nguyễn huy thiệp," tôi chỉ là một cây viết trong tay Thượng đế" / bài viết: nguyễn huy thiệp ( TTO/ tuoitre online)
nguyễn huy thiệp 'tôi viết 'tướng về hưu'
<TTO / tuoitre online)
nguyễn huy thiệp
'tôi chỉ là một cây viết trong tay Thượng đế'
bài viết: nguyễn huy thiệp
nguyễn huy thiệp [1950 - ]
(ảnh: TTO)
- 30 năm qua, [tập truyện ngắn ]'Tướng về hưu' được một số người coi là mốc; đánh dấu mở đầu cho thời đổi mới văn học Việt nam. Nói như Mẹ Teresa," tôi chỉ là một nguồi viết trong tay Thượng đế "
- 'Tướng về hưu, ngoài việc 'cập thời vũ' (mưa đúng lúc) -- hợp về thời gian lịch sử, làm được 2 việc rất quan trọng; đáng gọi là 'đổi mới' trong văn học.
- 'Tướng về hưu' chưa phải đổi mới triệt để; còn có sự rào trước đón sau. 'Đổi mới' dứt khoát phải là truyện 'Không có vua ' .. - NGUYỄN HUY THIỆP -
Năm 1986 'cùng tắc biến, biến tắc thông.'
Ngày 15/12/ 1986, tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ 4, đảng Cộng sản Việt nam tuyên bố 'đổi mới'.
Bấy giờ tôi 38 tuổi, vừa tròn 3 giáp.
Hoàn cảnh đất nước bấy giờ khá thê thảm.
Mẹ tôi mất ngày 13/3/1987; sau tang mẹ, tôi ngồi viết truyện Tướng về hưu. Đám tang trong truyện, y hệt đám tang mẹ tôi.
Tôi gửi bản thảo truyện Tướng về hưu cho báo Văn nghệ [trung ương] khoảng tháng 4/1987. Biên tập viên Ngô ngọc Bội nhận bản thảo.
Báo Văn nghệ in truyện này, ngày 20/6/1987. (gộp 3 số: 24,25, 26.)
Trong truyện, Ngô ngọc Bội sửa 'tếu' thành 'láo' trong câu thoại,
" Cái Vy hỏi, 'Đường ra mặt trận này đẹp lắm'. Cha tôi chửi "Mẹ kiếp mày! "Láo"!
Thời gian này tôi mới ở Sơn la chuyển về Hà nội -- chỉ là một nhân viên quèn ở 'Công ty Sách & Thiết bị trường học' (bộ Giáo dục) -- tôi chưa có tên tuổi gì trên văn đàn; chưa có tâm thế, và cả gan [dám trích] mấy câu thơ 'đường ra mặt trận này đẹp lắm' / Phạm tiến Duật -- [rồi phê] là 'láo' được! ( Pham tiến Duật cũng là thần tượng thời trẻ của thế hệ thanh niên chúng tôi.)
Bản thảo Tướng về hưu viết tay; sau, được [họa sĩ] Bùi xuân Phái, viết chữ son trên bìa màu xanh-- hiện lưu giữ trong bộ sưu tập gia đình ông Phạm văn Bổng ở số nhà 93 hàng Bông, Hà nội.
bìa báo 'Đoàn kết'
(TTO)
Truyện Tướng về hưu lập tức được in trên tạp chí
'Đoàn kết' (số 395,tháng 19/1987) của hội Người Việt nam tại Pháp; do Trần hải Học + Bạch hải Quốc chuyển đi -- sau này được [nhà văn nữ] Kim Lefèbvre dịch; [đăng] trên tạp chí Les Temps Modernes. ( do Jean-Paul Sartre + Simone de Beauvoir [sáng lập.]
(bìa báo kèm bài viết đăng trên TTO)
30 năm qua, Tướng về hưu được một số người coi là mốc; đánh dấu mở đầu cho thời đổi mới văn học ở Việt nam. Nói như Mẹ Teresa, "tôi chỉ là một cây viết trong tay Thượng đế" -- truyện Tướng về hưu, ngoài việc 'cập thời vũ' (mưa đúng lúc) -- hợp về thời gian lịch sử, nó đã làm được 2 việc quan trọng, đáng gọi là đổi mới trong văn học.
(...) tạm lược 22 dòng - Bt)
Trong mối tương quan với các truyện khác,'Tướng về hưu' chưa phải 'đổi mới' triệt để.
Truyện vẫn còn có sự rào trước đón sau, trong câu chuyện của 'người kể chuyện'.
'Đổi mới' dứt khoát phải là truyện 'Không có vua'; sau đó là 'Con gái thủy thần', 'Những người thợ xẻ' -- bộ 3 truyện giả lịch sử : 'Kiếm sắc','Vùng lửa, 'Phẩm tiết' .
(...) - tạm lược 5 dòng - Bt).
'Đổi mới' là thay cái cũ bằng cái mới, phù hợp với hoàn cảnh mới.
Tất cả đều dẫn ra trong 'dịch' [theo] dòng chảy lịch sử. Phản ứng lại kiểu gì với nó; cũng chỉ là 'chạy ngược trên chiếc thuyền xuôi ngược', không phải là phản ứng tích cực.
Điều quan trọng là hòa nhập, đồng thuận được với hoàn cảnh.
(...) - tạm lược 15 dòng - Bt)
Văn học thật sự luôn là bóng in 'chân-thiện-mỹ'; luôn giữ được bản sắc dân tộc; và,tìm đến sự hòa nhập trong thế giới văn minh.
nguyễn huy thiệp
(TTO)
(tựa chính 'Nguyễn huy Thiệp: "tôi viết 'Tướng về hưu' )
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ