huyền thoại 'rừng tắt mặt trời' ;' TTKH NÀNG LÀ AI? hay AI LÀ NÀNG TTKH ?' / hoàng vũ đông sơn (newvietart.com/ france)
tựa chính bài: huyền thoại TTKH
http://newvietart.com/index269.html
huyền thoại 'rừng tắt mặt trời:
t.t.kh. nàng là ai? hay ai là nàng t.t.kh?
hòang vũ đông sơn
huyền thoại hoa ti-gôn / ngọc thiên hoa
nxb hội nhà văn (vn) hà nội, 2008, khổ 16x 24 cm, 625 tr.)
(...)
Ngay trang mở đâu của sách, Ngọc Thiên Hoa đã đưa ra trình làng cuốn TTKH Nàng là Ai? / Thế Nhật; cuốn sách đã gây xôn xao dư luện, có cả trăm bài viết phản ứng, phản bác; phàn biện hay có, dở có ăn theo có -- với mục đích dương danh. Cũng may tên sách của Thế Nhật có nhan đề TTKH Nàng là Ai? Có dấu chấm hỏi đàng hoàng, nên Ngọc Thiên Hoa cho là 'rừng tắt mặt trời'.
Còn sau đó là của tác giả Trần đình Thu, cũng viết về TTKH; thì Ngọc Thiên Hoa bảo là 'âm u sương mù một cõi', là cái chấm(!). Viết Huyền thoại hoa Ti-gôn, Ngọc Thiên Hoa có dẩn ra trình làng các tác giả, tác gia; là những văn nhân, thi sĩ can cớ đến TTKH -- đó là quí ông: Thâm Tâm, Trần huyền Trân, Nguyễn Bính, Đinh Hùng, Vũ hoàng Chương, Hoài Thanh-Hoài Chân , Nguyễn Vỹ, Nguyễn tấn Long, Nguyễn đức Trọng, Tôn thảo Miên, Hà bỉnh Trị, Trần hữu Tá, Mã Giang Lâm, Trần đình Sử, Lê tiến Dũng, Trần đăng Xuyến, Nguyễn thạch Kiên, Lại nguyên Ân -- và, chen vào tập thể này; có một nhân vật nữ duy nhất, là Ý Nhi.
TTKH, cái bút hiệu tạo ra huyền thoại, tác giả 3 bài thơ Hai sắc hoa Tigôn, Đan áo cho chồng và Bài thơ cuối cùng ấy'; đã gây ôn xao dư luận thời tiền chiến. Vì là huyền thoại : siêu thục hay siêu hư? vậy nàng TTKH là Ai? Ai là Nàng? Và là đàn ông hay đàn bà? Chỉ có ông Thanh Châu biết mươi mươi; nhưng có tình lấp lửng, để thêm vào dư luận-- vì ông đã viết truyện ngắn Hoa sắc hoa Tigôn, như sự giải trình Luật Gia đình của luật sư Nguyễn hữu Thống -- mà tác giả là dân biểu Trần lệ Xuân, phu nhân ông Ngô đình Nhu, em dâu tổng thống Ngô đình Diệm đương quyền [khi ấy].
Một sự ăn có hết sức tinh vi của luật sư Nguyễn hữu Thống, có bút hiệu viết văn Nhuệ Hồng. Tiếc rằng nhà Ngô đi tướt sớm !
Nữ phê bình gia Ngọc Thiên Hoa thật tuyệt, khi viết Huyền thoại hoa Tigôn; đã giương kính chiếu yêu lên, để quan sát các đấng bậc văn gia, thi sĩ tiền chiến, kháng chiến và hậu chiến-- khiến độc giả được chiêm ngưỡng một hàng dọc những người đều là tai to mặt lớn. Bắt đầu là ông Thâm Tâm- Nguyển tuấn Trình; cùng các thi hữu quanh ông [ta], cùng tờ Tiểu thuyết thứ bảy.
Với tầm nhìn của một học già có chân tài, Ngọc Thiên Hoa dẫn người đọc đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Nữ sĩ điểm mặt từng tác giả; tác giả có sách, có bài viết phê phán về TTKH, đều có những chủ quan; khi trích thư TTKH; thì thêm bớt theo ý mình -- bắt đầu là Hoài Thanh- Hoài Chân.
(...) - tạm lược 3 dòng. (Bt)
TTKH chỉ là một huyền thoại đẹp, đang yên lành; thì ông Thế Nhật + Trần đình Thu * [không phải Trần nhật Thu] khuấy động lên; một lần nữa gây xôn xao dư luận -- vì có người tự xưng là TTKH bằng xướng thịt, còn thở đàng hoàng ; [thì chẳng cứ là ông Thế Nhật], ai ở trường hợp này cũng phải ngưa tay thôi.
---
* tác giả' Giải mã nghi án văn học TTKH '- nxb văn hoá sài gòn). (Bt)
Và ông Trần đình Thu đòi giải mã một huyền thoại là hơi bị hố; bởi ông quá tin ở đàn anh Thanh Châu, nên bị hố là điều chắc chắn. Nhà văn Thanh Châu đã đem huyền thoại này ra nghĩa trang [theo ông.]
Nay chỉ còn bà Vân Nương- Trần thị Vân Chung là 'chủ nhiệm của huyền thoại'. Ông Từ Vũ, trang chủ Newvietart (Pháp), hình như đã diện kiến phu nhân Lê ngọc Chấn, (hiện cư ngụ tại miền nam nước Pháp); nhưng chưa thấy ông Từ Vũ viết, hay nói gì về chuyện gặp gỡ này.
Trừ bà Ý Nhi; [Hoàng thị Ý Nhi 1944- ] còn tất cả các tác gia viết về TTKH đều là đàn ông. Riêng Ngoc Thiên Hoa đã ném ra giữa chợ văn chương hôm nay một nhận định về Thâm Tâm, hay cho tất cả cánh đàn ông (?) : " ... thằng đàn ông trong đó thật tệ lậu, thật trâng tráo; khi dựa trên nỗi đau thương của người con gái trong thơ TTKH mà cười cợt, hóm hỉnh :
Miệng chồng Khánh gắn trên môi
Hình anh mắt Khánh sáng ngời còn mơ "
(...) - tạm lược khoảng trên 2 trang A4 .(Bt)
***
2- Nhà văn Thanh Châu đã cố tình lập lờ; 'chàng của TTKH; và sau này là người chiến thắng, vào miền Nam, thăm người xưa'. Với quan điểm lập trường lập lờ; nên đã nhân sự kiện TTKH - Nàng là Ai? -- để bắt 1/2 Thế Nhật phải chia cho 500.000 Vnđ nhuận bút,
số tiền lớn, theo thời giá lúc sách mới phát hành. (1994.)
Kế tiếp, ông Trần đình Thu đã cất công đến 'hầu chuyện bậc đại gia văn học'; với đầy đủ dụng cụ ghi âm; để tránh 'khẩu thiệt vô bằng chứng'.
Cũng gặp sự 'im như thóc đổ bồ.'
3- Bà Vân Nương- Trần thị Vân Chung, một thành viên trong 'Thi đàn Quỳnh Dao'; gồm toàn bậc nữ lưu tài năng; và, [một số] có chồng làm lớn, có địa vị trong xã hội; mà cũng bị cuốn hút vào huyền thoại TTKH? Bà Vân Chung đòi kiện Thế Nhật về tôi vu khống; nhưng sau lại không kiện, không đưa ra tòa.
Có thể, do nhà văn Nguyễn thạch Kiên * cho phổ biến mấy bài thơ mới viết của bà [Vân Nương] ở Pháp, thơ có mang dáng vẻ TTKH. Ở địa vị đại mệnh phu nhân, có chồng là cựu tổng trưởng quốc phòng, cựu đại sứ Lê ngọc Chấn; bà Vân Nương không thể là một cô TTKH ở vườn Thanh có chồng chỉ là một anh lái buôn ở Hà nội. (dù là Thanh Giám, Thanh Miện hay Thanh là Thanh hóa đi nữa.)
---
* Nguyễn thạch Kiên, tác giả cuốn' Về những kỷ niệm quê hương' (trọn vẹn về những bài thơ 'Hai sắc hoa Tigon' và sự thực huyền thoại Nàng TTKH'. ( in ở Mỹ) (Bt)
- Giải mã nghi án văn học TTKH / Trần đình Thu
- Về những kỷ niệm quê hương (trọn vẹn về những
bài thơ 'Hai sắc hoa Tigôn' và sự thực huyền thoại
TTKH- Nàng là Ai? / Nguyễn thạch Kiên (in ở Mỹ)
(ảnh: Internet)
***
Ông Trần đình Thu phát vấn ông Thanh Châu, trước lúc nhà văn lão thành 'đi xa'; nhưng đã tốn công vô ích. Ông Thanh Châu vẫn giữ thái độ im lìm, để giữ bí mật cho riêng mình. Vì thế; cái sự TTKH- Nàng là Ai? [vẫn là' Ai là Nàng TTKH?']
Ông Thế Nhật, nói rõ hơn là tiên sinh Thế Phong +Trần Nhật Thu [có 2 bài ngắn đóng góp + bỏ vốn in ấn, phát hành] viết về TTKH -Nàng là Ai? đã khiến cho anh chị em quen biết 2 ông, rất đỗi ngạc nhiên; vì:
- ông Trần Nhật Thu là 'nhà văn cách mạng uy tín với chế độ và uy lực của ông trùm trời ở miền Nam sau 30- 4- 1975' ông Thu không cẩn phải lớn nữa, vì đã quá lớn rồi.
- ông Thế Phong là nhà văn miền Nam. Gọi ông là nhà văn thời chiến hay hậu chiến; chẳng có gì sai. Ông là tác thiệt của cả trăm đầu sách có giá trị nhất định; nên thiên hạ 'đã thuổng, đã luộc' vài chương, hay cả cuốn sách của ông; là 'chuyện thường ngày ở Huyện'. Kiện tụng thì như ném bùn sang ao. Cói khi, chính Thế Phong RÉT ; không dám liều mạng; mà, chỉ 'vui vẻ' nhận lời xin lỗi suông tình. *
---
* hàm ý nói sách dịch ' Việt nam thảm kịch Đông dương' (bản dịch của Đường bá Bổn đã in trước 30/4/ 1975) bị nxb Công an nhân dân tái bản, không xin phép dịch giả. Khi dịch giả Đường bá Bổn khiếu nại với Cục Bản quyền, giám đốc nxb đã viết thư xin lỗi, gửi chi phiếu 2 triệu mốt + 10 cuốn sách tới dịch giả, và xin bỏ qua chuyện khiếu kiện, (Bt)
Riêng về ông đứng liên danh với ông Trần Nhật Thu; để là 'tác thiệt' -- Thế Nhật đã bị phản ứng + phản bác bất lợi cho ông rất nhiều. Có người nói; chính thi sĩ Hà Thượng Nhân; người vẫn yêu mến Thế Phong, đã phải lên tiếng:
" Nếu Thế Phong nó túng tiền tiêu; thì 'óe' lên cho anh chị em bên này gửi tiền về cho nó xài chơi. Làm gì mà phải hạ cố viết những điều 'ruồi bu mắc cở vậy'." Lới nói của Hà chưởng Môn nói với ai; hay, gọi [điện] về quê nhà ? Tôi chỉ nghe 'người ta' xì xào, thêm bớt rất chủ quan; nên chả biết có hay không ? Tôi chỉ biết rõ ràng:' nhà văn Thế Phong không đói, mà phải quơ quào bằng đủ mọi cách để có tiền. Sau 30-4-1975, ông 'tham gia cách mạng', có ghi rõ trong lý lịch' Công nhân Công ty xe khách thành phố'. Chúc vụ: phụ xe (thực chất là lơ xe Buýt đứng cửa sau, chuyên bốc vác hàng hóa cho khách; trên tuyến đường Ký thủ ôn đi Thủ đức -và ngược lại.) Ông lại không phải đi học tập dài năm; hay ngắn tháng, như chúng tôi. Thế Phong chỉ phải 'học' có 3 ngày tại địa phương là tốt nghiệp. Thế là ông danh giá lắm rồi.
Sau khi TTKH- Nàng là Ai? [phát hành], ông lấy tác quyền; mua được cái Honda cánh én cũ. Ông thích ai -- dù là Việt cộng hay Việt kiều; khi đã đặt 'phao câu' , dù to hay nhỏ lên 'xế'; là, ông phóng như 'ma đuổi' đến quán cà- phê, thuốc lá, tán 'phó-mát' ; cho 'vui đời, vui người'. Cái 'cánh én' ấy, [nay] thuộc chủ quyền của nhà thơ Phổ Đức.
Trả lời tôi trong vài lần'trà dư tửu hậu' , ông Thế Phong cho biết: 'rất tiếc đã làm phiền lóng quý bà Nghiêm Phái-Thư Linh. Bởi đàn anh Thế Phong biết hơn tôi về gi thế nội ngoại của bà. Ông Nghiêm Phái là công chức hạng A, được tuyển dụng theo Nghị định của người đứng đầu Nội các; vì, ông xuất thân Luật khoa cử nhân. Ông Nghiêm Phái lại không có máu làm 'chính trị, chính em', nên có cuộc sống an lành tương đối. Hai gia đình Nghiêm+ Đặng từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn; đều có người nguy khoa hiển hoạn.
Chữ Pháp, chữ Hán; bà Thư Linh đều am tường như chữ quốc ngữ. Những tác gia như quý ông Nguyễn thạch Kiên coi thường 'kiến văn của bà Thư Linh, e rằng người đời phải hiểu' ngược lại'.
***
Đọc hết cả ngàn trang giấy A4 rất nặng ký Huyền thoại hoa Tigôn/ Ngọc Thiên Hoa; tôi thấy nữ phê bình gia này mới là người giải mã TTKH, cái huyền thoại đẹp đã có tuổi thọ 3/4 thế kỷ. Những trang viết mang tính cách 'bảo mã, giám mã' mà Ngọc Thiên Hoa đã dùng để ngăn ngừa những thái quá, hoá ra bất cập ở khắp nơi trên địa cầu, sẽ rất diệu dụng cho lớp người trẻ tuổi hôm nay -- nhưng sẽ trưởng thành ở ngày mai, ngày mốt. ... vì sóng sau sẽ hơn sóng trước-- bây giờ có Ngọc Thiên Hoa này; thì, mai sẽ có Ngọc Thiên Hoa hạt nhân, soi rọi đến từng chân tơ, kẽ tóc của từng vấn đề liên quan đến văn học nghệ thuật, nói chung ; hay, TTKH vừa qua, sẽ chẳng ai muốn xếp hàng một để điểm danh; như Ngọc Thiên Hoa đã làm. Và, e rằng chẳng có 'đại gia văn học' nào còn dám ti toe khoe kiến thức. ...
Ở miền Nam, trước 30/4/1975, có nhiều nữ sĩ tài năng; nhưng vẫn trong khuôn khổ' thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây' , nên gần như không có ai nhảy vào lãnh vưc phê bình.
Sau 30/4/ 1975 có cuộc đổi đời; ở nước ngoài đã thấp thoáng những nữ phê bình gia; Nguyễn thị Tà Cúc, Hoàng Dươc Thảo...
Và, Trần thị Bông Giấy đã phê phán từng đấng 'danh nhân văn học' đương đại, về đủ các ngành, nghề: thi, thư, nhạc, họa; ở trong sách, ở trong các bài báo quảng bá đại chúng.
Cám ơn nhà văn Thế Phong; đã cho kẻ đang dưỡng bệnh, dưỡng thương: một món quà tinh thần quá quý.
Xin bội phục Ngọc Thiên Hoa, nữ phê bình gia, đã công phu truy xét; rồi, viết ra Huyền thoại hoa Tigôn -- và công trình này là 'huyền thoại của huyền thoại'. []
HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
Sài gòn, 19- 5- 2009.
nguồn: newvietart.com (france)
ngọc thiên hoa ( hiện định cư ở hoa kỳ)
quê quán : khánh hòa (trung bộ)
lỡ một thời xanh xưa (thơ, nxb hội nhà văn, 2007)
-- mùa phượng cuối cùng ( tập truyện, 2007)
-- nhìn lại bến bờ 1 ( phê bình, tiểu luận, 2008) v.v...
e-mail: nt_hoa06@yahoo.com
( trích từ cánh gà 1/ huyền thoại hoa ti-gôn )
đứng, trái qua : Thế Phong
ngồi: thư linh ( kính mát)
+ trưởng nữ nhà phê bình văn học thương sỹ -nguyễn đức long
+ hoàng vũ đông sơn
( đến viếng nhà phê bình văn học thượng sỹ qua đời , năm 1998)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ