Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

artist in exile, american odyssey/ jane katz phỏng vấn văn sĩ mai thảo [1930- 1998] / tạp chí hợp lưu (usa)

nguồn: tạp chí họp lưu (usa)


              artist in exile, american odyssey 
                jan katz phỏng vấn văn sĩ mai thảo
                                         bản việt văntâm bình



                                     Mai Thảo-Nguyễn đăng Quý [1930- 1998 USA]                                                                             (ảnh chụp lại trên Google. search / Images}

LTS -' Văn nghệ sĩ lưu vong' là cuốn sách của Jan Katz các văn nghệ sĩ thế giới đến Mỹ.   Họ đến từ nhiều quôc gia khác nhau: Nga , Trung quốc, Afganistan, Nam Phi, Á-căn-đình, [Achentina] Việt nam.  Nhà văn, nhà báo Mai Thảo được giới thiệu như một 'thuyền nhân', tác giả 42 đầu sách tiếng việt, tất cả đều lưu trữ trong thư viện Đại học Cornell.  Cuộc phỏng vấn Mai Thảo được thực hiện ngày 10 tháng 07/ 1980- qua thông dịch  của anh Nguyễn thành Trang, bạn nhà văn Mai Thảo.  Tuy là một bài phỏng vấn, nhưng không có xen kẽ vào những câu hỏi - nên, nội dung như một'tự sự Mai Thảo.  Jan Kate đã ghi lại  cảm tưởng, sau cuộc phỏng vấn nhà văn Mai Thảo, " ông phát biểu với một nhân cách trầm lặng, với cả sự kiềm chế, sau những năm sống cách biệt".  Và, sau đây là bản dịch của Tâm Bình, từ nguyện bản tiếng anh, trích từ cuón sách 'Artist in Exile-American Odyssey' / Jan Katz.   ( Stein & Day Publishers, New York1983).      HỢP LƯU 


Tôi sinh năm 1930 * tại Nam định, Bắc bộ.  Cha tôi là một điền chủ thành đạt, ông được dân làng kính trọng.  Ông là chủ gia đình, mẹ tôi ở nhà [trông coi] những người giúp việc.Tôi và các anh em tôi đều rất tuân phục cha tôi .  
----
*   tiểu sử Nguyễn đăng Quý [Mai Thảo] đều ghi sinh 1927 tại Hải hậu, Nam định.  Đây là lần đấu tiên, văn sĩ  tự- sự- kể với Jan Katz, tác giả Artist in exile, American odyssey- năm sinh thực là 1930 - thay vì 1927.  (BT)

Sau khi có người Tây phương xâm nhập, đã có tình trạng bất hòa già và trẻ.  Nhưng những người ngoại quốc ấy đã không thể phá vỡ nền tảng gia đình của đất nước chúng tôi.  Đó là một trật tự lâu đời không ai có thể hủy hoại.  

Cha tôi thì quản lý các trang trại. Ông giàu có nên không để chúng tôi làm công việc đồng áng.  Tôi phải tới trường đi học, nhưng sau lớp học thì tôi lại rong chơi ngoài đồng ruộng.  Với những con trâu cày trên những thửa ruộng châu thổ sông Hồng.   Đồng cỏ thì phì nhiêu và xanh tươi.  Một số người trong làng thì làm công cho cha tôi, một số khác có ruộng đất riêng của họ.

Dận tộc tôi yêu đất đai, họ tin rằng hương hồn tổ tiên trong đó.  Mọi gia đình đều làm việc ngoài đồng áng, không có ai phải bị đói kém. 

Khi tôi được 10 tuổi, thì cha tôi bị mất hết ruộng vườn.  Gia đình tôi phải rời về Hà nội.  Thật là khó khăn cho cha tôi, phải rời bỏ đất đai của tổ tiên và làng mạc.  Trong lang ông quen biết mọi người.  Ông đã có một căn cước ở đó, mà, ông không thể tìm thấy ở nơi thành phố.  

Ở Hà nội, tôi được thấy thành thị và những ngôi chùa cổ, qua các triều đại, từ những thế kỷ thứ 8, thứ 10.  Một ngôi đền có tên là Ngọc sơn, một ngôi chùa khác có tên là chùa Quán thánh.  Trung tâm thành phố là một hồ lớn, nơi mọi người gặp nhau, sau một ngày làm việc.  Vào mùa hè, thì chúng tôi đi biển.

Cho dù sống ở đó, chúng tôi vẫn giữ các tập tục, như kính trọng người già, tưởng niệm, những ngày lễ theo truyền thống.

Tinh thần quốc gia là một phần của truyền thống Việt nam.  Trong một ngàn năm, người Việt bị người Tàu đô hộ, với ảnh hưởng trên nền giáo dục và suy tưởng- nhưng người Việt, nhưng chưa bao giờ người Việt bị hoàn toàn khuất phục.   Rồi tới thế kỷ thứ 19 người Pháp đánh chiếm nhiều tỉnh của Việt nam, thiết lập nền hành chính đô hộ, mở trường học và các cơ sở dân sự địa phương.

N8m 16 tuổi, tôi gia nhập phong trào kháng chiến chống Pháp *.  Chúng tôi tổ chức những chương trình ca nhạc kịch trong các làng xóm đẻ khích động lòng yêu nước. Chúng tôi viết những câu chuyện về lịch sử và khát vọng tự do.  Tôi đã từ bỏ kháng chiến năm sau đó, khi biết được CS đã sử dụng phong trào kháng chiến để phá vỡ trật tự xa hội cổ truyền và cổ võ cho  đấu tranh giai cấp.
-----
* 1945, Nguyễn đăng Quý 16 tuổi, (âm lịch) rất sát với năm sinh 1930- như vậy, càng khẳng định là Mai Thảo sinh năm 1930. (BT)

Chiến tranh Việt Pháp châm dứt năm 1954, và đất nước bị phân đôi.   Gia đình chúng tôi di cư vào Sài gòn.  Đó là một hình thức phản kháng những người Cộng sản. Cha tôi không tin họ và họ cũng không tin cha tôi.   Dưới thống trị của CS, dân chúng hết quan tâm  đến nghệ thuật.  Làm sao có thể vẽ tranh khi mà thường ngày phải lo từng miếng ăn?  Trí thức bị khống chế và thường bị cưỡng bức vào quân đội.  

Từ năm 1958, khởi sự có đối đầu công khai giữa 2 miền Việt nam- miền Bắc là chế độ CS, hậu thuẫn bởi Trung cộng và Liên xô- và, miền Nam không Cộng sản, thì hậu thuẫn bởi Hoa kỳ và nước đồng minh.

Thường xuyên có chiền dịch tuyên truyền của cả đôi bên.   Miền Bắc thì rêu rao đang giải phóng miền Nam, chống lại đế quốc Mỹ-  còn chính phủ miền Nam thì đang chống lại sự thống trị của Trung cộng và Liên xô.  CS thực hiện cuộc chiến du kích ẩn náu trong rừng sâu.   May bay Mỹ rải chất độc khai quang, để bắt địch phải lộ diện.  Họ cũng gây nhiểm độc cho rừng núi, cây cối, súc vât, và nguồn thực phẩm.

Trí nhớ của tôi về những năm chiến tranh còn rất sống động.  Tọi vẫn còn thấy được những căn nhà bị đánh bom,  cây cối thì [bị] cháy lá, trơ cành, một ngôi đền cổ bị bốc cháy, những trẻ con bụng ỏng, mất mát hay bị cụt chân, bà cụ già không nhà cửa thi đi lang thang như người mất hồn.

Tôi viết văn từ năm 1950 *.  Ở xứ sở tôi, nhà văn, nhà giáo rất được kính trọng.   Sách của tôi được các công ty nhỏ tư nhân xuất bản ở miền nam Việt nam, rất phổ biến, một số sách trở thành 'best-sellers'- nhưng, để sống bằng nghề  cấm bút, rất khó.  Tôi viết rất nhiều truyện và tiểu thuyết.  Chúng tôi không có nhiều dịch giả, các sách của tôi không được dịch ra ngoại ngữ.  Tôi cũng là chủ bút vài tờ báo và tập san văn chương.
-----
*  Ở Hà nội, dùng bút danh khác [dễ tưởng lầm là cây viết nữ] gửi thơ, bài lặt vặt tới các báo Hồ Gươm, Nói thật... - được coi như bài độc giả gửi tới, không biết chắc có được nhận nhuận bút -  bởi đó là những bài lai cảo, xin đăng,  với ý đồ tạo tiếng tăm.  Từ 1954, di cư vào Nam, gặp lại văn sĩ lãnh tụ nhóm Hàn Thuyên-  Nguyễn đức Quỳnh nhớ lại cậu học trò học trường Văn hoá Liên khu 4, (Đặng thai Mai giám đốc)- thì,  truyện ngắn Mai Thảo được đăng liên tiếp trên tuần báo Đời Mới (chủ nhiệm Trần văn Ân)- bởi,  Hà việt Phương-N.Đ.Q. là siêu chủ bút, và, là cố vấn chủ nhiệm. Rồi  Hà việt Phương, khích lệ tác giả bỏ tiền in tập truyện ngắn đầu tay ' Đêm giã từ Hà nội/ Mai Thảo.  Sách phát hành, Hà việt Phương thúc con trai, Duy Sinh-Nguyễn đức Phúc Khôi, viết bài lăng- xê đăng trên báo Đời Mới, và nhiều báo khác,với bút danh khác nhau.  Thê là, ' ngôi sao nhà văn 'trẻ' Mai Thảo lên đài danh vọng'.  Thu tiền bán sách, hòa vốn, lại có lãi-  thời gian này 1955, Mai Thảo-Nguyễn đăng Quý sống chung vơi cha me, 13 Đặng Tất, Tân định, Saigon 1.

 Mới đây,  trong bài viết" Ngày về" - nữ văn sĩ Phạm thị Hoài  tin rằng bạn đọc trong nước sẽ được đọc 'Đêm giã từ Hà nội' tái bản :

" ... Một ngày không xa, Đêm giã từ Hà nội có thể được xuất bản, với tên tác giả Nguyễn Đăng. (một bút danh khác của Mai Thảo.) Nếu phải đổi [tựa] thành Hà nội đêm tiễn biệt -- Giọt nước mắt chia tay Hà thành -- Thăng long đêm biệt li, để Mai Thảo trở về cố hương, tôi [Phạm thị Hoài] sẽ chọn lựa sự ngụy trang ấy. (...) Trong số những nhà văn miền Nam được mệnh danh là những tên biệt kích của chủ nghĩa thực dân [mới], trên mặt trận văn hóa tư tưởng-  thì-  " Duyên Anh ngồi tù 5 năm rưỡi, mất tại Pháp [1997] -- Hồ hữu Tường ngồi tù 5 năm, ra tù , thì qua đời ở Việtnam.--Nguyễn mạnh Côn mất trong tù -- Vũ khắc Khoan đi tù, mất ở Hoa Kỳ [1985]-- Mai Thảo vượt biên, ra tù mất ở Hoa Kỳ [1998]-- Doãn quốc Sỹ ngồi tù 14 năm, hiện sống ở Hoa Kỳ [Bolsa]-- Nhã Ca đi tù 2 năm, hiện sống ở Hoa Kỳ -- Nhất Hạnh đã ra nước ngoài từ 1967-- Dương nghiễm Mậu ngồi tù 2 năm, hiện sống ở [tp.HCM].  Năm 2007, 4 tập truyện ngắn của Dương nghiễm Mậu vừa được in lại ở trong nước, thì biến mất, rất nhanh - sau khi Vũ Hạnh khạc đạn, lọai đạn tồn kho quân khí tư tưởng từ vài chục năm trước, [tuy] thô sơ, cổ lỗ, vẫn đủ sức sát thương... "        PHẠM THỊ HOÀI
          (trích lại :  2014-  T.Van& BH.  -BT.)


Tôi có đọc nhà văn Mỹ mà tôi rất thích, như: Henry Miller, Hemingway, John Steinbeck- qua những bản dịch tiếng pháp.  Các tác giả này không ảnh hưởng tới văn phong của tôi. Nền văn học của chúng tôi rất khác.  Chúng tôi có truyền thống văn học riêng từ ngàn năm. Nền văn học của chúng tôi rất quy cách, với mục đích thăng
tiến xã hội.

Có một truyện ngắn tôi đã viết, và rất thích, có tựa đề là ' Bản chúc thư trên ngọn đỉnh trời' .  Một người đàn ông và một người đàn bà chung sống trong một căn nhà nho nhỏ bên suối.  Người đàn bà thì không hiểu tại sao người đàn ông đã bỏ đi.  Hành trình của người đàn ông là leo đến đỉnh cao nhất của một ngọn núi phương Đông. Ông ta muốn biết ngọn núi ấy cao bao nhiêu, và muốn tìm  kiếm một chân lý tuyệt đối và hạnh phúc.  Khi tới được đỉnh cao nhất của ngọn núi, thì, ông ta tuyệt vọng, vì, ý thực được rằng chân lý tuyệt đối thì không bao giờ có thể đạt được.  Người đàn bà đi tìm kiếm và thấy xác người đàn ông nằm bên bờ suối.   Không ai biết người đàn ông đã chết như thế nào.  Người đàn bà đưa xác người đàn ông về làng, và, tự hỏi tại sao người đàn ông chết.  Và, cuối cùng người đàn bà nghiệm ra rằng:  trên đường đi tìm chân lý, người đàn ông đã chọn cái chết.

Như một nhà văn, tôi đề cập vấn đề nhân sinh, tôi không có ý đi tìm một giải pháp. Đa số sách và truyện của tôi dựa trên kinh nghiệm bản thân, hay, của người mà tôi quen biết.  Sự kiện như trộn lẫn với hư cấu.  Văn phong- style- là điều quan trọng.

Người Mỹ rút khỏi Sài gòn năm 1974.  Do các bài viết chống cộng trước đó,  tôi bị liệt kê trong số bị bắt giữ. * Hệ thống an ninh của họ rất chu đáo.  Họ chỉ định những người hàng xóm canh chừng nhau và báo cáo lên chính quyền địa phương.  Nhưng vẫn có nhiều người liều mạng để che chở cho tôi.  Họ che giấu tôi trong 8 căn nhà khác nhau trong vòng 2 năm trời.   Tôi sống trong hầm tối, vì, bất cứ ánh sáng  hay sinh hoạt bị hàng xóm phát hiện, sẽ gây nguy hiểm cho gia chủ.  Phải là căn nhà không có trẻ con, vì các gia đình luôn luôn dạy con không được nói dối.  CS đã lục soát một số nhà, nhưng không hiệu quả, và, họ đã không tìm ra tôi.
-----,
"  Từ đầu năm 1956, họa sĩ Duy Thanh  triển lãm tranh  ở  Alliance francaise 
một tùy viên văn hóa Mỹ ở Saigon tới xem triển lãm-  từ đó, đưa ra ý kiến, muốn được họa sĩ phụ trách một tờ báo so tòa đại sứ Mỹ đài thọ tài chính. Duy Thanh giới thiệu bạn mình, Nguyễn đăng Quý, với  tùy viên văn hóa Mỹ William Tucker.   Ít lâu sau, Mai Thảo đứng tên chủ nhiệm, xuất bản tạp chí 'Sáng tạo'-  bên cạnh có Đặng lê Kim, được gài vào làm quản lý, quản trị tài chính.  Tòa soạn đặt tại 133 Ký Con, Saigon 1.   Mai Thảo mời các văn, thi sĩ có máu mặt, hợp giơ, quây quanh: Nguyên Sa- Trần bích Lan, Thanh tâm Tuyền, Trần thanh Hiệp, Doãn quốc Sỹ, họa sĩ Duy Thanh, Thái Tuấn, Quách Thoại, Tô thùy Yên ..., đóng góp bài vở,  gây thanh thế: " Sài gòn ,thủ đô văn hoá miền Nam - Sáng tạo, tờ báo của  'trí thức, văn nghệ sĩ  Hà nội di cư vào Nam không chấp nhận chế độ CS."
      Sau 30-4-1875, Ủy ban quân quản lên danh sách một số văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hòa làm tay sai cho 'ngụy quyền'  hoặc tay sai 'đế quốc Mỹ' chống CS điên cuồng. Số phận 'những tên  biệt kích văn hóa' bị bắt trọn, đưa lên xe bít bùng về khám Chí hòa, hoặc 4c Phan đăng Lưu, để giam giữ. Một 'biệt kích văn hóa đầu sỏ' thoát lưới, đó là nhà văn Mai Thảo-Nguyễn đăng Quý. 
  (BT)

Tôi sống như một con vật trong bóng tối. ẩn mình trong suốt 2 năm.   Có những đêm hoàn toàn mất ngủ, những ngày giống nhau buồn chán.  Một người bạn đêm đến cho tôi, cỗ mạt chược và, tôi chơi cùng một lúc , ở cà 2 phe.  Đôi khi qúa tuyệt vọng, tôi phải tìm cách ra ngoài, một cách bí mật trong bóng đêm.   Đôi khi tôi không thể tưởng tượng rằng mình đã phải sống những điều kiện như vậy.   Đôi khi tôi thấy tuyệt vọng, và, tưởng tượng rằng, sẽ có một giấc ngủ dài và không trở dậy nữa.   Nhưng người việt có thói quen chịu đựng để vượt qua.  Tôi sâu sắc cảm thấy nhà văn thuộc xã  hội và quần chúng mà họ sống với.  Với những người đã cùng nhau hợp tác cứu sống tôi, tôi thấy mình phải can đảm với sự trợ giúp mà tôi đã nhận.

Tôi không phải là Phật tử, cho dù gia đình tôi theo Phật giáo.  Nhưng là một nhà văn và là một người suy tưởng, tôi phải nhìn lại đời sống mình và cố gắng tìm ra những ý nghĩa.   Trong nhiều giờ mỗi ngày, tôi đã tĩnh tâm và suy ngẫm.   Đặc biệt trong hoàn cảnh như vậy, người ta phải đi tìm sự thật và ý nghĩa của cuộc sống.  Tội đã có cơ hội đó.   Tôi tin rằng mỗi chúng ta có một thượng đế trong chính mình.  Một người có thể tự cứu rỗi đời sống mình, qua những hành động và suy nghĩ.  Sự tỉnh thức này luôn luôn có ở trong tôi.

Vào cuối năm 1977, có các tổ chức tự nhận giúp người vượt biên.  Họ liên lạc với tôi và bảo tôi cứ chờ ở nơi đang ẩn lánh.  Tôi hiểu rằng đào thoát là một dịch vụ tốn kém. mà tôi không có một xu.  Tôi không có cách nào liên lạc với gia đình mà không gây nguy hiểm cho họ.  Tôi chờ đợi.  Vào một đêm tối trời; một ngươi mặc áo đen đi xe Honda, đậu dưới một gốc cây sau căn nhà, hướng dẫn tôi lên xe gắn máy và lặng lẽ chạy ra hướng bờ sông, nơi có một chiếc thuyền đánh cá nhỏ đang chờ.  Tôi được bảo, nên chèo ghe,  giả bộ như một ngư dân. Sau 2 hoặc 3 giờ đồng hồ, tôi lại được chuyển sang 1 thuyền máy trên biển.  Bây giờ thì người đàn bà chủ tàu bảo tôi có thể hút thuốc.  Tôi nhìn một lần chót thành phố Sài gòn, và bật khóc, vì, biết rằng tôi chẳng còn bao giờ thấy lại nữa.  Người dân miền Nam, hết sức gắn bó với một thành phố mang tên Sài gòn. Tôi có cảm tưởng đã quay lưng lại với di sản của chính mình.

Trên biển cả, tôi có cảm giác được phóng thể.  Tôi đã là một con người tự do.

Đó là một đêm tối đen không trăng.  Chúng tôi ra được biển khơi, nhưng lại có một cơn bão thổi tới từ Phi luật tân, vật vã con tàu nhỏ,  bắt buộc chúng tôi phải trở lại bờ.  Tôi trở lại nơi ẩn náu.   Vài ngày sau đó, tôi được tin cha tôi hết ở tuổi 82.  Đối với tập tục Á đông, một đứa con phải về chịu tang lễ của bố mẹ, hoặc, mang tội bất hiếu.   Nhưng các anh tôi khuyên tôi, không nên trở về nhà, vì đang bị theo dõi, và, tôi có thể bị bắt.  May mắn là tôi đã bí mật tới thăm được mộ cha tôi, đọc lời cầu nguyện tỏ lòng thương nhớ, và, điều ấy đã làm dịu nỗi đau.

 Rồi có chiếc xe gắn máy khác tới trong đêm tối.   Chuyến đào thoát thứ 2 nguy hiểm hơn lần trước. Chiếc thuyền đánh cá nhỏ đưa tôi tới một chiếc chòi, tôi phải ở sđó suốt 2 ngày, trong vùng xình lầy có cây che khuất.   Cuối cùng thì một chiếc ghe tới đưa tôi ra khơi, va, trong đêm tối, tôi được chuyển qua 1 chiếc tàu đánh cá lớn hơn.  Bất chợt, có một tín hiệu đèn và không tiếng động.  Một toan tính kỹ lưỡng và cả nhiều may mắn.  Tôi bước lên một con tàu sức chứa 20 người, nhưng số người lên tàu là 58. Chúng tôi phải rất tiết kiệm nước và gạo, vì, không có chỗ chứa.   Mọi người ăn uống rất ít và không có ai chết.

Trên tàu gồm những người tị nạn chính trị, sinh viên, học sinh, người già, các gia đình với trẻ thơ. Chúng tôi trải qua 6 ngày 9e6m,  Mọi người đều đói và khát, một số ngã bệnh.  Khi chúng tôi tới gần mã lai [Malaysia], biển lặng, trời trong, và mọi người đều cất tiếng hát.  Họ yêu cầu tôi ngâm 1 bài thơ. Tôi đọc thơ của 1 người bạn nói về 1 người đàn ông rời nhà ra đi, mà không có một ai nói lời giã từ.

Tới Malaysia, nhưng họ không muốn tiếp nhận chúng tôi.   Các giới chức tỏ vẻ không thân thiện, do đã có nhiều tàu tỵ nạn tới đây.   Là một quốc gia nghèo. họ không có thể cưu mang tất cả.  Mỗi lần chúng tôi cố cập bến, họ đẩy chúng tôi ra xa.  Cuối cùng, một ngư  phủ Malaysia ra dấu cho chúng tôi , họ bảo cứ ủi tàu vào bãi, nếu tàu bị hư hại thì họ phải nhận chúng tôi.  Chúng tôi đã làm như vậy, và có hiệu quả.   Con tàu chở chúng tôi bị vỡ.  Chúng tôi giúp trẻ em, người già bệnh họan lên bờ.   Viên chức cứu trợ Liên hiệp quốc tới gặp chúng tôi,  tặng tiền để chúng tôi mua thực phẩm.  Món hàng đầu tiên mà tôi mua là 1 bao thuốc lá. Họ đưa chúng tôi tới trại tị nạn. Trại rất đông, nhưng có đủ thức phẩm lưu trữ , và chúng tôi thì tự do.  Chúng tôi không bị giam hãm trong trại.  Tôi bắt đầu yêu mến người dân Malaysia.  Trong trại có đài phát thành, và, tôi được yêu cầu viết bài và đọc cho chương trình.  Tôi cũng giữ chức chủ tịch trại.

Tôi tới Mỹ,  vì đã có 2 em tôi ở đó.  Và, tôi cũng có quen biết với một số nhà văn Việt nam tới trước.  Bây giờ tôi đang viết về kinh nghiệm của chính mình.  Tôi hy vọng các tiểu thuyết của tôi được dịch sang tiếng anh.  Tôi cũng đang vận động trả tự do cho các văn nghệ sĩ còn bị cầm tù ở Việt nam.  Tôi e rằng nền văn học nghệ thuật của chúng tôi sẽ bị tiêu vong.

Tôi gửi tiền về cho mẹ tôi.  Tôi mong bà sẽ sang đây, nhưng, bà thì không muốn mình là gánh nặng cho các con ở Mỹ.  Và, bà cũng không muốn chết ở một nơi xa quê nhà.

Tôi muốn nói với thế giới rằng: 20 năm chiến tranh đã tàn phá đất nước tôi.  Nhà cửa, đường xá, có thể xây dựng lại; nhưng, vẻ đẹp của đất đai và tâm hồn dân chúng, thì không .   Khi chúng tôi đang nói chuyện nơi đây- sự hủy hoại vẫn tiếp diễn dưới chế độ CS.

Có lẽ, một ngày nào đó, Việtnam sẽ tự do, và, tôi có thể trở về. Tôi đang hạnh phúc ở đâ, nhưng nội tâm thì thì rất buồn bã.  Buồn cho dân tộc tôi.  Tôi không biết, liệu
chúng tôi có còn một tương lai.  Xa rời quê hương, thật khó mà duy trì truyền thống của chúng tôi.  Chúng tôi cảm thấy như bị đánh mất tâm hồn.
  []

    mai thảo  
       TRẢ LỜI PHỎNG VẤN JANE KATZ.

                                                                  <nguồn: tạp chí Hợp lưu>

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ