một đoạn văn viết về linh mục văn sĩ nguyễn ngọc lan / thế phong ( 5000 km xuyên việt, bút ký thế phong)
một đoạn văn viết về linh mục văn sĩ nnlan
(5000 km xuyên viết/ thế phong)
một đoạn văn viết về
linh mục văn sĩ nguyễn ngọc lan
thế phong
linh mục văn sĩ nguyễn ngọc lan [1930- saigon 2007]
+ Thanh Vân ( vợ, chuyên viết truyện thiếu nhi)+ linh mục Chân Tín
(ảnh: courtesy of nguyễn ngọc giao/ france)
(...)
Hànội chưa có nhiều nhà cao tầng chọc trời như bây giờ -- hình như tôi chỉ nhìn thấy 2 tòa nhà to đùng; một cái là trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố, cái kia xây theo kiểu lô-cốt cuối phố Đinh tiên Hoàng, cạnh dốc lên hàng Đào -- xe ô-tô ít hơn xe gắn máy; và, xe gắn máy lại rất ít, so với xe đạp, nhiều nhất, xích- lô đạp.
Thấy khách lạ gọi, là í-ới mời lên xe dạo phố phường,
"Chú Hai ở ở Sài gòn mới ra ư, nếu thích tươi mát, thích 'cà- phê- ôm'; có ngay phục vụ,c hú muốn gì có thứ đó tất-tần- tật-- nhưng với điều kiện cần và đủ 'đầu tiên' là 'tiền đâu' -- có nhiều mới đạt đỉnh cáo sảng khoái."
Lần đầu được nghe anh xích-lô trạc 30 ngoài, để ria mép, ăn nói liến thoắng, tí-ti láu cá, ti-ti manh mún, tí-tu sành đời, tí- ti trình độ, tí- ti dạy đời, tí- ti khoa trương ... lại có tí-ti la-mua, tí-ti la- hen kiểu Trần Dần; lúc trẻ kiêu ngạo, phê thơ tập thơ Việt bắc/ Tố Hữu vung vít; (*) kết cuộc chẳng ăn cái giải rút gì, chỉ rước bại hoại theo sau.
---
* Un peu: tí- ti -- l' amour: tình yêu -- la haine: thù hận ( tiếng pháp) (Bt)
Giả thiết thôi nhé, chàng xích-lô ba-hoa, gặp tổng biên tập Nguyễn ngọc Lan, tạp chí Đứng dậy sớm hơn -- hồi đất nước mới thống nhất-- anh ta sẽ giúp tác giả khỏi mất chức, vẫn có thiên phóng sự người thật việc thật về Hànội, khoảng cuối 1975 đầu năm 1976.
Nhớ lại thời đó ở Saigon, 3 bố con tôi đi Đà lạt thăm ngoại -- mừng húm khi có trong tay Giấy đi đường -- phải ra đường , nằm vật vã tại bến đỗ Lê hồng Phong, chờ số thứ tự mua vé xe đò. Có một vị khách Tân-gia-ba (*) nói cho nghe,
---
* tân: mới- gia: nhà - ba: 30/4 -- trước 1975, báo chí miền Nam phiên âm Singapore sang tiếng việt là Tân-gia-ba ; hoặc Indonesia là Nam dương, Malaysia : Mã lai, Skri Lanca: Tích lan, Afganistan là A-phú hãn ... v.v. Ở đây ' khách Tân-gia-ba' có nghĩa 'bóng' người miền Bắc vô Nam sau 30-4-1975.' (Bt)
" Chú Hai ơi, biết vua Hùng vương là ai không nhỉ ? Vua Hùng nếu có sống lại được muốn về Phong châu, thì cũng giống con cháu bây giờ thôi; đi dường phải được ủy ban nhân dân cấp phép đi dường thôi. Và; chẳng biết kẻ sĩ nhát gan nào giấu mặt đã tỉ tê ngâm nga,
Hùng vương tựa gốc bồ đề
Chờ xin giấy phép để về Phong châu
Trời mây ảm đạm một mầu..."
(còn 3 câu sau tôi quên tịt)
Lúc đó, nhà báo cỡ tổng Lan mới được đi đây đó bằng máy bay, cùng phái đoàn miền Nam ra tham quan thủ đô khi ấy, là số 1.
Trong lúc mọi quan chức ăn, ngủ, họp hành theo lệnh trưởng đoàn; thi, cựu linh mục dòng chúa Cứu thế, vốn có máu dân chủ truyền thống phương tây; thích làm theo ý
riêng, tách đoàn lẻn vào chợ Đồng xuân-Bắc qua 'thăm dân cho biết sự tình'.
Về lại Sài gòn, viết ngay 'cái gì nhìn thấy tận mắt, nghe được tận tai, cảm được từ bộ óc bén nhạy + thêm suy nghĩ riêng; đều được viết ra giấy trắng mực đen, công bố huỵch-toẹt.'
bài phóng sư của tổng biên tập Đứng dậy (*) chỉ sống được vài hôm; dư luận xôn xao, bàn tán ồn ào -- sếp Quân quản Saigon- Chợ lớn, bèn lệnh hạ ngay bảng hiệu; cất chức tổng biên tập Nguyễn ngọc Lan báo Đứng dậy tức thời; chuyển sang 'làm thinh' ở báo Ngồi xuống.
---
* ông Trần bạch Đằng cho phép nhật báo Tia sáng (Ngô công Đức ) Đứng dậy (Nguyễn ngọc Lan) xuất bản, phát hành ở miền Nam , sau 30/4/ 1975. Sau đó, ở Hànội, ông Lê đức Thọ ra lệnh đóng cửa 2 tờ báo ' hữu khuynh'; và, cũng hình như ' uy tín ông Trần bạch Đằng bị giảm sút từ đấy'(?)
(Bt).
***
Có một buổi sáng, cùng Ý Nhi, Hoàng Vũ Đông Sơn. nhà báo Nguyễn quốc Thái và tôi đến viếng mẹ vợ lão niên qua đời.
Thâm tâm, có mục đích sự giải hòa sự bất đồng giữa nhà báo X... ( tạm gọi vậy) từng biên tập viên báo Đứng dậy -- thì cựu tổng Lan bắt tay X... rất hờ hững; giữ vững quan điểm 'kẻ hại ta không thể là người ngoài' -- rồi nhắc khéo tôi,
" lần sau ông đến, nhớ đừng cho X... bám theo ..."
cả , trước khi nhắm mắt, cựu tổng Nguyễn ngọc Lan vẫn không quên dặn vợ,
" hãy đóng nắp quan tài lại, khi nhìn thấy bản mặt tên X.. đến."
***
đứng, hàng đầu, trái qua:
mục sư lê quốc chánh [ 1938- ] (thứ 2)
chủ tọa hội thánh báp tít ân điển saigon
'chủ nhật hồng trong mùa tím'/ nguyễn ngọc lan
in lụa mà đẹp như offset, chỉ dân trong nghề
mới biết đâu la sách in lụa thôi..."
(tư liệu ảnh: TP)
Lại có một buổi tối vào năm 2000, cựu tổng biên tập Lan ngồi sau xe gắn máy tôi lái, 2 tay chàng ôm thật chặt; khi tôi phóng vù vù quanh kênh Nhiêu lộc (quận 1, nhà tôi) sang quận Phú nhuận; rồi 2 chúng tôi lẻn vào cửa sau, 4 mắt láo liên, như kẻ trộm sợ công an theo dõi.
Tôi đưa tay thọc vào ô vuông cửa sắt; gạt chốt cửa, bước vào trong nhà thờ Báp tít , rất quen thuộc như chủ vậy.
Gặp thanh niên, tên Thục, cậu trao ngay một bó sách, đâu chừng mươi cuốn 'Chủ nhật hồng trong mùa tím'; tôi chuyển cho chàng Lan , tác giả ôm vào nách; cả 2 thoát ra ngay cửa sau Hội thánh Báp- tít Ân- điển, phiá đường Lê đình Chính, ra đại lộ Nguyễn văn Trỗi. Vẫn nhìn láo liên, hình như không có cái đuôi nào bám theo, thì phải?
" ... ông ơi, con trai ông mục sư Lê quốc Chánh can đảm có thừa, dám nhận in thuê hàng nghìn cuốn, mang danh nghĩa nxb Tin Paris. Ông nhắn cậu Thục chở số sách còn lại thẳng về địa chỉ ... đường Tân phước, phường 6, quận 10 nhé. Có gì; tôi chịu trách nhiệm hết. Sách mình viết về tôn giáo, xã hội; 'chẳng phạm qui, phạm kiếc con mẹ gì'; chẳng có gì sợ. Sách in đẹp như in 'offset', bìa họa sĩ Đinh Cường lên đủ 'matières'; chỉ dân trong nghề, như công an chẳng hạn, mới biết cách phân biệt đâu là sách in lụa thôi; ấy là, phải đưa sách lên mũi ngửi được mùi'dầu hôi '[dầu hỏa] mới phát hiện được là 'in lụa' thôi..." -- chàng cựu tổng Lan nói với tôi.
***
Và, một đêm sau cùng ; cuối tháng 2/ 2006, đôi mắt tinh anh kia khép lại; giọng nói hào sảng tắt tiếng; Chúa giơ đôi tay bồng ẵm tôi tớ Ngài về chốn vĩnh hằng' ở trên Trời'.
Một rừng bè bạn; kẻ yêu, người ghét; kẻ bạn, người thù, kẻ buồn thật lòng, kẻ lau nước mắt cá sấu -- có vị khóc kẻ qua đời đâu đó dăm, bẩy câu; còn lại, chỉ kể lể về bản thân mình, dài như rễ rau muống .
'Đời 'c' est la vie;' phải có mặt trái, hệt tấm huy chương vậy -- có phải vậy không, chàng cựu tổng Lan ?"
" Ngày mai đưa tang, anh có đi tiễn anh Lan không ?" Hôm ấy cha Ý, cha xứ nhà thờ Vinh sơn đọc điếu tang đấy ..." -- cô Nguyễn thị Chiên (cựu nhân viên báo Đứng dậy, nguyên Cửa hàng trưởng Nhà sách 62 Lê Lợi) nói vậy.
Quay lại ; thấy mắt cô Chiên đỏ hoe, đầu chít khăn tang; đưa mảnh giấy trắng nhỏ, có 4 câu:
Một mai đến tận đường cùng
Hỏi chiều sương xuống hỏi sương hỏi chiều
Bao nhiêu lòng kể là nhiều
Thập hình ngả bóng càng chiều càng xa.
THƠ/ NGUYỄN NGỌC LAN
" bài thơ cuối đời anh Lan đấy, anh Phong ạ !"
(...)
thế phong
( tr. 139- 144 5000 KM XUYÊN VIẾT/ THẾ PHONG
nxb Thanh niên (Hà nội) cấp phép 2007,
một liên kết xuất bản ở tp. HCM, chưa phát hành.)
ảnh hàng trên cùng, trái qua :
nữ văn sĩ trần thị bông giấy+ nữ thi sĩ ý nhi
+ lê duyên (cựu biên tập viên nxb văn nghệ tp. hcm)
ảnh hàng thứ 2 (lớn) :
linh mục văn sĩ nguyễn ngọc lan ( ngòai cùng bên trái).
ảnh hàng cuối cùng (nhỏ):
thế phong ( ảnh chụp trong động Phong nha/ Quảng bình)
(sách dã cấp phép, chưa phát hành)
vài dòng tiểu sử
- sinh ngày 14/7/ 1930, mất ngày 26/2/ 2007 tại phường 6, quận 10 saigon ( nay tp. hcm)
- thụ phong linh mục thuộc dòng chúa Cứu thế, năm 1957
- 1959 được cử đi du học tại Paris,
- tiến sĩ triết học đại học Sorbonne (Paris)
- 1966 về nước, giáo sư đại học Huế, Đại học Văn khoa Saigon
- cộng tác với tạp chí Trình bày ( Thế Nguyên chủ nhiệm), môt số tác phẩm do nxb Trình bày xuất bản
- chủ bút tạp chí Đối diện ( linh mục Chân Tín chủ nhiệm) - tạp chí Đứng dậy (sau 30/4/ 1975)
- viết bài, cộng tác với nhật báo Tin sáng ( Ngô công Đức chủ nhiệm) ở đây, quen biết với nữ
nhà báo Huỳnh Thanh Vân.
- 1976 cưới vợ, nhà báo nữ Huỳnh Thanh Vân -- trước đó, gửi thư sang Rô ma xin hoàn tục.
(thư gửi Tòa thánh La mã được in lại trong tác phẩm Nhật ký Nguyễn ngọc Lan.)
- sau khi tạp chí Đứng dậy bị đóng cửa, có một thời gian bị quản thúc tại gia,
(phường 6, quận 10, tp HCM ) vì tranh đấu cho nhân quyền, tự do ngôn luận.
- qua đời vì bệnh phổi , ngày 26/2/ 2007, trong khi con gái duy nhất Nguyễn ngọc Lan Chi
đang du học tại Paris.
tác phẩm tiêu biểu
- NHẬT KÝ NGUYỄN NGỌC LAN (3 tập)
Nhật ký NGUYỄN NGỌC LAN 1988 -- Nhật ký NGUYỄN NGỌC LAN 1989- 1990
- Nhật ký NGUYỄN NGỌC LAN 1990-1991.
(nxb Tin .(Paris)
- Nước ta còn đó (Đối diện xb, Saigon 1973)
- Hẹn thắp lên (Trình bày hải ngoại, 2000)
- Chủ nhật hồng trong mùa tím (nxb Tin, Paris 1997)
- NHẬT KÝ NGUYỄN NGỌC LAN / nhìn từ phía người đọc trong nước
NGUYỄN VĂN TRUNG viết sau 1975 (bản thảo hạn chế ) -- ( đã post trên Blog Thế Phong)
v.v ...
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ