ký giả lô- răng [ phan lạc phúc 1928- 2016] qua đời ở sydney / bài viết: h.p. ( báo người việt/ cali.)
tựa chính bài: nhà văn phan lạc phúc qua đời, hưởng thọ 88 tuổi
source: báo người việt (cali.)
ký giả lô- răng qua đời ở sydney
h.p. (báo Người việt/ Cali)
ký giả lô-răng [ i.e. phan lạc phúc 1928- sydney 2016]
(ảnh: báo Người Việt/ Cali)
phan lạc tiếp [1933- ] tác giả' bờ sông lá mục ..."
(ảnh: internet)
SYDNEY/ Úc ( báo Người Việt) -- Nhà văn Phan lạc Phúc, tức ký giả Lô- Răng, phụ trách mục tạp[ ghi/ báo Tiền tuyến [trước 1975 ở Saigon] vừa qua đời, lúc 1 giờ 32 phút chiều thứ 5, tại Sydney/ Úc. Ông Phan lạc Tiếp [ 1933- ] , em trai người quá cố, xác nhận tin này với báo Người Việt.
" Gia đình tôi có 5 anh em, chỉ anh Phúc và tôi vào Nam, dựa nhau mà sống", ông [Phan lạc] Tiếp hiện sống ở San Diego, California, nói về người anh ruột. " Cho tới sau này, tôi có được một chút học hành, tất cả là nhờ, dựa vào anh; cả vật chất lẫn tinh thần."
Ộng Tiếp chia sẻ thêm: " Năm 1975, là một sĩ quan Hải quân; tôi mang được cả gia đình thoát khỏi Việt nam, trên dương vận hạm 502, chở được 5000 người; nhưng trong đó không có anh tôi -- thành ra có một thời gian, tôi khốn khổ vô cùng. Nhưng rồi; sau này anh em gặp lại, dù mọi chuyện xảy ra thế nào, anh vẫn là chỗ dựa của tôi."
Ông Phan lạc Phúc sinh năm 1928, tốt nghiệp khoá 2 [trường Võ khoa] Thủ đức; ra trường phục vụ tại Tiểu đoàn 6 Việt nam. Năm 1955, ông mang cấp bậc trung úy, giữ chức tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 14 VN, tiếp thu Bình định. [Trung bộ].
năm 1957, ông được gửi đi học khóa sĩ quan Thông tin báo chí (Press Information Officer) tại Ft. Slocum, New York. Về nước, được cử giữ chức phụ tá Trưởng phòng 5/ Tổng tham mưu
(trưởng phòng lúc ấy , thiếu tá Nguyễn văn Châu, sau là giám đốc Nha Chiến tranh tâm lý ( Cục Tâm lý chiến sau này) -- rồi lần lượt giữ các chức vụ khác; trưởng phòng Tâm lý chiến/ bộ tư lệnh Hải quân; sĩ quan bộ tư lệnh Hành quân, [dưới quyền] thiếu tướng Dương văn Minh .[Big Minh].
Sau biến cố 1-10-1963, trường Chiến tranh Chính trị được thành lập, với sự cố vấn của Trung hoa dân quốc [Đài loan], Phan lạc Phúc được điều động làm trưởng khối Huấn luyện của trường; và, phục vụ ở văn phòng tướng Vương Thăng (Trung hoa dân quốc), khi ấy tướng này làm cố vấn về 'lục đại chiến' cho bộ Tổng tham mưu QLVNCH.
năm 1965, được điều động vế làm chủ bút nhật báo quân đội Tiến tuyến, [chủ nhiệm: trung tá Phạm xuân Ninh (Hà thượng Nhân)] ,bút danh KÝ GIẢ LÔ-RĂNG [từ đấy được hình thành] trên mục Tạp ghi.
năm 1973, từ giã báo Tiền tuyến, được cử theo học khóa Chỉ huy tham mưu tại Long bình [đủ điều kiện mang cấp bậc đại tá]-- sau đó giữ chức tham mưu phó CTCT Quân đoàn III tại Biên hòa. Nhưng 1 năm sau, đầu năm 1974, Phan lạc Phúc lại được điều động về trường Cao đẳng quốc phòng ( 2 bis, đường Thống nhất, Saigon 1) phụ trách tập san báo chí của trường.
Sau ngày 30-4- 1975, trung tá Phan lạc Phúc [đi học tập] cải tạo, qua các trại tập tập trung ở Long giao, Suối máu (miền Nam); rồi, qua các trại ở Sơn la, Phù yên [tây bắc Bắc bộ] , Thanh phong, Tân kỳ ( Nghệ Tĩnh); Hà- Nam-Ninh (Bắc bộ); vả, sau cùng là trại Z30 ở Xuân lộc . (miền Nam).
Ra tù vào 1955, vợ chồng ông được con gái bảo lãnh, theo diện đoàn tụ gia đình, sang Sydney vào năm 1991.
Ở Sydney, nhà văn Phan lạc Phúc có cái duyên; gặp lại nhà văn Nhất Giang [nguyên là lính văn nghệ, tùng sự tại nhật báo Tiền tuyến --viết báo ngoài, lập nhà xuất bản Chiêu dương ] sang Úc tái lập tờ nhật báo Chiêu dương+ tuần báo Văn nghệ+ nhà xuất bản tiếng viết lớn nhất nước Úc.)-- thế là Phan lạc Phúc có cơ may cầm bút lại, viết tạp ghi. Ngoài việc viết báo Chiêu dương ở Úc, Phan lạc Phúc viết cho các báo khác 'Việt luận', 'Dân Việt' (Úc), Ngày nay (Houston, Hoa Kỳ), Quê mẹ/ Võ văn Ái / Paris, và Thời báo. (Canada).
Những bài viết Tạp ghi của ông được nxb Văn nghệ của Võ thắng Tiết ở Bolsa (Cali) xuất bản lần đầu tiên, sau tái bản ở Úc (với mục đích gây quỹ, giúp nạn lụt tại Việt nam vào năm 2000 + giúp đỡ xây dựng nhà thớ Quốc tổ, + sinh hoạt cộng đồng Người Việt tự do tại new South Wales. (Úc).
Những tác phẩm khác: Bạn bé gần xa (2000), Tuyển tập Tạp ghi (2002 ) ... -- ngoài bút danh Ký giả Lô-Răng, còn các bút danh khác: Tường Huân, Huy Quân, Thiên Chương.
[]
H.P
báo NGƯỜI VIỆT ( Cali)
HUY PHƯƠNG [ Lê nghiêm KÍNH 1937- ] (bên trái)
chụp chung với Phan lạc Phúc, ở Sydney. (ảnh H.P.)
" ...nhà văn Phan lạc Phúc bùi ngùi nhớ lại ngày 30/ 4/ 1975,
dù là một người đàn ông cứng rắn; ông đã khóc:
khóc cho cái tan nát, cái quý giá mất đi, không bao giờ
tìm lại được ... khóc lặng lẽ một mình, không cho
vợ con thấy... "
( " Từ KÝ GIẢ LÔ RĂNG ĐẾN PHAN LẠC PHÚC"
bài viết: Huy Phương/ báo Người Việt USA.
" tao [văn quang] chưa báo tin cho mày[tphong] biết tin:
Phan lạc Phúc đã mất ở Úc..."
<fwd to thephong thephong @ gmail.com. >
tôi vừa post xong bài viết Huy Phương (H.P.) báo Người Việt ở Bolsa; thì, nhận được mail của Văn Quang báo tin" Phan lạc Phúc đã mất ở Úc".
- khi cựu trung tá Phan lạc Phúc còn là chủ bút tờ nhật báo quân đội Tiến tuyến (2 bis Hồng thập tự, Saigon 1)
; thì, nguyên trung tá Nguyễn quang Tuyến/ văn sĩ Văn Quang [ 1933 ] là quản đốc đài Tiếng nói quân đội / cục Tâm lý chiến QLVNCH, cho tới ngày 30/4/ 1975).
dưới đây trích đoạn kỷ niệm của Văn Quang, viết về 2 vị 'nguyên trung tá QLVNCH đi học tập trung cải tạo sau 30/4/75, từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam '; Ký giả Lô-Răng đã vừa nhắm mắt xuôi tay; còn văn sĩ Văn Quang, buổi sáng vẫn ngồi gõ computer , lắc đầu không chịu đi cà- phê cà- pháo với bạn bè," chúng nó ở Mỹ về đến rủ , tao lắc đầu, đuối sức rồi, không thể ngồi trong quán cà -phê, được lâu ? ".
T.P
saigon 30/4/ 2016.
phan lạc phúc [ 1928- sydney 2016]
( một trỏng 3 tấm ảnh, Văn Quang gủi kèm.)
" ... Sau 30 tháng tư - 75, anh [Phan lạc Phúc] cũng kẹt lại như tôi [Văn Quang]; rồi, cùng vào trại tù Long giao; rồi, cùng đi chuyến tàu 'lịch sử' từ Nam ra Bắc, suốt 3 ngày đêm; nằm dưới hầm tàu, đúng là cảnh ' cơm đưa xuống, phân đưa lên' -- nói trắng ra -- là khi đến giờ cơm; cai tù mắc rổ cơm vào chiếc dây thừng thòng xuống . ( chúng tôi đại tiện ngay tại chỗ, rồi phải thu gom vào chiếc bao đưa lên mang đổ ...)
(...)
Một buổi chiều khi hoàng hôn xuống đồi núi Sơn la; chúng tôi cùng đứng lặng, nhìn sang bên kia bờ ao; có mấy anh lính vác súng A.K. đi đầu, theo sau là mấy anh khiêng chiếc quan tài đi trên con đường mòn, ròng theo dãy núi cao; rồi mất tích luôn sau khúc quanh con đường mòn nhỏ xíu. Đó là đám tang nhạc sĩ Thục Vũ. Nước mắt chảy dài, anh Phan lạc Phúc quay mặt vào trong; lấy tay áo sờn rách, che giấu nỗi đau, buồn thương, tiếc tủi. Hôm sau, chúng tơi mới biết phần mộ Thục Vũ nằm trên sườn đồi hiu quạnh; lối đi vào thị xã Sơn la. [tây bắc Bắc bộ].
Sau đó, anh Phan lạc Phúc được chuyển trại, đi Thanh hóa... [Trung bộ].
(...)
Cho đến chiều hôm nay, chiều 17.4. 2016, ở Sài gòn nóng như cái chảo lửa -- rất bất ngờ nhận được tin anh Huy Phương từ Mỹ ... gửi cho tôi cái tin buồn về anh Phan lạc Phúc đang hôn mê trên giường bệnh ... Xin chuyển đến các bạn đọc của tôi tin buồn này; nhiều vị biết đến tên Ký gỉả Lô-Răng-Phan lạc Phúc.
[]
VĂN QUANG
viết từ Sài gòn
một , trong vài tác phẩm của Phan lạc Phúc
( Ký giả Lô Răng) xuất bản ở hải ngoại, sau 1975
(chụp lại trên internet)
lời bàn.
Khỏang 1968, tôi vào lính Kq được 1 năm, cuộc chiến Mậu thân xảy ra; trung tá Ần Kq lái xe díp, rủ tôi sang báo Tiền tuyến chơi; để , Phùng ngọc Ẩn đưa bài đăng; và, có thêm tiền . Tôi đưa cho chủ bút Ký giả Lô Răng, 'Nha trang dưới mắt tôi' ( ký Đường bá Bổn -- bài đăng ở trang 2, kéo tít tám cột tờ báo) , tôi được lĩnh 2000 Vnd nhuận bút -- bèn rủ Phùng ngọc Ẩn đi cà- phê, cà- pháo ngay trong Câu lạc bộ cục Tâm lý chiến. Gặp chủ nhiệm Phạm xuân Ninh, anh bảo tôi, "này cậu, cuộc chiến hiện dầu sôi lửa bỏng, tôi có thằng con trai muốn xin vào lính Kq cho yên thân; nhưng ,tôi thấy thân nhân nằm suốt đêm trước cổng Phi Hùng; để chiếm chỗ vào sớm ghi danh... cậu có thể ..."
Tôi bèn đánh bùn sang ao, quay sang phía trưởng phòng hành quân chiến cuộc bộ tư lệnh Kq,rồi quay sang nói với chủ nhiệm Phạm xuân Ninh,
" anh ơi , đúng chỗ rồi đấy, giới thiệu với anh, đây là trung tá Phùng ngọc Ẩn, trưởng ... "
rồi; tôi chẳng hỏi cho biết 'cậu con trai của chủ nhiệm nhật báo Tiền tuyến có được vào làm lính Kq 'yên phận' không ?"
trong Kq khi ấy, con trai trung tá họa sĩ Tạ Tỵ (trưởng phòng Kỹ thuật, sếp của 6 phòng Cục Tâm lý chiến -- cục trưởng, đại tá thi sĩ Cao Tiêu) đang là trung úy (không phi hành) làm việc ở sư đoàn 5 Kq, như một công chức hành ch1nh vậy.
Trở lại bài báo tôi viết về 'Nha trang dưới mắt tôi', có đụng chạm tới một, 2 sếp Kq ở Nha trang -- bởi chủ bút Phúc cho kéo tít 8 cột-- làm nóng mắt ' dư luận quân đội, từ Tổng cục CTCT, tới bộ tư lệnh Kq'-- tôi nhớ mãi; trung tá Ẩn, phán, " tao phục sát đất tay chủ bút báo Tiền tuyến dám cho đăng bài báo ấy đấy. Hắn có là nhà văn không thì tao không biết; nhưng là tay chủ bút, có ' mắt xanh đặc biệt với' nhà văn Đường 'bốn bả' . ( nói ngược Đường bá Bổn'.)
Ra hải ngoại, Phan lạc Phúc cho xuất bản sách, hình như có một cuốn hồi ký 'chính luận' được cựu bộ trưởng ngoại trưởng Việt nam, Bùi Diễm viết tựa, vẫn nxb Văn nghệ Cali, in ấn, phát hành, thì phải?
riêng với ' Phan lạc Tiếp, em trai của tác giả Phan lạc Phúc' -- thì, chúng tôi là bạn 'mày, tao; cà-phê, cà- pháo với nhau từ giữa những năm 1955 ở Sài gòn. Có một lần,uống cà phê ở một tiệm trên đường Gia long, chúng tôi 3 thằng: tôi , Phan lạcTiếp+ Phan minh Hồng. ( Tiếp và Phan minh Hồng đều là hạ sĩ quan hải quân, trông coi tờ báo Lướt sóng/ Hải quân.)
trong buổi đàm thoại văn chương, tôi có ý chê kiến thức 'hẹp' của Tiếp,"mày muốn làm một cây viết nổi danh, rất cần kiến thức đấy; nên vừa theo học ban Tú tài, vừa viết văn, có lẽ tốt hơn nhiều." Ít lâu sau, Phan minh Hồng ( tên thật Phan văn Đường, sinh 1932 ở Hà tỉnh, tác giả vài tập thơ), cho biết, " anh bạn uống cà phê với chúng ta đậu tú tài rồi, đang đi học sĩ quan Hải quân rồi.".
ở cái quán cà phê trên đường Gia long ấy, ( phía Ngã 6 Saigon đi lên, nằm về bên tay trái) ; khi ấy, rất nhiều tay viết báo viết văn, làm thơ trẻ tới nhâm nhi cà- phê, đấu láo văn chương ở giữa thập niên 50 + 60.
nhớ có 1 lần khác, tôi và Đinh thạch Bích [1932- ] vào quán này; Bích là chánh văn phòng của tướng Văn thành Cao ( Cao đài liên minh Trịnh minh Thế). Ngày ngày, Đinh thạch Bích ngồi đồng ở 155 Công lý ( Saigon 3),thâu băng chương trình tú tài tự học, sau mỗi bài; một bài nhạc vàng; không Thái Thanh, thì Thanh Thúy ..., ca.. -- rồi, chàng ta đậu tú tài dễ ợt, không chỉ ltrở thành luật sư; mà, còn là một tác giả viết kịch' Ái tình Bôn-xê-vích', từng được Giải thưởng văn chương Tổng thống VNCH, còn làm tới thứ trưởng bộ Chiêu hồi, thì phải (?) .
Trở lại Phan lạc Tiếp, có một đêm ,khoảng nửa đêm, nghe chuông điện thoại. Không biết là ai, nhưng giọng dường như quen quen; sau khai ra, là tác giả' Bờ sông lá mục' gọi điện thoại từ Mỹ, hỏi thăm tôi.
tới giờ, đã trên 50 năm; tôi mới được nhìn thấy khuôn mặt tác giả 'Bờ sông lá mục ', ở ngoài bìa tác phẩm -- vừa chụp lại trên internet, in dưới tấm ảnh người anh trai Phan lạc Phúc ở trên .
TP
viết từ Sài gòn.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ