Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

'sự thật đời tôi' / trần văn minh [ 1932- 1997] ( kbchn.net)

'sự thật đời tôi' / trần văn minh
< http://kbchn.net/su-that-doi-toi
-trung-tuong-tran-van-minh-5156.html>


                                    ự  ậ t  đ ờ i  t ô i 
                                   trần văn minh


                                                   cựu trung tướng trần văn minh [1932- usa 1997)
                                                                      tư lệnh Không quân/ Quân lực VNCH tới 29/4/ 1975)
                                                                                   (ảnh: internet)

                                                         - sinh 21-7-1932 tại Bạc liêu (Nam bộ). Học sinh Collège
                                                          de Cần Thơ, tốt nghiệp văn bằng Thành chung (diplôme).
                                                          - cuối tháng 9/1951 gia nhập Quân đội Quốc gia,                        
                                                                             số quân: 52/ 600.084. 
                                                         -1952 tốt nghiệp Trường Bộ binh Thủ đức, trúng tuyển vào
                                                            quân chủng Kq. (khóa 2 Quan sát viên Trung tâm huấn
                                                             luyện Kq Nha trang).
                                                        -  giữa năm 1953, học lớp Điều hành viên tại Trường Võ bị
                                                           Kq Salon de Provence, Căn cứ Kq Avord, miền nam Pháp quốc.
                                                         -1960 học Khóa Chỉ huy & Tham mưu Kq tại Căn cứ Kq Maxwell, 
                                                            Montgomery/Alabama/ Hoa Kỳ.
                                                          -1965, thăng cấp đại tá, tư lệnh phó quân chủng Không quân
                                                            quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
                                                         - cuối tháng 11/ 1967, thăng cấp chuẩn tướng, tư lệnh Kq
                                                             thay thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ--tháng 6 thăng cấp thiếu
                                                             tướng, cuối năm 1967 thăng cấp trung tướng.
                                                          - ngày 29/4/1975, Mỹ 'ép' tướng tư lệnh Kq VNCH lên trực 
                                                            thăng, bay thẳng ra chiến hạm Blue Ridge; chấm dứt nhiệm vụ.
                                                           - qua đời ở Hoa kỳ năm 1997.
                                                                                                                                                theo wikipedia 
                                                                                                          

                                                    
                              
Để tôi kể bạn nghe về sự thật của tôi. Đó không phải là sự thật về bất cứ sĩ quan hay ông tướng,ông tá người Việt nào.  Nó không phải là sự thật về một chính khách người Việt nào. Nó chẳng phải là sự thật về gia đình tôi; hay, bạn bè tôi.  Và trên hết, nó chẳng phải là sự thật của Chúa. 

Nhưng nãy giờ tôi đang nói về sự thật của tôi. Đó là những gì tôi đã thấy và tôi đã tin.  Đó là sự thật của tôi.  Câu trả lời cho thảm kịch thất trận của miền Nam Việt nam thật đơn giản. Nó có thể tóm gọn với 2 chữ 'không đủ'.  Chúng tôi không có đủ tiếp liệu trong những tuần cuối cùng của cuộc chiến.  Và chúng tôi không có đủ lính.  Chỉ có thế. Đó là toàn bộ vấn đề. Không đủ.  Báo chí Mỹ nói là chúng tôi thất trận, vì chúng tôi tham nhũng.  Tôi không chối là đã có tham nhũng tại Việt nam.  Có. Có tham nhũng trên thị trường, trên chính trường; và, trong một vài đơn vị quân đội.  Nhưng dưt khoát không có tham nhũng trong Không quân. Những người lính Kq. tin vào 'Tổ quốc không gian'; và, họ tin cậy cấp chỉ huy. Không có chuyện tham nhũng nơi các sĩ quan quanh tôi.


Vấn đề sinh tử là chúng tôi  không còn cơ phận và cũng không có nhiên liệu.  Chúng tôi bị thiếu hụt nhiên liệu trong những ngày cuối cuộc chiến.  Vì vậy mà chúng tôi không thể cất cánh.  Không lực chúng tôi bị nằm ụ dưới đất. Thế mà người Mỹ, có 'computer' với đầy đủ dữ kiện; họ, nói rằng chúng tôi có đủ.  Họ cả quyết là chúng tôi có đủ nhiên liệu và đồ phụ tùng.  Họ cả quyết trên cơ sở chính trị; họ không cả quyết trên cơ sở thực tế.

Tất cả những gì chúng tôi cần đến là 'tiếp vận'. Có tiếp liệu mới đánh đấm được. Khi hàng tiếp liệu không được chuyển giao; thì, tinh thần chiến đấu của sĩ quan + binh lính chúng tôi sẽ xuống thấp.   Ai cũng thấy là đồ tiếp liệu đang cạn kiệt.  Họ biết chúng tôi hết sạch. Và khi họ thấy như vậy, họ sẽ biết là chúng tôi đang bị đồng minh thân thiết bỏ rơi.  Và rồi; họ sẽ mất sạch tinh thân chiến đấu.  Tôi chưa bao giờ nghĩ là đồng minh sẽ lừa dối và bỏ rơi chúng tôi.  Tôi nghĩ đến Bá linh [Berlin] và Đại Hàn [Hàn quốc], khi nghĩ đến các giải pháp người Mỹ.  Và tôi thấy người Mỹ đã bảo vệ họ. Tôi nghĩ là, chúng tôi là tiền đồn củ thế giới tự do; rồi, cũng được bảo vệ như thế.  Đại sứ Graham Martin nói đi nói lại là người Mỹ sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng tôi.  Ông nói là chúng tôi nên tin như thế.

Những gì đã xảy ra vào phút cuối, đã như một vài người Mỹ đã nói trước.  Chung tôi thua trận nhanh hơn Bắc quân có thể thắng.  Đúng vậy.  Tôi coi như sách lươc của tổng thống Thiệu là bỏ rơi vùng cao nguyên, sau khi mất Ban mê thuột là một chiến thuật.

Khi tổng thống Thiệu từ chức vào ngày 21 tháng tư; tôi đã nghĩ đó là dấu hiệu lạc quan. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có những thỏa ước mới, những chế độ mới.  Phó tổng thống Hương trở thành tổng thống.  Ông là một nhà giáo lão thành đáng kính. Ông là một người trung
thực.

Nhưng rồi; ông giao quyền tổng thống cho tướng Dương văn Minh.  Một vài người chúng tôi tin rằng tướng Minh có thể đạt được những thỏa ước hòa bình.  Nhưng chúng tôi cũng nghĩ: tình hình đang diễn ra la một bóng đen hắc ám.  Chúng tôi tin rằng một phần trong những âm mưu đó là người Mỹ sẽ ngưng cung cấp hàng tiếp liệu cho chúng tôi.

Trong những ngày cuối cùng của VNCH, nhiều lần tôi đã có nói chuyện với tướng Nguyễn cao Kỳ. Và nhiều lần, ông đã yêu cầu tôi làm đảo chánh. Ông nói," Hãy cẩn thận.  Người Mỹ đangh bảo vệ tổng thống Thiệu.   Đừng để họ biết kế hoạch của các anh." Rồi khi tôi gặp 'ổng' vài ngày sau đó,'ổng' lại yêu cầu tôi, " Khi nào thì anh cầm đầu cuộc đảo chánh? Khi nào thì đảo chánh?"  Tôi nói với 'ổng' là tôi không muốn cầm đầu đảo chánh.  Tôi hỏi ông ấy lá có muốn đảo chánh không? Và 'ổng' nói "không, không muốn". Ông nói là tôi nghĩ ông muốn. Ông quá cẩn thận. Ông muốn tôi cầm đầu đảo chánh; để ông trở thành lãnh đạo mới  của đất nước.  Nhưng điều mà tướng Kỳ không thể nào hiểu được là' tôi và binh lính của tôi sẽ không trung thành với ai cả. Chúng tôi chỉ trung thành với Tổ quốc Chúng tơi trung thành với Việtnam. Chúng tôi yêu Việtnam.  Rất nhiều người lính chúng tôi đã chết cho Việtnam. Họ đã chiến đấu và chết không vì bất cứ ai, mà cho Việtnam.'

Trong một cuốn hồi ký, tướng Kỳ nói là tôi đến nhà 'ổng' và nói là tôi sẽ trung thành với 'ổng' bất cứ giá nào. Ông nói tôi đã nói với 'ổng': 'là người của tòa đại sứ Mỹ đang đút tiền cho tôi để thăm dò ông cho Mỹ'. Không có điều nào đúng cả. Không hề có ai đưa tiền cho tôi cả; đặc biệt là người của tòa đại sứ Mỹ. Và, tôi không hề có chuyện đàm phán nào với tướng Kỳ. Đọc nó, rất buồn cười! Tại sao 'ổng' lại bịa ra nhửng điều này trong cuốn hồi ký? Ông moi những chuyện này ở đâu ra vậy? Có thể là ông đang nhắm tới một ai đó, chớ không phải tôi. Ông không được bịa chuyện về tôi.

Gần trưa ngày 29 tháng tư, tôi nhận một cuộc điện thoại từ cơ quan DAO, nói rằng sẽ có một cuộc họp giữa Mỹ và các cấp chỉ huy của VNAF. [Không lực VNCH]. Toi qua cơ quan DAO với nhiều người nữa.  Chúng tôi được đưa vào một gian phòng. Rồi người ta để chúng tôi ngồi đ8ó một lúc lâu.  Chúng tôi nghĩ: đại sứ Martin, hoặc tướng Homer Smith (tùy viên quân sự); hoặc, ai đó sẽ thuyết trình một kế hoạch đẩy lui Cộng quân.  Nhưng chẳng có ai thuyết trình cả. Không có ai thuyết trìnhcho tới xế trưa . Sau khi chúng tôi đi vào khu vực cơ quan DAO; thì, một người lính gác đã tước vũ khí húng tôi. Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đó. Rồi cuối cùng, cũng có một người mặc đồ sĩ quan bước vào phòng nói, " Đã kết thúc rồi, thưa tướng Minh.  Một trực thăng đang đợi ngoài kia, sẽ đưa ông đi." Chúng tôi bước ra chiếc trực thăng. Nó đưa chúng tôi bay ra chiếc 'Blue Ridge' ngoài biển Đông

Một đại tá Không quân Mỹ đang ngồi trên tàu với tôi.  Ông ta ngồi kế bên tôi.  Ông khóc suốt chuyến bay. Ông không nói được. Nhưng ông đã viết gì đó, lên một mảnh giấy, rồi đưa cho tôi. Tôi đọc, " Thưa tướng quân, tôi rất tiếc'.  Tôi vẫn còn giữ mảnh giấy đó cho tới ngày hôm nay.  Tôi sẽ giữ mảnh giấy đó suốt đời.  Tôi sẽ nhớ tới chuyến bay buồn thảm ra chiến hạm 'Blue Ridge'.

Đối với những người theo đạo Phật như chúng tôi; chúng tôi tin rằng thượng đế đã an bài mọi sự.  Chúng toi tin rằng chúng tôi phải chịu nhiều đau khổ trong cuộc đời này; bởi, kiếp trước chúng tôi đã tạo nhiều ác nghiệp.  Tôi tin rằng trong cái kiếp trước; mà, tôi không nhớ nổi, chắc là tôi đã phạm nhiều điều sai quấy.  Đó là lý do tại sao có chuyện ác lai này; lại báo ứng với tôi+ quê hương tôi.  Đôi khi chúng ta có thể cưỡng lại số phận; nếu chúng ta  hành thiện; và, chỉ làm những điều lương tâm sai bảo.  Đó là những gì tôi đang cố tu thân. Tôi phải cố tu thân; và, làm những điều gì hợp với lương tâm.

Nhưng từ khi đất nước toi sụp đổ, tâm hồn tôi đã hóa ra tan nát.  Trong 20 năm qua, thâm tâm tôi đã cảm thấy trĩu nặng nỗi buồn đau + trống vắng.  Nó vẫn không phai đi.  Tôi cảm thấy nó hằng ngày. Không một ngày nào trôi qua trong đời tôi ; mà không nhớ về Việt nam.   []

trần văn minh

(dịch từ: http://kbchn.com/su-that-doi-toi-tuong-tran-van-minh-12294.html )



bài đọc thêm


Cảm tưởng về bài  'SỰ THẬT ĐỜI TÔI'
 của tướng Trần văn Minh

PHI LONG 5I



(...)  Sáng sớm  ngày 29/4/75, tôi không biết tướng Minh có theo dõi trên tần số 'Hành Quân '(Paris) hay không? Chỉ có những người nghe trên tần số này , mới biết được: mục tiêu mà anh Phùng và chiếc Tinh Long07, oanh kích đại bác 20 ly 6 nòng; chỉ  tr/úy Thành nghi ngờ  là 5, 3 tên VC 'định' cắt hàng rào kẽm gai thôi.

Ngoài ra, tất cả mọi người đều nghĩ rằng: VC đang tấn công vào Tân sơn nhất (TSN), như kỳ Mậu thân [1968].  Nhất là sau khi chiếc TL- 07 bị trúng SA, cắm xuống đất ngay trong vòng rào phòng thủ; thì, hầu như mọi người trong TSN đều hoảng loạn, chừng 15 phút sau, các phi cơ F-5. C.130,C-119, C-47 ... lần lượt cất cánh bay đi.

Trước đây, một người bạn cho tin: 'sáng ngày 29/4/1975; anh thấy tướng Minh rời BTLKQ, với vẻ khác thường-- và, anh nghi ngờ ông tướng bị ai uy hiếp?  Thêm vào đó, tướng Minh quên cả việc đại tá Hoàng thanh Nhã, cựu Không đoàn trưởng Kđ 23 CT đang chờ chỉ thị của ông, ở ngoài phòng khách.  (lời đ/t Nhã nói với tôi, vào chiều 29/4/1975 tại Utapao.)

Sau khi đọc bài của tướng Minh, tôi mới hiểu được: tướng Minh bị người ta 'lừa' và buộc ông phải rời 'Command Post' của ông. (BTLKQ).  Thêm vào đó, người ta còn tung tin thất thiệt, láo, phét; nào là: 'Hai phi đạo bị hư hại nặng nề, xác chết đầy taxiways v.v... '.

Trước đó, ông không hề ra bất cứ một lịnh lạc nào cả.  Hoàn toàn không đúng, như 'tên phóng viên kiêm sử gia vô liêm sỉ' bẻ cong ngòi bút, người phương tây, tên  Olivier Tood, trong quyển sách' Tháng 4 nghiệt ngã', đã viết, " tướng [Trần văn Minh Kq.] đã ra lịnh tất cả phi cơ cất cánh."  

cũng như xuyên tạc sự thật về phi vụ chống pháo kích của tôi sớm ngày 29/4/1975; nhất là nhục mạ  anh linh cac vị anh bùng vị quốc vong thân: thiếu tá Trương Phùng+ trưởng phi cơ, hoa tiêu trung úy Trang văn Thành + phi hành đoàn: 

trích dẫn dưới đây:


THÁNG 4 NGHIỆT NGÃ/ OLIVIER TODD
bản việt ngữ:  Dương hiếu Nghĩa.

(trích)

" ngày 29 tháng 4, 1975:

Vào lúc 4 giờ chiều (hay 4 giờ khuya ??? PL51) pháo binh Bắc việt càng bắn càng chính xác, tác xạ tập trung phần lớn vào các đường bay của phi trường Tân sơn nhất, bội Tổng tham mưu miền Nam Việt Nam và bộ tư lệnh Hải quân. Ở phi trường thì các kho xăng, kho đạn đang bốc cháy khắp nơi. Bô binh Bắc việt không thể ở quá xa, vì các quả đạn bích kích pháo + những hỏa tiễn phát nổ; với ngọn lửa còn đỏ+ xanh lục. Có 2 Thủy quân lục chiến là Charlie McMahon và Darwin Judge bị tử thương ở vòng đai phòng thủ.  Tướng Homer Smith và những sĩ quan cao cấp Hoa Ký bị hất tung khỏi giường ngủ. Có một số người trong số 1500 người Việt tỵ nạn đang ở trong nhà thể thao, đã bị thương.  Một chiếc vận tải cơ C.130 bị trúng đạn, khi vừa đáp xuống sân bay.

Trời sáng dần ... các phi công lái những F-5 và A-37 cuối cùng cất cánh lên được; và, bay đi luôn, không trở lại.  Các phi công này giống như những phi công còn muốn chiến đấu, đều không điều động được phi cơ; vì vướng hàng trăm binh sĩ miền Nam đang nằm rải rắc khắp các đường bay.  Nhân viên trạm Kiểm soát không lưu không thể làm việc được. Một phi công chiếc AC-119 đặc biết bướng bỉnh; vì, không đúng nhiệm vụ, cất cánh báy lện đánh vào các vị trí Cộng quân mà anh ta thấy rõ ở chung quanh Saigon; trở lại lấy thêm bom đạn, bay lên nữa; thì lúc 6 giờ 46, máy bay anh ta bị hỏa tiễn SA7 bắn rơi.

...

Tướng Nguyễn cao Kỳ lái chiếc trực thăng của ông ta, bay chung quanh Saigon, ông ta thấy một pháo đội Bắc việt đáng tác xạ, mỗi phút một phát. Ông bắt liên lạc được một đội Skraiders đang bay từ Cần thơ về, [ông ta bèn ra lệnh]:
" Đây  Nguyễn cao Kỳ, đây, phải tiệu diệt các pháo đội địch này."
Nhận rõ; nhưng tôi chỉ còn 1 quả bom " - sĩ quan chỉ huy trả lời.

Đúng là giờ điểm, đối với những trận đánh không đáng kể
.
5 giờ 45, giờ Saigon

Ông Martin đến tòa đại sứ.  Lệnh cuối cùng của tư lệnh Không quân miền Nam Việt nam 
" Tất cả các phi cơ còn trong tình trạng khiển dụng đều phải rời khỏi lãnh thổ miền Nam Việt nam."   ( hết trích)

OLIVIER TODD


Vì công đạo, vì sự thật của lịch sử, xin mọi người cùng tôi; lên án tên phóng viên vô liêm sỉ đã bẻ cong ngòi bút, miệt thị Không lực VNCH, nói riêng -- và Quân lực VNCH, nói chung. []

Kính,
PHI LONG 51
tháng 12 năm 2014.

(https://baovecovang2012.wordpress.com )


-------------------



phụ lục:


                                            khi anh phi công già, gy;
                      li tưng b
                               trần văn minh

                                                                       ( điệu 2/ văn chẳng thành văn, cú không ra cú'


                                                                         
                        Sách có chữ: Mình giây thầy cơm
                       Ăn hoài không biết chán, càng xơi càng thấy ngon mồm,
                                 mới thời xong, lại muốn còn xực nữa
                      Ôi cái lực xực của anh mình giây thì biết mấy cho vừa
                                sớm trưa chiếu tối,liền tù tì; đêm 7, ngày 3, vẫn còn chưa thấy đã,
                               ý là, không kể bửa vào, lại với bửa ra
                      Từ đó mà nghiệm cổ chiêm kim, bàn cho rộng, tán cho xa
                             ắt ông Hạ hầu Đơn xưa và chàng Lao Ái, hẳn là 'týp mình giây'

                       Sách lại có chữ: Chớ bé cái nhầm mình giây lại với mình giây
                              vì hiểu bậy mà lắm anh phi công già toi mạng
                              mình thì gẩy lại cứ tưởng bở mình 'mình giây' nên cứ lang bang
                              thành đành lìa xa cõi thế mà ngao du ở chỗ suối vàng


                        Ta,  phi công dọc ngang trời đất
                              tối ngày đáp xuống cất lên
                              nào hành quân 'quánh giặc'
                              nào huấn luyện duy trì khả năng
                              nào đáp sân này, nào hạ cánh sân kia
                              
                               mà 'mần răng' bay bổng luôn luôn
                               hết lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên
                               xuống xuống lên lên cứ như chày giã gạo
                               người thì không có thì giờ thay áo
                               tàu, lại chẳng kịp xả hơi
                               có nghỉ có ngơi chăng, là để châm xăng, chế nhớt

                               không thể ỷ mình:to con, xác lớn
                               nên khi tàu nghỉ
                                                             mình cũng phải ngơi
                                                             kiếm cái gì mà xơi mà xực

                          Chữ rằng: Phải có thực mà thực phải thực mạnh mới vực được đạo
                                                             cái đạo phi hành
                               
                              muốn lên cao lên nhanh phải có cái gì dằn cho chắc dạ
                              nhưng khốn nỗi, lương tiền đồng thì 3, mà cọc cũng chỉ có 3
                              hoá nên suốt đời lúc nào cũng 'đọi'
                              thành suốt đời nên chẳng giống ai
                                                                vóc cây, chổi ráng hình cụm lão mai
                                                                thân thì ốm nhom lòi 2 con mắt
                                                                ốm thắt 3 sườn
                                                                ốm giương sương sống
                                                                 ốm cà-tong cà-teo
                                                                               bèo nhèo bạc nhạc


                               Vậy mà :
                                    gặp mỡ không tha ,gặp nạc cũng không tha
                                    gặp già không bỏ, gặp nhỏ cũng na
                                    thậm chí còn xương với da,
                                                                 có cũng làm tuốt luốt 

                                 Ôi buồn lắm, buồn lung lắm, anh phi công già ơi
                                  lóp ngóp bơi trong áo rộng thùng thình
                                  lại cứ tưởng rằng mình bảnh 'mình chì, đích thị mình giây'

                            Cho nên nó mới ra cái nông nỗi này:
                                   nhác xem phi lệnh có tên đà run như cầy sấy
                                   vừa mới thấy có lệnh, mang theo bom,  hỏa tiễn, đạn cả-nông
                                   không rét, sao tay chưn run lẩy bẩy
                                   gặp ai củng ỉ ôi năn nỉ, "mầy, mầy đi giùm tao"
                                                                      dù chẳng biết chẳng thằng nào nó khứng
                                    đành nai lưng mà vác dù, vác mũ ra tàu
                                    nhờ anh cơ trưởng, ảnh bế ,anh bồng, ảnh thả vào cốc-pít
                                    mặt nạ dưỡng khí mang vào là hì-hà hì-hít
                                    hít thật nhiều vỉ cảm thấy thiếu hơi


                              Nhưng khi cất cánh lên trời, lấy lại ngay phong độ
                                     con cọp có già, vẫn là 'ông Cọp'
                                     anh phi công già khọm, vẫn là anh phi công anh dũng gồ ghề
                                     7 chữ liệng bom, 8 nghề bắn súng
                                     thuộc nằm lòng, nào anh có kém chi ai
                                     cũng trở, cũng xoay, cũng nhẩy, cũng nhún, cũng bóp cò,
                                                                                   bắn súng, tùm lum
                                      đôi khi còn 'quánh' cho mấy 'pát' bom chùm
                                      lũ địch hùa nhau xí lắc- lẻo, ngủm cù- đèo, kéo nhau 
                                                                           khơi khơi đi, miền xa bên kia thế giới

                              Phòng không anh cũng chơi
                                    giao thông hào anh cũng chọi
                                   xe tăng xe tiếc ,mọi thứ anh cũng 'mần'


                               Anh nào có kém chi đâu, đàn hậu tấn,
                                      lại có phần hơn là cái phần: anh chính xác

                               Nhưng
                                     cái buổi hậu phi mới biết đá vàng
                                     bước xuống thang là anh muốn té
                                     ngũ chi ê ẩm, mặt mày xây xẩm, đầu gối lỏng le
                                     không phải 'xì-ke' mà cứ như anh'xì-ke' thiếu thuốc
                                     mắt hoa đầu buốt, trời đất cuồng quay
                                     đi khám định kỳ, ắt phen này 'i-náp'

                               Anh phi công già ơi
                                      người ta trung bình 3 ,mình đà 6, 7 ngàn cái đáp
                                      nghèo chớ mà ham, của trời cho, thì đâu còn đấy
                                      mình già mình lại đói, thì mình gầy
                                      phải biết cái thân cái phận mình gầy
                                      chớ có tưởng bở rằng, mình 'mình giây'.

                                        trại phi long tsn
                                                          mười, 74
                                                        trần văn minh

                                                 (tr. 91-95  TÂP THƠ TRUYỆN KQ THỜI CHIẾN  (Saigon 1974)



                                                                       trần văn minh  [1932- usa 1997]
                                                                              tác giả các tập truyện ngắn: chết non -- 'trong đục'  v.v...
                                                                      ( trích  từ TẬP THƠ TRUYỆN KHÔNG QUÂN THỜI CHIẾN (Saigon 1974)
 lời bàn



 lời của trang chủ  KBCHN: ( kbchn.net) "  Ông [ám chỉ tướng  Minh] lèo lái cả một quân chủng Không quân; nhưng không lèo  lái nổi bà vợ.  Câu chuyện bà Trần văn Minh trần truồng như nhộng trong câu lạc bộ Huỳnh hữu Bạc, các ông quan to KQ có nhớ? " -- rồi mới đăng tiếp bài' Sự thật đời tôi' Trần văn Minh. 

  phu nhân tác giả Trần văn Minh là em gái họa sĩ Ngô Bảo,  anh ta từ Pháp về Saigon năm 1955, gặp tôi -- tôi bèn hỏi về học hội họaở Pháp ra sao, " thôi thì mày trình bày một cuốn truyện dài của bạn tao đi. Nó viết 'cũng được lắm',  mày OK trình bày bìa nhé". Ngô Bảo gật đầu, hẹn tôi mấy ngày sau đến... đường Pasteur (gần rạp xi-nê Les Tropiques) ' lấy.  Bìa sách truyện dài; đó là cuốn tiểu thuyết Kiếp phong sương/ Thanh Thương Hoàng, ra mắt vào 1956 ở Saigon.  Rồi ;Ngô Bảo chuyển sang kinh doanh lớn, làm đại lý xe gắn máy Suzuki, thì phải.  Mỗi lần tôi được 'ới' lên văn phòng tư lệnh Kq, tôi thấy chiếc mô tô Suzuki 8o phân khối, đậu chình ình ở parking dành cho tư lệnh

  tôi chỉ được nghe ông lang HIệp Sơn, (còn gọi là  'ông lang 7 tầng, gốc Hải phòng -- nay cửa hàng ở đường Nguyễn cư Trinh/ Saigon 1) kể chuyện 'đã chữa khỏi ung thư tử cung cho bà tướng vợ ông tư lệnh Kq', chỉ bằng cách uống thuốc thang'.   Môt đứa con ông chết, vì bệnh tật --  bực mình,ộng sang Ấn độ học ít năm ,sau trở về nước,mở hiệu thuốc' cứu nhân độ thế'-- ông lang Hiệp Sơn từng cứu con gái tôi khỏi bệnh 'cam tẩu mã'. (một loại ban trắng ). (*) Ông lang Hiệp Sơn nói với tôi, " sao không để mấy tiếng đồng hồ nữa, thì đem chôn nó là vừa"; rồi , hỏi tôi về  đời lính Kq ra sao? Vợ tôi nhanh miệng trả lời, " nhà tôi phải đổi lên Pleiku, nhờ trung tá Ẩn báo cho tướng Minh, ông can thiệp, nhà tôi được ở lại Saigon; nhưng phải chuyển về Khối CTCT Liên đoàn Kiểm báo -- còn sếp của nhà  tôi, trưởng phòng Kế hoạch phòng Chính huấn bộ Tư lệnh Kq, bị chuyển về làm tham mưu phó CTCT Sư đoàn 5 Kq. " 
( trung tá  Bùi hòang Khải bênh vực nhà tôi , nên bị liên lụy.) 

 năm 1996, tôi nhận được 100 usd từ cựu thiếu tá Kq Nguyễn văn Phát ở Bolsa gửi về, anh cho biết, " đây là quà Sếp Minh Đù (biệt danh khác của tướng Minh), sau khi đọc qua 'Hồi ký văn chương'/  Thế Phong, xuất bản ở Mỹ, năm 1995."
       

   THẾ PHONG 
   10 May, 2016. 

                   
                                                             *  trái qua   đỗ như tường khê [1971-      ]
                                                                             chụp chung với bố mẹ, năm 2012
                                                                                       (tư liệu ảnh TP)
                                                   
                                   



                                                                     




0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ