Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

RFI & RFA noi chuyện với nhà văn Văn Quang ( Ánh Nguyệt (RFI) + Thạch Miên (RFA) ( Giai phẩm Hè, 2002 / USA)

RFI + RFA nói chuyện với nhà văn Văn Quang
(Ánh Nguyệt (RFI)  + Thạch Miên (RFA)


                            RFI & RFA nói chuyn vi 
                    nhà văn Văn Quang
                                             Ánh Nguyệt (RFI) + Thạch Miên (RFA)

                                       

GIAI PHẨM MÙA HÈ 2002  (USA)

 Đài Pháp quốc - RFI  - France : 

Sau 28 năm vắng bóng; mới đây tiểu thuyết của Văn Quang tái ngộ người đọc.  Đúng ra Văn Quang đã cầm bút trở lại từ 1990; sau thời gian dài hơn 12 năm; ở trại tù cải tạo, vì tác giả là sĩ quan quân đội miền Nam Việtnam.  Nhưng mãi gần đây, 'Ngã tư hoàng hôn' mới được xuất bản tại Mỹ.   Đây là một tiểu thuyết phóng sự , với bối cảnh là thành phố Sài gòn những năm sau 1975.  Trong một xã hội nhiều túng thiếu khi ấy, đồng đô-la [Mỹ] là chúa tể chi phối mọi tình cảm con người.

Nhân vật chính trong 'Ngã tư hoàng hôn' là những thanh niên nam nữ; tuy khao khát tình yêu, nhưng cũng khao khát cả tiền.   'Ngã tư hoàng hôn' có thể được xem là tiếng báo nguy về sự băng hoại của một lớp trẻ mất định hướng.  Trái với hơn 50 [ đúng ra,  khoảng trên dưới 30 tựa ] tác phẩm trước 1975;  Văn Quang đã viết 'Ngã tư hoàng hôn', với một ngòi bút chua xót.   Nhưng cũng giống như Văn Quang của 25 năm trước, 'Ngã tư hoàng hôn' đã gắn liền nội dung với thực tế phô diễn trước mắt người viết.

Khoảng 40 năm về trước, Văn Quang đã làm say mê độc giả trẻ bằng các tiểu thuyết hiện thực của ông.  Trong số những tác phẩm ghi dấu ấn Văn Quang; có thể kể 'Nguyệt áo đỏ', 'Từ biệt bóng đêm' -- và đặc biệt 4 tác phẩm được dựng thành phim là 'Chân trời tím', 'Tiếng hát học trò', 'Đời chưa trang điểm','Ngàn năm mây bay'.

 Người đọc tìm thấy trong đó phảng phất hình ảnh của chính mình + bạn bè; những người dấn thân trong cuộc chiến, nhưng vẫn bị thời sự tác động.  Với 'Ngã tư hoàng hôn' hôm nay, có nhân vật một thời trai trẻ Văn Quang xuất hiện trở lại; nhưng đó là con người đã nếm mùi chua chát của cuộc đổi dời.  Họ sống như đang đứng trước một ngã tư, lại là một ngã tư trong buổi chiều chạng vạng chiều.  Qua điện thoại viễn liên Paris- Saigon; nhà văn Văn Quang đã vui lòng thuật lại cho chúng tôi;  về việc ông đã cầm bút trở lại như thế nào.

VĂN QUANG : Như chị biết, sau năm 75; tôi phải đi cải tạo trong thời gian hơn 20 năm.  Khi về lại sài gòn; thì cũng chân ráo chân ướt, rất là bỡ ngỡ với một thành phố gần như mới mẻ hoàn toàn với mình.   Thành ra không thể viết lách gì được.  Thế nhưng theo tôi thì; làm báo là một nghề; còn viết văn thì là cái nghiệp.   Cái nghiệp áy nó cứ đeo đuổi.  Nhiều khi mình không muốn viết; rồi cũng có lúc mình bắt buộc phải viết.  Có thể phải nói là: sau một thời gian dài; bỗng dưng có những cái dồn nén làm thành một nhu cầu ấy, tự nó nổ ra thôi.  Đó là lúc mình bị buộc phải viết.  Khi đó; tôi thấy là mình viết một cách hết sức dễ dàng, bởi vì chỉ viết những gì mình thấy, mình nghe, mình cảm nhận được.  Đặc biệt là lúc đó , mình viết không nghĩ gì đến chuyện phải viết cho tờ báo nào, phải đăng ở đâu, bao giờ đăng.  Lúc đó mình không có ý nghĩ gì hết; không có những yếu tố gì quanh mình cả, như nguy hiểm hay không, khôn hay dại; hoặc là, những hào quang gì trước ngòi bút ; đều không có, để che mắt , thúc bách mình.  Thành ra viết hết sức dễ; viết rất say mê.

ÁNH NGUYỆT : Nhưng trong khi viết, anh có nghĩ đến chuyện xuất bản cuốn' Ngã tư hoàng hôn' không ?

VĂN QUANG: như tôi đã trình bày với chị; khi viết, tôi không nghĩ tới vấn đề xuất bản; vì tôi vẫn nghĩ là viết xong, thì tôi cứ để đó thôi -- bởi; trong thời điểm đó; hầu như tôi mất liên lạc với cả báo chí, lẫn anh em làm văn, làm báo. Truyện viết xong rồi, tôi để đó mấy năm; rồi đi học 'computer'.  Khi học; tôi lại lôi cái truyện của mình ra để vào máy.  Lúc này; có một anh bạn ở bên kia về, bảo cho anh [ta] mượn đem về coi.   Rồi anh ấy gửi 'email' cho tôi; nói là ở bên ấy có một tờ báo muốn đăng.  Tôi bảo" muốn đăng thì đăng".  Sau này cuốn truyện được xuất bản cũng vậy.  Do anh em bên đó muốn xuất bản một tác phẩm nào đó của tôi -- và, tôi bảo các anh muốn xuất bản truyện đó cũng được thôi.   Đó là diễn tiến tình hình xuất bản cuốn sách; chứ tôi không có chủ đích đưa ra xuất bản ở đâu cả; trong khi  tôi  cũng biết chắc truyện đó không thể xuất bản ở đây được.

ÁNH NGUYỆT: anh nói biết chắc chắn cuốn sách không thể xuất bản ở Việtnam được; bởi vì, nó phơi bày những khái cạnh đen tối của xã hội, phải không?

VĂN QUANG: không hẳn hoàn toàn là như vậy; mà, còn có nhiều điều vấn đề cần phải nhìn
rõ : thị trường ở Sài gòn lúc đó; và, vấn đề xuất bản ở đây.  Nói chung; quan điểm của họ không thích hợp với quan điểm của tôi.  Tôi không nghĩ rằng mình phải nói về một khái cạnh nào đó của một chế độ nào đó; mà, chỉ cần nói cái gì mình nghĩ, cái gì mình biết; dù bất cứ ở đâu.  Nếu coi toàn bộ cuốn sách; thì chị sẽ thấy thôi.

ÁNH NGUYỆT: anh có nghĩ là sau 'Ngã tư hoàng hôn'; một tác phẩm mới của Văn Quang sẽ ra mắt người đọc?

VĂN QUANG: thưa chị; thật sự đó là một điều mà tôi không thể hứa trước.  Bởi vì; tôi viết không một nhu cầu nào hết, không bởi một thúc giục nào hết; mà, chỉ do tự mình, tự cái bức xúc ở trong lòng mình, khi đó mình mới thấy được cái hay; mới thấy hào hứng.  Vả lại; chị cũng biết: hiện nay tôi có tuổi rồi, sức  sang tác cũng yếu đi. Cũng phải nhận ra tới một lúc nào đó; [tôi] sẽ phải ngừng lại -- và, chỉ khi nào thực sự có cái gì bức xúc, thì hãy nên làm mà thôi.

ÁNH NGUYỆT:  trở lại với 'Ngã tư hoàng hôn', xin anh thuật lại quá trình sáng tác + quan điểm sáng tác của anh khi ấy; sau một  thời gian rất dài gác bút.

VĂN QUANG: về cuốn' Ngã tư hoàng hôn'; thì trong thời gian viết nó,  tôi cũng có những nỗi bức xúc; những say mê, nên phải nói là cũng có cái hay, cái dở +  cái sai nữa. Ví dụ: một nhân vật mà tôi nói là 'lính khố đỏ' [tirailleur] -- thì khi viết tôi đã [cho] 2 thứ lính: khố đỏ + khố xanh
[ garde indigène]  như nhau. Thế nhưng; sau khi viết ra rồi, thì có người bạn chỉ cho tôi. Người đó là anh Hoàng hải Thủy.  Anh ấy bảo: 'viết như thế là sai'; vì ở 'huyện' làm gì có lính khố đỏ, chỉ có lính khố xanh (*) thôi.  Lúc đó; tôi mới kịp nhận ra cái sai; [] khi viết với tất cả đam mê, nên vẫn có cái sai.  [Tới] khi tác phẩm đã ra rồi; thì nó như thế nào, tôi cứ để nguyên như thế; thành ra, đương nhiên có cái dở; chứ không hoàn toàn hay .  Tuy nhiên, theo tôi thì 'phải viết như thế mới là mình được'.  Bởi vi mình v ết cho mình mà; viết tất cả những gì mình nghĩ, viết tất cả những gì là sự thật, lại phải hết sức khách quan.  Điều thứ 2 nữa: tôi không muốn rơi vào trường hợp   một số người viết; chỉ ca tụng một phía; hoặc, mạt sát một phía thôi.  Tội thấy cách đó không đúng lắm, sau 17 năm suy nghĩ.   ... Đấy là cái điều tôi mong ước; nếu có một cuốn sách thứ 2 nữa; thì nó cũng sẽ phải như thế thôi. []

ÁNH NGUYỆT
( đài Pháp quốc hải ngoại (RFI/ France) ngày 16. Nov. 2001.)

----
(*) tirailleur: soldat détaché en avant, comme éclaireur ( Larousse) --  lính khố đỏ ( quấn xà cạp đỏ trước 1945, sau này đã bỏ) chỉ lính trận đi đầu mặt trận, mở đường.   Còn 'garde indigène' chỉ lính khố xanh gác dinh trại, (quấn xa-cạp xanh) chỉ có ở tỉnh ( quận huyện không có), do một giám binh người Pháp chỉ huy.
    ( Bt chú thích).


-------


đài Á châu tự do -  USA.


(...) - tạm lược một đoạn trên đầu bài - (Bt)

 Nhà xuất bản'Tiếng quê hương'; nhà văn Uyên Thao giới thiệu cuốn sách ở bìa 4: 

"..  'Ngã tư hoàng hôn' hình thành bức chân dung toàn cảnh về sự dãy dụa trong ngột ngạt, tới tăm, nhớp nhúa của con người Việt nam sau ... cuộc đổi đời 1975 ..."

THẠCH MIÊN:  ...Chúng tôi xin chào nhà văn Văn Quang; trước hết, chúng tôi xin ông cho biết về đời sống hiện nay của ông.

VĂN QUANG: hiện giờ tôi sống bình thường  như mọi người.  Tôi làm về vi tính, cuộc sống tương đối không đến nỗi gì; sống cũng như mọi người khác.

THẠCH MIÊN: sau một thời gian đi tù cải tạo + một số năm treo bút, nay ông viết trở lại. Ông đã sáng tác như thế nào và viết vể những cái gì?

VĂN QUANG : (...)  cuốn' Ngã tư hoàng hôn'  không phải là cuốn sách tôi viết cho các nhà phê bình, cũng không phải viết cho người bên này hay bên kia; mà, chỉ đứng trên nóc nhà, nhìn sang cả 2 bên.  Đó là quan điểm chính của tôi.
(...)
THẠCH MIÊN: ... nhân dịp ông đề cập biến cố mới nhất xảy ra ở nước Mỹ; là việc khủng bố tấn công 2 tòa nhà World Trade Center và Ngũ giác đài; xin ông cho biết cảm nghĩ của người Việt nam đối với biến cố vừa nói, như thế nào?

VĂN QUANG: ... có một đặc điểm là ở Sài gòn này, có một số có thân nhân ở bên Mỹ, nên [họ] lo cho người Việt nam ở bên đó. ...  Nếu sự khủng bố đó chỉ nhằm vào cơ quan đầu não Hoa Kỳ; ví dụ như Ngũ giác đài, thì còn có thể hiểu được; nhưng nhằm vào một trung tâm thương mại, thì tôi thấy là vấn đề không thể chấp nhận nổi ... ; nhiều người có vẻ lo lắng cho đồng bào mình, cũng như cho họ hàng, thân nhân ổ bên đó.

THẠCH MIÊN:   ... thưa nhà văn Văn Quang, Việt nam tuy là một nước ở xa Hoa Kỳ; nhưng biến cố đó co ảnh hưởng gì tới đời sống của người Việt không?

VĂN QUANG :  ... thí dụ như giá đô-la xuống, giá vàng lên; rồi những vấn đề vé máy bay về máy bay chậm trễ.  Nói cho đúng; thì sinh hoạt chưa có gì xáo trộn nhiều; xăng chỉ lên chút ít, giá gaz lên chút ít.  Cũng có vài nguồn tin là đồng đô-la Mỹ không tiêu nữa , sẽ làm cho một số người đổi đô- la mua vàng; hay, mua những ngoại tệ khác ... , không biết cuộc chiến sẽ xảy ra thế nào; và, khi cuộc chiến xảy ra; thì nền kinh tế thế giới có kéo theo ảnh hưởng tới người Việt nam,, hay không ? ...
(...)
THẠCH MIÊN : ... có bao nhiêu nhà văn miền Nam trước đây; cầm bút lại, như ông?

VĂN QUANG:   sớ anh em ở lại còn rất ít; mà, số người cầm bút lại càng ít hơn... một số người thì buông bút không viết; vì những lý do [riêng] của họ. ...

THẠCH MIÊN:  thưa nhà văn Văn Quang, một câu hỏi chót: ' ông hiện dự tính gì cho những ngày tới về mặt sáng tác, viết lách' ?

VĂN QUANG : ... có lẽ tôi cũng cho xuất bản; như cuốn' Sài gòn ... Cali sau 25 năm'  của tôi đó-- và, còn một truyện dài nữa; chắc cũng gần giống như ' Ngã tư hoàng hôn'. ...

THẠCH MIÊN:  cảm ơn nhà văn Văn Quang đã dành cho chúng tôi cuộc mạn đàm văn nghệ, hôm nay.

THẠCH MIÊN
 (đài Á châu tự do (RFA/ USA), 22 Sept. 2001 .)


                                                                             ( trang 225- 237  GIAI PHẨM HÈ 2002 / USA.)


                                                                         Văn Quang (trái) + Thế Phong (ảnh: Phan Diên/  USA)
                                                            Văn Quang qua nét phác họa Đinh Cường
                                                                 (phác họa trích từ  www.gio-o.com)

                                                               

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ