Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

về văn sĩ dương hà , tác giả 'bên dòng sông trẹm' / bài viết: nguyễn việt --http://cafevannghe.wordpress.com/

tựa chính' bên dòng sông trẹm/ tiể thuyết phơi-ơ- tông
http://cafevannghe.wordpress.com/


                                       vvăn sĩ dương hà, 
                                       tác gi' dònsôntrm 
                                                                 nguyễn việt


dương hà [ i.e.   dương văn chánh [ 1931 -      ]
(ảnh : internet)


Nhà văn lão thành Dương Hà như đã hoàn thành tâm nguyện. Ở tuổi 77, ông vẫn mang nặng nghiệp văn; vừa qua [cho] tái bản một số tác phẩm cũ từng ăn khách; trước những năm 1975; và, sau 1975, còn được dựng thành phim+ tuồng cải lương, lẫn thoại kịch.

trong đợt tái bản đầu tiên, nhà văn Dương Hà cho ra mắt tiểu thuyết Bên dòng sông Trẹm (gồm 2 tập 1+ 2) đưa câu chuyện vào cuộc sống miền quê còn chịu nhiều ảnh hưởng phong kiến; cuộc sống ấy bị xáo trộn, qua những mối tình không cân xứng giữa giàu + nghèo, giữa địa chủ+ nông dân-- cuối cùng là một đoạn kết đầy bi thương. (mỗi tập dày 200 trang, giấy ford trắng, rất đẹp mắt).

Nhà văn Hoàng Hải Thủy từng viết về nhà văn Dương Hà,

"  Tôi từ Hà nội vào Sài gòn năm 1951.  Năm ấy  18 tuổi; tôi học ở trường tư thục Tân Thanh, trường mới mở; hiệu trưởng là kỹ sư Phan Út-- giáo sư chính là 2 thẩy Phan Thụy + Phan Ngô. Trường sở là một nhà tư nhân, nằm trong một góc khuất trên đường Lacoste ( nay; Phạm hồngThái) .  tại đây, tôi gặp Dương Hà, một trong những người viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông [feuilleton] nổi tiếng của làng báo Sài gòn.   Dương Hà tên thật Dương văn Chánh, người miền Nam [Bạc lliêu] anh hơn tôi chừng 2, 3 tuổi.  Năm ấy, Dương Hà và tôi học chung một lớp ở trường [này].  Hai chúng tôi  không thân nhau lắm; nhưng biết nhau vì có mộng viết tiểu thuyết. 
 Chưa hết năm 1951, Dương Hà và tôi đã bỏ học . Năm 1952, Dương Hà nổi tiếng với phơi-ơ- tông  Bên  dòng sông Trẹm , truyện đăng trên nhật báo  Sàigònmới , truyện đầu tay rất ăn khách; được tái bản ngay, sau khi đăng hết trên báo. ...
Độc giả tiểu thuyết phơi-ơ-tông những năm xưa ở Sài gòn, đa phần là phụ nữ. Vào thập niên 50s, 60s, trong xã hội miền Nam, người đi làm là đàn ông, chủ gia đình, kiếm đủ tiền nuôi vợ, con. Người vợ thường ra không phải đi làm; ngoài việc mỗi ngày đi chợ; thường là ra khỏi nhà có chợ ở đầu xóm, bán đủ thức ăn. Ngoài việc trông con, phụ nữ có nhiều thời giờ nhàn rỗi, họ đọc tiểu thuyết đăng từng ngày trên cac nhật báo.
Họ là lớp độc giả chính, trung thành của tiểu thuyết phơi-ơ-tông; rất chịu khó bỏ tiền mua báo.  Báo nào có tiểu thuyết được họ đọc là báo bán chạy; họ thich đọc những chuyện tình ái mùi mẫn, éo le;nhân vật chính là những thiếu nữ xinh đẹp, hiền hậu, có khi là con nhà nghèo, vẫn giữ được phẩm giá trong sạch -- bị rơi vào cảnh ngộ oan trái; cuối cùng vượt thắng nghịch cảnh, gặp được tình yêu.
Hoặc nhân vật chính là thiếu nữ con nhà giàu sang, yêu chàng trai nghèo lương thiện. Họ thích những mối tình có 2 người yêu nhau; bị chia cách bời giàu nghèo, sang trọng , hay bình dân; nhưng điều quan trọng nhất là sau cùng tình yêu phải thắng; cặp tình nhân chịu trăm cay, nghìn đắng; sẽ thành vợ chồng , sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi ..."

Bên dòng sông Trẹm là tác phẩm tiểu thuyết đầu tay; và là tác phẩm xuất sắc nhất của Dương Hà. Năm 1990, Bên dòng sông Trẹm được tái bản ở Sài gòn; tới năm 1995 được dựng thành phim.

Từ 1952, Dương Hà chuyên viết tiểu thuyết đăng báo, không làm phóng viên, hoặc, ký giả nhà báo làm việc ở tòa soạn;  anh viết tiểu thuyết cho nhật báo Sàigònmới từ 1952 dài dài cho tới đầu năm 1964, báo bị đóng cửa ...

Thập kỷ 50s, 60s; làng bao Sài gòn có mấy tay viết phơi-ơ-tông tình cảm xã hội; nổi tiếng có Dương Hà, Trọng Nguyên, bà Tùng Long, sau thêm [nữ sĩ] Lan Phương [ tác phẩm xuất bản ký nữ sĩ Lan Phương]-- riêng Dương Hà+ Tùng Long [tác phẩm xb ký 'bà Tùng Long] là  viết tiểu thuyết trụ cột của nhật báo Sàigònmới, từ 1950 cho đến 1964, báo bị đóng cửa.

 Nữ sĩ Lan Phương cũng viết nhiều, nhiều tiểu thuyết đăng báo được in lại thành sách; mội dung giống hệt nội dung những tiểu thuyết của Dương Hà, Trọng Nguyên, bà Tùng Long.  []

    nguyễn việt

    ------

        chú thích:  

 Dương Hà nhắn tin đến đọc giả, tới các tiệm sách cho thuê truyện ở trong, ngoài nước,
" ai còn giữ tác phẩm tiểu thuyết mang tên Dương Hà; mong được tặng lại; hoặc nhượng bán , với giá thỏa thuận . ( cần nhất là 2  tập truyện ngắn 'Bên song của' + tiểu thuyết 'Anh ơi! đừng yêu em'. ...
xin liên lạc qua email :    khaisang@yahoo.com
hoặc Nguyễn  Việt   ( người đại diện nhà văn Dương Hà, qua số điện thoại  0903.639.821  )    --    ( QUẾ PHƯƠNG post)






        nguyễn việt , ký giả nổi tiếng của nhật báo trắng đen 
                                                                                   ( saigon pre 1975)
                                                                trang chủ  http://cafevannghe.wordpress.com/ 
                                                                                     (ảnh; Internet) 




giữa 2 dòng nước/ hoàng hải thủy
(tạp chí văn xb ở saigon trước 1975)


hoàng hải thủy [i.e. dương trọng hải 1933 -     ]

định cư ở Hòa Kỳ cùng vợ, Alice (bên trái)  hiện ở Virginia,
tác giả phóng sự tiểu thuyết đầu tay rất nổi tiếng' Vũ nữ Sài gòn' ,
  lấy tư liệu từ  vũ nữ  nỗi danh Alice(  Bt)
( ảnh : internet)



bên dòng sông trẹm/ dương hà 
(bìa tập 1)  (ảnh kèm theo 

lời bàn:  

 Thời ký 1954- giữa 1955, tôi là tùy viên báo chí cho tổngt rưởng thông tin+ tuyên truyền Phạm xuân Thái (Cao đài, phe tướng Nguyễn thành Phương , tham gia nội các  thủ tướng Ngô đình Diệm ) , tổng trưởng  thông tin  cấp cho tôi được phép xuất bản tờ tuần báo Mạch Sống ( nghị định đăng trên 'Công báo'). Thất nghiệp chẳng biết  làm gi để sống; ; cà phê cà pháo ở quán Kim sơn ( đường Lê Lợi) gặp Dương Hà.  cho  Dương Hà biết, tôi có giấy phép một tuần báo văn nghệ.  Anh đồng ý ngay , dắt tôi tới tay quản lý , tên Lợi ( tôi quên họ)  ở 314 (?)  bến Chương Dương để bàn bạc . Ban biên tập phía tôi có văn sĩ Huy Sơn, nhà báo U.Thao đóng góp bài vở..  Ra số đầu, vào cuối năm  1955;,  ban biên tập phía tôi  đánh giá bài vở; cho nhận xét, là' báo lá cải,+  xu hướng  thân VM kháng chiến ở miền Nam'.  
 Vậy là,  báo chỉ ra được một số, rồi đình bản; văn sĩ Huy Sơn [Dương quang Thuận 1936--  ] xin đồng hóa quân đội Quốc gia, với cấp  bậc thượng sĩ, làm báo Phụng sự,  tại Nha tác động tinh thần ( tiền thân Tổng cục chiến tranh chính trị ); còn tôi  lại thất nghiệp, thuê nhà ờ xóm Chùa Tân Định , viết đôi ba bài báo kiếm sống, bữa đói, bữa no  --  ngồi lì tiếp tục viết bộ  sách  phê bình văn học' Lược sử văn nghệ Việtnam 1900- 1956' .   (TP)

                                                                                 


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ