Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

cung tích biền: một văn sĩ đại úy việt nam cộng hòa 'không bị trưng tập học cải tạo? / bài viết: vương trùng dương

 " Cung Tích Biền, giữa 2 lằn đạn / Vương Trùng Dương.
 ( www.talawas + damau. org +  ... )




                 cung tích bin:
                mt văn sĩ đi úy vnch không bị trưng tp                          hc ci to?
                                                  bài viết: vương trùng dương


                                                          'đành lòng sống trong phòng đợi lịch sử'
                                                        ( cuộc phỏng vấn Cung Tích Biền , do Lý Đợi + Đặng Thơ Thơ + Mặc Lâm thục hiện
                                                                      --  Giấy vụn xuất bản -- Amazon  rao bán sách trên mạng. )

                                                                                        cung tích biền qua vũ uyên giang
                                                                                        (phác họa: chụp trên Internet)


           - ngày 30 tháng 4 / 1975 , người ta thấy Cung Tích Biền 'đeo băng đỏ', đội nón cối, cùng với
          Nguyễn vạn Hồng  (Cung Văn); đến tiếp thu Câu lạc bộ Báo ch í-- và, có nguồi còn nói
          Cung Tích Biền  là Việt Cộng  'nằm vùng' ...


        (...) - tạm lược đoạn đầu, khoảng trên dưới 100 dòng. (Bt)

Tên thật Trần ngọc Thao, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1938 tại Thăng bình (Quảng nam/ Trung bộ), trong một gia đình truyền thống chữ nghĩa, thơ phú.   Năm 12 tuổi, đã theo các anh, chị đi diễn kịch, đàn ca ở miền quê trong tỉnh.  Năm 1954 ở lại quê nhà; anh em, bà con ruột thịt đếu tập kết ra Bắc.  Năm 18 tuổi, bị bắt giam tại nhà lao Hà lam (quận Thằng bình/ Quảng nam) để tra khảo.  Bị ăn đòn bằng những khúc tre tươi; vỡ đầu, suýt bị phèo óc; bị đánh [tới khi] khúc tre nát ra tua tủa như tăm xỉa răng. 
   (...) 

Hồi còn học rung học, đã tập tễnh làm thơ, viết truyện ngắn.  Năm 1958, được một giải thưởng truyện ngắn toàn vùng Quảng nam.  Lúc học tại Huế; lại được giải thưởng thơ trường Quốc học.  Theo học Đại học Văn khoa ở Huế, đầu thập niên 60, có phụ trách một chương trình cho đài phát thanh Huế; chương trình mang tên 'Còn tàu Thi ca'; thực hiện 3 chương trình liền nhau [về] nhà thơ tiền chiến đang sống ở Hà nội; nên bị Đài cúp ngay. 

 Năm 1953, dạy học tại Điện bàn (Quảng nam) ; sau bị động viên vào Trương bộ binh Thủ đức; ra trường, bị chính quyền [tướng] Nguyễn Khánh có văn bản cưỡng bách cư trú tại  miền Tây (Cần thơ), không được ra miền Trung, trong  khoảng thời gian: 4 năm.

 Năm 1967, thân mẫu qua đời, không được về chôn cất.  Mỗi tuần, phải trình diện An ninh quân đội Vùng 4 Chiến thuật 1 lần, vào ngày chủ nhật.  [Sau] , An ninh quân đội đầy về Bạc liêu.

(Miền Nam Cộng Hòa có cái hay; [tuy] nghi ngờ một sĩ quan động viên [nào đó] có liên hệ với CS, tham gia phong trào Sinh viên tranh đấu chống Ngô đình Diệm; từng sống trong vùng Kháng chiến 9 năm, có anh em ruột thịt tập kết ra Bắc; có liên hệ với bạn bè đã [ra] vùng Mặt trận giải phóng miền Nam; vậy mà, cứ cho lên lon, thăng chức bình thường như mọi sĩ quan khác.)

Tháng 11 năm 1965, sáng tác truyện ngắn 'Ngoại ô', 'Dĩ an & Linh hồn Tôi'; khi phục vụ tại Sư đoàn 21 Bộ binh. 

Tháng 3 năm 1966, truyện ngắn đăng trên tuần báo Nghệ thuật lần đầu, ký bút hiệu Cung Tích Biền. ( bút hiệu này giữ tới hôm nay.) 

Từ 1968 đến 1973, mang lon đại úy; trú đóng ở Đức hòa (tỉnh Hậu nghĩa/ Nam bộ); năm 1970 về căn cứ Trảng lớn. ( tỉnh Tây ninh.)  

Năm 1973 [được] giải ngũ, cư ngụ tại Sài gòn. 

Sau tháng 4, năm 1975; đi học tập cải tạo một thời gian ngắn, củng tổ với Mai bá Trác + Nguyễn quốc Chính, " mất nhà cửa, bị tịch thu ( ở nhờ nhà chị của vợ, chị đi  Mỹ); con cái ra nằm trần trên lề đường-- sau, ở nhờ nhà thi sĩ Đoàn minh Hải.) 

Chị Mai, hiền thê của Cung Tích Biền, nhỏ hơn chồng 15 tuổi; người Quảng trị; từng học trường Đồng khánh (Huế), tốt nghiệp cử nhân triết Tây  Đại học Văn khoa Sài gòn.  Có viết truyện ngắn, bút hiệu Hoàng Thị Kim ; lấy chồng, sinh con, bỏ viết. ( ...) 

Đã 5 năm nay, chị Mai ăn chay trường, " sớm mai thường trực tụng kinh, chiều chiều đi chùa; tối cúng kiếng trước cửa nhà, vãi gạo ra đường." .

[Còni chồng] bươn chải đủ thứ nghề, chạy xe bá gác, xe ôm ở Ngã 3 ông Tạ. Rồi đi làm Mây tre lá bên quận 4, cùng Chu Vương Miện. Ra tận Bình dương, học nghè sơn mài;bị sơn ăn , sưng da, phù mỏ.

[Rồi trở về, lại ra] đầu đường bán sách cũ, dọn vỉa hè bán cà phê, bò kho, thu gom ve chai. 

 Năm 1976 xuống Cà mau làm cu li (*) xây trại nuôi heo [cho Tổ hợp Việt nam Kỹ thuật của Nguyễn văn Ngơi] cùng Thế Phong + Nguyễn thụy Long.

---
* thực tế, Cung Tích Biền  là đội phó hành chánh, không như Thế Phong + Nguyễn thụy Long khuân vác cây chàm, chuyển xuống thuyền ở Cà mau đưa về  Giá rai, xây trại nuôi heo.  (TP)

Trong 'Hồi ký 40 năm cầm bút(*), nhà văn Nguyễn thụy Long có đề cập thời điểm này -- tôi email hỏi Nguyễn Thụy Long, anh cho biết:

" Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi và Thế Phong, Cung Tích Biền xuống tận Cà mau làm cu li; thời gian không dài lắm, vài ba tháng.  'Tổ hợp Việt nam Kỹ thuật' bị giải thể; vì chủ nhiệm Nguyễn văn Ngơi, người quen cũ của nữ văn sĩ Lệ Hằng bị bắt, vì tổ chức vượt biên. Tổ hợp giải thể, 3 chúng tôi trở về Sài gòn; sau đó,, tôi bị bắt và đi tù cho đến năm 1980 mới trở về.  Khi ra khỏi tù, tôi gặp Cung Tích Biền; tình cảm vẫn như xưa, dù CTB bị mang tiếng nhiều là người 'cách mạng 30- 4' -- nhưng anh chẳng hại ai hết, vẫn có những quý mến nhau như người xưa.  Đôi khi còn có những giúp đỡ nhau thiết thực trong thời bao cấp. Như trường hợp thi sĩ Phan Nhự Thức bị bệnh ung thư và chết [vào] tháng 11 năm 1995 -- tôi biết CTB lo cho bạn [ chu đáo] ... "
   (...)
---
*  tựa sách chính xác' Hồi ký viết trên "gác bút ", Khánh Trường trình bày bìa, Văn nghệ xuất bản/ California - USA, 1999, kích cỡ
  12x 21 cm, 273 trang .     (  ISBN -1- 886556-61-5 /  c. by Văn nghệ.) . (TP)


 Khi [tôi] email cho anh Hồ Nam (nhà thơ Vương Tân) ; tôi nói sẽ viết bài về anh Cung Tích Biền; cần biết rõ hư thực-- vì 2 anh đã quen nhau trong nhiều thập niên.  Anh [Hồ Nam] hồi âm cho biết: ' nên viết vì giải tỏa được vấn đề, trả lại sự công bằng trong văn học'.  Bài viết của anh Hồ Nam từ Sài gòn, với tựa đề' Cung Tích Biền + những biến chuyển lịch sử' vừa nhận được, khi tôi đang viết bài [này.] 
  (...)

Cung Tích Biền (sinh 1937, giấy tờ ghi 1938) mặc áo lính, học trường Sĩ quan hành chính -tài chính, mãn kháo về một đơn vị thiết giáp; đội  mũ nồi đen; thường giao du với Nguyên Vũ  + Tú Kếu -- [ CTB] đưa truyện dài, nhờ Tú Kếu giới thiệu với Chu Tử -- Chu Tử không những đăng báo , còn khen CTB viết không kém gì Nguyễn Thụy Long... 
  (...)

  Dưới mắt tôi thời ấy, Cung Tích Biền có văn tài, 'nhậu' vào loại hào sảng, một người có thể giao du được; chỉ thế thôi.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra, người ta thấy Cung Tích Biền 'đeo băng đỏ', cùng với Nguyễn vạn Hồng (Cung Văn) đến tiếp thu Câu lạc bộ Báo chí-- và, có người còn nói Cung Tích Biền là' Việt Cộng nằm vùng'  
  (...)

Sau những năm tôi đi tù cải tạo về; phụ giúp Phạm Kiều Tùng bán báo ở một quán ở góc đường Bùi Chu + Võ Tánh -- Cung Tích Biền ghé; mời đi uống cà-phê, [cho biết] nhà ở trên một cao ốc trên đường Nguyễn Huệ.   Cung Tích Biền có một chai rượu ngon , có ý muốn mới tôi tới 'nhậu'.  

Tôi đã tới, mặc dù Nguyễn đình Đồng  một  loại, ' tay hòm chìa khóa' của Chu Tử khuyên 'không nên giao du với' công an chìm' như Cung Tích Biền.'
   (...)

Sang thế kỷ 21, tôi nhận được điện thoại của Nguyễn Thụy Long báo: 'Nguyên Vũ (Vũ ngự Chiêu)từ Mỹ về] muốn gặp; rồi chuyển điện thoại cho Nguyên Vũ nói chuyện với tôi. 
   (...) 

Tại quán 'nhậu' này (*); tôi thấy bên cạnh Nguyên Vũ, có Nguyễn Thụy Long + Cung Tích Biền. Bữa đó, khi rượu ngà ngà, tôi hỏi thẳng Cung Tích Biền về chuyện 'đeo băng đỏ' + tại sao là đại úy Quân lực Việt nam Cộng hòa không bị đi học cải tạo'. 

Cung Tích Biền nói lời cảm ơn về câu hỏi của tôi; để có dịp giải tỏa sự hiểu lầm. Trước hết, CTB nói; đã 'giải ngũ trước 30/4/ nhiều năm; vì là thương binh; có đi trình diện; đi học cải tạo tại trường Dũng lạc (Gò vấp) -- ở đây cán bộ VC cho về. Có lẽ nhờ Huỳnh bá Thành (họa sĩ ỚT  [ vẽ châm biếm  cho báo Sài gòn trước 75], hiện là ]  trung tá CA Việt Cộng) can thiệp, sao đó.
---
* cuộc gặp gỡ giữa người viết bài này, vào chiều ngày 11/ 9/ 2007 tại một quán đặc sản đất Quảng [đường Trần bình Trọng, phường 5, quận Bình thạnh] gần Tịnh xá Trung tâm. ( chú thích VTD.)

Cung Tích Biền thú thật: có người anh ruột  là VC đi tập kết, đã chết ở Trường sơn trước 1975; từng giao du thân mật với [viết báo Sài gòn cũ] Nguyễn vạn Hồng + Huỳnh bá Thành
[ họa sĩ ỚT]; nên  ngày 30/4/ 1975 có hu huơ 'đeo băng đỏ', chứ chẳng h ' nằm vùng' bao giờ cả.'  

Cung Tích Biền không giấu chuyện: có viết báo Công an [tp HCM] thời Huỳnh bá Thành làm tổng biên tập; khi Thành 'đột tử'-- CTB bị cho 'ra rìa'.
 (...) 

 Bữa đó, có mấy người, uống hết hơn 10 chai Bordeaux; Nguyên Vũ có vẻ hứng lắm, cười luôn miệng; tâm sự rằng rất tâm đắc với câu nói Phật Thich ca " tướng cướp quăng dao trước cổng chùa, vào chùa nghe kinh, [cũng] có thể trở thành Bồ tát.
  (...)

Nói về chuyện tạp chí Da mầu [ở Mỹ]  làm số đặc biệt về CTB cho biết; trước kia tờ Hợp lưu cũng có ý định làm một số về CTB; nhưng CTB phản đối.  Nay trên 70 tuổi rối, Da mầu làm số đặc biệt; thì CTB đồng ý; "vì mình đang gần đất, xa trời; không nên phụ lòng người mến mộ mình." (theo Hồ Nam).

CTB còn cho biết

, " ... từ khi được gọi là thành niên tới ngày hôm nay; tôi đã sống 21 năm trong nước VNCH, 31 năm trong [nước' Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, hơn nửa thế kỷ.  Tôi chưa từng dùng ngòi bút ca ngợi bất cứ một chế độ đương quyền nào. "(theo Hồ Nam, không biết [CTB] viết cho tờ Công a n [tp.HCM] , dùng bút hiệu nào?)

Theo họa sĩ Nguyễn đình Thuần ở Little Saigon: năm 1989 triển lãm tranh ở hội Mỹ thuật, nhờ Cung Tích Biền viết bài giới thiệu . Khi [NđThuần] gởi bài đến tờ Lao động [ báo trung ương]nhờ đăng tải; báo nhìn thấy tên Cung Tích Biền, họ từ chối, khiến [NđThuần] phải nhờ người khác viết, mới được đăng. 

   (...)

                                                                 ***

Hình ảnh sau ngày 30/ 4/ 1975, Cung Tích Biền được đưa lên báo 'đeo băng xanh, băng đỏ'; nhưng rồi bị tước đọat tất cả, may mắn chỉ 'học tập cải tạo ngắn hạn';[ rồi] làm lại cuộc đời trong cảnh trớ trêu.

 Trong một gia đình, bên này và bên kia chiến tuyến không thể thoát khỏi oan trái xảy ra, của mỗi chế độ -- và, người trong cuộc dễ bị ngộ nhận.

Giữa thập niên 60, sau thời gian xuất hiện với các truyện ngắn, CTB tạo được thế đứng trong làng [báo], anh cho biết,

 " Có một thời gian, cùng một lúc; tôi viết 'feuilleton' cho 5 tờ nhật báo: 'Độc lập', 'Đông phương', 'Điện tín', 'Sóng thần', 'Hòa bình' ... -- ngoài ra con viết mỗi tuần một kỳ 2 trang cho tuần báo 'Đời', -- do nhà báo Đỗ quý Toàn, thư ký tòa soạn , họa sĩ Đằng Giao trình bày, báo rất đẹp.  Những truyện dà i'Bên dòng nước biếc', 'Luống cải vàng', ' Bến mưa ngâu', của tôi xuất hiện trên báo 'Đời'. 
 (...)

Các tác phẩm đã được xuất bản 'Ái tỉnh ai điên' (1968),'Hòa bình nàng tình rỗng' (1968),' Nỗi buồn thắp sáng' (1969),'Cõi ngoài' (1969) ..
. (...) 

Nhà văn Cung Tích Biền thành danh, nổi tiếng qua nhiều tác phẩm trong thập niên 60, 70, quen thuộc với độc giả; nhưng không hiểu sao, ít co bài viết về tác giả+ tác phẩm văn học. 

Ở trong nước [sau 30/4/75], tác phẩm CTB bị xếp vào bảng phong thần 'truyện phản động không được phép sao lục, chưa có phép lưu hành'.

 Khi bị liệt kê vào bảng phong thần; thì không có cây bút nào đả động đến; nếu có, không một tờ báo dám đăng tải [ bài]. May ra, có vài truyện ngắn sau này được đăng trong tuyển tập, như 'Thằng bắt quỷ' ('Truyện ngắn Việt nam thế kỷ 20' - nxb Kim Đông);  truyện ngắn 'Không thể là hiện thực' trong tuyển tập  'Đêm bướm ma' . ( nxb Văn học ) ...

Ở hải ngoại, các cây bút trong nước đã có môt thời quen thân với CTB; ( hiện đảm trách tờ báo trong tay, suốt 3 thập niên qua, ít ai đề cập.) có lẽ, họ ngần ngại, có thời điểm CTB đeo băng đỏ; nhưng họ không [chịu] cảm thông; khi CTB bị đuổi ra khỏi nhà; sống vất vưởng, nghề không ra nghề, thợ không ra thợ; để sống còn.  

Với những gì CTB đã nhận chân sự thật để nói ra; đó là sự thật; thì ' sự chân thành là cái danh dự của lương tri'. ( nói như Galerita.)

Trong 'Văn học miền Nam'/ Võ Phiến (nxb Văn nghệ, Cali, 1986) trong phần tác giả -- tác phẩm chỉ ghi đôi dòng về tiểu sử Cung Tích Biền; trang trong sách không một lời nhắc đến. Bộ sách 'Văn học miền Nam'  [ở] phần truyện (gồm 3 tập) đề cập hẩu hết các nhà văn; không có Cung Tích Biền.

Quyển' Văn học từ điển'/ Thanh Tùng  được tái bản ở Hoa Kỳ vào 1990; ( nxb Khai Trí, Saigon 1973 - [ tác giả Thanh Tùng còn ở trong nước] chỉ liệt kê tổng quát tiểu sử tác gia; có vài tác giả chỉ có 1, 2 tác phẩm, chưa có tên tuổi ( xuất hiện sau CTB) cũng được đề cập; nhưng không có tên 'nhà văn Cung Tích Biền'.  []

 vương trùng dương

----

* Vương Trùng Dương  viết thêm:

"  ... để giữ trung thực, khách quan; và được rõ ràng -- tôi  đã chuyển bài viết [tới] nhà văn Cung Tích Biền.  ... 
 " [CTB phản hồi] - ...  bài viết chân tình, khách quan (...), có vài đoạn trích dẫn, anh Hồ Nam viết về tôi không được chính xác lắm ... (...) tôi rất quý anh Hồ Nam, anh Hồ Nam là một người sống rất có tình cảm với anh em; rất công bằng trong nhận xét, [anh là] người ngay thẳng, trước sau như một..."   ( lời CUNG TÍCH BIỀN)
   VTD


                                                   một tác phẩm của tác giả Cung Tích Biền 
                                                                                                    (bìa sách: Internet)



           

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ