HÀ NỘI 40 NĂM XA / ngày 4 THÁNG 10/1995 (tiếp+ hết chương) -- bút ký Thế Phong (bài đăng lại)
Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011
HÀ NỘI 40 NĂM XA / ngày 4 tháng 10 năm 1995
bút ký THẾ PHONG
Hà Nội 40 năm xa -- (nxb Thanh niên 1999.)
trái qua:
nữ nhà văn Ngô thị Kim Cúc [1950- ]
+ nữ nhà văn Nguyễn thị Thụy Vũ [1937- ]
+ nữ thi sĩ Ý Nhi [1944- ]
(ảnh: baotreonline.com )
"... Đạp xe đến phố Yết Kiêu chẳng gặp ai: Ngô thị Kim Cúc , Nguyễn thị Minh Ngọc, giáo sư Hoàng Như Mai ..."
Chương 4
ngày 4 tháng 10 năm 1995
Đạp xe đến phốYết Kiêu chẳng gặp ai: Ngô thị Kim Cúc, Nguyễn thị Minh Ngọc, giáo sư Hoàng Như Mai và cả Lý Lan, hóa ra mãi đến 16 giờ mới bắt đầu. Tôi vào quán, sao bữa nay đông khách - đa số ngoại kiều Pháp, còn lại là sinh viên việt học tiếng pháp ở đây.
Bà chủ quán hỏi:
-... cam vắt không đá, phải không ?
- ...( lắc đầu ) vẩn một đen nóng và một gói 3 số.
Bà chủ quen, bởi sau buổi họp, tôi và Lý Lan thường vào quán uống cam vắt không đá. Bà hỏi cô bạn đâu rồi- còn tôi, có phải học viên đang theo học sinh ngữ pháp không ? -.. cô bạn cũng dễ thương đấy chứ, khuôn mặt bầu bầu trông lâu phát ghét !
... rất sính văn chương dân gian, song chỉ một chữ ghét này lại rất khó lý giải - với người rất gần thì ghét không còn là ghét; trái lại không hạp nhãn thì ghét đúng là ghét thật sự !
Ngồi một mình chẳng biết cùng ai trò chuyện, bèn lấy tập thơ Tahar Ben Jalloun ra đọc . Tuyển tập thơ gồm nhiều bài được chọn từ các tập khác, liệu có thể làm sống động lại trong tim tôi, chính là tôi và thế giới làm tôi đang sống ! ( trong đó). Câu đề từ Jelloun chú thích phương danh Aimée Césaire - tiếp, tự bạch về một số bài làm vào thời kỳ đầu - phản hồi từ căm giận, sự cần thiết để làm bất cứ một cách nào đó để chống lại áp bức, bất công, man trá và bội phản. Cũng rất không thích làm thơ tình, kể cả ở thập niên 60 ( chính xác 1965) , tác giả đang theo học ban triết Đại học Rabat.
Cảm thấy lý thú đây, ngày mai Tahar Ben Jelloun sẽ đăng đàn diễn thuyết - hẳn sẽ thâu thập được nhiều ý mới lạ. Tự phô bầy thân phận nhà văn nhược tiểu dân tộc- người dân Maroc ( nay Morocco) học và viết tiểu thuyết bằng tiếng phú lãng sa- có giỏi giang mấy vẫn mang tâm trạng thống khổ, niềm nhục nhã của dân bị thống trị chịu nhiều bất công quá đáng !
Tahar Ben Jelloun [1944- ] đoạt giải Goncourt 1987,
văn sĩ Morroccan (Ma-Rốc) viết bằng tiếng Pháp.
(ảnh: Internet)
Nhìn ra ngoài, bóng chiều xế đổ nghiêng trên hè phố đã bớt gắt, và bây giờ nhìn thấy dáng Lý Lan đang băng qua đường. Trông vẻ dáng bên ngoài không thể biết người Sài Gòn, mà có khi còn bị lầm cô gái kia chính tông gái bắc hà. Gặp, cô trách ngay, sao mấy buổi họp xong, đi tìm lại không gặp được ? ( .. đi đâu mất tiêu luôn, chỉ mới chở được một, hai lần rồi lặn luôn hà ?!.
Giờ vào phòng họp theo chương trình - Didier Éribon nói về khoa học nhân văn ở Pháp thập niên 50 - đề tài này nghe chung chung chẳng hiểu nhà văn hiện đại Pháp nào được đề cập ?! Chỉ diễn giả cùng người sắp xếp chương trình biết nhà văn nào được nói về mà thôi ? Chọn hàng ghế sau cùng ngồi, ấy nhờ một câu trong Thánh kinh nhắc, kẻ nào thích ngồi trên một khi bị lôi xuống hàng ghế dưới, vậy chẳng phải bị bẽ măt sao ?
Lý Lan ngồi sát cạnh, nhắc nhở đoạn nào hay, nhớ phải dịch ngay cho nghe, không được chần chờ. Nói vậy, nhưng cô biết sau mỗi đoạn đều có thông dịch làm việc này - trừ buổi nữ giáo sư Lê Hồng Sâm hướng dẫn chương trình các nhà văn dịch thuật - thì không cần thông dịch viên - đa số thính giả chẳng hiểu mô- tê đầu đuôi ra sao - hệt vịt nghe sấm rền , lục tục bỏ ra về - hội nghị đành tan hàng rất sớm.
Từ phòng họp bước ra, Lý Lan phát biểu ngay:
"-...sao ông đặt câu hỏi gì về triết lý mà rắc rối thế, khiến diễn giả trả lời câu hỏi này quá khó ! Thật tình mà nói, tôi rất ưa dáng dấp ông ta khi diễn thuyết, vừa ăn nói chừng mực, giọng điệu ngắt câu, lên bổng xuống trầm , nhịp nhàng, lại lưu loát ( cười) mà tôi có hiểu nội dung ra sao đâu ? Tự nhiên ý nghĩ chọn ý trung nhân người tây phương lại là ý kiến hay đấy !.
Chúng tôi lại vào quán cạnh Trung tâm, nhìn vào bàn trong có đủ mặt diễn giả - nào Éribon, Touissaint, Olivier + phu nhân -ca sĩ , ngồi từ trước, đang bàn cãi sôi nổi về buổi nói chuyện vừa xong. Nhớ lại Éribon vừa dứt, diễn giả đặt câu hỏi có vị nào phát biểu, xin mời...
Đứng phắt dậy, tôi nói bằng tiếng phú lãng sa :
- Thưa ông, một câu hỏi nhỏ nêu lên mong được giải đáp- khoảng đầu thập niên 60, Nxb Bernard Grasset xuất bản Cuộc cách mệnh của các nhà văn hôm nay ( 13 ) Albérès dẫn chứng Henri Lefèbvre nhận xét về Sartre : ". đối với nhà văn, thì anh ta đích thị là triết gia; còn đối với triết gia , anh ta chỉ là văn sĩ -triết gia mà thôi " - ông có ý kiến sự khác nhau ra sao ? Xin cảm ơn !
văn sĩ Pháp tài danh thế kỷ XX: Jean-Paul Sartre
(bìa sách: SATRE PAR LUI MÊME / Francis Jeanson)
***
Như Lý Lan ca cẩm ở trên, Didier Éribon diễn giả đẹp trai, bắt mắt dưới cái nhìn của nàng - xin khất trả lời câu hỏi hóc búa , trả lời chung c:hung : " với tôi, ông là triết gia". Câu này chỉ là một định đề ( 14), trả lời mà chẳng trả lời, tựa hồ đánh bùn sang ao đó mà !
Robert Lacombe bước vào quán, đi lại phía các bạn ngồi chờ, bỗng nhìn thấy tôi và Lý Lan, liền quay trở lại kéo ghế ngồi. Lacombe bắt đầu chất vấn - tôi đặt câu hỏi với Éribon rất interesting và phải đọc sách Albérès mới trả lời được câu hỏi này - Didier khất trả lời là khôn ngoan , vì anh ta chưa đọc ! . Vậy ra tôi đọc khá nhiều tiểu thuyết Jean-Paul Sartre, phải vậy không ?
...trả lời,
-...văn chương hiện sinh của Sartre không chỉ ảnh hưởng trực tiếp ở Pháp mà cả ở Việtnam nữa - tôi nhớ chịu ảnh hưởng sâu đậm theo lối sống nhân vật truyện hiện sinh chán chường - cô Monique tự tử theo thuyết hiện sinh ! Một nhà phê bình thân thiết tác giả - Francis Jeanson - được coi commentateur chevronné
( 15 )- viết một cuốn sách phẩm bình mang tựa Jean- Paul Sartre par lui même rất hay ! Còn thêm một chuyện kể nữa, trước khi qua đời ,đâu đó khoảng 2 tuần lễ, ông trả lời phóng viên báo Paris Match - đại khái suốt đời đi tìm surhomme ( tạm dịch người-cho-ra-người ) - nhung chỉ tìm thấy sous-homme ( người-chẳng-ra người) - tác giả đã không nề hà chối bỏ L' Être et le Néant... để chỉ mong làm hòa cùng Thượng đế mà thôi ! (16).
( 15 )- viết một cuốn sách phẩm bình mang tựa Jean- Paul Sartre par lui même rất hay ! Còn thêm một chuyện kể nữa, trước khi qua đời ,đâu đó khoảng 2 tuần lễ, ông trả lời phóng viên báo Paris Match - đại khái suốt đời đi tìm surhomme ( tạm dịch người-cho-ra-người ) - nhung chỉ tìm thấy sous-homme ( người-chẳng-ra người) - tác giả đã không nề hà chối bỏ L' Être et le Néant... để chỉ mong làm hòa cùng Thượng đế mà thôi ! (16).
Tác giả muốn triệt tiêu kiểu nhìn lên ( regard d'autrui)- và sao nó vẫn cứ nhẩy phóc ở cửa ra vào rồi nhìn về phía ông - sau cùng ông tin làm hòa cùng Thượng đế là điều làm đúng nhất !
Và tôi cũng rất không ngờ- buổi nay Éribon lại nói về Jean-Paul Sartre- chương trình ghi chung chung, nói về khoa học nhân văn mà thôi. Có thể nói thêm về nhân vật có thực ngoài đời- cô Monique đã dấn thân thật sự như trong như trong Văn chương là gì ? (17) - ngay dòng chữ đầu tiên , tác giả phê phán lối dấn thân một thanh niên ngu xuẩn khuyên người ta nên gia nhập đảng Cộng sản ? ( P.C.) .
Robert Lacombe bắt tay từ biệt chúng tôi , còn nhắc :
-... tối nay Trung tâm văn hóa Pháp mời phái đoàn tp. HCM tham dự cùng các nhà văn Pháp , Thụy Sỹ, Bỉ tại quán ăn Hoa Ban- chủ quán Huy Thiệp.
tôi hỏi:
-...bữa ăn không ghi trong chương trình hội nghị,- có nghĩa - khách có tham dự hay không , được quyền chọn lựa theo sở thích ?
Lacombe gật đầu, riêng Lý Lan ghé nói nhỏ vào tai tôi- khuyên nên tham dự, còn làm thông dịch viên, vì cô rất thích làm quen diễn giả Didier Éribon, chẳng lẽ chỉ nói chuyện bằng khoa chân múa tay ?
cười cười, tôi đáp:
-... riêng phụ nữ đôi khi không cần nói bằng lời, chỉ mắt liếc nhìn nói điều muốn nói là ép- phê ngay thôi , cô bé văn sĩ ơi !
Sau tôi lấy xe đạp đứng chờ Lý Lan bước lên ngồi sau xe đi dạo phố Huế- tiện thể qua phố Tuệ Tĩnh thăm Phương Quỳnh
-....đồng ý không? - tôi hỏi Lý Lan.
Lý Lan gật đầu cái rụp, trên đường đi- nhớ đã đọc bài phỏng vấn nhỏ , bèn kể về HuyThiệp, chủ quán Hoa Ban .
Có đoạn:"....nhà văn phản động ( chỉ có ở bản anh ngữ) Nguyễn Huy Thiệp tuyên bố rửa tay gác kiếm ...- nhà báo tiếp:" .... Mỹ bỏ cấm vận , Thiệp ngưng viết, quay sang kinh doanh..." - hai phóng viên Mỹ gốc Việt viết vậy. Vậy thì riêng tôi cũng muốn tới ăn ở nhà hàng Hoa Ban- tiện dịp biết nhà giáo viết văn kiêm chủ quán ăn , bằng xương thịt- tác giả truyện ngắn Phẩm tiết và Tướng về hưu viết rất đạt !
trên xuống, trái qua, ảnh 2 : Đỗ Phương Quỳnh (hàng thứ 2)
trên xuống, trái qua ảnh 2: nữ nhà văn Lý Lan [1957- ] ngồi ở (hàng đầu)
(tư liệu ảnh: Tp)
nhà văn Nguyễn huy Thiệp [1950- ]
"... In 1992, before Bảo Ninh and Dương Thu Hương, he was the first to write a major taking the gloss
of the" American War experience " Wikipedia
Đỗ Phương Quỳnh ở trên lầu 1- phòng treo đầy tranh các họa sĩ tài danh tiền chiến- lại có đôi ba bức của họa sĩ đương thời có máu mặt. Phương Quỳnh nữ văn sĩ, tác giả một tập truyện ngắn, còn được coi như một dealer bán tranh cho khách nước ngoài - và hình như từ lâu đã bỏ nghề viết truyện !?
Gặp Lý Lan lần đầu- Phương Quỳnh rất niềm nở tiếp đón nhà văn trẻ từng mạnh miệng trả lời phỏng vấn văn chương, chẳng ngại ngùng, e dè,sợ điều cấm kỵ:
"....tôi ấy à , tôi thường nói với bạn bè tôi, những truyện tôi gửi cho chủ bút, một là đăng, hai là không. Tôi không thể chịu được khi người ta chuyển đổi, sửa văn tôi. Những người phụ trách bài vở, nếu không biết luật này, tôi sẽ nổi giận và không bao giờ còn cộng tác nữa ...." (18).
Phương Quỳnh được bạn bè ở thành phố Bác kể chuyện Lý Lan có chiếc trán rồ, nhô ra như auvent, trời mưa khó ướt , có nghĩa biệu hiện sự bướng bỉnh - đã từng từ chối làm ủy viên Hội Nhà văn tp. HCM, đòi rút khỏi chức vụ được bầu bán vv..
.Lý Lan ký tặng Phương Quỳnh truyện Chiêm bao thấy núi mà cô mang theo. Không nấn ná ngồi lâu hàn huyên được -một là - sắp tới giờ phải qua nhà hàng Hoa Ban- hai là - ở đây đang hiện diện một khách nam đang thao thao bất tuyệt: tình yêu là một triết lý chỉ có nghĩa khi 2 kẻ nam nữ yêu nhau thật sự, tự dâng h iên cho nhau - chủ đích thuyết phục Quỳnh ngả vào lòng chàng si gái càng sớm càng tốt ! bởi cô nàng Phương Quỳnh thay đổi ý rất nhanh, khó ngờ, cũng khó đoán trước ?!
Tôi biết tay dịch giả Người tù khổ sai đã cuỗm gần một chương - đã dịch rồi - của một dịch giả dịch trước anh ta trên dưới 30 năm . ( Người tù khổ sai / Henri Charrière / Bản việt ngữ Thái Huy Quang / Nxb Vàng son, Saigon 1973 ). Tây có thành ngữ plagiarism lines for - nôm na nạn đạo văn bám vào đối với bất cứ ai - tài giỏi thật hoặc tự kỷ ám thị - sau cùng chỉ biết tin vào cái tâm kia mới bằng ba chữ tài ! ( ý thơ Nguyễn Du chăng?- xin lỗi, không nhớ).
Từ giã Đỗ Phương Quỳnh, Lý Lan hỏi đi đâu bây giở ? cứ đưa nàng về nhà trọ ở Cửa Đông trước, tiếp đi ăn tối ở Hoa Ban .
Lý Lan lại hỏi:
"-... đạp xe đạp có mệt không? có nhớ lúc Phương Quỳnh hỏi không ? - cô ta rất tiếc , xe gắn máy đã cho mượn, chứ đap xe đạp chở trẻ con còn ói máu n ữa là ... :
hình như tôi đã trả lời :
"...-- tuy mệt thật, nhưng phía sau chở Lý Lan lại không biết mệt là gì - hơn nữa nếu tôi đạp xe một mình lại không vui- một người, một ngựa ngắm cảnh, xem hoa, viếng chùa chiền, di tích lịch sử- hết lê- la trước Phủ Tây Hồ, qua Nhật Tân, sang đê Yên Phụ, xuống phố Phó Đức Chính, thả dốc qua Hàng Than, Hàng Bún, Châu Long - lại lang thang sang Cửa Bắc, vào Nhà thờ C ửa Bắc,đến tìm số nhà 80 phố Quán Thánh, có phải chỗ này xưa kia là trụ s ở báo quán Phong Hóa, Ngày Nay nhóm Tự lực văn đoàn không ? Nhớ lại chuyện nhà văn trẻ Từ Ngọc(19) gửi bản thảo tiểu thuyết Ngược Giòng dự thi, lại bị một nhà văn trong Ban giám khảo hớt cốt chuyện, đưa lên báo đăng feuilleton trên báo Ngày Nay.
Nhà thờ Công Giáo Cửa Bắc ở Hà Nội mang đậm phong cách kiến trúc cổ Pháp
"... lại lang thang sang Cửa Bắc, đến tỉm số nhà 80 phố Quán Thánh, có phải nơi này lả trụ sở báo quán Phong Hóa, Ngày Nay của nhóm Tự Lực văn đoàn không? "
Như muốn nói thêm với Phương Quỳnh điều chưa nói ra:
-...Này nhé, như cô chẳng hạn - cô quen đi xe Dream - một khi phải theo dõi anh chàng trung niên gàn bát sách gò lưng đạp xe đạp ngược gió -bỗng gặp cái dốc mà xưa kia anh ta từng lao xuống, xe bon bon chạy - nay về già vẫn dám thứ sức lao dốc Nghi Tàm - và tuyệt nhiên không còn tìm thấy hồ Quảng Bá ?!
Hà Nội bây giờ đầy rẫy biệt thự song lập đắt tiền cho ngoại kiều thuê. Chỉ trên đê Yên Phụ thôi, có một căn nhà đã xây lên lại bị đập đi, lại xây tiếp, lại bị đập - nhưng vẫn còn một căn duy nhất xây lên vẫn sừng sững ngang nhiên thách đố đập ?! Và căn nhà đó tồn tại., cô biết chủ căn nhà là ai không ? Hỏi là trả lời. Vậy thì, cô theo dõi gã trung niên cũng chán phèo, chỉ còn nước bỏ về - để gã một mình lang thang một mình đi đâu thì đi cho khuất mắt ?!
Phương Quỳnh tiễn chân, nhìn theo tôi chở Lý Lan ngồi phía sau xe đạp - vẫy tay - trở vội lên lầu cùng vị khách si tình nóng ruột chờ.
Còn Lý Lan ra sức thuyết phục tôi tham dự bữa ăn kia - tại sao tôi đổi ý- cô vặn vẹo hỏi, liệu có điều gì làm phật lòng khiến giận dỗi âm thầm , không tham dự bữa tiệc mời của Tòa Đại sứ không ?
Chỉ trả lời bâng quơ- đường đi quá xa - qua ba cánh đồng húp bát cháo lỏng, thà nằm nhà gãi háng như chí sĩ Trần văn Hương ( nhìn cái gì lăn tăn , gãi mà chưa " đã" ấy nhỉ ?!) cho sướng thân già !
Đã tới Cửa Đông rồi- kìa số 53 trên lầu 1- tôi thả Lý Lan xuống- nhìn dáng đi vùng vằng, sao thấy não lòn. Cũng đành, thôi kệ !!!
***
Gọi cửa - nhìn đồng đã hơn 8 giờ tối. Chị Thái- vợ Kiều Liên Sơn -ngạc nhiên - v ì tôi báo đi ăn tiệc. Cháu Trung chạy lon ton chạy ra đón , câu đầu tiên "-.. bác về có mua kẹo cho cháu không ?
[]
THẾ PHONG
(trích HÀ NỘI 40 NĂM XA-- Nxb Thanh niên Hà Nội cấp phép tái bản năm 2006.(tr. 73-96.)
------
(13) La révolte des écrivains d'aujourd'hui.
(14) postulatum
(15) bình luận gia kinh nghiệm.
(16 ) tư liệu về J.P. Sartre trả lời phỏng vấn Paris Match, tôi dẫn theo lời kể của học giả Hoàng Xuân Việt.
(17) "Qu'est ce que la littérature ? / Jean-Paul Sartre ( Nxb Gallimard, Paris 1948)- có hai bản dịch :
a)" Văn chương là gì ? ", dịch giả Nguyễn văn Tạo ( Nxb Chi Lăng, Saigon 1968).
b) " Văn học là gì ?" dịch giả Nguyên Ngọc ( Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 1998) - do Qũy Văn hóa Pháp Hà Nội tài trợ.
-nguyên văn :" .. Si vous voulez engager, écrit une jeune embécile, qu'attend vous pour inscrire au P. C?
(18) - bài báo này của Laurent Passicousset :"... Moi, je propose mes histoires à mes amis les rédacteurs en chef et c'est à prendre ou à laisser. Soit ils publient l'intégralité, soit rien du tout, je ne supporte pas qu'on change quoique ce soit à mes textes. Les reponsables des publications savent que s'ils ne respecte pas les règles. Je me fâcherais et nous ne travailler plus ensemble.
(19) Giáo sư Nguyễn Lân sau này -- xem thêm trong Thư viết ở Saigon / Thế Phong ( Nxb Văn Uyển, San Jose/ California 2000).
Thư Viết ở Sàigòn / Thế Phong
(bìa: TRẦN THỊ BÔNG GIẤY)
(bìa: TRẦN THỊ BÔNG GIẤY)
(Nxb Văn Uyển, San Jose/ California 2000.)
Hà Nội 40 Năm Xa/ Thế Phong
(nxb Thanh Niên Hà Nội cấp phép tái bản , năm 2006.)
Không có nhận xét nào: