Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn vũ bằng tại hà nội / bài viết: cao minh (trang văn nghệ báo sggp)

kỷ niệm 100 năm ngày sinh vũ bằng [1913- 2013)
(trang văn nghệ báo sggp)

            knim 100 năm ngày sin
            nhà văn vũ bng ti hàni
                                                     bài viết: cao minh

                                            vũ bằng  [ i.e. vũ đặng bằng 1913- saigon 1984]
                                                                                             (ảnh: Internet)


        Ngày  20- 12- 2013, hội Nhà văn Việt nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh
        nhà văn  Vũ Bằng [1913- 2013) tại Hànội.

     Rất đông đảo các nhà văn nổi tiếng, các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình văn học đã cùng thắp nhang tưởng nhớ một nhà văn tài năng, một cán bộ tình báo xuất sắc: Vũ Bằng.  
     Chủ tịch Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật, đã kể lại nhiều câu chuyện xúc động; làm sáng tỏ nhân thân nhà văn, nhà tình báo Vũ Bằng. [được cài vào miền Nam hoạt động từ sau Hiệp định Genève 20/7/ 1954, chia đôi đất nước.]
     Vũ Bằng, tên khai sinh Vũ đặng Bằng, sinh ngày 3/6/ 1913, trong một gia đình [buôn bán giấy báo ở phố hàng Giấy] (Hà nội)[nhưng] quê gốc [[tỉnh] Hải dương.   
    theo học trường tây Lycée Albert Sarraut, xong ban tú tài; [rồi] say mê làm báo, viết văn; từ những năm 30 thế kỷ trước.
    Sự nghiệp viết văn, làm báo của ông, cùng thời với các nhà văn, nhà báo Nguyễn công Hoan, Ngô tất Tố, Khái Hưng, Thạch Lam, Vũ trọng Phụng ... 
    ông được đánh giá là một trong số những nhà văn khởi đầu cho nền văn học, báo chí, văn học hiện đại.
  chính ông là người đã phát hiện; bà đỡ cho nhiều sáng tác đầu tay những người viết mới; sau này thành nhà văn nổi tiếng, như:  Tô Hoài, Nam Cao, [Lý văn Sâm] ... 
    nhờ Vũ Bằng; mà bản thảo 'Cái lò gạch cũ'/ Nam Cao; [ban đầu đã bị] loại bỏ; [sau] được phát hiện,[Vũ Bằng] cho đăng trên Tiểu thuyết thứ bẩy [chủ nhiệm: Vũ đình Long]; vơi tựa 'Đôi lứa xứng đôi', đã lập tức nổi tiếng; và, trở thành tác phẩm hiện thực xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực [tiền chiến].
    Nhà văn, nhà tình báo Vũ Bằng có một số phận kỳ lạ, long đong, lận đận; hoạt động ở Sài gòn từ 1954 cho đến ngày thống nhất đất nước, dưới vỏ bọc viết văn, làm báo; ..., thậm chí phải viết ở cả loại báo [lá cải] rẻ tiền; để kiếm tiền sinh nhai -- nhưng trong ông luôn  có một mạch nguồn vô cùng trong sáng; ... đặc biệt đau đáu, nhớ thương về  Hànội, xứ Bắc .['Thương nhớ 12' +' Miếng ngon Hànội'] .
     cho đến khi nhắm mắt lìa đời, thân phận [địch hậu, tình báo] của Vũ Bằng vẫn chưa được sáng tỏ,[ cuộc sống đói rách, nghèo khổ đeo theo đến ngày cuối đời].
    [qua đời] ngày7/ 4/ 1964 ;vẫn [còn bị] mang tiếng là một con người, một nhà văn đã rời bỏ hàng ngũ ... --  mãi cho đến năm 2000, [nhân thân nhà văn, nhà báo Vũ Bằng] mới sáng tỏ . [ được cài vào miền Nam làm tình báo viên từ sau hiệp định Genève chia đôi đất nước: 20/7/ 1954] .
   nhà văn, nhà báo Vũ Bằng được trao tặng Huân chương Kháng chiến. 

   cao minh (nhật báo SGGP)

    vài dòng tiểu sử.

    - Vũ Bằng ( 3/6/1913 -- saigon 7/4/ 1984), tên khai sinh Vũ đặng Bằng.
    - sở trường viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký.
    - vào Saigon từ 1954, theo đợt di cư để làm báo, viết văn , làm tình báo.
    - ký nhiều bút hiệu:  Tiêu Liêu, Vịt Con, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng thị Trâm ...
    - tác phẩm tiêu biều ' Thương nhớ 12' viết về vợ ông , tên Quý, ở bên kia vỹ tuyến . (VNDCCH)
         ( khởi sự viết, ròng rã 11 năm mới hòan thành, dày khoảng 250 trang  vào 1971.) 
    - một số tác phẩm khác: ' Một mình trong đêm tối' (1937) , ' Truyện 2 người' (1940), 'Tội ác + hối hận
       (1940),' Để cho chàng khỏi khổ' (1941), ' Bèo nước' (1944), 'Cai' (hồi ký, 1944),' Miếng ngon Hà nội
       ( 1960), ' 40 năm nói láo' ( hồi ký, 1969), ' Nhà văn lắm chuyện' ( 1971)    v.v ...      ( theo  WIKIPEDIA )

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ