tưởng nhớ nguyễn đức quỳnh [1909- 1974] / bài viết: đỗ quý toàn (usa)
tưởng nhớ nguyễn đức quỳnh/
đỗ quý toàn
<tạp chí da màu/ usa >
TƯỞNG NHỚ NGUYỄN ĐỨC QUỲNH
bài viết: đỗ quý toàn
nguyễn đưc quỳnh
[1909- 1974 saigon]
(ảnh, in kèm trong bài "tương nhớ n,đquỳnh")
(...) Cuốn sách duy nhất được xuất bản tại miền Nam trước 1975, là ai có qua cầu ( Quan điểm [loại mới] xb, Saigon 1957), ký hoài đồng vọng. *
Nhưng Nguyễn đức Quỳnh rất đáng tưởng nhớ - vì- ông ảnh hưởng trên rất nhiều nhà văn thế hệ sau- đặc biệt là những người từ miền bắc di cư vào Sài gòn- dù họ xác nhận hay phủ nhận. Trong khi đó, ông vẫn giữ một thế độc lập; ngay trong nhóm Quan điểm [loại mới]- mà ông được coi như một thành viên.
---
ai có qua cầu không viết chữ hoa như nguyên bản. (bdc.) (BT)
Có thể kể nhóm Sáng tạo, tạp chí Văn nghệ ( Lý hoàng Phong+ Dương nghiễm Mậu chủ trương), nhà xuất Quan điểm loại mới, các tờ báo Dân chủ ( Vũ ngọc Các); Dân Việt ( Đinh Hữu chủ bút) ; Tia sáng ( Lý đại Nguyên); Sóng thần
( Uyên Thao tổng thư ký) v.v... (... )
Nhiều nhà văn gặp gỡ Nguyễn đức Quỳnh, rồi, nghe theo lời khuyên; có người chống lại. Kiêm Đạt gọi ông là Sao Bắc Đẩu. Thế Phong đã phê phán ông rất mạnh tay, viết cả một cuốn sách. Nhiều người khác gọi ông là phù thủy văn nghệ. (...)
Trong đời sống văn học ở miền Nam, chỉ có Nguyễn đức Quỳnh gây nên những phản ứng mạnh và khác biệt như vậy. Ảnh hưởng Nguyễn đức Quỳnh thấy rõ, sau khi ông qua đời 1974 , qua lời chứng của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, thuộc thế hệ sau ông.
Số báo Văn (số 6/ 1974) do Trần phong Giao chủ trì, [đăng] nhiều bài viết tưởng niệm Nguyễn đức Quỳnh, như : Vũ hoàng Chương/ Câu đối ..., tr. 2 -- Di cảo Nguyễn đức Quỳnh , tr. 3 -- Cảm tường [13 tác giả] trước tang chung văn học, tr. 5 -- Nguyễn hải Chí [CHÓE]/ Tranh vẽ và nhà văn - tr.4 -- Mai Thảo/ Ngôi sao Hàn Thuyên - tr. 10 -- Dương nghiễm Mậu/ Một tiểu sử Nguyễn đức Quỳnh -tr. 18 -- Thanh tâm Tuyền/ Anh đã đọc 'Thằng Kình'?- tr 21 ...
Trong Tạp chí Việt nam Tự do ( tháng 6/ 1988 ỏ California/USA) có những bài tưởng niệm Nguyễn đức Quỳnh) của các nhà văn, thơ nổi tiếng trước 1975, như Cao Tiêu; Nguyên Sa, Du tử Lê, Kiêm Đạt, Thanh Nam, Nguyễn mộng Giác, Cao thế Dung, Tuấn Huy - cùng nhân sĩ Nguyễn Long Thành Nam [Hòa Hảo], bác sĩ Trần ngọc Ninh [Ninh lớn] * (...)
---
* có 2 bác sĩ trùng tên, cùng họ, cùng chữ đệm, và cùng nghề : Trần ngọc Ninh. Do đó, có thêm nickname : Ninh lớn, Ninh con . Ở đây là Ninh lớn. Trần ngọc Ninh [ Ninh lớn]; Đỗ quang Bình ( Mặc Đỗ) ; Vũ khắc Khoan; Hoàng như Mai, vv... đều là học trò cũ của Nguyễn đức Quỳnh ở trường Pasteur .( Hà nội thời tiền chiến.) (BT)
Người đời sau có thể ngạc nhiên về những cảm tình và lòng thán phục của các văn nghệ sĩ miền Nam, thuộc nhiều thế hệ ( từ 1940 đến 1975) đối với Nguyễn đức Quỳnh.
Sau 1975, Nguyễn đức Quỳnh không làm báo, nhiều khi viết báo cũng không ký tên- và chỉ xuất bản một cuốn tâm bút ai có qua cầu. (...)
***
Ảnh hưởng quan trọng chính của Nguyễn đức Quỳnh trên các nhà văn trẻ, có lẽ là quan điểm chính trị. Ông bày tỏ dứt khoát , từ bỏ chủ nghĩa Marx- mà một thời ông đã học và tin tưởng. Anh ruột của ông, Nguyễn đức Canh [hay Cảnh?], một trong số 7 người ( trong đó có Ngô gia Tự) sáng lập Chi bộ Bắc kỳ của Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội... vào năm 1929. ( theo bs Trần ngọc Ninh [Ninh lớn] kể lại trên báo 'Việt nam Tự do'.)
Từ đó, [Nguyễn đức Quỳnh] thất vọng với Marx, chuyển sang khát vọng Vượt Mác (*) và thành lập Đệ ngũ quốc tế - trong đó không có chủ nghĩa Mác xít + Chủ nghĩa Tư bản. ) Những cuốn sách ông viết thể hiện khát vọng lớn lao [vẫn còn trong dạng bản thảo.] Khi ông qua đời, được con cái giữ lại cho tới tháng 4/ 1975, hiện không biết đang ở đâu ? (**)
---
* đăng dở dang trên tuần báo Đời mới, ký bút hiệu Hà việt Phương. (Trần văn Ân chủ nhiệm) (BT)
** thí dụ : có một cuốn truyện Hỗn mang ký bút hiệu Cung phúc Chung, đã cho đăng dở dang trên tạp chí Sống ( Ngô trọng Hiếu chủ nhiệm) vào đầu thập niên 1960) - sau - ai đó đánh máy lại, có bút tích sửa chữa của tác giả - khoảng 300 trang pelure, khổ 21x 27 (A4 bây giờ)- nhà báo Trần Đỗ ( tên thật Trần xuân Mỹ, hiện còn sống ở đâu đó , Bà rịa- Vũng tàu; đưa cho tôi giữ.) Sau 30-4- 1975, tôi xé từng tờ để vợ gói bánh bông lan bán cho khách; trên lề đường Hai bà Trưng, trước trường Bà Sơ Thiên Phước, Tân định, quận 3, Saigon.) (TP)
Nhưng ảnh hưởng chính trị cũng không quan trọng bằng ảnh hưởng Nguyễn đức Quỳnh trên những nếp sống, suy nghĩ, trên thái đọ sống các nhà văn, nhà thơ, nhà báo - với ý thức về sứ mạng của mình. ( hoặc dùng chữ của NđQuỳnh
" ý thức về thân phận mình." ) Đó là thân phận người trí thức văn nghệ trong xã hội, trong một dân tộc gọi là nhược tiểu. (... )
Ông cũng luôn nhắc nhở người làm văn nghệ phải " sống hết mình với nghệ thuật" và sứ mạng theo con đường văn nghệ.
Nguyễn đức Quỳnh trước 1945
Sinh ngày 20 - 11- 1909 tại Trà bồ , Phù cừ, Hưng yên. Lớn lên gia nhập
[ Lê dương] thuộc binh đoàn lính thuộc địa Pháp. Nhờ thế, có dịp học hỏi rất rộng, đồng thời học được kỹ thuật ngành truyền tin. Vế nước, từng làm việc ở bưu điện, rồi trong ngành địa chính.
Năm 1931, bắt đầu viết, từng cộng tác với Nguyễn công Tiễu trong tờ Khoa học tạp chí . ( Ông Tiễn sau là lãnh tụ đảng Đại việt- đã từng có dịp cứu ông Ngô đình Diệm khi ra Hà nội, suýt bị một [đảng phái] thủ tiêu.) Từ 1934, Nguyễn đức Quỳnh viết cho các báo Tiếng trẻ, Thời thế, Quốc gia...
Theo tài liệu trong Blog của nhà văn Thế Phong, ngoài tập thơ Mình với Ta, 1930- Nguyễn đức Quỳnh đã cho in các tiểu thuyết chính trị và xã hội. Thế Phong là tác giả cuốn Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh ( in rô-nê-ô, 1962, gồm 50 ấn bản/ Loại sách bản thảo Đại Nam văn hiến) ký bút hiệu Đường bá Bổn (*). (Cuốn tự sự và nhận định này gây sôi nổi trong giới văn nghệ tại Sài gòn và miền Nam. Khi được quay ronéo, phổ biến hạn chế ( theo tác giả, cuốn sách không được bộ Thông tin cho phép in.) Nửa thế kỷ sau, Thế Phong cũng là người lưu giữ và phổ biến nhiều tài liệu nhất về Nguyễn đức Quỳnh trên blog của ông - trong số đó có cuốn ai có qua cầu, theo bản đã được in. Blog Thế Phong cho biết các sáng tác của Nguyễn đức Quỳnh trước 1975, có một tập thơ Mình với Ta , và những đề tự sau đây:
- Bốn biển không nhà (1931)
- Những kẻ lạc đường ( kịch, được giải thưởng Les Amis de l' Art de Saigon, 1939)
- Thằng cu So ( 1941)
- Thằng Phượng ( 1941)
- Thằng Kình ( 1942)
- Sắt đã vào lò ( 1943)
---
* thật ra cả hai ấn bản đều ký Thế Phong- ấn bản tai bản năm 1964, có giấy phép Bộ Thông tin, in typô 2000 cuốn, nhà xuất bản Đường sángcua Nguyễn trọng Nho , tổng phát hành. Ấn bản rô -nê- ô phát hành 19- 5- 1962, chở trên xe ô tô Hillman , chính thẩm phán Đào minh Lượng lái . Khi tới ngã tư Võ Tánh + Cống Quỳnh, bị canh sát thổi trình giấy, cảnh sát biết là thẩm phán, cho đi, không khám xét. Tôi và Lượng đưa sách lên gửi ở nhà sách Xuân Thu, Phòng tiếp tân khách sạn Continental, quán sách cô Nguyệt ở góc đường Lê Lợi + Công lý ) gửi bán. (TP)
nhận diện vóc dáng nguyễn đức quỳnh
tái bản ở saigon, 1964
( nxb đường sáng, tổng phát hành)
Thế Phong nhận xét : Nguyễn đức Quỳnh muốn nhằm truyền bá lối sống mới cho giới trẻ, qua các cuốn tiểu thuyết, mà nhân vật là các thiếu nhi - mỗi cuốn sau dài hơn cuốn trước - như Thằng cu So ( 187 tr.) ; Thằng Phượng ( 215 tr.); Thằng Kình (396 tr.)
Thằng Kình để lại niềm nhân ái - nên sau này còn được những nhà văn như Vũ khắc Khoan, Thanh tâm Tuyền, Mai Thảo nhắc lại . Thế Phong coi đó là một bộ tiểu thuyết chinh trị tự thuật về thời thế của ông ở Hưng yên.
Thế Phong giới thiệu:
" Nội dung sách, là 2 anh em cùng học tại một trường tiểu học ở Hưng yên cho tới 15 tuổi. Thời niên thiếu 3 đứa trẻ phải chứng kiến, và sống những cổ tục lạc hậu, mê tín ở trong xã hội nông thôn Việt nam, nói chung, và tỉnh Hưng yên, nói riêng..."
Thằng Phượng kể về cuộc đời của Phượng nhà quê ( cu So Con) lên tỉnh lị Hưng yên, biết được chút ít sinh hoạt tỉnh lẻ, và cũng bắt đầu suy nghĩ về những sinh hoạt quanh nó- mà- những suy nghĩ đó cũng có sự chống đối.
Thằng Kình kể về cuộc đời của Kình sống giữa xã hội đầy cạnh tranh và những bước va chạm đầu tiên với đời. Ở đây, Kình bắt đâu nghĩ đến việc tranh đấu giữ 2 phe: giàu, nghèo. Thằng Kình đại diện cho giai cấp nghèo, có tinh thần hướng thượng, nó tự đặt vấn đề: liệu cái nghèo có bị sống nghèo mãi không ? Sự xung đột giàu nghèo sẽ ra sao ...?
Khi Nguyễn đức Quỳnh qua đời, Thanh tâm Tuyền ghi lại trong bài tưởng niệm đăng trên tạp chí Văn (Sài gòn):
"...ảnh hưởng Thằng Kình đối với chính mình. Thằng Kình được viết vào năm 1942. Gần 10 năm sau, tôi gặp nó. Khi gặp nó, [tôi] cũng giống Thằng Kình- tôi" có bổn phân phải cố học giỏi", học trong tinh thần " ăn cướp" - tôi đọc bất cứ các quyển sách nào rơi vào tay. Sau khi gấp sách lại, tôi tìm đọc tất cả sách của Nguyễn đức Quỳnh, và các tác phẩm của Maxime Gorki - và Principes fondamentaux de la philosophie của Politzer, [hoặc tác phẩm] của Plekhanov, Karl Marx, Leo Trotsky. Hôm nay, thì tôi hiểu một phần nào đó của Nguyễn đức Quỳnh rơi ở tôi với Thằng Kình. Cứ cái mẫu mực văn chương Tự lực văn đoàn, người ta không sao nhận ra giá trị văn chương của Nguyễn đức Quỳnh."
Ít khi Thanh tâm Tuyền viết về một tác giả văn chương nào nồng nàn như với Thằng Kình:
"...tôi không bao giờ quên Thằng Kình. Cùng với Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Thằng Kình la cuốn tiểu thuyết quan trọng đối với tôi. Đó là cuốn sách đã vỡ lòng, đã mở mắt, đã đưa tôi vào đời. Tôi đã được nếm mùi sung sướng, vị đắng cay khi đọc cuốn sách ấy. Tôi đã gặp ngọn lửa đốt cháy tôi- ngọn lửa của đới sống. Chỉ có 2 tác giả: Nguyễn đức Quỳnh và Nguyên Hồng gây được ở tôi lòng ngưởng mộ. Tôi không nói " yêu", không nói "phục"; tôi nói " ngưỡng mộ". Văn chương phát sinh từ lòng ngưỡng mộ. Hết lòng ngưỡng mộ hết văn chương. "
ông Thanh tâm Tuyền thừa nhận:
"...hôm nay, thì tôi hiểu, một phần nào đó của Nguyễn đức Quỳnh rơi ở trong tôi với Thằng Kình." (...)
Ngoài các sáng tác kể trên, theo Blog Thế Phong- trước 1945, Nguyễn đức Quỳnh đã xuất bản nhiều tác phẩm có mục đích phổ biến kiến thức mới cho độc giả Việt nam, gồm các cuốn sách sau đây:
- Phong trào Tân Kỳ (1929)
- Ta và Mọi (1929)
- Các dân tộc lạc hậu miền Thượng du (1930)
- Khoa học phổ thông (1932)
- Kỹ nghệ làm pin điện 1932)
- Nguồn gốc tiếng Nam 1935)
- Gốc tích loài người (1943)
- Đời sống Thái cổ ( 1942)
- Tây phương cổ sử - Hy lạp ( 1944)
- Hy lạp cổ sử ( 1943)
- Thương cổ sử /Cận đông sử ( Ấn độ/ Trung hoa (1943)
- Lịch sử thế giới ( 1844)
Nhìn vào danh sách trên, chúng ta nhận thấy Nguyễn đức Quỳnh không phải là một chuyên gia nghiên cứu về xã hội, dân tộc học- mà- chỉ mang hoài bão giáo dục đại chúng về các vấn đề khoa học, kỹ thuật, dân tộc học- và, đặc biệt về lịch sử loài người- trong khi chính ông không phải là sử gia chuyên nghiệp. Tại sao Nguyễn đức Quỳnh chú ý viết về lịch sử nhân loại như vậy? Và có thể đoán rằng [Nguyễn đức Quỳnh]viết lịch sử để trình bày quan điểm của ông về dân tộc và lịch sử.
(...)
So với 2 tạp chí nổi bật trong Giai đọan Phục hưng, là tạp chí Thanh nghị và Tri tân- [thì] nhóm Hàn Thuyên trẻ trung hơn, mang tinh thần tranh đấu mạnh hơn- do Nguyễn đức Quỳnh + Trương Tửu[ Nguyễn bách Khoa] thành lập, quy tụ những Nguyễn đình Lạp, Đặng thái Mai [ sau 1945, đổi là Đặng thai Mai] , Nguyễn Tuân, Phạm ngọc Khuê, Nguyễn hải Âu, Lương đức Thiệp, Nguyễn tế Mỹ, Lê văn Siêu v.v....
Theo Trương Tửu [Nguyễn bách Khoa] tiết lộ sau này, thì Nguyễn công Tiễu
( anh rể của Trương Tửu NBKhoa) bỏ vốn, mở nhà in trên phố Tiên Tsin- nhờ Nguyễn đức Quỳnh quen biết Cousseau, khi ấy giám đốc nha Báo chí tuyên truyền của chính quyền Pháp ở Bắc việt. Tên Thằng cu So là nhại theo tên Cousseau, cho thấy mối liên hệ gần gũi [ giữa Nguyễn đức Quỳnh và Cousseau là thế nào ?.] Sau 1940, quân đội Nhật bản vào Đông dương, Cousseau muốn lấy lòng các nhà trí thức Việt nam, trong thời đó có cả cán bộ cao cấp của CS đệ tam.
(...)
Nhiều người cho rằng nhóm Hàn Thuyên theo khuynh hướng đệ 4 quốc tế.
[ Nhưng] theo bác sĩ Trần ngọc Ninh Ninh lớn] - thì, ngoài Triều Sơn [tác giả truyện Nuôi sẹo] là đảng viên CS đệ [mà thôi] ; còn nhóm Hàn Thuyên chỉ gồm những cảm tình viên .
[Rồi] thập niên 1960ở Sài gòn, Đàm trường viễn kiến, mỗi khi nói đến CS, hoặc CS miền bắc; Nguyễn đức Quỳnh chỉ gọi la " phe đệ tam", hoặc " anh em đệ tam" v.v... [mà thôi .]
Nếu Nguyễn đức Quỳnh có thiện cảm với CS đệ 4 quốc tế, thì có thể chỉ có Leo Trotsky , là một hình ảnh lãng mạn lôi cuốn, hình ảnh một người là cách mạng thường trực * .- nhất là cái chết bi thảm của Trotsky, do tình báo của Stalin hạ thủ, dùng búa đập vào đầu Trotsky khi đang ngồi trên bàn viết.
---
* Leo Trotsky là tác giả La Révolution Permanante , do Victor Serge dịch, xuất bản ở Paris. (BT)
Từ chiến khu Tư đến Saigon
(...) Năm 1951, Nguyễn đức Quỳnh từ giã Khu 4, từ Thanh hóa ra Hải phòng rồi về Hà nội. Sau đó ông vào Huế, bàn với thủ hiến Trung việt Phan văn Giáo, dư tính ra một tờ báo Dân trên hết. Việc không thành, Nguyễn đức Quỳnh vào Sài gòn, cộng tác với một số nhật báo- sau đứng chủ trì với tạp chí Đời mới của Trần văn Ân. Nguyễn đức Quỳnh làm cho tờ tuần báo này khởi sắc, ông viết đủ các mục trong tờ báo, ký bút hiệu khác nhau; viết truyện dài thời thế Làm lại cuộc đời, ký Hà việt Phương .* ( sau báo Đời mới bị chính phủ Ngô đình Diệm đóng cửa, vì chủ nhiệm Trần văn Ân cộng tác với nhóm Bình Xuyên do Nguyễn văn Viễn ( Bảy Viễn) thủ lãnh đem[ cảnh sát võ trang] chống trả chính phủ Ngô đình Diệm.)
---
* Hà việt Phương có tên trong danh sách đề cử làm Tổng trưởng thông tin & tuyên truyền trong nội các thủ tướng Ngô đình Diệm, đợt đầu tham chính vào 1954. Sau đó, chính thức nắm Tổng trưởng thông tin & tuyên truyền là Phạm xuân Thái, đại diện Việt Nam phục quốc hội ( Cao đài) hợp tác với nội các thủ tướng Ngô đình Diệm. (BT)
Năm 1954, với làn sóng biển 1 triệu người Bắc di cư vào Nam, Nguyễn đức Quỳnh góp tên trên báo Người Việt (bộ mới) của nhóm văn nghệ sĩ di cư
[ Doãn quốc Sỹ + Thanh tâm Tuyền.] Trong tờ Người Việt (bộ mới) ra được 4 số trong năm 1955. Nguyễn đức Quỳnh thường dùng bút hiệu Âu Âu Thành Đô, viết ' Góp phần xây dựng văn nghệ' in trong 2 số 3 + 4.)
Sau này, Nguyễn đức Quỳnh cùng các nhà văn Mặc Đỗ, kịch tác gia Vũ khắc Khoan, luật sư Nghiêm xuân Hồng... thành lập nhóm Quan điểm loại mới , in sách biên khảo của Nghiêm xuân Hồng[ Đi tìm một căn bản tư tưởng] , tiểu thuyết Bốn mươi/ Mặc Đỗ, kịch Giao thừa/ Vũ khắc Khoan, tâm bút ai có qua cầu/ hoài đồng vọng (N.đQuỳnh.) v.v... đề cao giai cấp tiểu tư sản- tuy không công khai kêu gọi " giới trung lưu toàn thế giới hãy tập hợp lại" . Nỗ lức của nhóm Quan điểm loại mới không gây được ảnh hưởng, và, các người trong nhóm cũng không đủ các kiến thức về kinh tế học, xã hội học- để khai triển " chủ quan viễn kiến " [subjectif visionnaire] do Nguyễn đức Quỳnh đề xướng. (...)
Có thể, Đàm trường viễn kiến là một hiện tượng đặc biệt ở miền Nam Việt nam, trong thời gian chính phủ Ngô đình Diệm đã xây dựng một chế độ độc tài khá chặt chẽ; mà vẫn có một nhóm tư nhân đọc lập tập hợp với nhau hàng tuần- trong một ngôi nhà tôn nghèo nàn, cửa luôn mở toang, trông ra một ngõ hẻm - mà không gặp một khó khăn nào.[ hẻm rộng thẳng vào chùa Từ Quang, do thượng tọa Thích Tâm Châu chủ trì- từ chùa, nhìn xéo qua, là căn nhà trệt mái tôn, tư thất của[ chủ soái Đàm trường viễn kiến ] Nguyễn đức Quỳnh.] (...)
Đàm trường viễn kiến tồn tại , nhờ sức hút của cá nhân Nguyễn đức Quỳnh. Ông luôn luôn khuyến khích các văn nghệ si (... ) .
Cách xử thế Nguyễn đức Quỳnh rất dễ chinh phục lòng người. Cao thế Dung đã đến tham dự Đàm trường viễn kiến, kể lại,
" Đối với anh em, cụ [NđQuỳnh] rất thật tâm , tuy với ai cụ cũng khen, cụ cũng tìm hiểu được một đặc điểm nào đó để khen; nhưng nếu xét cho kỹ, cái khen của cụ thật tài tình, nhân hậu không một lần giả dối .".
Cao thế Dung cũng chứng kiến cảnh ,
" Thế Phong công kích bậc thầy, trước cả mặt tôi, trước mặt thầy Đức Nhuận, cụ vẫn hỷ hả. Có một anh luật sư nọ đến thăm cụ, mũ cao, ao dài ra vẻ ta đây, cụ cũng coi như một Trần dạ Từ xộc xệch, lê đôi dép cao su, áo bỏ ngoài quần. Đối với cụ, chỉ có nh em giới văn nghệ là thượng khách ..." .
" (theo tư liệu Văn nghệ Tự do/ 1986 đã dẫn/ tr. 18, 20 .)
(...)
tại đàm trường viễn kiến, nguyễn đức quỳnh theo đuổi " giấc mộng lớn" như nguyễn mạnh côn nhắc lại - nhưng ông không chỉ nhắm vào việc phê phán chủ nghĩa marx, ông thường nói tới dự án " đệ ngũ quốc tế" - mới nghe tên- có thể hiểu lầm, đó là một đề án tiếp nối ...- nhưng thực ra, ý tưởng " đệ ngũ quốc tế" của nguyễn đức quỳnh, là đi tìm một tổng hợp các trào lưu tín ngưỡng và tư tưởng lớn trong nhân loại - đó là con đường mới. sau" 4 phong trào quốc tế" khác, của phật thích ca, của giê-xu, tiên tri mohammed, và kark marx - tất nhiên đề an này chỉ gợi ý cho nhiều thế hệ, một cá nhân, hay một nhóm người không thể thực hiện được- một điều không thường nhấn mạnh, là phải đi tìm con đường riêng cho dân tộc việt nam; ông [nđquỳnh] rất mê truyện kiều- cuốn sách mới nhất của ông xuất bản trong
thời kỳ này, đặt tựa, bằng câu" đoạn trường ai có qua cầu mới hay " . khi ông qua đờ, nhà văn mặc đỗ nói
" mất một người việtnam có gốc việt chắc chắn." - ông [nđquỳnh] đã viết một cuốn " nhân minh luận" lập thuyết - hiện nay không biết[cuốn bản thảo này nằm] ở đâu ? "
( in chữ lớn và tên riêng đều không viết hoa, (bdc) như trong nguyên bản- Bt chú thích.)
***
Cuối cùng, chúng ta phải nhắc tời Nguyễn đức Quỳnh, khi nói đên văn học miền Nam ( từ 1954 đến 1975)- vì, ông có ảnh hưởng trên rất nhiều văn nghệ sĩ trong giai đoạn đó. Lớp người trẻ được ông khích lệ, bị thu hút; vì nhân cách và kiến thức rộng của ông, [kể cả] những người cùng tuổi, cũng kính trọng ông. Cuốn sách ai có qua cầu của ông được phân tích để tìm hiểu tâm trạng của các người trí thức yêu nước ở miền Nam- sau khi nước Việt nam bị chia đôi. Đó là một đề tài đáng viết trong tương lai. []
đỗ quý toàn
< tạp chí Da Màu (usa - ngày 12- 3- 2015>
đỗ qúy toàn [ 1939 - ]
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ