Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

dân chúng hát bên mộ trịnh công sơn tại chùa quảng bình ( thủ đức, tp. hcm) để tưởng nhớ 14 năm nhạc sĩ qua đời. / bài viết: hồ đăng thanh ngọc/ - tp. hcm)


             dân chúng hát bên mộ trịnh công sơn
           (thủ đức, tp. hcm) kỷ niệm 14 năm nhạc sĩ qua đời 
                                                 bài viết: hồ đăng thanh ngọc


                                       bức anh chụp 2 chị em BÍCH DIỄM (16 tuổi)) & DAO ÁNH
                                                                                  -  mà  hình tượng mẫu Bích Diễm-
                                                                          đã làm nên ca khúc DIỄM XƯA / Trịnh công Sơn.

                                                                                    (chụp lại trên Blog lengoctrac)


                                             tác giả bài báo (Hồ đăng Thanh Ngọc) nhận tấm ảnh
                                                                 sưu tập chụp chị em Bích Diễm+ Dao Anh...(từ 50 năm xưa) -
                                                                   từ tay ông Trần viết Ngạc (77 tuổi) tặng  GÁC TRỊNH.
                                               (ảnh Phương Anh - in trên báo NLĐ)




                                             tại chùa Quảng Bình (quận Thủ đức, tp.HCM)
                                                                       dân chúng đến viếng mộ Trịnh công Sơn- từ sáng
                                                                                          tới khuya ngày 1-4- 2015
                                                        ( ảnh Nh. PHÚ - in trên báo NLĐ )


              Lúc 9 giờ 1-4 [2015] tại khu Chung cư Nguyễn trường Tộ ở Huế, tổ chức kỷ niệm 14 năm ngày mất Trịnh công Sơn. Nhà nghiên cứu Trần viết Ngạc (tp. HCM), nhân dịp này đã tặng bức ảnh chụp 2 chị em  Bích Diễm, đã cách đây khoảng 50 năm . ( người mà TCS từng yêu, đã viết thành ca khúc Diễm xưa - và,  Dao Ánh/em ruột Bích Diễm.)


Chốn đi về của tao nhân mặc khách

Buổi ấy, ở Gác Trịnh thật yên tĩnh , trong lành... Buổi trưa và buổi chiều cũng vậy, nắng xiên qua những vòm lá; rồi soi thẳng vào trong căn phòng - lùa cả những cơn gió đông đang chạy dọc theo hành làng , tràn qua ô cửa sổ.  (...)

Cũng chính nơi đây, Trịnh công Sơn và bè bạn đã hun đúc khát vọng sáng tạo- từ đó - làm nên một thế hệ vàng ròng cho nền văn học nghệ thuật. (nói chung.)  [Ở thành phố] Huế, nói riêng, với tên tuổi của những Trịnh công Sơn, Ngô Kha, Bửu Ý, Bửu Chì, Hoàng phủ Ngọc Tường ... - cũng đã có khá nhiều tên tuổi lớn, đã không đến đây- vào thời trai trẻ Trịnh công Sơn - nhưng, cũng từng ghé tới đây để hàn huyên câu chuyện thân tình, lai rai bên chén rượu sơn khê - trong đó có nhà văn thời tiền chiến, Nguyễn Tuân.

Sau 30- 4- 1975 , Nguyễn Tuân tới Huế, được chính quyền [mới] đón trang trọng như một thượng khách- bố trí nới ăn, nghỉ tại khách sạn ở số 5 phố Lê Lợi- một khách sạn sang trọng bậc nhất ở Huế thời ấy , đã có một thời là dinh thự viên [thống đốc *] Pháp  năm 1900.
---
*  ba xứ Bắc Trung, Nam, chính quyền bảo hộ Pháp đều có cách gọi thống sứ ( Résident supérieur) khác nhau. Chẳng hạn ở Bắc kỳ gọi là thống sứ -- Trung kỳ có Nam triều, gọi là khâm sứ -- Nam Kỳ thuộc địa, lại gọi là thống đốc.(BT)  

Ấy là, có đêm Nguyễn Tuân đến khu chung cư này, uống rượu cùng Trịnh công Sơn trong một căn phòng nhỏ, có khi đến gần sáng mới trở về, [Nguyễn Tuân] đành leo rào vào khách sạn.

Lưu dấu huyền thoại

Tư sau 1978, Trịnh công Sơn vào Sài gòn, để lại căn nhà, cũng như bao huyền thoại cho bạn bè. (...) Trong những ca khúc của Trịnh công Sơn, hình ảnh gió... :

       "Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng:
đôi khi là:

       " Gió sẽ mừng vì tóc em bay "

[hoặc]:

       " Gió trời lênh đênh nhớ con phố hẹn "

[và]:

       " Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, 
         để làm gì, em biết không, để gió cuốn đi "

Hàng triệu người yêu nhạc TCS, đã, và sẽ hát mãi câu hát đó.  Bởi, trong mênh mông phí lý của cuộc [sống]- nhiều khi họ muốn sống như thế ; và, đã có nhiều người làm như thế. (...)

Những năm 1970. nhóm bạn TCS, [như] Ngô Kha, Đinh Cường, Hoàng phủ Ngọc Tường, Lữ Quỳnh ..., đã chơi với nhau rất thân.

 TCS bấy giờ đã là một nhạc sĩ nổi tiếng toàn quốc.

 [Khi ấy], Ngô Kha là giáo sư [trung học] dạy trường Quốc học Huế, nhà thơ được tuổi trẻ Huế ngưỡng mộ. Ca từ nhạc TCS rất gần với những câu thơ siêu thực Ngô Kha- cũng như nét đẹp guộc gầy thiếu nữ trong tranh Đinh Cường - rất gần cách nhìn người đẹp của TCS:

                    " vai em gầy guộc nhỏ,
                     như cánh vạc về chốn xa xôi "
   []

   HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

   (Người Lao động Online / tp. HCM) 


                                                          bút tích + chữ ký Trịnh công Sơn 

                                   và, trong bài nhỏ tưởng niệm ngày qua đời TCS vào 1-4-
                                                       Đỗ xuân Tê  có lời bình về " ca sĩ Khánh Ly với đêm nhạc TCS ở Hà nội " :

          " ... một năm ồn ào, sau chuyến trở về của Khánh Ly- khi cô tiếp cận  
         khán giả Hà nội- sau 50 năm xa Hồ Gươm-  một đường [trở vê] để tìm đường
        sinh kế [ của ca sĩ hải ngoại Khánh Ly.)           ( theo Web. T.Vấn & Bạn hữu / USA.)  
                                  
                 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ