có gió chuông sẽ reo: "... văn chương nguyên chất, thuần việt, độc đáo của ý nhi ." điểm sách : vũ ngọc tiến (hà nội)
CÓ GIÓ CHUÔNG SẼ REO :
" VĂN CHƯƠNG NGUYÊN CHẤT, THUẦN VIỆT, ĐỘC ĐÁO CỦA Ý NHI.
điểm sách: vũ ngọc tiến
có gió chuông sẽ reo/ ý nhi
(ảnh: Internet)
bạn cùng lớp thời đại học Hà nội
nay, thì, " ... mày nhớ đến Breatfast at Tân định nhé,
tao đã hẹn anh TP, và Hoàng Vũ Đông Sơn rồi ..."
( ảnh Lữ quốc Văn - chụp tại Chi nhánh Hôi Nhà văn VN - phía Nam
khi Ý Nhi làm trưởng chi nhánh )
----
* nguyên biên tập viên nxb Văn nghệ tp. HCM ( nay đã hưu hạ) , luôn luôn đeo 'kính râm'
Chuyện kể vui thế này: " Nhà văn Lý văn Sâm, tác giả Kòn Trô , thường rủ TP đến 179 Lý chính Thắng, q.3 /tp.hcm , ngồi lì ở quán cô Minn, chỉ để đợi cô Lê Duyên , biên tập tập truyện Kòn Trô tái bản- ngoài cảm ơn mấy câu, và ngắm "đôi mắt đẹp cô nàng thường đeo kính râm". Lý văn Sâm được TP chở sau xe gắn máy Honda 78, tới đây rất nhiều lần; nhưng chẳng lần nào Lý văn Sâm gặp được biên tập viên Lê Duyên. Chi Đào Minh, giám đốc nhà sách Văn nghệ kiêm phát hành Kòn Trô / Lý văn Sâm gợi ý, " em sẽ đưa anh đến nhà thăm cô ấy, nhưng mà sức anh đâu còn đủ leo lầu 4 Chung cư Nguyễn đình Chiểu, Đakao. Cõng anh thì em chịu, không thể làm được; như chú Hoàng Tấn, từng thử ghé vai cõng anh lên lầu 3 Chung cư Thanh Đa . "
Cho đến năm 2000, Lý văn Sâm qua đời, hình như vân tiếc , " chưa được một lần nhìn thấy mắt Lê Duyên?!"(BT)
Tôi thường nghĩ, trong giới cầm bút - với người đã thành danh; thì các nhà văn rất hiếm người làm thơ . [Hoặc,] còn các nhà thơ, nhiều người viết văn xuôi không nhiều; nhiều người viết văn xuôi không tồi; nhưng chỉ là tản văn, tùy bút thôi- chứ truyện ngắn, và , nhất là tiểu thuyết hay cũng hiếm lắm!
Bởi thế, khi đọc tác giả tập thơ Người đàn bà ngồi đan, từng gây xôn xao [trên] văn đàn từ mấy chục năm trước- [nay tác giả] gửi tặng tập truyện ngắn dày dặn, tôi hào hứng đọc liền mạch một đêm. Và, ở thời buổi này, có được một cuốn sách đọc trôi trang như thế không nhiều.
Văn xuôi Ý Nhi trong sáng, câu chữ gọn; mà rất gợi, cái kết thường mở - khiến người đọc nhập hồn vao trong sách, cùng tác giả, suy ngẫm, tưởng tượng như muốn viết thêm. Đọc
[văn] chị, có vài truyện; cứ làm tôi liên tưởng đến kiệt tác
Nửa mờ, nửa tỏ của R. Tagore... đã ám ảnh tôi suốt thời trai trẻ.
Truyện ngắn của [tác giả] Ngươi đàn bà ngồi đan- có lẽ phải cần một chuyên luận đủ dài- ở đây, tôi chỉ nêu một vài cảm nhận ban đầu, khi đọc Có gió chuông sẽ reo. (...)
Cái [tựa] sách rất gợi - Có gió chuông sẽ reo không chỉ là quy luật tự nhiên trong vật lý học. Nó hàm chứa minh triết về mối quan hệ giữa chốn nhân quần, về thuyết nhân quả đạo Phật: quan niệm vế cái đẹp của văn chương đích thực. Trong truyện ngắn cùng tên với tập sách (tr. 35- 44) , trò đùa tinh quái, tế nhị của Mai- khiến nhân vật Liêm, và bạn đọc ngầm hiểu rằng có duyên rồi sẽ gặp, sẽ yêu đến hết đời cô bạn đồng nghiệp - dù anh chưa kịp hỏi tên người đã mang gói quà là
quả chuông gió ấy. Có tình ắt duyên sẽ bén lại, là câu trả lời cho cái kết-mở trong truyện ngắn Mưa - rất thơ, nhẹ nhàng; mà sâu lắng tình người. (tr. 109-116.) Có tâm thì bút mới linh hoạt như trong truyện ngắn Biển (tr. 75-84) - nhân vật Tuấn sau những trải nghiệm về tình yêu, về lẽ sống đời- [mang] tập truyện mới nhất của anh tặng Duyên; gây được cảm xúc-nhưng nhiều năm trước đó, cả con người anh và văn chương đều nhạt đến mức chia tay rồi. [Nhưng] Duyên đã quên nhanh , dù cái tên, hay giọng nói của người tình thủa nào ...
Đã có nhiều người bàn về chất thơ trong truyện ngắn Ý Nhi - tôi cũng có cảm nhận như vậy- khi đọc các truyện ngắn Có (tr.10-21) ; Cao nguyên (tr.66-74); Trở lại N. (tr.126-142) ; Búp bê biết khóc (265-282) ; Với chiếc đèn quảng cáo (tr. 209-316.) Mỗi truyện ngắn giống như một bài văn xuôi. Thú vị còn ở chỗ : ngay cả khi đề cập đau thương, mất mát trong chiến tranh; như truyện Đợi tàu ngược (tr. 248- 263); hay nỗi cô đơn, oan khuất thời hậu chiến của trí thức, văn nghệ sĩ bên thua cuộc - như truyện Năm cuộc điện thoại (tr. 100-108) - lời văn của tác giả vẫn giữ được sự điềm tĩnh, lạnh, mà, sâu đậm triết lý ẩn trong [từng] câu chữ, hình tượng, tình tiết đan xen; chứ không cay nghiệt, hằn học, chửi đời.
Điều này làm tôi liên tưởng đên âm nhạc Trịnh công Sơn. Hát về mối tình tan vỡ, [nhạc sĩ] viết :
"Rồi người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, ôi những dòng sông nhỏ, lơi hẹn thề là nhưng cơn mê ."
hay về người bạn lính chết trận, nhạc sĩ viết:
" Anh nằm xuống cho cuộc đời vào lãng du"
hát về bi kịch dân tộc, thời đại; TCS viết:
" Một nghìn năm nô lệ giặc Tàu, trăm năm nô lệ giặc Tây, ba mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ một lũ cuồng điên, gia tài của mẹ một bầy lai căng ..."
thế nhưng - nhạc [TCS] vẫn điềm tĩnh ngân rung một giai điệu ở tầm cao trí tuệ; tự giác, tự tha, mang mang trong cõi vô thường; vậy thôi ! (...)
***
Cuối cùng, tôi muốn nói đôi lời về sự cách tân trong truyện ngắn của Ý Nhi, nói riêng - và, xu thế cách tân văn chương nước nhà, nói chung. Là người viết, ai cũng muốn làm mới ngòi bút của mình; nên canh tân là cần thiết. (...) Còn, cách cách tân vê bút pháp, thể hiện - có lẽ nên tùy theo tạng bút, tầm văn hóa, cá tính thẩm mỹ [của] mỗi nhà văn. Miễn sao đích đến phải là cái đẹp, là thứ văn chương nguyên chất, thuần việt.
Tôi có cái thú, là đến một thành phố nào, cũng săn tìm quán café nguyên chât. Vừa rồi, có dịp vào Huế trong 2 tuần, tôi đi miết, qua nhiều con phố, uống thử nhiều nơi; mới tìm được một quán café nhạc Trịnh Cõi Mơ. (số 3 đường Lương thế Vinh, gần cầu Tràng tiền.)
Café nguyên chất, cái mùi thơm dịu, chứ không gắt mùi hương liệu. Khi rót nước vào phin, bột café nở bung; nước có màu cánh gián, không đen sậm như café có tạp chất bắp rang. Khi uống, [vị café] có vị đắng dịu, chua, thanh; cảm giác miệng và lưỡi sạch.
Giữa thời buổi thật giả lẫn lộn; đọc văn cũng như uống café, phải tinh, mới phân định được.
Vào ngày giỗ Trịnh công Sơn (1 tháng 4) , tôi ngồi quán Café Cõi Mơ 73 ở cố đô Huế, đếm từng giọt thời gian rơi trong ly café; nhẩn nha đọc lại những trang văn xuôi [của] Người đàn bà KHÔNG ngồi đan nữa- mà [ngồi] viết truyện [ngắn.]
[Riêng tôi] cảm nhận được: đó là thứ văn chương nguyên chất, thuần việt, mang bản sắc mới của Ý Nhi. []
VŨ NGỌC TIẾN
HÀNỘI 12-4-2015
(tác giả gửi cho viet-studies - ngày 16-4-15)
( trích lại từ viet-studies - tựa bài tác giả :" Vài cảm nhận khi đọc truyện ngắn Ý Nhi")
nữ thi sĩ ý nhi
[i.e hoàng thị ý nhi 1944- ]
(ảnh: nguyễn quốc thái)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ