn độc lập cho Việt Nam, mà cũng vì muốn làm thay đổi chế độ từ bên trong bằng sức mạnh của ngôn từ”[47].
Bài phát biểu của Nguyễn Mạnh Tường tại hội nghị Vienne, viết thành “Lettre à un ami de France” (“Thư gởi người bạn Pháp”), lời lẽ khôn khéo, cảm động, để thuyết phục những người bạn Pháp hãy vận động cho việc ngừng chiến ở Việt Nam :
“…
Từ Vienne náo động âm nhạc hòa bình của tiếng xe hơi và tàu điện, tâm tư tôi hướng về đất nước đang rền vang tiếng đại bác. Từ Vienne chói lòa ánh sáng, tôi nhìn qua hai mươi ngàn cây số xa, về những thành phố của chúng tôi đang bị thiêu huỷ; khi màn đêm buông xuống, nhờ bóng tối, máy bay ngưng cơn cuồng nộ, làng mạc, ruộng đồng, trỗi dạy sinh hoạt. Tôi thấy con trai tôi, trong đêm lạnh, tay mang sách vở, lần bước để nhập bọn với bạn bè và những người dân quê, qua những con đường ngoằn ngoèo, cùng họp nhau dưới căn nhà lá dùng làm trường học. Chúng thắp những ngọn đèn dầu nhỏ mà ánh sáng vàng vọt, mù khói làm cay mắt, ngứa cổ. Chúng ngồi bệt dưới đất, tay tựa vào cái bàn nhỏ bằng lòng bàn tay, đem từ nhà đi. Thầy đến và lớp học bắt đầu. Chúng được học nhiều điều, đặc biệt là lòng yêu mến các dân tộc, sự kính trọng con người và giá trị cần lao. Chắc các bạn cũng chẳng đến nỗi dửng dưng khi biết rằng những đứa con trai ấy còn học một ngoại ngữ, rằng ngoại ngữ ấy là tiếng Pháp và tiếng đầu tiên chúng được học là chữ AIMER[48]…
Mỗi khi màn đêm buông xuống, chúng tôi giao cảm với nước Pháp đích thực, nước Pháp sống động, nước Pháp cụ thể, nước Pháp mà chúng tôi đã ngừng Yêu trong khổ đau nhức nhối, nước Pháp của Joliot-Curie, của Raymonde Dien, của Henri Martin, của nông dân, của thợ thuyền, của trí thức, của tất cả những ai đau khổ vì nỗi khổ đau của chúng tôi, những ai đòi hỏi quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương, để bi kịch huynh đệ phải chấm dứt, để con cái chúng tôi khỏi bị đạn bom xé thành trăm mảnh mà chúng được nở hoa dưới ánh mặt trời của cuộc sống và được học tập trong hòa bình[49].
…”
Bức thư dù tha thiết cũng không ngăn cản được cuộc chiến kéo dài đến 1954. Khi trở về nước, Nguyễn Mạnh Tường phải trực diện với bi kịch kinh hoàng Cải cách Ruộng đất, trong sự bất lực hoàn toàn.
Ngày 22/5/1956, Hội nghị Luật gia Dân chủ họp ở Bruxelles trong lúc phong trào NVGP đang manh nha, ông lại được “vời ra” lần nữa, và ông cũng lại dùng tài hùng biện để biện hộ cho sự thống nhất Việt Nam, theo quan điểm của miền Bắc. Nhân chuyến đi này ông được các luật gia Tiệp Khắc và Nga và mời sang Praha và Moscou.
Khi trở về Hà Nội, ông đã nhận được rất nhiều vinh dự, nhưng ngày 30/10/1956, ông xuất hiện tại Mặt trận Tổ quốc với bài diễn thuyết lịch sử: “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo”, làm thay đổi vận mệnh của chính mình.
Nguyễn Mạnh Tường nhớ lại :
“…
Ngay khi trở về Hà Nội, tôi được phủ đầy “vinh dự”. Khoa trưởng Đại học Luật khoa đang hấp hối, Phó Chủ tịch Hội Luật gia, Thủ lãnh Luật sư Đoàn, khoa Phó Đại học Sư Phạm, Giáo sư Đại học dạy Văn chương Âu châu, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc và thành viên Mặt trận Tổ quốc Hà Nội; thành viên của Hội Hữu nghị Việt-Pháp và Việt-Xô, của Ủy Ban Bảo vệ Hòa bình, Chủ tịch sáng lập Câu lạc bộ Đoàn kết Trí Thức… dư sức viết đầy hai mặt danh thiếp !
Những “tước vị hoành tráng” này chẳng phiền hà gì tôi cả, cũng chẳng tổn thương đến lòng khiêm tốn và tôi cũng không cảm thấy mình to đùng hay bé lại. Chế độ Cộng sản áp dụng lối sùng bái hình thức: Họ trang trí thế giới bằng những đồ giả. Những tước vị hào nhoáng, gáy to nhất, không để tưởng thưởng cho người sống mà cho những con nộm hình người có kẻ đứng sau lưng, trên đầu hay trong đám đó giật dây. Những diễn viên múa may trên khán đài thuộc thế giới xi-nê-ma quá đát, cinéma câm. Vì Cộng sản và ciné câm ra đời cùng một lúc, cho nên người ta tự hỏi chẳng biết cái nào ảnh hưởng đến cái nào”[50].
…”
Nguyễn Mạnh Tường tiếp tục phân tích phong cách của Đảng :
“…
Phải chăng Đảng đã ngó ngàng tới tôi và muốn thổi phồng tôi lên thành một trong những con khỉ bác học được đưa chạy vòng quanh sân xiếc làm trò cười cho trẻ ? Năm 1951, trong chiến khu miền Bắc, giữa kháng chiến chống Pháp, người ta đã đề nghị cho tôi vào Đảng, nhưng tôi từ chối vinh dự này. Năm 1946, khi đi theo kháng chiến với gia đình và cha mẹ, tôi đã dâng hết của cải, gồm ba dinh thự ở Hà Nội cho Cách mạng và Nhân dân. Trong suốt thời gian kháng chiến, tôi chấp nhận mọi hy sinh và dùng cả hai nghề Luật sư và Giáo sư để phục vụ dân tộc. Là thành viên của các phái đoàn Việt Nam đi dự bốn Hội nghị Quốc tế, Đà Lạt 1946, Bắc Kinh 1952, Vienne 1953 và Bruxelles 1956, tôi đã giữ vai trò chủ động và đạt một vài thành quả khiêm nhường… Có thể Đảng cũng muốn cho tôi một chứng chỉ tán thành bằng cách thăng cho những chức vụ dù chỉ là danh dự cũng có phần khả kính. Nhưng tôi thừa biết trí nhớ của Đảng tồi lắm, Đảng quên ngay công lao của cả những người ngày trước đã được Đảng công nhận, chỉ vì tội làm Đảng nổi giận. Ngay cả những người Cộng sản nổi tiếng, đã từng đi tù chung với những lãnh đạo hiện ở trên ngai, cũng chẳng được hưởng ân sủng gì ngoài sự ngoan cố và độc ác của họ.
Trong những ủy ban chỉ đạo các tổ chức quần chúng, Đảng có lệ đem những trí thức nổi tiếng vào làm phụ tá cho những đảng viên cầm cương, cầm lái. Những con rối ngồi trên chủ tọa đài, tuyên bố khai mạc và kết thúc các buổi hội thảo, được người ta uể oải vỗ tay và cũng uể oải vỗ tay đáp lễ. Cái lối hành xử này đã trở thành tập quán, chỉ để phô trương có sự cộng tác chặt chẽ giữa trí thức không đảng phái và những người Cộng sản. Tôi biết thừa và chẳng ngạc nhiên gì. Tôi đợi bánh xe luân hồi của đạo Phật quay và sẵn sàng phòng thủ, không để cho những bất trắc đánh bại”[51].
“…
Từ Vienne náo động âm nhạc hòa bình của tiếng xe hơi và tàu điện, tâm tư tôi hướng về đất nước đang rền vang tiếng đại bác. Từ Vienne chói lòa ánh sáng, tôi nhìn qua hai mươi ngàn cây số xa, về những thành phố của chúng tôi đang bị thiêu huỷ; khi màn đêm buông xuống, nhờ bóng tối, máy bay ngưng cơn cuồng nộ, làng mạc, ruộng đồng, trỗi dạy sinh hoạt. Tôi thấy con trai tôi, trong đêm lạnh, tay mang sách vở, lần bước để nhập bọn với bạn bè và những người dân quê, qua những con đường ngoằn ngoèo, cùng họp nhau dưới căn nhà lá dùng làm trường học. Chúng thắp những ngọn đèn dầu nhỏ mà ánh sáng vàng vọt, mù khói làm cay mắt, ngứa cổ. Chúng ngồi bệt dưới đất, tay tựa vào cái bàn nhỏ bằng lòng bàn tay, đem từ nhà đi. Thầy đến và lớp học bắt đầu. Chúng được học nhiều điều, đặc biệt là lòng yêu mến các dân tộc, sự kính trọng con người và giá trị cần lao. Chắc các bạn cũng chẳng đến nỗi dửng dưng khi biết rằng những đứa con trai ấy còn học một ngoại ngữ, rằng ngoại ngữ ấy là tiếng Pháp và tiếng đầu tiên chúng được học là chữ AIMER[48]…
Mỗi khi màn đêm buông xuống, chúng tôi giao cảm với nước Pháp đích thực, nước Pháp sống động, nước Pháp cụ thể, nước Pháp mà chúng tôi đã ngừng Yêu trong khổ đau nhức nhối, nước Pháp của Joliot-Curie, của Raymonde Dien, của Henri Martin, của nông dân, của thợ thuyền, của trí thức, của tất cả những ai đau khổ vì nỗi khổ đau của chúng tôi, những ai đòi hỏi quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương, để bi kịch huynh đệ phải chấm dứt, để con cái chúng tôi khỏi bị đạn bom xé thành trăm mảnh mà chúng được nở hoa dưới ánh mặt trời của cuộc sống và được học tập trong hòa bình[49].
…”
Bức thư dù tha thiết cũng không ngăn cản được cuộc chiến kéo dài đến 1954. Khi trở về nước, Nguyễn Mạnh Tường phải trực diện với bi kịch kinh hoàng Cải cách Ruộng đất, trong sự bất lực hoàn toàn.
Ngày 22/5/1956, Hội nghị Luật gia Dân chủ họp ở Bruxelles trong lúc phong trào NVGP đang manh nha, ông lại được “vời ra” lần nữa, và ông cũng lại dùng tài hùng biện để biện hộ cho sự thống nhất Việt Nam, theo quan điểm của miền Bắc. Nhân chuyến đi này ông được các luật gia Tiệp Khắc và Nga và mời sang Praha và Moscou.
Khi trở về Hà Nội, ông đã nhận được rất nhiều vinh dự, nhưng ngày 30/10/1956, ông xuất hiện tại Mặt trận Tổ quốc với bài diễn thuyết lịch sử: “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo”, làm thay đổi vận mệnh của chính mình.
Nguyễn Mạnh Tường nhớ lại :
“…
Ngay khi trở về Hà Nội, tôi được phủ đầy “vinh dự”. Khoa trưởng Đại học Luật khoa đang hấp hối, Phó Chủ tịch Hội Luật gia, Thủ lãnh Luật sư Đoàn, khoa Phó Đại học Sư Phạm, Giáo sư Đại học dạy Văn chương Âu châu, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc và thành viên Mặt trận Tổ quốc Hà Nội; thành viên của Hội Hữu nghị Việt-Pháp và Việt-Xô, của Ủy Ban Bảo vệ Hòa bình, Chủ tịch sáng lập Câu lạc bộ Đoàn kết Trí Thức… dư sức viết đầy hai mặt danh thiếp !
Những “tước vị hoành tráng” này chẳng phiền hà gì tôi cả, cũng chẳng tổn thương đến lòng khiêm tốn và tôi cũng không cảm thấy mình to đùng hay bé lại. Chế độ Cộng sản áp dụng lối sùng bái hình thức: Họ trang trí thế giới bằng những đồ giả. Những tước vị hào nhoáng, gáy to nhất, không để tưởng thưởng cho người sống mà cho những con nộm hình người có kẻ đứng sau lưng, trên đầu hay trong đám đó giật dây. Những diễn viên múa may trên khán đài thuộc thế giới xi-nê-ma quá đát, cinéma câm. Vì Cộng sản và ciné câm ra đời cùng một lúc, cho nên người ta tự hỏi chẳng biết cái nào ảnh hưởng đến cái nào”[50].
…”
Nguyễn Mạnh Tường tiếp tục phân tích phong cách của Đảng :
“…
Phải chăng Đảng đã ngó ngàng tới tôi và muốn thổi phồng tôi lên thành một trong những con khỉ bác học được đưa chạy vòng quanh sân xiếc làm trò cười cho trẻ ? Năm 1951, trong chiến khu miền Bắc, giữa kháng chiến chống Pháp, người ta đã đề nghị cho tôi vào Đảng, nhưng tôi từ chối vinh dự này. Năm 1946, khi đi theo kháng chiến với gia đình và cha mẹ, tôi đã dâng hết của cải, gồm ba dinh thự ở Hà Nội cho Cách mạng và Nhân dân. Trong suốt thời gian kháng chiến, tôi chấp nhận mọi hy sinh và dùng cả hai nghề Luật sư và Giáo sư để phục vụ dân tộc. Là thành viên của các phái đoàn Việt Nam đi dự bốn Hội nghị Quốc tế, Đà Lạt 1946, Bắc Kinh 1952, Vienne 1953 và Bruxelles 1956, tôi đã giữ vai trò chủ động và đạt một vài thành quả khiêm nhường… Có thể Đảng cũng muốn cho tôi một chứng chỉ tán thành bằng cách thăng cho những chức vụ dù chỉ là danh dự cũng có phần khả kính. Nhưng tôi thừa biết trí nhớ của Đảng tồi lắm, Đảng quên ngay công lao của cả những người ngày trước đã được Đảng công nhận, chỉ vì tội làm Đảng nổi giận. Ngay cả những người Cộng sản nổi tiếng, đã từng đi tù chung với những lãnh đạo hiện ở trên ngai, cũng chẳng được hưởng ân sủng gì ngoài sự ngoan cố và độc ác của họ.
Trong những ủy ban chỉ đạo các tổ chức quần chúng, Đảng có lệ đem những trí thức nổi tiếng vào làm phụ tá cho những đảng viên cầm cương, cầm lái. Những con rối ngồi trên chủ tọa đài, tuyên bố khai mạc và kết thúc các buổi hội thảo, được người ta uể oải vỗ tay và cũng uể oải vỗ tay đáp lễ. Cái lối hành xử này đã trở thành tập quán, chỉ để phô trương có sự cộng tác chặt chẽ giữa trí thức không đảng phái và những người Cộng sản. Tôi biết thừa và chẳng ngạc nhiên gì. Tôi đợi bánh xe luân hồi của đạo Phật quay và sẵn sàng phòng thủ, không để cho những bất trắc đánh bại”[51].
J- Tham gia Cải cách Ruộng đất:
1953, sau khi dự Hội nghị Vienne về, ông phải tham gia Cải cách Ruộng đất. Đối thoại của ông với Hòa Khánh :
“…
– Luật sư có đi tham gia Cải cách Ruộng đất ?
– Có. Hồi ấy, tất cả mọi cán bộ đều phải về các địa phương để tham gia Cải cách Ruộng đất. Tôi cũng phải đi.
– Luật sư về địa phương nào ?
– Phủ Nho Quan.
– Công việc của các cán bộ cụ thể là làm gì ?
– Để phụ với nhân dân tổ chức các cuộc Cải cách Ruộng đất thôi.
“…
– Luật sư có đi tham gia Cải cách Ruộng đất ?
– Có. Hồi ấy, tất cả mọi cán bộ đều phải về các địa phương để tham gia Cải cách Ruộng đất. Tôi cũng phải đi.
– Luật sư về địa phương nào ?
– Phủ Nho Quan.
– Công việc của các cán bộ cụ thể là làm gì ?
– Để phụ với nhân dân tổ chức các cuộc Cải cách Ruộng đất thôi.
Trầm ngâm một lát, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường kể tiếp:
– Chính trong những đợt đi xuống địa phương ấy tôi mới thấy rõ, thấy hết sự tàn bạo của nó.
– Chính trong những đợt đi xuống địa phương ấy tôi mới thấy rõ, thấy hết sự tàn bạo của nó.
Lại im lặng. Chúng tôi cũng im lặng chờ đợi. Giọng của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường trầm trầm, buồn buồn:
– Đầu tiên, về Phủ Nho Quan, chúng tôi được học tập theo lệnh từ trên là tại địa phương nàycó cả thảy 80% dân chúng thuộc thành phần địa chủ. Tôi điếng cả người. Phẫn nộ, thấy ngay cách làm việc như vậy là rất trái khoa học. Khoa học nào cũng phải sử dụng phương pháp quy nạp,phải căn cứ trên quá trình điều tra thực tế cẩn thận, từ thực tế mà đúc kết thành nhận định. Đằng này thì mấy ông từ Trung ương cứ tưởng tượng ra các chỉ tiêu rồi ra lệnh xuống bắt các địa phương phải thực hiện. Cán bộ địa phương muốn hoàn thành công tác thì phải kích thôi. Có nhiều gia đình nghèo xơ nghèo xác, ở trong một căn nhà hẹp có hai gian, tài sản đâu chỉ được một hai mẫu ruộng thế mà cũng bị ghép váo thành phần địa chủ. Để cho đủ số lượng mà ! Tội lắm. Oan ức nhiều không sao kể hết được.
– Luật sư có tham gia vào cuộc xử án nào không ?
– Không. Người ta đâu có cần Luật sư. Mình đi là cốt để rèn luyện quan điểm, rèn luyện lập trường thôi, chứ đâu phải để xử án hay biện hộ cho ai.
– Thế thì ai làm Chánh án, Luật sư trong các vụ đấu tố ?
– Chẳng có Chánh án, Luật sư gì cả. Phiên tòa được tổ chức ở một bãi sân rộng đâu đó trong làng. Mấy anh thuộc thành phần bần cố nông ngồi ngất ngưởng trên bàn để luận tội, còn mấy người bị gọi là địa chủ thì bị xích cổ, trói chân, trói tay, quỳ mọp giữa sân…
– Có cả chuyện xích cổ ư ?
– Có. Suốt “phiên tòa”, hết bần cố nông này lên tiếng chửi thì đến bần cố nông khác lên chửi tiếp. Xong rồi đến lượt hành hình địa chủ, vậy thôi.
– Luật sư có bao giờ can thiệp vào những sự đấu tố dã man như vậy không ?
– Có mà muốn chết à ? Không. Có chẩy nước mắt thì cũng rán mà giấu đi.
– Có địa chủ nào được quyền tự biện hộ, tự thanh minh cho mình không ?
– Không. Lúc đó, ai cũng hồn kinh phách tán cả rồi, mặt mũi xanh rờn, đứng còn không nổi nữa thì nói gì đến chuyện tự biện hộ. Mà ai cho ? Cứ bị khép vào thành phần địa chủ là coi như đã chết”[52].
…”
Bối cảnh Phủ Nho Quan sẽ được đưa vào tiểu thuyết “Une voix dans la nuit” (“Tiếng vọng trong đêm”), và cũng là nền tảng của bài diễn thuyết “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo” tại Mặt trận Tổ quốc ngày 30/10/1956.
– Đầu tiên, về Phủ Nho Quan, chúng tôi được học tập theo lệnh từ trên là tại địa phương nàycó cả thảy 80% dân chúng thuộc thành phần địa chủ. Tôi điếng cả người. Phẫn nộ, thấy ngay cách làm việc như vậy là rất trái khoa học. Khoa học nào cũng phải sử dụng phương pháp quy nạp,phải căn cứ trên quá trình điều tra thực tế cẩn thận, từ thực tế mà đúc kết thành nhận định. Đằng này thì mấy ông từ Trung ương cứ tưởng tượng ra các chỉ tiêu rồi ra lệnh xuống bắt các địa phương phải thực hiện. Cán bộ địa phương muốn hoàn thành công tác thì phải kích thôi. Có nhiều gia đình nghèo xơ nghèo xác, ở trong một căn nhà hẹp có hai gian, tài sản đâu chỉ được một hai mẫu ruộng thế mà cũng bị ghép váo thành phần địa chủ. Để cho đủ số lượng mà ! Tội lắm. Oan ức nhiều không sao kể hết được.
– Luật sư có tham gia vào cuộc xử án nào không ?
– Không. Người ta đâu có cần Luật sư. Mình đi là cốt để rèn luyện quan điểm, rèn luyện lập trường thôi, chứ đâu phải để xử án hay biện hộ cho ai.
– Thế thì ai làm Chánh án, Luật sư trong các vụ đấu tố ?
– Chẳng có Chánh án, Luật sư gì cả. Phiên tòa được tổ chức ở một bãi sân rộng đâu đó trong làng. Mấy anh thuộc thành phần bần cố nông ngồi ngất ngưởng trên bàn để luận tội, còn mấy người bị gọi là địa chủ thì bị xích cổ, trói chân, trói tay, quỳ mọp giữa sân…
– Có cả chuyện xích cổ ư ?
– Có. Suốt “phiên tòa”, hết bần cố nông này lên tiếng chửi thì đến bần cố nông khác lên chửi tiếp. Xong rồi đến lượt hành hình địa chủ, vậy thôi.
– Luật sư có bao giờ can thiệp vào những sự đấu tố dã man như vậy không ?
– Có mà muốn chết à ? Không. Có chẩy nước mắt thì cũng rán mà giấu đi.
– Có địa chủ nào được quyền tự biện hộ, tự thanh minh cho mình không ?
– Không. Lúc đó, ai cũng hồn kinh phách tán cả rồi, mặt mũi xanh rờn, đứng còn không nổi nữa thì nói gì đến chuyện tự biện hộ. Mà ai cho ? Cứ bị khép vào thành phần địa chủ là coi như đã chết”[52].
…”
Bối cảnh Phủ Nho Quan sẽ được đưa vào tiểu thuyết “Une voix dans la nuit” (“Tiếng vọng trong đêm”), và cũng là nền tảng của bài diễn thuyết “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo” tại Mặt trận Tổ quốc ngày 30/10/1956.
K- 10/10/1954, quân Cách mạng Tiến vào Hà Nội:
Là nhân chứng không thể loại trừ, Nguyễn Mạnh Tường viết về ngày 10/10/1954 :
“…
Mười giờ sáng ngày 10/10/1954, lực lượng kháng chiến long trọng bước vào thành phố đã chinh phục lại. Quân đội mở đầu, cờ cao, trống thúc ! Cán bộ dân sự đứng trên xe vận tải chào mừng quần chúng tụ tập hai bên đường, tay vẫy cờ giấy, hoan hô cổ võ đến khàn giọng nghẹt thở (…)
Trong khoảng mười lăm ngày, cán bộ bị cấm trại ở một nơi, vì lý do gì, không ai biết (…) Về phía mình, một phần, nóng lòng được đặt chân về chốn tôi đã sinh ra, thành phố không ngừng ám ảnh tôi trong những năm dài xa cách; phần khác, lòng càng héo mòn ủ rũ vì ngay từ phút đầu đã không thể trở về nhìn lại mẹ cha, mà tuổi hạc càng làm tăng thêm ước muốn được âu yếm nhìn thấy đứa con đầu lòng, đã phải xông pha quá lâu, cho dù hai thân đã chấp nhận sự hy sinh ấy là cần thiết và chính đáng.
Cuối cùng, rồi nỗi khổ tâm của chúng tôi cũng chấm dứt khi người ta thông báo cho biết tôi được nhận công tác tiếp quản Đại học Luật khoa. Sau nghi lễ, tôi chạy vội về nhà, cha mẹ tôi oà khóc khi thấy tôi còn sống ![53]
…”
Song song với ngòi bút nhà văn, ngòi bút luật gia và chính trị gia phân tích tâm lý những người Cộng sản :
“Thời gian trôi đi, Đảng lần khân và chậm quyết định mở lại hay đóng cửa trường Luật. Tôi hiểu những ngần ngại này. Trong nhiều năm được nhà cầm quyền chỉ định làm Luật sư (avocat d’office) tại các tòa án, và nhờ giao tiếp thường xuyên với những người được gọi là có trách nhiệm, tôi đo lường được trong cái vô thức bí mật của họ, sự ghê tởm luật pháp đến thế nào !(…)
Trong khi người chính trị khẳng định chủ lực (volontarisme), thì người luật pháp chọn chủ luận (rationalisme). Một bên đặt vấn đề cụ thể, phân tích những yếu tố, khảo sát mối tương quan và hấp lực hỗ tương giữa các đối tượng, để tìm một giải pháp lợi hại nhất, và dùng quyền lực để thực hiện giải pháp đó. Họ không cảm thấy bị trói buộc bởi bất cứ nguyên tắc nào, họ không bị bắt buộc, họ tự do như con ngựa phi trên vùng thảo nguyên, bạo liệt như trận cuồng phong hung dữ chặt thủ cấp những nóc nhà, vùi sâu dân chài trong lòng biển cả. Trong cơn mê sảng, quyền lực chính trị lợi dụng những thế cờ thuận tiện để phất lên lá bài của mình và tỏ rõ sự sắt đá đã lột xác. Nhưng thời cơ thuận lợi của họ vấp phải sự cứng rắn của luật lệ, của luật pháp: Họ quyết định quét sạch luật lệ, dầy xéo luật pháp; tuy nhiên họ vẫn tiếp tục bình thản ngủ vùi, bởi trong chiến khu, nhà nước chỉ nói chuyện với cỏ cây, súc vật trong rừng rú, dân chúng thì đã chín muồi vì lòng yêu nước cao độ và ý thức bổn phận, nên không ai quấy nhiễu sự bình an của những người cầm quyền. Nhưng tất cả mọi sự đều thay đổi khi trở về Hà Nội. Ở đây, dư luận thị thành luôn luôn khuấy động, cả sự im thin thít của nó cũng làm chính quyền lo ngại. Dư luận tỏ ý tôn trọng luật pháp. Khi quyền lợi của nguời dân bị xâm phạm, họ gõ cửa Luật sư và pháp đình là thành lũy của công bằng và pháp lý.
Nhà nước Cộng sản, để tỏ thiện ý, đã giữ lại Luật sư Đoàn, vì đó là hàng quan chức tư pháp đã được thay thế bằng những người sùng bái Đảng và đã được Đảng giáo dục để quyết định số phận các cuộc tranh tụng. Vấn đề nội trị có thể giải quyết dễ dàng. Nhưng từ khi về Hà Nội, toàn thế giới nhìn vào Việt Nam, sự giao tế bây giờ thoát khỏi biên thùy các “nước anh em” mà kéo dài tới các nước tư bản. Nay, những nước này lại tỏ ra rất hâm mộ luật pháp và đưa cái bản Hiệp định (Genève) mà họ ký vào trong khuôn khổ pháp luật. Ngoài ra, những pháp viện và những tổ chức quốc tế chăm chú nhìn vào Việt Nam để phán xét xem họ có thể nghiêng cán cân về phía nào: giúp đỡ hay phản đối. Chính nhờ con đường quốc tế mà luật pháp đã xâm nhập một cách vũ bão vào hiện tình Việt Nam và những người cầm quyền bắt buộc phải để ý”[54].
…”
Những dòng trên đây mô tả cuộc xung đột quyết liệt giữa chính trị và luật pháp, sau 1954, khi quân cách mạng tiếp thu Hà Nội và sự thủ tiêu luật pháp sau khi Đảng nắm vững chính quyền, đồng thời giải thích việc Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết tại Mặt trận Tổ quốc, đòi tự do dân chủ và nhà nước pháp trị.
“…
Mười giờ sáng ngày 10/10/1954, lực lượng kháng chiến long trọng bước vào thành phố đã chinh phục lại. Quân đội mở đầu, cờ cao, trống thúc ! Cán bộ dân sự đứng trên xe vận tải chào mừng quần chúng tụ tập hai bên đường, tay vẫy cờ giấy, hoan hô cổ võ đến khàn giọng nghẹt thở (…)
Trong khoảng mười lăm ngày, cán bộ bị cấm trại ở một nơi, vì lý do gì, không ai biết (…) Về phía mình, một phần, nóng lòng được đặt chân về chốn tôi đã sinh ra, thành phố không ngừng ám ảnh tôi trong những năm dài xa cách; phần khác, lòng càng héo mòn ủ rũ vì ngay từ phút đầu đã không thể trở về nhìn lại mẹ cha, mà tuổi hạc càng làm tăng thêm ước muốn được âu yếm nhìn thấy đứa con đầu lòng, đã phải xông pha quá lâu, cho dù hai thân đã chấp nhận sự hy sinh ấy là cần thiết và chính đáng.
Cuối cùng, rồi nỗi khổ tâm của chúng tôi cũng chấm dứt khi người ta thông báo cho biết tôi được nhận công tác tiếp quản Đại học Luật khoa. Sau nghi lễ, tôi chạy vội về nhà, cha mẹ tôi oà khóc khi thấy tôi còn sống ![53]
…”
Song song với ngòi bút nhà văn, ngòi bút luật gia và chính trị gia phân tích tâm lý những người Cộng sản :
“Thời gian trôi đi, Đảng lần khân và chậm quyết định mở lại hay đóng cửa trường Luật. Tôi hiểu những ngần ngại này. Trong nhiều năm được nhà cầm quyền chỉ định làm Luật sư (avocat d’office) tại các tòa án, và nhờ giao tiếp thường xuyên với những người được gọi là có trách nhiệm, tôi đo lường được trong cái vô thức bí mật của họ, sự ghê tởm luật pháp đến thế nào !(…)
Trong khi người chính trị khẳng định chủ lực (volontarisme), thì người luật pháp chọn chủ luận (rationalisme). Một bên đặt vấn đề cụ thể, phân tích những yếu tố, khảo sát mối tương quan và hấp lực hỗ tương giữa các đối tượng, để tìm một giải pháp lợi hại nhất, và dùng quyền lực để thực hiện giải pháp đó. Họ không cảm thấy bị trói buộc bởi bất cứ nguyên tắc nào, họ không bị bắt buộc, họ tự do như con ngựa phi trên vùng thảo nguyên, bạo liệt như trận cuồng phong hung dữ chặt thủ cấp những nóc nhà, vùi sâu dân chài trong lòng biển cả. Trong cơn mê sảng, quyền lực chính trị lợi dụng những thế cờ thuận tiện để phất lên lá bài của mình và tỏ rõ sự sắt đá đã lột xác. Nhưng thời cơ thuận lợi của họ vấp phải sự cứng rắn của luật lệ, của luật pháp: Họ quyết định quét sạch luật lệ, dầy xéo luật pháp; tuy nhiên họ vẫn tiếp tục bình thản ngủ vùi, bởi trong chiến khu, nhà nước chỉ nói chuyện với cỏ cây, súc vật trong rừng rú, dân chúng thì đã chín muồi vì lòng yêu nước cao độ và ý thức bổn phận, nên không ai quấy nhiễu sự bình an của những người cầm quyền. Nhưng tất cả mọi sự đều thay đổi khi trở về Hà Nội. Ở đây, dư luận thị thành luôn luôn khuấy động, cả sự im thin thít của nó cũng làm chính quyền lo ngại. Dư luận tỏ ý tôn trọng luật pháp. Khi quyền lợi của nguời dân bị xâm phạm, họ gõ cửa Luật sư và pháp đình là thành lũy của công bằng và pháp lý.
Nhà nước Cộng sản, để tỏ thiện ý, đã giữ lại Luật sư Đoàn, vì đó là hàng quan chức tư pháp đã được thay thế bằng những người sùng bái Đảng và đã được Đảng giáo dục để quyết định số phận các cuộc tranh tụng. Vấn đề nội trị có thể giải quyết dễ dàng. Nhưng từ khi về Hà Nội, toàn thế giới nhìn vào Việt Nam, sự giao tế bây giờ thoát khỏi biên thùy các “nước anh em” mà kéo dài tới các nước tư bản. Nay, những nước này lại tỏ ra rất hâm mộ luật pháp và đưa cái bản Hiệp định (Genève) mà họ ký vào trong khuôn khổ pháp luật. Ngoài ra, những pháp viện và những tổ chức quốc tế chăm chú nhìn vào Việt Nam để phán xét xem họ có thể nghiêng cán cân về phía nào: giúp đỡ hay phản đối. Chính nhờ con đường quốc tế mà luật pháp đã xâm nhập một cách vũ bão vào hiện tình Việt Nam và những người cầm quyền bắt buộc phải để ý”[54].
…”
Những dòng trên đây mô tả cuộc xung đột quyết liệt giữa chính trị và luật pháp, sau 1954, khi quân cách mạng tiếp thu Hà Nội và sự thủ tiêu luật pháp sau khi Đảng nắm vững chính quyền, đồng thời giải thích việc Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết tại Mặt trận Tổ quốc, đòi tự do dân chủ và nhà nước pháp trị.
L- “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất
Xây dựng Quan điểm Lãnh đạo”:
Xây dựng Quan điểm Lãnh đạo”:
Trả lời Nguyễn Văn Hoàn, ở Hà Nội, Nguyễn Mạnh Tường nói :
“Ở hội nghị của Mặt trận Tổ quốc, họp ở Hà Nội ngày 30 tháng 10 năm 1956, sau khi ông Trường Chinh, thay mặt Đảng Lao động Việt Nam, tự phê bình về các sai lầm đã phạm trong Cải cách Ruộng đất, tôi đọc bản tham luận “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo”. Từ góc độ một người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, tôi nói đến một chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự. Đi hội nghị về, Nguyễn Hữu Đang đến phỏng vấn, rồi viết bài đăng lên báo “Nhân Văn”. Tôi như thành một người “phạm pháp quả tang”, bị sa thải khỏi Đại học và không được hành nghề Luật sư nữa. Từ 1957 là thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi. Tuy vậy, tôi đã lợi dụng thời gian rảnh rỗi này để viết sách, trong đó có cuốn“Lý luận Giáo dục châu Âu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII”, tôi cố ý viết bằng tiếng Việt để lãnh đạo có thể đọc được”[55].
Trả lời Hòa Khánh ở Paris, Nguyễn Mạnh Tường cho biết thêm nhiều chi tiết hơn :
“…
– Các anh cũng biết là, vụ Cải cách Ruộng đất đã thất bại nặng nề đến nỗi ông Trường Chinh phải mất chức Tổng bí Thư đảng cơ mà. Lúc đó có phong trào Sửa sai ghê lắm. Trong cuộc vận động sửa sai như thế, ông Tố Hữu, rồi ông Trường Chinh, rồi ông Xuân Thủy đã lần lượt gọi tôi đến nhà riêng của các ông ấy để yêu cầu tôi, trong cuộc hội nghị của Mặt trận Tổ quốc, trình bầy cho mọi người biết thế nào là dân chủ. Các ông ấy nói là sau sai lầm Cải cách Ruộng đất, chúng ta phải cố làm sao để cho chế độ Xã hội Chủ nghĩa trở thành một chế độ thực sự dân chủ. Nghe thế, tôi mừng quá nên nhận lời ngay. Thế rồi hội nghị được tổ chức. Tôi thuyết trình trọn cả ngày, ba giờ buổi sáng, ba giờ buổi chiều. Thuyết trình xong, người ta khen ghê lắm. Ông Trường Chinh, Ông Xuân Thủy, ông Dương Bạch Mai sau đó lại yêu cầu tôi viết lại bài nói chuyện đó để đưa cho mấy ông xem.
– Thế trong cuộc hội nghị, Luật sư chỉ nói miệng chứ không đọc bài viết đã soạn sẵn ?
– Không. Thì giờ đâu. Chính mấy ông ấy bảo thì tôi mới viết lại chứ. Tôi đánh máy bài viết thành hai bản, nộp hết cho mấy ông. Thế mà không biết tại sao, bài viết đó lại lọt ra nước ngoài, bọn báo chí ngoại quốc làm ầm ĩ lên thế mới chết chứ.
– Luật sư còn nhớ chắc là không hề đưa bài viết ấy cho ai khác ?
– Chắc chắn. Cả hai bản đánh máy tôi đều nộp hết cho ông Trường Chinh và ông Xuân Thủy. Tôi chỉ giữ lại bản nháp viết tay thôi.
– Thế thì Luật sư có thể đoán được là tại sao, từ nguồn nào, bài biết của Luật sư lại lọt ra nước ngoài được không ?
“…
– Các anh cũng biết là, vụ Cải cách Ruộng đất đã thất bại nặng nề đến nỗi ông Trường Chinh phải mất chức Tổng bí Thư đảng cơ mà. Lúc đó có phong trào Sửa sai ghê lắm. Trong cuộc vận động sửa sai như thế, ông Tố Hữu, rồi ông Trường Chinh, rồi ông Xuân Thủy đã lần lượt gọi tôi đến nhà riêng của các ông ấy để yêu cầu tôi, trong cuộc hội nghị của Mặt trận Tổ quốc, trình bầy cho mọi người biết thế nào là dân chủ. Các ông ấy nói là sau sai lầm Cải cách Ruộng đất, chúng ta phải cố làm sao để cho chế độ Xã hội Chủ nghĩa trở thành một chế độ thực sự dân chủ. Nghe thế, tôi mừng quá nên nhận lời ngay. Thế rồi hội nghị được tổ chức. Tôi thuyết trình trọn cả ngày, ba giờ buổi sáng, ba giờ buổi chiều. Thuyết trình xong, người ta khen ghê lắm. Ông Trường Chinh, Ông Xuân Thủy, ông Dương Bạch Mai sau đó lại yêu cầu tôi viết lại bài nói chuyện đó để đưa cho mấy ông xem.
– Thế trong cuộc hội nghị, Luật sư chỉ nói miệng chứ không đọc bài viết đã soạn sẵn ?
– Không. Thì giờ đâu. Chính mấy ông ấy bảo thì tôi mới viết lại chứ. Tôi đánh máy bài viết thành hai bản, nộp hết cho mấy ông. Thế mà không biết tại sao, bài viết đó lại lọt ra nước ngoài, bọn báo chí ngoại quốc làm ầm ĩ lên thế mới chết chứ.
– Luật sư còn nhớ chắc là không hề đưa bài viết ấy cho ai khác ?
– Chắc chắn. Cả hai bản đánh máy tôi đều nộp hết cho ông Trường Chinh và ông Xuân Thủy. Tôi chỉ giữ lại bản nháp viết tay thôi.
– Thế thì Luật sư có thể đoán được là tại sao, từ nguồn nào, bài biết của Luật sư lại lọt ra nước ngoài được không ?
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cười lắc đầu:
– Chịu thôi, ở đời vẫn có những bí mật như thế đó, các anh ạ.
– Thế sau khi bài viết bị tiết lộ ra ngoài thì Cộng sản đối xử với Luật sư như thế nào ?
– Thì còn đối xử thế nào nữa. Kiểm điểm rồi đuổi việc thôi[56].
…”
Vậy, Trường Chinh và Xuân Thủy, ai là người chuyển văn bản Nguyễn Mạnh Tường ra ngoại quốc và với mục đích gì ?
– Chịu thôi, ở đời vẫn có những bí mật như thế đó, các anh ạ.
– Thế sau khi bài viết bị tiết lộ ra ngoài thì Cộng sản đối xử với Luật sư như thế nào ?
– Thì còn đối xử thế nào nữa. Kiểm điểm rồi đuổi việc thôi[56].
…”
Vậy, Trường Chinh và Xuân Thủy, ai là người chuyển văn bản Nguyễn Mạnh Tường ra ngoại quốc và với mục đích gì ?
M- Ba mươi năm sa mạc:
a- Trả lời Hòa Khánh:
“…
– Luật sư có bị bắt, có bị giam cầm gì không ?
– Không. Chỉ bị đuổi ra khỏi tất cả những nơi đang làm việc. Và độc ác nhất là bị cô lập hoàn toàn. Các anh cứ tưởng tượng suốt mấy chục năm trời, không ai dám đến gặp tôi cả. Họ sợ bị liên lụy đến bản thân, đến gia đình của họ. Có khi, đi ngoài đường, nhìn thấy tôi từ xa, là bạn bè, học trò cũ của tôi phải tránh đi chỗ khác. Tôi cũng không trách gì họ. Vì sự an toàn của họ, họ phải làm thế thôi. Nhưng đau xót lắm.
– Trong thời gian suốt mấy chục năm trời như vậy, Luật sư làm gì để sống ?
– Không làm gì cả. Xin việc gì người ta cũng không nhận. Thoạt đầu, cứ bán dần đồ đạc trong nhà mà ăn tiêu. Bán bàn ghế, giường tủ, rồi bán quần áo, giầy dép… Cuối cùng phải bán đến cả sách vở tôi dành dụm thu thập sắm trong hai mươi năm. Bán theo giá bán giấy ký thôi. Rẻ mạt. Nhưng cần sống thì phải bán. Cứ mỗi lần bán sách là mỗi lần tôi có cảm tưởng như có ai lấy dao găm đâm vào tim mình. Rồi tất cả đồ đạc cạn dần, cạn dần. Tôi lại sống bằng sự bố thí của anh em, bạn bè. Lâu lâu người này cho cái đồng hồ, người khác cho một ít tiền.
– Những người giúp Luật sư thuộc thành phần nào ?
– Một số là học trò cũ cũa tôi; một số là bạn bè của tôi lúc còn ở Pháp và một số khác nữa là hoàn toàn xa lạ vì nghe tiếng tôi, thương cho hoàn cảnh của tôi, từ Pháp thỉnh thoảng cho một ít quà.
– Họ là người Việt Nam hay là người Pháp ?
– Người Việt có, người Pháp có[57].
…”
“…
– Luật sư có bị bắt, có bị giam cầm gì không ?
– Không. Chỉ bị đuổi ra khỏi tất cả những nơi đang làm việc. Và độc ác nhất là bị cô lập hoàn toàn. Các anh cứ tưởng tượng suốt mấy chục năm trời, không ai dám đến gặp tôi cả. Họ sợ bị liên lụy đến bản thân, đến gia đình của họ. Có khi, đi ngoài đường, nhìn thấy tôi từ xa, là bạn bè, học trò cũ của tôi phải tránh đi chỗ khác. Tôi cũng không trách gì họ. Vì sự an toàn của họ, họ phải làm thế thôi. Nhưng đau xót lắm.
– Trong thời gian suốt mấy chục năm trời như vậy, Luật sư làm gì để sống ?
– Không làm gì cả. Xin việc gì người ta cũng không nhận. Thoạt đầu, cứ bán dần đồ đạc trong nhà mà ăn tiêu. Bán bàn ghế, giường tủ, rồi bán quần áo, giầy dép… Cuối cùng phải bán đến cả sách vở tôi dành dụm thu thập sắm trong hai mươi năm. Bán theo giá bán giấy ký thôi. Rẻ mạt. Nhưng cần sống thì phải bán. Cứ mỗi lần bán sách là mỗi lần tôi có cảm tưởng như có ai lấy dao găm đâm vào tim mình. Rồi tất cả đồ đạc cạn dần, cạn dần. Tôi lại sống bằng sự bố thí của anh em, bạn bè. Lâu lâu người này cho cái đồng hồ, người khác cho một ít tiền.
– Những người giúp Luật sư thuộc thành phần nào ?
– Một số là học trò cũ cũa tôi; một số là bạn bè của tôi lúc còn ở Pháp và một số khác nữa là hoàn toàn xa lạ vì nghe tiếng tôi, thương cho hoàn cảnh của tôi, từ Pháp thỉnh thoảng cho một ít quà.
– Họ là người Việt Nam hay là người Pháp ?
– Người Việt có, người Pháp có[57].
…”
b- Trả lời Phạm Trần:
“…
– Cuộc sống thật gay. Khó khăn thật lớn. Nhưng cái khó khăn nhất là nỗi cô độc. Không ai dám tiếp xúc với mình. Học trò thấy mình từ xa thì đã né tránh. Nhưng tôi hiểu và thông cảm cho họ. Còn sau này, thỉnh thoảng vẫn có anh em cán bộ đi công tác và họ nhờ tôi chỉ vẽ đôi chút tiếng Pháp. Ai sẵn thì họ giúp chút ít. Thế thôi”[58]
…”
“…
– Cuộc sống thật gay. Khó khăn thật lớn. Nhưng cái khó khăn nhất là nỗi cô độc. Không ai dám tiếp xúc với mình. Học trò thấy mình từ xa thì đã né tránh. Nhưng tôi hiểu và thông cảm cho họ. Còn sau này, thỉnh thoảng vẫn có anh em cán bộ đi công tác và họ nhờ tôi chỉ vẽ đôi chút tiếng Pháp. Ai sẵn thì họ giúp chút ít. Thế thôi”[58]
…”
c- Đói:
Ông viết :
Ông viết :
“Tôi muốn dạy tư Pháp văn tại nhà riêng. Nhưng vừa bắt đầu thì một bọn công an, có lẽ do thám tử và chỉ điểm quanh tôi, báo, ùa vào nhà, bảo rằng trong chế độ Cộng sản, chẳng có gì riêng tư, kể cả những bài học do người thầy bần cùng nghèo đói dạy ! Làm gì bây giờ ? Vì cao tuổi, không thể đạp xích lô như một số đồng nghiệp trẻ, chứ tôi nào có sợ gì “người ta xầm xì này nọ (…)
Tôi bị kết án đói kinh niên. Một sự mệt mỏi mênh mông, vô bờ bến, xâm chiến thân thể, như nước sông mùa lụt tràn ngập một miền, chỉ ngọn cây và đỉnh đồi là trồi lên được. Tôi có cảm tưởng như mình bị nhận chìm trong một trạng thái hôn mê mà sự sáng suốt của ý thức thỉnh thoảng bùng lên chọc thủng. Cố gắng đứng dạy, đi vài bước lảo đảo nhưng rồi lại ngã lăn đùng ra giường, đợt sóng bạc nhược đánh tan tành tất cả sức lực cơ bắp còn lại. Cùng lúc ấy, dạ dầy quặn thắt trong một chuyển động tuần hoàn cực kỳ đau đớn. Những co giật làm tôi luân lưu giữa căng và dãn, trước khi bị vùi sâu trong cơn Thủy triều bất tỉnh, mất hẳn khả năng tri giác. Ra khỏi những cơn khủng hoảng này, cật vỡ, hồn bầm. Tôi đã học tập kinh nghiệm đói !”[59]
d- Tiếp tục viết sách – Trả lời Phạm Trần:
“…
– Suốt 30 năm “ngồi chơi xơi nước” cụ còn mang ước vọng dung hợp (Âu-Á) nữa không ?
– Có chứ. Anh nói “ngồi chơi xơi nước” là không đúng. Lo cái ăn mờ con mắt. Ngồi chơi thì ít mà uống nước (thay ăn) thì nhiều. 30 năm qua tôi đã hoàn thành được 4 công trình: “Lý thuyết sư phạm thế kỷ XVI-XVIII: từ Erasme tới Rousseau”; “Eschyle và thảm kịch Hy Lạp”; “Virgile và thời hoàng kim La Tinh” và dịch bản “Orestia” (chuyện chàng Orestia) của Eschyle.
Văn hóa Âu đã giáo dục những thế hệ con người mới như thế nào để chuẩn bị cho những cuộc cách mạng kỹ thuật, dân quyền và nhân quyền. Quan hệ giữa sinh hoạt trí thức và lãnh đạo chính trị phải được quan niệm và xác định như thế nào. Những tiến trính phải qua từ một thể chế sơ khai bước sang thể chế dân chủ…
Những vấn đề trên (mà ta hiện nay đang loay hoay) đã được giải quyết ngay từ thời cổ đại La Tinh, Hy Lạp cả rồi. Tôi tìm các thí dụ quá khứ để giải đáp các câu hỏi hiện tại. Riêng vở kịch“Orestia” tôi có thêm một phần dẫn nhập để người đọc dễ dàng theo dõi. Các sách trên viết bằng Việt ngữ. Các nhà xuất bản Hà Nội không nghi ngờ giá trị của chúng, nhưng không thể in vì không tiền và sợ phổ biến khó. Ngoài này có thể in giúp được không ? Những đứa con cưu mang hàng chục năm mà không ra đời được thì xót xa lắm[60].
…”
“…
– Suốt 30 năm “ngồi chơi xơi nước” cụ còn mang ước vọng dung hợp (Âu-Á) nữa không ?
– Có chứ. Anh nói “ngồi chơi xơi nước” là không đúng. Lo cái ăn mờ con mắt. Ngồi chơi thì ít mà uống nước (thay ăn) thì nhiều. 30 năm qua tôi đã hoàn thành được 4 công trình: “Lý thuyết sư phạm thế kỷ XVI-XVIII: từ Erasme tới Rousseau”; “Eschyle và thảm kịch Hy Lạp”; “Virgile và thời hoàng kim La Tinh” và dịch bản “Orestia” (chuyện chàng Orestia) của Eschyle.
Văn hóa Âu đã giáo dục những thế hệ con người mới như thế nào để chuẩn bị cho những cuộc cách mạng kỹ thuật, dân quyền và nhân quyền. Quan hệ giữa sinh hoạt trí thức và lãnh đạo chính trị phải được quan niệm và xác định như thế nào. Những tiến trính phải qua từ một thể chế sơ khai bước sang thể chế dân chủ…
Những vấn đề trên (mà ta hiện nay đang loay hoay) đã được giải quyết ngay từ thời cổ đại La Tinh, Hy Lạp cả rồi. Tôi tìm các thí dụ quá khứ để giải đáp các câu hỏi hiện tại. Riêng vở kịch“Orestia” tôi có thêm một phần dẫn nhập để người đọc dễ dàng theo dõi. Các sách trên viết bằng Việt ngữ. Các nhà xuất bản Hà Nội không nghi ngờ giá trị của chúng, nhưng không thể in vì không tiền và sợ phổ biến khó. Ngoài này có thể in giúp được không ? Những đứa con cưu mang hàng chục năm mà không ra đời được thì xót xa lắm[60].
…”
N- Trở lại Pháp 10/1989–1/1990:
Mùa xuân 1989, dược sĩ Tống Lịch Cường, anh rể Nguyễn Mạnh Tường ở Paris, viết giấy bảo lãnh để ông sang Pháp, chuyến đi do các học trò cũ đài thọ.
Tháng 10/1989, ông đến Pháp, ở nhà Nha sĩ Nguyễn Văn Lung, 12 rue d’Auteuil, Paris 16, gần nhà ông bà Hoàng Xuân Hãn, 60 rue Théophile Gautier Paris 16. Địa chỉ trên giấy tờ: 51 Boulevard Montparnasse – 14/1/1990.
“Năm 1989, ở tuổi 80, những người bạn Pháp Việt mời tôi đi Pháp. Lúc đó, sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản, lần đầu tiên trong lịch sử, họ tuyên bố chủ nghĩa tự do oe oe chào đời; tôi lợi dụng cơ hội để xin cấp giấy thông hành đi Pháp. Tôi cũng không nghĩ là đơn được chấp thuận với quá khứ chính trị nặng nề như vậy. Nhưng, ngạc nhiên vô cùng, chỉ hai tháng là tôi có giấy thông hành và hộ chiếu xuất ngoại. Chẳng may chính phủ Pháp lại làm khó dễ trong nhiều tháng mới cấp giấy nhập cảnh.
Đúng là thế giới lộn ngược.
Tôi đến phi trường Orly một buổi chiều tháng Mười. Những người bạn Pháp Việt đón tôi thật cảm động. Sau 60 năm, tôi tìm lại quê hương của trí tuệ tôi cùng với sự đón tiếp ân cần và tế nhị của những trái tim vàng. Sức khoẻ suy nhược bởi 40 năm thiếu dinh dưỡng thể xác và khốn đốn tinh thần làm tôi quỵ ngã. Lần đầu tiên trong đời, ở tuổi tám mươi, tôi vào một bệnh biện của Pháp, và đã được săn sóc hết lòng. Mười ngày sau, tôi liên lạc lại với bạn hữu và tiếp tục công việc. Trả lời phỏng vấn đài truyền hình TF1, thuyết trình hai lần, một ở Clermont L’Hérault, gần Montpellier, nơi tôi đã đến tìm tài liệu về J. Boissières để làm Luận án phụ Tiến sĩ Văn chương, và một lần ở Paris VII. Tôi đến thăm Thủ lãnh Luật sư Đoàn Paris”[61].
Trả lời Phạm Trần :
“…
– 80 tuổi rồi, chẳng còn dám đặt chương trình gì nữa. Có cái ước nguyện ôm ấp bao nhiêu năm nay là được sang đây để cám ơn các ân nhân (hầu hết là học trò cũ). Những người đã giúp đỡ tôi mấy chục năm qua. Không có họ thì tôi không chắc sống tới ngày nay. Mà bây giờ đã sang được. Thế là mãn nguyện.
– Làm sao sang được đây ?
– Mọi chi phí các học trò tôi lo. Chứ tôi làm gì dám nghĩ một cuộc Âu du như vậy”[62].
…”
Phượng Linh Đỗ Quang Trị viết :
Tháng 10/1989, ông đến Pháp, ở nhà Nha sĩ Nguyễn Văn Lung, 12 rue d’Auteuil, Paris 16, gần nhà ông bà Hoàng Xuân Hãn, 60 rue Théophile Gautier Paris 16. Địa chỉ trên giấy tờ: 51 Boulevard Montparnasse – 14/1/1990.
“Năm 1989, ở tuổi 80, những người bạn Pháp Việt mời tôi đi Pháp. Lúc đó, sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản, lần đầu tiên trong lịch sử, họ tuyên bố chủ nghĩa tự do oe oe chào đời; tôi lợi dụng cơ hội để xin cấp giấy thông hành đi Pháp. Tôi cũng không nghĩ là đơn được chấp thuận với quá khứ chính trị nặng nề như vậy. Nhưng, ngạc nhiên vô cùng, chỉ hai tháng là tôi có giấy thông hành và hộ chiếu xuất ngoại. Chẳng may chính phủ Pháp lại làm khó dễ trong nhiều tháng mới cấp giấy nhập cảnh.
Đúng là thế giới lộn ngược.
Tôi đến phi trường Orly một buổi chiều tháng Mười. Những người bạn Pháp Việt đón tôi thật cảm động. Sau 60 năm, tôi tìm lại quê hương của trí tuệ tôi cùng với sự đón tiếp ân cần và tế nhị của những trái tim vàng. Sức khoẻ suy nhược bởi 40 năm thiếu dinh dưỡng thể xác và khốn đốn tinh thần làm tôi quỵ ngã. Lần đầu tiên trong đời, ở tuổi tám mươi, tôi vào một bệnh biện của Pháp, và đã được săn sóc hết lòng. Mười ngày sau, tôi liên lạc lại với bạn hữu và tiếp tục công việc. Trả lời phỏng vấn đài truyền hình TF1, thuyết trình hai lần, một ở Clermont L’Hérault, gần Montpellier, nơi tôi đã đến tìm tài liệu về J. Boissières để làm Luận án phụ Tiến sĩ Văn chương, và một lần ở Paris VII. Tôi đến thăm Thủ lãnh Luật sư Đoàn Paris”[61].
Trả lời Phạm Trần :
“…
– 80 tuổi rồi, chẳng còn dám đặt chương trình gì nữa. Có cái ước nguyện ôm ấp bao nhiêu năm nay là được sang đây để cám ơn các ân nhân (hầu hết là học trò cũ). Những người đã giúp đỡ tôi mấy chục năm qua. Không có họ thì tôi không chắc sống tới ngày nay. Mà bây giờ đã sang được. Thế là mãn nguyện.
– Làm sao sang được đây ?
– Mọi chi phí các học trò tôi lo. Chứ tôi làm gì dám nghĩ một cuộc Âu du như vậy”[62].
…”
Phượng Linh Đỗ Quang Trị viết :
“Năm 1990 qua Pháp, thầy được con một ông bạn Pháp cùng học ở Montpellier đóng tiền bảo kê sức khoẻ. Ông bố đã mất nhưng con nhớ bố kể lại, rất khâm phục tài học của thầy Tường, nên đã giúp đỡ. Nhờ vậy mà khi thầy Tường ngã ngất vì tim yếu tại nhà anh Nguyễn Văn Lung là em Hoàng Xuân Hãn phu nhân, Thầy đã được đưa vào bệnh viện điều trị miễn phí”[63].
Trong thời gian ở Pháp, ngoài các buổi trả lời phỏng vấn và nói chuyện ở các đài truyền hình TF1, FR3, Đại học Paris VII v.v… Nguyễn Mạnh Tường còn tiếp xúc rộng rãi với mọi tầng lớp Việt kiều, đặc biệt ông muốn gặp giới trẻ quan tâm đến tình hình đất nước và chúng tôi, theo lời yêu cầu của Bác sĩ Trịnh Văn Tuất, bạn ông, cũng đã tổ chức một buổi tại nhà. Trong những cuộc gặp gỡ ấy, ông đều nói thẳng nói thật, nhưng khi gặp những câu hỏi có tính cách chính trị, của những người muốn ông mạnh mẽ phản đối nhà cầm quyền, về sự đối xử với ông trong 30 năm sau NVGP, ông ôn tồn trả lời: bản thân ông đã quên mọi oán thù. Về Hồ Chí Minh, ông bảo: hãy để lịch sử phán đoán.
Lúc đó phong trào cách mạng nhung vừa khởi xuất, hỏi ông tiên đoán gì về tình hình Việt Nam ? Ông mỉm cười: Tôi không phải là nhà tiên tri. Việc gì phải đến sẽ đến.
Về phía ông, chuyến đi Pháp dường như là động cơ thúc đẩy ông viết, bởi khi về nước, chỉ trong vòng bốn năm (từ 1990 đến 1994), ông đã hoàn tất một lượng sách đáng kể.
Lúc đó phong trào cách mạng nhung vừa khởi xuất, hỏi ông tiên đoán gì về tình hình Việt Nam ? Ông mỉm cười: Tôi không phải là nhà tiên tri. Việc gì phải đến sẽ đến.
Về phía ông, chuyến đi Pháp dường như là động cơ thúc đẩy ông viết, bởi khi về nước, chỉ trong vòng bốn năm (từ 1990 đến 1994), ông đã hoàn tất một lượng sách đáng kể.
O- Những năm tháng cuối – Thư từ trao đổi giữa
Nguyễn Mạnh Tường và Nguyễn Văn Lung:
Nguyễn Mạnh Tường và Nguyễn Văn Lung:
Chúng tôi công bố những thư viết tay và đánh máy của Nguyễn Mạnh Tường gởi Nguyễn Văn Lung vì đây là chứng từ đích thực về giai đoạn 1990–1994, thời kỳ ông viết mạnh nhất.
Francophonie –Cộng đồng Quốc tế các nước nói tiếng Pháp là một tổ chức được thành lập năm 1986, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp tại Paris. Việt Nam tham dự tổ chức này từ tháng 12/1989, nhân chuyến thăm của Alain Decaux, Bộ trưởng Đặc trách Khối Pháp ngữ. Nha sĩ Nguyễn Văn Lung (1916–2009), qua thư từ trao đổi với những người Pháp, chứng tỏ ông đã hết sức vận động Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ để mở các Câu lạc Bộ Pháp ngữ tại Việt Nam. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường chấp nhận việc tổ chức và làm đại diện cho Câu lạc Bộ Pháp ngữ Hà Nội. Là bạn thân của Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Lung về Sài Gòn tháng 1/1990 và ở đến tháng 4/1990, lo mở mang Francophonie ở Việt Nam. Nguyễn Mạnh Tường từ Paris về Hà Nội tháng 1/1990. Họ gặp lại nhau tại Hà Nội.
Tất cả thư từ trao đổi đều viết bằng tiếng Pháp. Nha sĩ Lung trao cho chúng tôi bản chính, và dù ông không nói ra, chúng tôi cũng hiểu, vì tuổi cao, ông muốn gởi lại người đi sau những chứng từ quý giá về lịch sử văn học để sau này sẽ chuyển về nước. Thư viết ngắn gọn, trực tiếp nói vào việc chính, thỉnh thoảng có vài lời thăm hỏi, vài câu về chuyện gia đình.
Chúng tôi dịch các phần chính, liên quan đến lịch sử và văn học và lược bỏ việc riêng. Lời thư tỏ hết tâm tư và nguyện ước của Nguyễn Mạnh Tường và nói lên không khí ông sống trong những năm tháng cuối.
Độc giả sẽ tiếp xúc trực tiếp với ông, không qua trung gian của ngòi bút nào.
Francophonie –Cộng đồng Quốc tế các nước nói tiếng Pháp là một tổ chức được thành lập năm 1986, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp tại Paris. Việt Nam tham dự tổ chức này từ tháng 12/1989, nhân chuyến thăm của Alain Decaux, Bộ trưởng Đặc trách Khối Pháp ngữ. Nha sĩ Nguyễn Văn Lung (1916–2009), qua thư từ trao đổi với những người Pháp, chứng tỏ ông đã hết sức vận động Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ để mở các Câu lạc Bộ Pháp ngữ tại Việt Nam. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường chấp nhận việc tổ chức và làm đại diện cho Câu lạc Bộ Pháp ngữ Hà Nội. Là bạn thân của Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Văn Lung về Sài Gòn tháng 1/1990 và ở đến tháng 4/1990, lo mở mang Francophonie ở Việt Nam. Nguyễn Mạnh Tường từ Paris về Hà Nội tháng 1/1990. Họ gặp lại nhau tại Hà Nội.
Tất cả thư từ trao đổi đều viết bằng tiếng Pháp. Nha sĩ Lung trao cho chúng tôi bản chính, và dù ông không nói ra, chúng tôi cũng hiểu, vì tuổi cao, ông muốn gởi lại người đi sau những chứng từ quý giá về lịch sử văn học để sau này sẽ chuyển về nước. Thư viết ngắn gọn, trực tiếp nói vào việc chính, thỉnh thoảng có vài lời thăm hỏi, vài câu về chuyện gia đình.
Chúng tôi dịch các phần chính, liên quan đến lịch sử và văn học và lược bỏ việc riêng. Lời thư tỏ hết tâm tư và nguyện ước của Nguyễn Mạnh Tường và nói lên không khí ông sống trong những năm tháng cuối.
Độc giả sẽ tiếp xúc trực tiếp với ông, không qua trung gian của ngòi bút nào.
• Thư ngày 26/1/1990
Fax từ Sài Gòn của Nguyễn Văn Lung
Gởi Maharadja Indien, Emir Sarfaraz Husain
Đại sứ Ấn độ tại UNESCO.
Fax từ Sài Gòn của Nguyễn Văn Lung
Gởi Maharadja Indien, Emir Sarfaraz Husain
Đại sứ Ấn độ tại UNESCO.
Lá thư khá dài, có hai mục đích chính:
– Nhờ Emir Husain trợ giúp mở rộng Francophonie ở Việt Nam, chủ đích tiến tới việc cấp học bổng cho các Bác sĩ, Kỹ sư, Giáo sư, đi tu nghiệp ở Pháp.
– Giới thiệu Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, nhân vật văn hóa Pháp-Việt uy tín, nhận giúp Francophonie thực hiện việc đưa tiếng Pháp trở lại Việt Nam ở bậc Trung và Đại học.
– Nhờ Emir Husain trợ giúp mở rộng Francophonie ở Việt Nam, chủ đích tiến tới việc cấp học bổng cho các Bác sĩ, Kỹ sư, Giáo sư, đi tu nghiệp ở Pháp.
– Giới thiệu Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, nhân vật văn hóa Pháp-Việt uy tín, nhận giúp Francophonie thực hiện việc đưa tiếng Pháp trở lại Việt Nam ở bậc Trung và Đại học.
• Thư ngày 10/4/1990
Nguyễn Văn Lung gởi Nguyễn Mạnh Tường:
Anh Tường,
Việc in sách tiếng Việt:
Sau khi thảo luận với Luật sư Hiệp[64] chúng tôi đã quyết định:
– Anh gởi cho tôi 4 tác phẩm viết tiếng Việt về vấn đề nghiên cứu Hy Lạp–La Tinh.
– Sẽ cố gắng nhờ Hội Văn bút Pháp hoặc Mỹ; hoặc nhờ l’ACCT[65] (France) giúp đỡ.
Việc in lại sách tiếng Pháp:
Về bốn cuốn: Sourires et larmes d’une jeunesse, Pierres de France, Apprentissage de la Méditérénée và Le voyage et le sentiment, tôi sẽ tìm hai cách: Hoặc nhờ l’ACCT in lại. Hoặc nhờ Bộ Ngoại giao Pháp (qua ông Portiche).
Tôi đang vận động Bộ Ngoại giao để xin 20.000 cuốn sách giáo khoa, cho các Câu lạc Bộ Pháp ngữ Sài Gòn, Đà Lạt, Huế và Hà Nội. Câu lạc Bộ Sàigòn đã hoạt động, Đà Lạt đã có giấy phép. Chỉ còn chờ Hà Nội và Huế.
Nguyễn Văn Lung gởi Nguyễn Mạnh Tường:
Anh Tường,
Việc in sách tiếng Việt:
Sau khi thảo luận với Luật sư Hiệp[64] chúng tôi đã quyết định:
– Anh gởi cho tôi 4 tác phẩm viết tiếng Việt về vấn đề nghiên cứu Hy Lạp–La Tinh.
– Sẽ cố gắng nhờ Hội Văn bút Pháp hoặc Mỹ; hoặc nhờ l’ACCT[65] (France) giúp đỡ.
Việc in lại sách tiếng Pháp:
Về bốn cuốn: Sourires et larmes d’une jeunesse, Pierres de France, Apprentissage de la Méditérénée và Le voyage et le sentiment, tôi sẽ tìm hai cách: Hoặc nhờ l’ACCT in lại. Hoặc nhờ Bộ Ngoại giao Pháp (qua ông Portiche).
Tôi đang vận động Bộ Ngoại giao để xin 20.000 cuốn sách giáo khoa, cho các Câu lạc Bộ Pháp ngữ Sài Gòn, Đà Lạt, Huế và Hà Nội. Câu lạc Bộ Sàigòn đã hoạt động, Đà Lạt đã có giấy phép. Chỉ còn chờ Hà Nội và Huế.
• Thư ngày 8/4/1990
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Anh nói với Husain và Portiche rằng việc hợp tác và chương trình Francophonie tiến hành khó khăn, không phải vì chuyện thơ lại, nhưng có lẽ vì tài chính, tuy vậy tôi vẫn hy vọng. Anh nhớ nhắc người bạn dạy Sorbonne (mà tôi quên tên), đã hứa giúp việc in sách của tôi ở Pháp. Tôi đang đánh máy những tác phẩm mới: “Hồi ức của một người trí thức và diện mạo Việt Nam trong 80 năm đời tôi, chủ yếu 40 năm dưới sự lãnh đạo của Cộng sản”. Hy vọng cuối năm nay sẽ viết xong. Tôi sẽ mở lại văn phòng Luật sư với sự cộng tác của một trong những Luật sư đã tập sự với tôi ngày trước (Luật sư Dương Văn Đam)[66] chúng tôi chỉ chuyên về luật quốc tế, chủ yếu về kinh tế”.
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Anh nói với Husain và Portiche rằng việc hợp tác và chương trình Francophonie tiến hành khó khăn, không phải vì chuyện thơ lại, nhưng có lẽ vì tài chính, tuy vậy tôi vẫn hy vọng. Anh nhớ nhắc người bạn dạy Sorbonne (mà tôi quên tên), đã hứa giúp việc in sách của tôi ở Pháp. Tôi đang đánh máy những tác phẩm mới: “Hồi ức của một người trí thức và diện mạo Việt Nam trong 80 năm đời tôi, chủ yếu 40 năm dưới sự lãnh đạo của Cộng sản”. Hy vọng cuối năm nay sẽ viết xong. Tôi sẽ mở lại văn phòng Luật sư với sự cộng tác của một trong những Luật sư đã tập sự với tôi ngày trước (Luật sư Dương Văn Đam)[66] chúng tôi chỉ chuyên về luật quốc tế, chủ yếu về kinh tế”.
• Thư ngày 1/5/1990
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Cám ơn anh đã cố gắng giúp tôi trong việc in tác phẩm. (…) Tôi đang cố cho xong bộ hồi ký Larmes et Sourires d’une vieillesse và cuốn Triptyque, cả hai đều viết bằng tiếng Pháp, hy vọng từ giờ đến cuối năm sẽ đánh máy xong. Về Francophonie vẫn đang gặp khó khăn…”
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Cám ơn anh đã cố gắng giúp tôi trong việc in tác phẩm. (…) Tôi đang cố cho xong bộ hồi ký Larmes et Sourires d’une vieillesse và cuốn Triptyque, cả hai đều viết bằng tiếng Pháp, hy vọng từ giờ đến cuối năm sẽ đánh máy xong. Về Francophonie vẫn đang gặp khó khăn…”
• Thư ngày 27/5/1990
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Ông bạn Fouilloux (Les Echelles -2 allée des Ecuyers- Chambourcy) đã chụp được cuốn sách thứ tư của tôi, Le Voyage et le Sentiment- kịch 3 màn. Tôi đã nhờ ông ấy chuyển cho anh một bản để anh có đủ 4 tác phẩm của tôi đã in ở Việt Nam năm 1940 mà chưa in ở Pháp. Anh xem có thể làm gì được không, và nhất là nhờ anh dò ý nhà xuất bản Việt (mà tôi quên không ghi tên và địa chỉ) xem họ còn muốn giữ lời hứa in lại những sách ấy không. Cám ơn anh. Và bây giờ tôi có vài dòng về Câu lạc Bộ Pháp ngữ:
1/ Nhà cầm quyền Việt Nam chưa động tĩnh gì. Họ sợ, không muốn cho phép mở. Có thể phải nhờ sự can thiệp của chính phủ Pháp.
2/ Phải có trợ cấp để thuê một nơi làm phòng đọc sách và diễn thuyết. Vấn đề tài chính cũng quan trọng như vấn đề giấy phép của chính quyền”.
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Ông bạn Fouilloux (Les Echelles -2 allée des Ecuyers- Chambourcy) đã chụp được cuốn sách thứ tư của tôi, Le Voyage et le Sentiment- kịch 3 màn. Tôi đã nhờ ông ấy chuyển cho anh một bản để anh có đủ 4 tác phẩm của tôi đã in ở Việt Nam năm 1940 mà chưa in ở Pháp. Anh xem có thể làm gì được không, và nhất là nhờ anh dò ý nhà xuất bản Việt (mà tôi quên không ghi tên và địa chỉ) xem họ còn muốn giữ lời hứa in lại những sách ấy không. Cám ơn anh. Và bây giờ tôi có vài dòng về Câu lạc Bộ Pháp ngữ:
1/ Nhà cầm quyền Việt Nam chưa động tĩnh gì. Họ sợ, không muốn cho phép mở. Có thể phải nhờ sự can thiệp của chính phủ Pháp.
2/ Phải có trợ cấp để thuê một nơi làm phòng đọc sách và diễn thuyết. Vấn đề tài chính cũng quan trọng như vấn đề giấy phép của chính quyền”.
• Thư ngày 18/6/1990
Bác sĩ Lung gởi Fax cho Luật sư Tường
qua Dominique Gallet[67],
ông Gallet nhờ một dân biểu Pháp sang VN đem lại:
“Từ tháng tư, khi về lại Paris, tôi vẫn chờ tin của ông Maurice Portiche, về việc gởi những dụng cụ làm việc (sách học, cassettes, v.v…) về các trung tâm dạy tiếng Pháp trong nước, như Sài Gòn, Đà Lạt, Huế, Hà Nội.
Ông Fouilloux cũng đã chụp được cuốn “Le voyage et le sentiment” (kịch) ở Thư viện Quốc gia Pháp và gởi cho tôi. Và bà Musain Claire cũng đã chụp giùm những cuốn còn lại. Như vậy, tôi đã có đủ 4 cuốn sách của anh để in lại. Hy vọng sớm tìm được “người bảo trợ” cho việc “làm sống lại” tiếng Pháp ở Việt Nam.
Khi nào có tin mừng cho các Giáo sư và học sinh đang đợi sự bảo trợ để tiến hành chương trình Francophonie, tôi sẽ báo cho anh.”
Bác sĩ Lung gởi Fax cho Luật sư Tường
qua Dominique Gallet[67],
ông Gallet nhờ một dân biểu Pháp sang VN đem lại:
“Từ tháng tư, khi về lại Paris, tôi vẫn chờ tin của ông Maurice Portiche, về việc gởi những dụng cụ làm việc (sách học, cassettes, v.v…) về các trung tâm dạy tiếng Pháp trong nước, như Sài Gòn, Đà Lạt, Huế, Hà Nội.
Ông Fouilloux cũng đã chụp được cuốn “Le voyage et le sentiment” (kịch) ở Thư viện Quốc gia Pháp và gởi cho tôi. Và bà Musain Claire cũng đã chụp giùm những cuốn còn lại. Như vậy, tôi đã có đủ 4 cuốn sách của anh để in lại. Hy vọng sớm tìm được “người bảo trợ” cho việc “làm sống lại” tiếng Pháp ở Việt Nam.
Khi nào có tin mừng cho các Giáo sư và học sinh đang đợi sự bảo trợ để tiến hành chương trình Francophonie, tôi sẽ báo cho anh.”
• Thư ngày 3/7/1990
Nguyễn Mạnh Tường gởi ông Tống Lịch Cường[68]
nhờ nhắn với ông Lung:
“Như anh (Cường) đã biết, tình trạng Việt Nam càng ngày càng tồi tệ. Dân chủ lùi bước, nhà cầm quyền thắt chặt kiểm soát, dân chúng và trí thức chờ đợi những giờ phút đen tối nhất. Vì thế, những cố gắng xây dựng Câu lạc Bộ Francophonie trở thành vô ích. Người ta không cho phép tôi hành nghề Luật sư tư với tư cách cá nhân. Người ta bắt tôi phải vào Hiệp hội Chính thức Luật sư Nhân dân (La Corporation officielle des défenseurs populaires) có nghĩa là người ta không cho tôi hành nghề Luật sư. Đó là hiện tình Việt Nam. Nhờ anh gọi điện thoại hỏi Lung xem việc in 4 cuốn sách của tôi tới đâu đâu rồi. Từ khi Lung về lại Pháp tôi không nhận được tin Lung nữa.”
Nguyễn Mạnh Tường gởi ông Tống Lịch Cường[68]
nhờ nhắn với ông Lung:
“Như anh (Cường) đã biết, tình trạng Việt Nam càng ngày càng tồi tệ. Dân chủ lùi bước, nhà cầm quyền thắt chặt kiểm soát, dân chúng và trí thức chờ đợi những giờ phút đen tối nhất. Vì thế, những cố gắng xây dựng Câu lạc Bộ Francophonie trở thành vô ích. Người ta không cho phép tôi hành nghề Luật sư tư với tư cách cá nhân. Người ta bắt tôi phải vào Hiệp hội Chính thức Luật sư Nhân dân (La Corporation officielle des défenseurs populaires) có nghĩa là người ta không cho tôi hành nghề Luật sư. Đó là hiện tình Việt Nam. Nhờ anh gọi điện thoại hỏi Lung xem việc in 4 cuốn sách của tôi tới đâu đâu rồi. Từ khi Lung về lại Pháp tôi không nhận được tin Lung nữa.”
• Thư ngày 21/7/1990
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Về việc Francophonie, tôi đã nhận được thư Alain Decaux và tôi đã trả lời, đại ý: Có nhiều người ghi tên hơn dự tính. Nhưng cần phải có giấy phép mở Câu lạc Bộ.
Chúng tôi đã nghĩ ra một mưu: xin mở một chi nhánh của Hội Hữu nghị Việt-Pháp (đã có) ở Hà Nội, nhưng cũng vẫn cần phải có giấy phép, mà họ không cho !
Anh có biết hiện nay dân chủ ở Việt Nam đang thụt lùi rõ rệt. (…)
Anh có tin gì về việc in 4 cuốn sách của tôi không ?
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Về việc Francophonie, tôi đã nhận được thư Alain Decaux và tôi đã trả lời, đại ý: Có nhiều người ghi tên hơn dự tính. Nhưng cần phải có giấy phép mở Câu lạc Bộ.
Chúng tôi đã nghĩ ra một mưu: xin mở một chi nhánh của Hội Hữu nghị Việt-Pháp (đã có) ở Hà Nội, nhưng cũng vẫn cần phải có giấy phép, mà họ không cho !
Anh có biết hiện nay dân chủ ở Việt Nam đang thụt lùi rõ rệt. (…)
Anh có tin gì về việc in 4 cuốn sách của tôi không ?
• Thư ngày 1/8/1990
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Tôi đã nhận được thư ngày 16/7/1990 của anh, nhờ Mulheim, Giáo sư ở Paris và là chồng người học trò cũ của tôi, cả hai đang ở Hà Nội, đem lại:
Về việc Câu lạc Bộ Pháp ngữ, chúng tôi đang định ghép nó vào Hội Hữu nghị Việt-Pháp (Association de l’Amitié France-Vietnam), lập ở Hà Nội một chi nhánh của Hội này, nhưng từ mấy tháng nay, nhà cầm quyền vẫn làm lơ. Tôi bắt buộc phải đứng tên làm đơn xin mở một Câu lạc Bộ Pháp ngữ ở Hà Nội, giống như các Câu lạc Bộ đã có ở Huế, Sài Gòn và Đà Lạt, tôi đang đợi sự trả lời của quan chức Hà Nội. Tôi đã nhận được thư của Alain Decaux và đã trả lời như anh biết (…) Hiện nay vấn đề đáng ngại vẫn là khoản trợ cấp để thuê phòng đọc sách và diễn thuyết (…). Vậy tôi đợi gặp Alain Decaux và sẽ nói với ông ta. Anh đã nhận được đầy đủ 4 cuốn sách của tôi chưa, nếu không anh liên lạc với ông Fouilloux…”
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Tôi đã nhận được thư ngày 16/7/1990 của anh, nhờ Mulheim, Giáo sư ở Paris và là chồng người học trò cũ của tôi, cả hai đang ở Hà Nội, đem lại:
Về việc Câu lạc Bộ Pháp ngữ, chúng tôi đang định ghép nó vào Hội Hữu nghị Việt-Pháp (Association de l’Amitié France-Vietnam), lập ở Hà Nội một chi nhánh của Hội này, nhưng từ mấy tháng nay, nhà cầm quyền vẫn làm lơ. Tôi bắt buộc phải đứng tên làm đơn xin mở một Câu lạc Bộ Pháp ngữ ở Hà Nội, giống như các Câu lạc Bộ đã có ở Huế, Sài Gòn và Đà Lạt, tôi đang đợi sự trả lời của quan chức Hà Nội. Tôi đã nhận được thư của Alain Decaux và đã trả lời như anh biết (…) Hiện nay vấn đề đáng ngại vẫn là khoản trợ cấp để thuê phòng đọc sách và diễn thuyết (…). Vậy tôi đợi gặp Alain Decaux và sẽ nói với ông ta. Anh đã nhận được đầy đủ 4 cuốn sách của tôi chưa, nếu không anh liên lạc với ông Fouilloux…”
• Thư ngày 14/11/1990
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Thư lại bị mất nữa. Tôi nhờ một người đi Pháp cầm cho anh thư này. Tôi vừa bị từ chối không được mở phòng Luật sư và lá đơn xin mở Câu lạc Bộ Pháp ngữ ở Hà Nội cũng bị chận đứng từ nhiều tháng. Tôi hiện rất kẹt, bắt buộc phải dạy học lại để kiếm sống. Thì giờ còn lại dồn hết để viết cho xong cuốn III của tập hồi ký. Cuốn I và 2/3 cuốn II đã tới Paris, trong tay một người bạn vừa về qua Hà Nội, tên là Muldheim, ở số 38 Rue Faubourg St Denis. Hà Nội nghẹt thở hơn trước. Họ chỉ bật đèn xanh cho những tờ báo tố cáo sai lầm và các tội nhỏ của vài người cầm quyền. Nếu họ cho báo chí chút tự do như thế, là để trấn an dân chúng đang sôi động, nhưng điều đó cũng làm mất niềm tin vào Đảng.
Về việc in bốn cuốn sách của tôi, xem ra không được phải không ? Còn về 4 cuốn biên khảo, viết bằng tiếng Việt, tôi chỉ có một bản thảo duy nhất, và tôi cũng không muốn phải đối đầu với sự nổi giận và lòng căm thù của chính quyền nếu họ biết tôi in ở Pháp. Vả lại những sách này dành cho người trong nước hơn là độc giả ngoại quốc.
Hy vọng của tôi là hoàn tất bộ Larmes et sourires d’une vieillesse (chân dung tự họa của một trí thức đã trải qua 80 năm sống trên đất Việt). Bộ sách này sẽ có độc giả Pháp thích. Tôi cố gắng viết xong cuối năm nay”.
Người chuyển thư, ông Tống Lịch Cường, viết thêm mấy dòng, ngày6/12/1990:
“Tường đang bị khó khăn lắm. Sự oán –nếu không muốn nói là căm thù– của những người cầm quyền Cộng sản đối với Tường thật bền bỉ. Phải đợi Tường viết xong quyển III hồi ký, rồi mới tính đến chuyện in ấn ở Pháp”.
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Thư lại bị mất nữa. Tôi nhờ một người đi Pháp cầm cho anh thư này. Tôi vừa bị từ chối không được mở phòng Luật sư và lá đơn xin mở Câu lạc Bộ Pháp ngữ ở Hà Nội cũng bị chận đứng từ nhiều tháng. Tôi hiện rất kẹt, bắt buộc phải dạy học lại để kiếm sống. Thì giờ còn lại dồn hết để viết cho xong cuốn III của tập hồi ký. Cuốn I và 2/3 cuốn II đã tới Paris, trong tay một người bạn vừa về qua Hà Nội, tên là Muldheim, ở số 38 Rue Faubourg St Denis. Hà Nội nghẹt thở hơn trước. Họ chỉ bật đèn xanh cho những tờ báo tố cáo sai lầm và các tội nhỏ của vài người cầm quyền. Nếu họ cho báo chí chút tự do như thế, là để trấn an dân chúng đang sôi động, nhưng điều đó cũng làm mất niềm tin vào Đảng.
Về việc in bốn cuốn sách của tôi, xem ra không được phải không ? Còn về 4 cuốn biên khảo, viết bằng tiếng Việt, tôi chỉ có một bản thảo duy nhất, và tôi cũng không muốn phải đối đầu với sự nổi giận và lòng căm thù của chính quyền nếu họ biết tôi in ở Pháp. Vả lại những sách này dành cho người trong nước hơn là độc giả ngoại quốc.
Hy vọng của tôi là hoàn tất bộ Larmes et sourires d’une vieillesse (chân dung tự họa của một trí thức đã trải qua 80 năm sống trên đất Việt). Bộ sách này sẽ có độc giả Pháp thích. Tôi cố gắng viết xong cuối năm nay”.
Người chuyển thư, ông Tống Lịch Cường, viết thêm mấy dòng, ngày6/12/1990:
“Tường đang bị khó khăn lắm. Sự oán –nếu không muốn nói là căm thù– của những người cầm quyền Cộng sản đối với Tường thật bền bỉ. Phải đợi Tường viết xong quyển III hồi ký, rồi mới tính đến chuyện in ấn ở Pháp”.
• Thư ngày 21/1/91
Trên tấm danh thiếp nhỏ
Nguyễn Mạnh Tường viết mấy hàng tiếng Việt:
“Họ chối từ không cho tôi trở lại làm Luật sư. Họ không trả nhời về chuyện Francophonie”.
Ông Tống Lịch Cường, chuyển tấm carte cho ông Lung, viết thêm mấy dòng tiếng Pháp:
“Tấm carte này đã được một người quen đem sang Pháp và gởi cho tôi qua đường bưu điện. Chúng ta thấy bao nhiêu dự tính của Tường đổ xuống sông cả, chỉ vì sự thù hận dã man và mù quáng của những người cầm quyền Hà Nội đối với Tường. “Sự ngu si vô văn hóa đã phá hoại văn hóa”, như lời Tường vẫn nói, không ngừng theo anh trong suốt bốn mươi năm qua và vẫn còn đang tiếp tục”.
Trên tấm danh thiếp nhỏ
Nguyễn Mạnh Tường viết mấy hàng tiếng Việt:
“Họ chối từ không cho tôi trở lại làm Luật sư. Họ không trả nhời về chuyện Francophonie”.
Ông Tống Lịch Cường, chuyển tấm carte cho ông Lung, viết thêm mấy dòng tiếng Pháp:
“Tấm carte này đã được một người quen đem sang Pháp và gởi cho tôi qua đường bưu điện. Chúng ta thấy bao nhiêu dự tính của Tường đổ xuống sông cả, chỉ vì sự thù hận dã man và mù quáng của những người cầm quyền Hà Nội đối với Tường. “Sự ngu si vô văn hóa đã phá hoại văn hóa”, như lời Tường vẫn nói, không ngừng theo anh trong suốt bốn mươi năm qua và vẫn còn đang tiếp tục”.
• Thư ngày 23/2/1991
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Tôi gởi cho anh hai lá thư, nhưng hình như anh không nhận được. Những thư từ bạn bè ở Pháp gởi về cho tôi cũng bị bưu điện chận lại. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Việt Nam quả quyết trung thành với Chủ nghĩa Cộng sản và đóng các cửa ngõ (…) Tôi rất mừng vì biết là anh và Portiche đã đọc qua hai tập đầu bộ hồi ký của tôi rồi, tập ba cũng đã xong, và tôi đang tìm cách gởi sang Pháp. Nếu Muldheim trở lại Hà Nội tháng 2, tôi sẽ gởi cho anh. Điều cốt tử là làm sao cả ba cuốn đến được Pháp. Nếu có nhà xuất bản chịu in thì hay quá (…) Gần một năm rồi mà những người cầm quyền vẫn làm ngơ không chịu trả lời về việc mở Câu lạc Bộ Pháp ngữ ở Hà Nội. Thật tức cười, mà như vậy đấy ! Có lẽ phải nhờ đến nhà cầm quyền Pháp can thiệp chăng ?
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Tôi gởi cho anh hai lá thư, nhưng hình như anh không nhận được. Những thư từ bạn bè ở Pháp gởi về cho tôi cũng bị bưu điện chận lại. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Việt Nam quả quyết trung thành với Chủ nghĩa Cộng sản và đóng các cửa ngõ (…) Tôi rất mừng vì biết là anh và Portiche đã đọc qua hai tập đầu bộ hồi ký của tôi rồi, tập ba cũng đã xong, và tôi đang tìm cách gởi sang Pháp. Nếu Muldheim trở lại Hà Nội tháng 2, tôi sẽ gởi cho anh. Điều cốt tử là làm sao cả ba cuốn đến được Pháp. Nếu có nhà xuất bản chịu in thì hay quá (…) Gần một năm rồi mà những người cầm quyền vẫn làm ngơ không chịu trả lời về việc mở Câu lạc Bộ Pháp ngữ ở Hà Nội. Thật tức cười, mà như vậy đấy ! Có lẽ phải nhờ đến nhà cầm quyền Pháp can thiệp chăng ?
• Thư ngày 7/10/1991
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Đã khá lâu chúng ta không có tin tức của nhau. Nhân bác sĩ Trịnh Đình Tuất (Trịnh Văn Tuất) về, tôi gởi mấy hàng chúc anh mạnh khoẻ. Về phần tôi, từ hai tháng nay, sức khoẻ xuống lắm. Tim đập loạn xạ làm mạch máu lưu thông không đều hòa, tôi bị ngã hai lần, khiến phải nằm rịt trên giường từ hai tháng nay. Tưởng bị liệt cả hay bán thân bất toại vì hai chân không động đậy được nữa. May mà cố gắng chữa chạy, sau những kỳ đấm bóp và tập đi, dùng các thứ thuốc có chất Coramine, Duxil… nay đã chống gậy đi lại được. Phần còn lại của cơ thể vẫn lành mạnh nhất là đầu óc. Cũng chẳng có gì lạ, vì tôi đã quá 82 tuổi và hồi ở Paris đã bị tai biến mạch máu lần đầu, phải vào bệnh viện Pean điều trị. Anh hiểu trong hoàn cảnh như thế này thì khó làm công việc hàng ngày.
Tôi mong tìm lại sức khỏe bình thường, nhưng mới chỉ là hy vọng”.
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Đã khá lâu chúng ta không có tin tức của nhau. Nhân bác sĩ Trịnh Đình Tuất (Trịnh Văn Tuất) về, tôi gởi mấy hàng chúc anh mạnh khoẻ. Về phần tôi, từ hai tháng nay, sức khoẻ xuống lắm. Tim đập loạn xạ làm mạch máu lưu thông không đều hòa, tôi bị ngã hai lần, khiến phải nằm rịt trên giường từ hai tháng nay. Tưởng bị liệt cả hay bán thân bất toại vì hai chân không động đậy được nữa. May mà cố gắng chữa chạy, sau những kỳ đấm bóp và tập đi, dùng các thứ thuốc có chất Coramine, Duxil… nay đã chống gậy đi lại được. Phần còn lại của cơ thể vẫn lành mạnh nhất là đầu óc. Cũng chẳng có gì lạ, vì tôi đã quá 82 tuổi và hồi ở Paris đã bị tai biến mạch máu lần đầu, phải vào bệnh viện Pean điều trị. Anh hiểu trong hoàn cảnh như thế này thì khó làm công việc hàng ngày.
Tôi mong tìm lại sức khỏe bình thường, nhưng mới chỉ là hy vọng”.
• Thư ngày 26/3/1992
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Để trả lời thư anh, tôi báo tin anh biết là trong mấy năm vừa qua, tôi đã viết xong những tác phẩm sau đây:
Larmes et sourires d’une vieillesse (Nụ cười và Nước mắt Tuổi già), ba cuốn !
Un excommunié (Kẻ bị Khai trừ), tiểu thuyết.
Malgré lui, malgré elle (Mặc hắn, mặc nàng), bi kịch tình yêu dưới chế độ Cộng sản.
Partir, est ce mourir ? (Đi, là chết ?), bi kịch di dân.
Tất cả những sửa sai để thiết lập sự thật là đối tượng của phần phụ lục cuối sách. Những tác phẩm này được gởi nhà người bạn Fouilloux”[69].
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung:
“Để trả lời thư anh, tôi báo tin anh biết là trong mấy năm vừa qua, tôi đã viết xong những tác phẩm sau đây:
Larmes et sourires d’une vieillesse (Nụ cười và Nước mắt Tuổi già), ba cuốn !
Un excommunié (Kẻ bị Khai trừ), tiểu thuyết.
Malgré lui, malgré elle (Mặc hắn, mặc nàng), bi kịch tình yêu dưới chế độ Cộng sản.
Partir, est ce mourir ? (Đi, là chết ?), bi kịch di dân.
Tất cả những sửa sai để thiết lập sự thật là đối tượng của phần phụ lục cuối sách. Những tác phẩm này được gởi nhà người bạn Fouilloux”[69].
• Thư ngày 16/8/1994
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung
vài dòng ngắn, có câu:
“Tôi vẫn tiếp tục làm việc, dạy học và hoàn tất cuốn tiểu thuyết mới nhất Palinodies (Phủ nhận) cuốn sách thứ 18 của tôi”.
Nguyễn Mạnh Tường viết cho Nguyễn Văn Lung
vài dòng ngắn, có câu:
“Tôi vẫn tiếp tục làm việc, dạy học và hoàn tất cuốn tiểu thuyết mới nhất Palinodies (Phủ nhận) cuốn sách thứ 18 của tôi”.
• Thư ngày 19/1/1996
Joël Fouilloux gởi thư cho Nguyễn Mạnh Tường:
“Thưa Luật sư,
(…) Phải đến ngày 14 và 21/6/1995, khi lại thăm ông tại nhà, tôi mới biết rằng cuốn Lý luận Giáo dục Âu Châu của ông đã được xuất bản bằng tiếng Việt ở trong nước. Tuy nhiên qua thư từ và tin tức gia đình, ông cũng biết rõ là tôi đang thương lượng với RIASEM ở Đại học Nice-Sophia Antipolis từ tháng 10/1994 để bảo vệ tập sách này (…)
Một mặt khác, cho đến tháng 6 vừa qua, ông vẫn còn đợi Hà Nội trả lời về việc in bản dịch các cuốn: “Eschyle et la tragédie grecque, Orestia, và Virgile et l’épopée latine. Hiện việc này tiến hành đến đâu rồi ?
Ông Võ Văn Ái, nhà xuất bản Quê Mẹ, cũng là “nhà xuất bản của ông” do giao kèo mà tôi ký với ông Ái, qua giấy ủy nhiệm của ông, sau cùng, đã cho tôi biết kết quả đáng buồn về cuốn Un Excommunié, Hanoi 1954–1991: Procès d’un intellectuel, tới tháng 4/1992, như sau:
Tình trạng tồn đọng (không ghi tới ngày nào) là 802 cuốn. Số sách bán tới ngày 30/6/1995: 323 cuốn trên tổng số phát hành: 1.530 cuốn.
Nhiệm vụ trung gian thân ái mà tôi đã hoàn toàn tình nguyện làm cho tới ngày nay, cũng như tất cả những gì tôi đã làm cho đất nước ông, được thúc đẩy bởi một nguyện ước sâu xa, thường trực, và kiên quyết, là để góp phần xây dựng lại tình bạn Việt-Pháp. Tôi vẫn tin, tôi còn tin. Và tôi đã dành cả sinh mệnh và sức lực của tôi trong suốt cuộc đời cho lý tưởng này.
Trong tinh thần đó, tôi đã “khai ngòi” cho việc nhận diện lại con người cao quý của ông, về phía Pháp cũng như về phía cộng đồng Việt Nam tại Pháp, bằng mối liên hệ mà tôi nối với nhà xuất bản này, để in cuốn sách tiếng Pháp đầu tiên (của ông) từ gần 50 năm nay. Cố gắng đầu tiên này sẽ được tiếp nối trong cộng đồng di tản hải ngoại bằng việc dịch tác phẩm sang tiếng Việt (dĩ nhiên vì bản tiếng Pháp không bán được, nên phải ngừng lại).
Dự trình ban đầu của chúng tôi năm 1991 đã có nhiều thay đổi trong thời gian qua. Ở thời điểm đó, phải hết sức thận trọng. Ông Võ Văn Ái và tôi đã vô cùng lo ngại ông sẽ bị liên lụy vì lối hành xử “tự do” của chúng tôi ở Paris. Tôi đã chứng kiến nỗi lo lắng tuyệt đối có tính cách cha con mà ông chủ nhà xuất bản và bà Phương Anh, vợ ông, bộc lộ, về ông. Họ đã tin tưởng một cách rất chân thành và với nhiều lý tưởng về sự thành công của dự trình này –dù mục đích thương mại của họ có thế nào chăng nữa. Ngày đầu tiên, họ đã tiếp tôi, với sự vui mừng lạ lùng và mối thân tình thực sự. Chúng tôi cùng chia sẻ những cái nhìn về con người và tác phẩm của ông và lợi ích cực điểm trong việc hướng công chúng trở lại với tên ông (…)”
Bìa sau cuốn Un Excommunié, nhà xuất bản trích một đoạn thư của Nguyễn Mạnh Tường viết ngày 16/3/1992 (có thể là gởi cho ông Fouilloux):
“Tôi muốn hoãn việc in các tác phẩm của tôi vì hoàn cảnh mới đây khiến tôi phải thận trọng, nhưng ông đã làm tôi vượt con sông Rubicon[70] và ông có lý: Rất nguy hiểm nhưng phải liều. Tôi chờ đợi cái tồi tệ nhất và mong nó không xảy ra. Nhưng nếu họ dã man đến buộc tội tôi như những trí thức bị kết án phỉ báng chế độ, tôi sẽ vững chân đợi những thử thách, biết trước là tàn khốc. Tôi đã quyết định, nếu sự đó xảy ra, tôi sẽ nhịn ăn tới chết. Ở tuổi 84, tôi đã trải qua tất cả mọi khía cạnh cuộc đời, và chẳng tiếc gì phải từ giã nó. Đời tôi, tôi đã làm tròn bổn phận của một trí thức trước dân tộc và lịch sử.”
Joël Fouilloux gởi thư cho Nguyễn Mạnh Tường:
“Thưa Luật sư,
(…) Phải đến ngày 14 và 21/6/1995, khi lại thăm ông tại nhà, tôi mới biết rằng cuốn Lý luận Giáo dục Âu Châu của ông đã được xuất bản bằng tiếng Việt ở trong nước. Tuy nhiên qua thư từ và tin tức gia đình, ông cũng biết rõ là tôi đang thương lượng với RIASEM ở Đại học Nice-Sophia Antipolis từ tháng 10/1994 để bảo vệ tập sách này (…)
Một mặt khác, cho đến tháng 6 vừa qua, ông vẫn còn đợi Hà Nội trả lời về việc in bản dịch các cuốn: “Eschyle et la tragédie grecque, Orestia, và Virgile et l’épopée latine. Hiện việc này tiến hành đến đâu rồi ?
Ông Võ Văn Ái, nhà xuất bản Quê Mẹ, cũng là “nhà xuất bản của ông” do giao kèo mà tôi ký với ông Ái, qua giấy ủy nhiệm của ông, sau cùng, đã cho tôi biết kết quả đáng buồn về cuốn Un Excommunié, Hanoi 1954–1991: Procès d’un intellectuel, tới tháng 4/1992, như sau:
Tình trạng tồn đọng (không ghi tới ngày nào) là 802 cuốn. Số sách bán tới ngày 30/6/1995: 323 cuốn trên tổng số phát hành: 1.530 cuốn.
Nhiệm vụ trung gian thân ái mà tôi đã hoàn toàn tình nguyện làm cho tới ngày nay, cũng như tất cả những gì tôi đã làm cho đất nước ông, được thúc đẩy bởi một nguyện ước sâu xa, thường trực, và kiên quyết, là để góp phần xây dựng lại tình bạn Việt-Pháp. Tôi vẫn tin, tôi còn tin. Và tôi đã dành cả sinh mệnh và sức lực của tôi trong suốt cuộc đời cho lý tưởng này.
Trong tinh thần đó, tôi đã “khai ngòi” cho việc nhận diện lại con người cao quý của ông, về phía Pháp cũng như về phía cộng đồng Việt Nam tại Pháp, bằng mối liên hệ mà tôi nối với nhà xuất bản này, để in cuốn sách tiếng Pháp đầu tiên (của ông) từ gần 50 năm nay. Cố gắng đầu tiên này sẽ được tiếp nối trong cộng đồng di tản hải ngoại bằng việc dịch tác phẩm sang tiếng Việt (dĩ nhiên vì bản tiếng Pháp không bán được, nên phải ngừng lại).
Dự trình ban đầu của chúng tôi năm 1991 đã có nhiều thay đổi trong thời gian qua. Ở thời điểm đó, phải hết sức thận trọng. Ông Võ Văn Ái và tôi đã vô cùng lo ngại ông sẽ bị liên lụy vì lối hành xử “tự do” của chúng tôi ở Paris. Tôi đã chứng kiến nỗi lo lắng tuyệt đối có tính cách cha con mà ông chủ nhà xuất bản và bà Phương Anh, vợ ông, bộc lộ, về ông. Họ đã tin tưởng một cách rất chân thành và với nhiều lý tưởng về sự thành công của dự trình này –dù mục đích thương mại của họ có thế nào chăng nữa. Ngày đầu tiên, họ đã tiếp tôi, với sự vui mừng lạ lùng và mối thân tình thực sự. Chúng tôi cùng chia sẻ những cái nhìn về con người và tác phẩm của ông và lợi ích cực điểm trong việc hướng công chúng trở lại với tên ông (…)”
Bìa sau cuốn Un Excommunié, nhà xuất bản trích một đoạn thư của Nguyễn Mạnh Tường viết ngày 16/3/1992 (có thể là gởi cho ông Fouilloux):
“Tôi muốn hoãn việc in các tác phẩm của tôi vì hoàn cảnh mới đây khiến tôi phải thận trọng, nhưng ông đã làm tôi vượt con sông Rubicon[70] và ông có lý: Rất nguy hiểm nhưng phải liều. Tôi chờ đợi cái tồi tệ nhất và mong nó không xảy ra. Nhưng nếu họ dã man đến buộc tội tôi như những trí thức bị kết án phỉ báng chế độ, tôi sẽ vững chân đợi những thử thách, biết trước là tàn khốc. Tôi đã quyết định, nếu sự đó xảy ra, tôi sẽ nhịn ăn tới chết. Ở tuổi 84, tôi đã trải qua tất cả mọi khía cạnh cuộc đời, và chẳng tiếc gì phải từ giã nó. Đời tôi, tôi đã làm tròn bổn phận của một trí thức trước dân tộc và lịch sử.”
Việc in những dòng này, có lẽ đã được toan tính trước, để cảnh báo nhà cầm quyền nếu nặng tay với Nguyễn Mạnh Tường, kết quả sẽ khó lường được.
Sự ”thất bại” của Un Excommunié, là một sự kiện đớn đau nhưng dễ hiểu: Một phần, vì người Việt có bằng cấp (Bác sĩ, Kỹ sư…) thường được coi là ”trí thức”, ít chịu đọc sách, nhất là sách Pháp. Thập niên 1990, còn có tình trạng phân hóa trầm trọng giữa hai phe Quốc–Cộng ở Paris, khiến cho cuốn Un Excommunié, do nhà xuất bản Quê Mẹ, thuộc phe Quốc in ra, bị phe Cộng sa thải. Hơn nữa, nội dung tác phẩm cũng không phù hợp với nhãn quan của các nhà trí thức phái tả.
Mặc tuổi cao, bệnh hoạn, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã miệt mài làm việc, hoàn tất 7 tác phẩm viết về xã hội Việt Nam dưới chế độ Cộng sản, mà bộ hồi ký “Larmes et sourires d’une vieillesse” (“Nụ cười và nước mắt tuổi già”), gồm ba cuốn. Có thể trong tác phẩm đồ sộ này, một khi được công bố toàn diện văn bản tiếng Pháp, không cắt xén, không biên tập lại, chúng ta sẽ tìm thấy 80 năm đời ông và 80 năm lịch sử Việt Nam trùng hợp. Lịch sử đích thực. Lịch sử của sự thực.
Những năm cuối đời, nhà văn Nguyễn Mạnh Tường tha thiết mong các tác phẩm của mình được in tại Paris. Vô vọng. Trong thư ông Fouilloux cho biết, ông đã chấm dứt nhiệm vụ và đã trao lại cho con gái Luật sư, khi cô đến Paris. Dường như đó là lá thư cuối cùng của ông Fouilloux vì sau đó ông mất về bệnh tim.
Sự ”thất bại” của Un Excommunié, là một sự kiện đớn đau nhưng dễ hiểu: Một phần, vì người Việt có bằng cấp (Bác sĩ, Kỹ sư…) thường được coi là ”trí thức”, ít chịu đọc sách, nhất là sách Pháp. Thập niên 1990, còn có tình trạng phân hóa trầm trọng giữa hai phe Quốc–Cộng ở Paris, khiến cho cuốn Un Excommunié, do nhà xuất bản Quê Mẹ, thuộc phe Quốc in ra, bị phe Cộng sa thải. Hơn nữa, nội dung tác phẩm cũng không phù hợp với nhãn quan của các nhà trí thức phái tả.
Mặc tuổi cao, bệnh hoạn, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã miệt mài làm việc, hoàn tất 7 tác phẩm viết về xã hội Việt Nam dưới chế độ Cộng sản, mà bộ hồi ký “Larmes et sourires d’une vieillesse” (“Nụ cười và nước mắt tuổi già”), gồm ba cuốn. Có thể trong tác phẩm đồ sộ này, một khi được công bố toàn diện văn bản tiếng Pháp, không cắt xén, không biên tập lại, chúng ta sẽ tìm thấy 80 năm đời ông và 80 năm lịch sử Việt Nam trùng hợp. Lịch sử đích thực. Lịch sử của sự thực.
Những năm cuối đời, nhà văn Nguyễn Mạnh Tường tha thiết mong các tác phẩm của mình được in tại Paris. Vô vọng. Trong thư ông Fouilloux cho biết, ông đã chấm dứt nhiệm vụ và đã trao lại cho con gái Luật sư, khi cô đến Paris. Dường như đó là lá thư cuối cùng của ông Fouilloux vì sau đó ông mất về bệnh tim.
(Những năm cuối đời, từ một Luật sư với hai bằng Tiến sĩ nhưng không
được sử dụng, phải biến thành một nhà văn Nguyễn Mạnh Tường chỉ với
sự mong mỏi tha thiết rằng các tác phẩm của mình được in tại Paris)
được sử dụng, phải biến thành một nhà văn Nguyễn Mạnh Tường chỉ với
sự mong mỏi tha thiết rằng các tác phẩm của mình được in tại Paris)
[01] [02] [03] [04] [05] [06] [07] [08] [09] [10] [11] [12] [13] [14] [15]
[16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29]
[16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29]
===========================================
Phụ Chú :
[1] Em ruột bà Hoàng Xuân Hãn.
[2] Trần Văn Hà, “Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, tự học và quyết tâm là bí quyết thành công”, Xưa và Nay, số 11, 1996.
[3] Theo băng ghi âm “Hoàng Cầm nói chuyện với bạn bè”.
[4] Nguyễn Đình Chú, “Thầy tôi, Hồ sơ Nguyễn Mạnh Tường”, mạng Vietstudies.
[5] Phong Lê, “Nguyễn Mạnh Tường – Một chân dung và một hành trình như tôi hiểu”, Hồ sơ Nguyễn Mạnh Tường, mạng Vietstudies.
[4] Nguyễn Đình Chú, “Thầy tôi, Hồ sơ Nguyễn Mạnh Tường”, mạng Vietstudies.
[5] Phong Lê, “Nguyễn Mạnh Tường – Một chân dung và một hành trình như tôi hiểu”, Hồ sơ Nguyễn Mạnh Tường, mạng Vietstudies.
[6] Trên các mạng Thông Luận, Vietstudies.
[7] Jules Boissières, thuộc ngành Hành chính Dân sự, 1886 đến Bắc Kỳ cùng với Paul Bert và làm phụ tá cho Paul Bert. Paul Bert, bác học và chính trị gia, học trò của Claude Bernard, là vị Tổng Trú sứ (Résident général) Bắc và Trung Kỳ có đầu óc tự do, ôn hòa, chủ trương hợp tác Pháp-Việt, ông mở các trường Pháp-Việt đầu tiên ở Bắc và Trung (ở Nam Kỳ có từ 1867). Năm 1886, Paul Bert mất tại Hà Nội. Boissières mất tại Hà Nội năm 1897, ở tuổi 34, nổi tiếng với tập truyện ngắn “Fumeurs d’opium” (“Những kẻ hút thuốc phiện”) in năm 1919.
[7] Jules Boissières, thuộc ngành Hành chính Dân sự, 1886 đến Bắc Kỳ cùng với Paul Bert và làm phụ tá cho Paul Bert. Paul Bert, bác học và chính trị gia, học trò của Claude Bernard, là vị Tổng Trú sứ (Résident général) Bắc và Trung Kỳ có đầu óc tự do, ôn hòa, chủ trương hợp tác Pháp-Việt, ông mở các trường Pháp-Việt đầu tiên ở Bắc và Trung (ở Nam Kỳ có từ 1867). Năm 1886, Paul Bert mất tại Hà Nội. Boissières mất tại Hà Nội năm 1897, ở tuổi 34, nổi tiếng với tập truyện ngắn “Fumeurs d’opium” (“Những kẻ hút thuốc phiện”) in năm 1919.
[8] Phạm Trần, “Hạnh ngộ cụ Nguyễn Mạnh Tường, Hai thế hệ, một tâm tình”, Paris, 16/11/1989, tài liệu đánh máy.
[9] Phạm Trần, bđd.
[10] Trần Văn Hà, bđd.
[11] Nguyễn Văn Hoàn, “Kỷ niệm về thầy Nguyễn Mạnh Tường”, tháng 10/2009, báo Hồn Việt, mạng Vietstudies.
[10] Trần Văn Hà, bđd.
[11] Nguyễn Văn Hoàn, “Kỷ niệm về thầy Nguyễn Mạnh Tường”, tháng 10/2009, báo Hồn Việt, mạng Vietstudies.
[12] Phạm Trần, bđd. Theo cuốn “Apprentissage de la Méditérannée” (“Kinh nghiệm Địa Trung Hải”), ông đến Madrid tháng 4/1933, rồi đi thăm các tỉnh Tây Ban Nha và đi Ý; năm 1934 sang Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy ông đã nhớ lầm trật tự các chuyến đi, khi trả lời Phạm Trần 60 năm sau.
[13] Nguyên văn tiếng Pháp:
Un Annamite de 22 ans, qui s’appelle Nguyen Manh Tuong, vient de décrocher avec une aisance remarquable, à la Faculté de Montpellier, le doctorat en droit et le doctorat ès lettres. Il ne lui a fallu que cinq ans d’études pour obtenir ainsi deux mandarinats occidentaux de première classe. Ce “jaune” intellectuel, s’est particulièrement distingué en soutenant une thèse littéraire sur le théâtre d’Alfred de Musset. Il pourrait sans aucun doute en remontrer à nombre de nos critiques. Le jury lui a adressé des félicitations auxquelles je ne me permettrai pas indigne que je suis, de joindre les miennes.
On ne compte d’ailleurs plus les jeunes Indochinois qui ont conquis, en France des diplômes de tous genres; ils obtiennent des succès universitaires que nombre de jeunes “barbares blancs”, moins bien doués, leur envient… Très travailleurs, très intelligents, et par surcroît, très ambitieux, ces Asiatiques débrouillent, comme en se jouant, les mystères de notre orgueilleuse science, puis retournent dans leur patrie en disant:
– C’est tout ça, leur fameuse civilisation? De loin, ça paraît formidable, et de près, ce n’est vraiment pas grand’chose!
Aussi je me demande si nous ne commettons pas la plus grave des imprudences en initiant ainsi aux arcanes de notre “culture” des gaillards qui, rentrés chez eux, ne peuvent plus croire à la supériorité de cette race blanche qui les tient cependant en tutelle.
C’est très joli d’ouvrir aux indigènes les portes de nos universités, de les bombarder docteurs ès ceci et ès cela, mais nous nous faisons bien des illusions: nous croyons que c’est là un bon moyen d’effacer les souvenirs de la conquête et de passer le plus rapidement de l’ère de la domination à celle de la collaboration.
Les Jaunes que nous avons badigeonnés d’un intellectualisme blanc ne tournent sans doute pas à l’écarlate quand ils ont regagné les bords du fleuve Rouge, mais enfin beaucoup d’entre eux forment les cadres de ce parti communiste qui, en Europe, se déclare pour l’abolition des patries, mais, aux colonies prêche le nationalisme cent pour cent.
Comment voulez-vous qu’il n’en soit pas ainsi? Ce qui m’étonne, c’est qu’une jeune Indochinoise -car il est aussi des étudiantes jaunes- rentrée dans son pays avec le diplôme de professeur d’histoire, ne soit pas encore devenue la “Vierge rouge” d’une révolution libératrice en déclarant:
– A présent, c’est moi qui suis Jeanne d’Arc!
La sagesse consisterait, me semble-t-il à favoriser le développement des indigènes dans la ligne de leur propre civilisation. A quoi rime, je vous le demande cette thèse d’un Annamite sur le théâtre d’Alfred de Musset, théâtre charmant, raffiné, exquis, tout ce que vous voudrez, mais vraiment peu fait pour donner à un conquis une haute idée de la morale des conquérants?
N’oublions pas que Gandhi est un diplômé des universités d’outre-Manche et qu’il en donne du fil à retordre, avec son rouet, à l’Angleterre… Soyez tranquille, nous en aurons, quelque jour, notre part.
Un Annamite de 22 ans, qui s’appelle Nguyen Manh Tuong, vient de décrocher avec une aisance remarquable, à la Faculté de Montpellier, le doctorat en droit et le doctorat ès lettres. Il ne lui a fallu que cinq ans d’études pour obtenir ainsi deux mandarinats occidentaux de première classe. Ce “jaune” intellectuel, s’est particulièrement distingué en soutenant une thèse littéraire sur le théâtre d’Alfred de Musset. Il pourrait sans aucun doute en remontrer à nombre de nos critiques. Le jury lui a adressé des félicitations auxquelles je ne me permettrai pas indigne que je suis, de joindre les miennes.
On ne compte d’ailleurs plus les jeunes Indochinois qui ont conquis, en France des diplômes de tous genres; ils obtiennent des succès universitaires que nombre de jeunes “barbares blancs”, moins bien doués, leur envient… Très travailleurs, très intelligents, et par surcroît, très ambitieux, ces Asiatiques débrouillent, comme en se jouant, les mystères de notre orgueilleuse science, puis retournent dans leur patrie en disant:
– C’est tout ça, leur fameuse civilisation? De loin, ça paraît formidable, et de près, ce n’est vraiment pas grand’chose!
Aussi je me demande si nous ne commettons pas la plus grave des imprudences en initiant ainsi aux arcanes de notre “culture” des gaillards qui, rentrés chez eux, ne peuvent plus croire à la supériorité de cette race blanche qui les tient cependant en tutelle.
C’est très joli d’ouvrir aux indigènes les portes de nos universités, de les bombarder docteurs ès ceci et ès cela, mais nous nous faisons bien des illusions: nous croyons que c’est là un bon moyen d’effacer les souvenirs de la conquête et de passer le plus rapidement de l’ère de la domination à celle de la collaboration.
Les Jaunes que nous avons badigeonnés d’un intellectualisme blanc ne tournent sans doute pas à l’écarlate quand ils ont regagné les bords du fleuve Rouge, mais enfin beaucoup d’entre eux forment les cadres de ce parti communiste qui, en Europe, se déclare pour l’abolition des patries, mais, aux colonies prêche le nationalisme cent pour cent.
Comment voulez-vous qu’il n’en soit pas ainsi? Ce qui m’étonne, c’est qu’une jeune Indochinoise -car il est aussi des étudiantes jaunes- rentrée dans son pays avec le diplôme de professeur d’histoire, ne soit pas encore devenue la “Vierge rouge” d’une révolution libératrice en déclarant:
– A présent, c’est moi qui suis Jeanne d’Arc!
La sagesse consisterait, me semble-t-il à favoriser le développement des indigènes dans la ligne de leur propre civilisation. A quoi rime, je vous le demande cette thèse d’un Annamite sur le théâtre d’Alfred de Musset, théâtre charmant, raffiné, exquis, tout ce que vous voudrez, mais vraiment peu fait pour donner à un conquis une haute idée de la morale des conquérants?
N’oublions pas que Gandhi est un diplômé des universités d’outre-Manche et qu’il en donne du fil à retordre, avec son rouet, à l’Angleterre… Soyez tranquille, nous en aurons, quelque jour, notre part.
Clément Vautel
Le Journal, 17-7-1932
Le Journal, 17-7-1932
[14] Clément Vautel, “Mon film” (“Ống kính của tôi”), báo “Le Journal” (“Nhật trình”) ngày 17/7/1932.
[15] Phạm Trần, bđd.
[16] Phạm Trần, bđd.
[17] Lycée du Prétectorat, là Trường Bưởi và trường Chu Văn An sau này.
[18] Ecole Supérieure des Travaux Publics.
[19] Trả lời phỏng vấn Nguyễn Văn Hoàn, bđd.
[20] Nguyễn Mạnh Tường, “Un excommunié” (“Kẻ bị khai trừ”), trang 286.
[21] “Le tort de parler trop tôt” (“Sai lầm vì nói sớm quá”) của Georges Boudarel, in trong Sudestasie số 52, tháng 5/1988. Việc Nguyễn Mạnh Tường làm Phụ tá Thị trưởng, Boudarel dựa theo tài liệu trong “Souverains et notabilités d’Indochine”, Éditions du Gouvernement général de l’Indochine, 1943, trg 99.
[16] Phạm Trần, bđd.
[17] Lycée du Prétectorat, là Trường Bưởi và trường Chu Văn An sau này.
[18] Ecole Supérieure des Travaux Publics.
[19] Trả lời phỏng vấn Nguyễn Văn Hoàn, bđd.
[20] Nguyễn Mạnh Tường, “Un excommunié” (“Kẻ bị khai trừ”), trang 286.
[21] “Le tort de parler trop tôt” (“Sai lầm vì nói sớm quá”) của Georges Boudarel, in trong Sudestasie số 52, tháng 5/1988. Việc Nguyễn Mạnh Tường làm Phụ tá Thị trưởng, Boudarel dựa theo tài liệu trong “Souverains et notabilités d’Indochine”, Éditions du Gouvernement général de l’Indochine, 1943, trg 99.
[22] Trước là Gambetta.
[23] Nguyễn Văn Hoàn, bđd.
[24] Cha bà Trần Lệ Xuân (bà Ngô Đình Nhu).
[25] Nguyễn Đình Nhân, “Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường từ trần tại Việt Nam”, báo Tin Tức, 7-8/1997, Paris.
[23] Nguyễn Văn Hoàn, bđd.
[24] Cha bà Trần Lệ Xuân (bà Ngô Đình Nhu).
[25] Nguyễn Đình Nhân, “Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường từ trần tại Việt Nam”, báo Tin Tức, 7-8/1997, Paris.
[26] Hòa Khánh, “Ba giờ với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường”, phỏng vấn ghi âm, viết lại, đăng trên “Giai phẩm xuân Quê Mẹ”, số 105–106, tháng 1/1990.
[27] Nguyễn Văn Hoàn, bđd.
[28] Boudarel, bài đã dẫn.
[29] Trong bài “Đường về Liên khu Ba, Cách mạng Kháng chiến và đời sống văn học”, tập 1, trang 155–163.
[28] Boudarel, bài đã dẫn.
[29] Trong bài “Đường về Liên khu Ba, Cách mạng Kháng chiến và đời sống văn học”, tập 1, trang 155–163.
[30] Trong “Hồi ký Cách mạng kháng chiến”, trang 180–183.
[31] Hòa Khánh, bđd.
[32] Nguyễn Văn Hoàn, bđd.
[33] Boudarel, bđd.
[34] Trần Văn Hà, bđd.
[35] Cha ông Bùi Tín.
[36] Kiều Mai Sơn, “Nguyễn Mạnh Tường, Luật sư huyền thoại”, An Ninh Thế Giới 10/10/2009, mạng Bee.net và Vietstudies.
[31] Hòa Khánh, bđd.
[32] Nguyễn Văn Hoàn, bđd.
[33] Boudarel, bđd.
[34] Trần Văn Hà, bđd.
[35] Cha ông Bùi Tín.
[36] Kiều Mai Sơn, “Nguyễn Mạnh Tường, Luật sư huyền thoại”, An Ninh Thế Giới 10/10/2009, mạng Bee.net và Vietstudies.
[37] Hoàng Văn Chí, “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc”, trang 293.
[38] Kiều Mai Sơn, bđd.
[39] “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất”, “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc”, trang 305.
[38] Kiều Mai Sơn, bđd.
[39] “Qua những sai lầm trong Cải cách Ruộng đất”, “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc”, trang 305.
[40] Khu Ba.
[41] Chánh án, Bí thư Đảng đoàn.
[42] Trích dịch “Un excommunié” (“Kẻ bị khai trừ”), Quê Mẹ, Paris, 1992, trang 205-206.
[41] Chánh án, Bí thư Đảng đoàn.
[42] Trích dịch “Un excommunié” (“Kẻ bị khai trừ”), Quê Mẹ, Paris, 1992, trang 205-206.
[43] Boudarel, bđd.
[44] Thanh Hóa.
[45] Hoàng Trung Thông kể, Tôn Phương Lan ghi, Trên địa bàn Văn nghệ Khu Bốn và Việt Bắc, “Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học”, tập 1, Tác phẩm mới, 1985, trang 184.
[44] Thanh Hóa.
[45] Hoàng Trung Thông kể, Tôn Phương Lan ghi, Trên địa bàn Văn nghệ Khu Bốn và Việt Bắc, “Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học”, tập 1, Tác phẩm mới, 1985, trang 184.
[46] Hoàng Trung Thông, sđd, trang 187.
[47] Boudarel, bđd.
[48] YÊU.
[49] Trích dịch Lettre à un ami de France, Revue Défense de la Paix, tháng 1/1953.
[50] Trích dịch “Un Excommunié”, trang 75–76.
[51] Trích dịch “Un Excommunié”, trang 76–77.
[52] Hòa Khánh, bđd.
[53] Trích dịch “Un Excommunié”, trang 23-24-25-26.
[54] Trích dịch “Un Excommunié”, trang 28 và 30.
[55] Nguyễn Văn Hoàn, bđd.
[56] Hòa Khánh, bđd.
[57] Hòa Khánh, bđd.
[58] Phạm Trần, bđd.
[59] Trích dịch “Un Excommunié”, trang 254–257–258.
[60] Phạm Trần, bđd.
[61] Un Excommunié, trang 338-340.
[62] Phạm Trần, bđd.
[63] Phượng Linh Đỗ Quang Trị, “Thầy Nguyễn Mạnh Tường không còn nữa”, tài liệu đánh máy.
[47] Boudarel, bđd.
[48] YÊU.
[49] Trích dịch Lettre à un ami de France, Revue Défense de la Paix, tháng 1/1953.
[50] Trích dịch “Un Excommunié”, trang 75–76.
[51] Trích dịch “Un Excommunié”, trang 76–77.
[52] Hòa Khánh, bđd.
[53] Trích dịch “Un Excommunié”, trang 23-24-25-26.
[54] Trích dịch “Un Excommunié”, trang 28 và 30.
[55] Nguyễn Văn Hoàn, bđd.
[56] Hòa Khánh, bđd.
[57] Hòa Khánh, bđd.
[58] Phạm Trần, bđd.
[59] Trích dịch “Un Excommunié”, trang 254–257–258.
[60] Phạm Trần, bđd.
[61] Un Excommunié, trang 338-340.
[62] Phạm Trần, bđd.
[63] Phượng Linh Đỗ Quang Trị, “Thầy Nguyễn Mạnh Tường không còn nữa”, tài liệu đánh máy.
[64] Luật sư Trần Thanh Hiệp, lúc đó là Chủ tịch hội Văn bút Việt Nam hải ngoại.
[65] ACCT là Agence de Coopération Culturelle et Technique (Cơ quan hợp tác kỹ thuật và văn hóa), Jean-Louis Roy làm Tổng thư ký năm 1990.
[65] ACCT là Agence de Coopération Culturelle et Technique (Cơ quan hợp tác kỹ thuật và văn hóa), Jean-Louis Roy làm Tổng thư ký năm 1990.
[66] Đạm hay Đàm, vì viết tiếng Pháp không để dấu.
[67] Nhân viên Bộ Ngoại giao Pháp.
[68] Anh bà Nguyễn Mạnh Tường.
[69] Ông Joël Fouilloux, địa chỉ năm 1989: số 2, Allée des Ecuyers, 78240 Chambourcy, theo Nha sĩ Nguyễn Văn Lung, đã mất về bệnh tim, khoảng 1996.
[67] Nhân viên Bộ Ngoại giao Pháp.
[68] Anh bà Nguyễn Mạnh Tường.
[69] Ông Joël Fouilloux, địa chỉ năm 1989: số 2, Allée des Ecuyers, 78240 Chambourcy, theo Nha sĩ Nguyễn Văn Lung, đã mất về bệnh tim, khoảng 1996.
[70] Rubicon là tên con sông nhỏ ở biên giới Ý và La Gaule cisalpine (tên Ý gọi đất Pháp vùng núi Alpes thuộc Ý). Thành ngữ vượt sông Rubicon do điển tích: Thời xưa, để bảo vệ thành La Mã, có luật cấm Tướng cầm quân từ La Gaule về vượt biên giới này mà không có phép của Nguyên lão Nghị viện (Sénat). Năm 50, César, bất chấp luật, đem quân vượt sông Rubicon, rồi tuyên bố: “Việc đã rồi !” Từ đó có thành ngữ vượt sông Rubicon.
trích từ: https://vnngaymoi.wordpress.com/
-----------------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ