TRẦN TUẤN KIỆT / bài : Nguyễn Đình Tuyến .
Những nhà thơ hôm nay :
Trần Tuấn Kiệt / N.Đ.Tuyến viết.
T r ầ n T u ấ n K i ệ t
bài : nguyễn đình tuyến
T hi sĩ Trần Tuấn Kiệt sinh ngày 1- 6- 1939 tại Sa Đéc ( Nam Phầ ) . Đã theo học trường cao đẳng Quốc gia Âm nhạc . Hiện đang viết báo ở Saigon. Cũng ký biệt hiệu Sa Giang, từng cộng tác vơi Văn hóa Ngày nay ( Nhất Linh chủ trương ) , Phổ Thông ( Nguyễn Vỹ ) , Ngàn khơi ...
Đã xuất bản : THƠ TRẦN TUẤN KIỆT ( 1963 ) - NAI ( 1964 ) -
BÀI CA THẾ GIỚI ( thơ, 1954 )
v..v...
Hiện sống tại tp Hồ Chí Minh ( Biên tập chú thích ).
C ô thôn nữ miền Nam , đất phù sa sông Cửu Long, khí hậu, cây trái miền Nam - những thứ ấy được ghi lại, nếu được sống làm sống lại dưới ngòi bút của nhà thơ miền Nam, thì điều ấy thật là tuyệt ! Bởi vì không ai thông cảm với người miền Nam, với quê hương Nam Bộ hơn là người của miền Nam, đã tưng lớn lên giữa âất nước này :
bến khuya Sa Đéc trăng mười sáu
mấy độ chìm theo sóng lớp lang
hỏi nguười con gái bến Tân Qui
nàng hát ta nghe tiếng hát gì ?
Đọc thơ Trần Tuấn Kiệt ta bỗng nhớ đến cuộc Nam tiến kéo dài hàng mấy thế kỷ đã đưa tổ tiên ta đến lập nghiệp ở hai bên bờ sông Cửu Long, ta bỗng nhớ đến công lao của bao thế hệ đã khai phá đất nước mới có được như ngày hôm nay . Cùng với nhà thơ, ta cảm thấy lòng lưu luyến cái bờ tre bụi bụp, nơi thi sĩ đã ra chào đời, đã sông những ngày vui buồn lẫn lộn . Nhưng trong thơ Trần Tuấn Kiệt, niềm vui rất ít - hay gần như không có - mà , nỗi buồn thì bao la, như dòng sông Cửu Long đưa lạnh đến chân trời :
quê hương khúc hát chừng đưa lại
lớp sóng trường giang lạnh đến trời
Lời thơ hàm xúc chứng tỏ một tâm hồn có những rung động chân thành .
Trần Tuấn Kiệt quan niệm nàng thơ là chủ vườn hoa hạnh của trời .
Trong vườn hoa hạnh đó, chúng ta có dịp tiếp xúc với thiên nhiên , có dịp chiêm nghiệm về cái lẽ tuần hoàn của vũ trụ, của gió, của biển, của đêm : chúng ta có dịp nghi ngờ về sự miên viễn của linh hồn, giữa kiếp sống điêu linh - mà , dù muốn dù không, nhà thơ cũng thấy mình bị ràng vuộc vào : *
Một con chim én
Nằm gục bên đồi
Từng đàn quạ lửa
Vươn vút trên trời
------------------------------------------------------------------------
* Le poète se trouve ainsi lié malgré lui à l' évènement historique .
Et rien du drame de son temps ne lui est étranger ( Saint John Perse )
( N.Đ. Tuyến chú thích ) -
-------------------------------------------------------------------------------------------
Ở mỗi đáy lòng chúng ta đều có một chút buồn, ngay cả trong lúc hoan lạc. Nhưng cùng với Trần Tuấn Kiệt, chúng ta cảm thấy nỗi buồn đó thấm thía, vì đó là nỗi buồn của con người đang lang thang dấn bước trên những nẻo đường vô tận của thời gian :
Cao su thầm giọt tỉ tê
đường son lớp bụi buồn xê xích buồn
lửa thiêu tàn lá cả vườn
khói vươn vòng bánh xe tròn quay đi .
Với Trần Tuấn Kiệt, mỗi người trong chúng ta chỉ là một con nai giữa cánh đồng nai bát ngát, cô độc, đáng thương hại , mỗi chúng ta chỉ là một kẻ bị đày đọa giữa cuộc sống, giữa vũ trụ mang theo mình nỗi buồn mang mang thiên cổ, không bao giờ nguôi được :
Ngàn năm nai vẫn là người
Mắt sầu rộng với núi đồi chơ vơ
Thổi trời cánh én xa mờ
Nhớ thương dâu biển nai ngơ ngẩn lòng !
Nai, hiện thân của nhà thơ ngơ ngác giữa cuộc sống văn minh cơ khí, nghi ngờ về sự trường cửu của linh hồn cũng như của vũ trụ, con nai đó luôn luôn ngẩng nhìn lên cao, luôn luôn khao khát biển rộng, khao khát vô cùng và vô tận, khao khát hạnh phúc và tự do, mà cánh chim én là biểu tượng xa mờ !
Giữa cảnh chiến tranh tàn phá những đồng ruộng phì nhiêu, đốt cháy những rặng dừa xanh
tươi tốt, ta tự nhiên thấy có cảm tình với nhà thơ Trần Tuấn Kiệt, tiêu biểu cho nỗi đau đớn của miền Nam hôm nay và mong rằng miền Nam thái bình của ngày mai sẽ hé mở ở nhà thơ một chân trời tươi sáng; làm chúng ta yêu thêm quê hương miền Nam - hình ảnh của thiên anh hùng ca Nam tiến , mà khởi đầu là tấm lòng hy sinh cao đẹp của Huyền Trân !
- trích nguyên tác thơ trần tuấn kiệt .
1. ngày về
( tặng cậu Phan Văn Vàng )
lòng ta vì quá đỗi nhớ thương
cánh hoa bụp cũ khóc bên đường
bên khuya Sa Đéc trăng mười sáu
mấy độ chìm theo sóng lớp lang
hỏi người con gái bến Tân Qui
nàng hát ta nghe tiếng hát gì ?
tóc xõa bốn phương trời trăng gió tụ
mây vườn âm điệu nét phương phi
hát nữa nàng ơi não bốn trời
cành hoa bụp cũ bến kia rơi
quê hương khúc hát chừng đưa lại
lớp sóng trường giang lạnh đến trời !
( thơ TRẦN TUẤN KIỆT )
2. vườn cao su
đồi im bóng ngựa chiều tà
gió tan hương gió cồn xa thổi về
cao su thầm giọt tỉ tê
đường son lớp bụi buồn xê xích hồn
hồn thiêu tàn lá cỏ vườn
khói vươn vòng bánh xe tròn quay đi
rạc rời trên đỉnh đồi khuya
vầng trăng ngã bóng ngựa về lang thang .
( thơ TRẦN TUẤN KIỆT )
3. bờ cửu long
con chim cu ngói
về gáy một lần
bên bờ cửu long
một người thôn nữ
gieo mạ trên đồng
bên bờ cửu long
những làn sóng biếc
thao thiết muôn trùng
bên bờ cửu long .*
(thơ TRẦN TUẤN KIỆT )
----------------------------------------------------------------------------------------------
* Lời chú : về hình thức , nhiều bài thơ của TTK giống như những bài
haikai hay nhửng đoản ca trong thi ca Nhật Bản. Giữa thời đại của
tốc độ hôm nay, những bài thơ ngắn xúc tích , cô đọng như thế thường được
chú ý , vả l5i, người đọc đõ mất thời giờ .
( N.Đ,T. chú thích ) .
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4. nai và rừng
Bây giờ ngủ chẳng yên gì
Bão thưa thớt dậy tuyết bay đầy trời
Rừng xanh mộng cũng dần vơi
Đã nghe tiếng động gót người bên khe
Con chim nằm bụi tung xòe
Chiếc lông tơ mịn tan nhòe bóng đêm
Với trăng thu nọ ưu phiền
Với hai gạc nhỏ trơ tìm hương xa
Ngàn truông tiếng vọng bao la
Nỗi sầu đất lệch cùng xa xôi nguồn
Mắt xanh nai đã bồn chồn
Thổi tan hoang giấc mộng hồn ra đi .
( trích NAI )
5. nàng
Em về cõng gió mùa thu
Hai vai thần tượng gánh sầu nhân gian
Chân son giẫm hướng điêu tàn
Mùa hoa xuân đậu muôn vàn lên môi
Tầm xuân anh hé nụ cười
Tóc em bỗng xõa một trời biệt ly .
( trích BÀI CA THẾ GIỚI )
[]
thơ TRẦN TUẤN KIỆT .
( trích NHỮNG NHÀ THƠ HÔM NAY / NGUYỄN ĐÌNH TUYẾN -
Nxb Nhà văn Vietnam tái bản, Saigon 1967 - tr. 377 - 383)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ