Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

TƯỞNG NHỚ NGHỆ SĨ HOÀNG THƯ ( 1921 - 1999 ) / Hoàng Vũ Đông Sơn



                      T ư ở n g    n h ớ    n g h ệ    s ĩ    H o à  n  g    T h ư   ( 1921 - 1999 )
                                              bài  viết :     HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN

    Đúng 20 giờ ngày 20 - 12 - 2002  năm nay là tròn 3 năm anh  Hoàng Thư từ biệt mọi hệ lụy cuộc đời .
     Sáng 30 - 12 - 2000 ,  anh  Thế Phong và tôi đến quán 27 Nguyễn Thị Diệu ( quận 3 ) gặp anh  Nguyễn Quốc Thái    uống cà phê để tưởng niệm Hoàng Thư .   Tôi đã trao tay cho  2 anh  bài   viết nhỏ về   anh Hoàng Thư :

                                            Anh Hoàng Thư ơi !
                                            Thế là đã giỗ đầu anh
                                             Quang âm thấm thoát
                                             Mong manh phận người
                                             Lưu Đồn Trấn Thủ chơi vơi
                                             Bức tường long lở
                                             Đơn côi phận mình
                                             Có vài mạng sống chân tình
                                             Nhớ anh cùng với
                                              Bất bình vu vơ  !
                                                             Saigon 30 -12 - 2000
                                                           HÒANG VŨ ĐÔNG SƠN

          Sáng 30-12- 2001,   tôi lại tới góc ngồi  ở Quán Cá phê 27  với  tách cà phê đen  trên bàn ,  thì Nguyễn Quốc Thái  tới .  Anh hỏi tôi :
           -  Có nhớ hôm nay là ngày gì không ?
           -   Hoàng Thư ra đi tròn 2 năm   !
           Hai chúng tôi ,   chỉ hai chúng tôi thôi .    Im lặng .   Cơn gió đông nam   bỗng tạt qua làm lay động,   khiến những chiếc lá vàng trên cây sa-bô-chê   õng ẹo  lìa cành rơi xuống  trước mặt chúng tôi  .  Trước tầm nhìn chúng trôi -  là cây khế  - nhiều trái màu vàng mày vàng ươm lộp độp  trên mái tôn hàng hiên .   Cây khế đang đơm bông, hoa tím ngắt .
            Trên đường về ,   tôi ' tự kiểm bạc tiền trong túi "  - vậy là không đủ ghé quán Bà  Dậu  ( nay  ' công tử Bình quản cai ) - chẳng hiểu sao, tôi vẫn cứ  chạy tới lối đường mà xưa gọi là ' Bạc  Má Hồng (  Mac Mahon,  đổi  Charles de  Gaulle  ,  bây giờ  là Nam Kỳ Khởi Nghĩa ).      Nơi đây có bức tường loang lổ mà xưa kia  anh Hoàng  Thư vẫn ngồi.   Nắng cuối năm thật gay gắt . 
          Ngày 30 - 12 - 2002 này,   theo tập quán việt ta là giỗ hết ,  tức giỡ đoạn  tang anh  Hoàng Thư  .
Bài viết  : '  Bạn của  Thơ / Thoy của  Bạn '   dưới đây,  và mấy dòng này chỉ để nhắc nhở anh chị em trong làng văn nhờ lại ít nhiều kỷ niệm về NGHỆ SĨ    HOÀNG THƯ .. 
                                                                                                                                                                     Sài Gòn 16- 12 -2002
        h.v.đ.s,
                                                                                                                                                                                 

                                                            BẠN CỦA THƠ
                                                            THƠ CỦA BẠN

           Thế là  ' Trấn  Thủ '  chẳng còn ' Lưu  Đồn '  đước nữa ,  vì Hoàng Thư  đã vĩnh viễn ôm  ' Vòm Trời Xanh    ' cùng những tinh cầu phiêu lãng .
-----
  tên một tác phẩm của  Hoàng  Thư

                                                                       *

            80 năm sống trải,   trải dài trên quê hương lầm than  vì binh lửa .   Ngươc bắc xuôi nam  chán chê,  rồi Hoàng Thư trụ lại ở Sài Gòn   ở  đường Bạc Má Hồng ( nay Nam Kỳ Khởi Nghĩa ) .    Tên đường nghe có vẻ ngộ nghĩnh này do tây đặt : Mac Mahon .   Chẳng biết rõ  đó  là đại danh của ông Tây, bà Tàu nào ,   vị đó có  góp đại công  vào việc xâm lăng và bình định xưa Nam Việt để biến thành Nam Kỳ  thuộc địa hay không ?   Tên đường  đã nhiều lần thay đổi ,   bây giờ là  đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa .   Nhưng người Saigon cũ vẫn quen thói hài hước,  cứ gọi là   đường Bạc Má Hồng  .

                                                                        *
           Tôi nghe tiếng anh từ ngày còn bé .
            Chương trình thi văn Tao Đàn của đài  Phát Thanh Saigon không thể thiếu 2 giọng nam ngâm',  là Quách  Đàm ,  Hoàng  Thư ở lúc khởi đầu .   Quách  Đàm  ngâm đúng' cung bực bằng trắc '  của từng thể loại thơ ca .   Hoàng Thư trái lại ,   không tuân thủ tuyệt đối .   Khi thấy cần phải phá cách ,  cứ đưa ngôn ngữ lên đỉnh cao cho thi ca thêm tuyệt vời .   Thi sĩ Đinh Hùng là người  biết chọn mặt gởi vàng khi ông chấp chưởng Tao Đàn Thi Văn .

         Hoàng  Thư bẩm sinh đã có tài trình diễn thi ca, vũ nhạc kịch .   Ở bộ môn nào,  anh cũng vươn tới đỉnh cao .    Hoàng Thư sáng giá  nhất   trong việc  sáng tác, biên soạn , dàn dựng được những vũ điệu kỳ tuyệt .   Đáng kể nhất là vở Trấn Thủ Lưu Đồn  và Con Đĩ Đánh Bồng ,   đích thân anh vừa đạo diễn, vừa là nghệ sĩ múa chính    ( khi không có người nhập vai phù  hợp ) .
          Hoàng Thư    phải là người bạo phổi lắm mới dám màng sự kiện trái  ngươc nhau như 2 vế của một đôi câu đối rất chỉnh chu :

                                        Trấn Thủ Lưu Đồn,   ngoài biên cương đầy ải 
                                        Con Đĩ Đánh Bồng,  tụi phố thị nhởn nhơ 

          Tôi kính    mến anh Hoàng Thư ở những điều kể trên ,   chứ không phải ' Hoàng Thư thành danh nghệmúa Trấn Thủ Lưu Đồn " ... có một không hai ở miền  Nam trước 1975 -  sáng danh ở nhiều   buổi trình diễn qua nhiều nước trên thế giới : Nhật, PhápĐài Loan , Philippines , Hong Kong, Lào , Campuchia, Thái lan  v.v..."  *
-----
* trích từ  Thằng Phải Gió  giới thiệu Hoàng Thư trong" Thư viết ở Saigon / Thế Phong "  ( Văn Uyển  Cali. (USA)  xb năm 2000 ). 
           
             thể  mỗi thời một khác .   Mà,  so sánh thì luôn luôn  khập khễnh,   Hoàng Thư làm câu đối cho đời  chiêm ngưỡng và tự tìm hiểu lấy, tự phê phán lấy .   Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến  từng tổng đốc Sơn-Hưng-Tuyên có bằng cấp cao, quan chức lớn vào bậc nhất nơớc vẫn rét,  khi phải mượn cuộc thi
 ' bình Kiều '  để than thở :   Bạc ba trăm lạng mà xong nhỉ /   Đời trước làm quan cũng thế a ? "
          
                                                                    *

       Thơ của tôi trong tập  Cuồng Lũ  được anh Hoàng Thư   trích ngâm khiến tôi bàng hoàng  " sướng mé  đìu hiu ! " .   ( ngôn từ của nhà văn Duyên Anh )  .  Thật đúng ! chỉ là sướng mé , sướng một tí tẹo,  một góc rất nhỏ thôi .    (....)     Đứa con tinh thần của Trần Bất Bạt và Hoàng Vũ Đông Sơn  què cụt,  méo miệng, sứt tai ; nhưng anh Hoàng Thư vẫn bình, vẫn chọn để diễn ngâm .   Phải chăng    anh đã thương một thằng em, một mầm non văn nghệ  đang bị bó thân   bằng' ba thước ka ki '  mà chiến trường thì mỗi ngày mỗi thêm khắc nghiệt !

          Những ngày tháng ấy , tôi lưu lạc ở các tỉnh Qủang Trị ,  Thừa Thiên,  Quảng Nam ,  Quảng Tín, Quảng  Ngãi .    Muốn quên cũng chẳng được  những địa danh : Sơn Hà,  Đỗ Xá , A Shau , A Lưới ,  Làng Vei, Khe  Sanh ... nên tôi chẳng có dịp nào về cảm ơn anh Hoàng Thư .   tất cả công việc xin phép,ấn loát, xuất bản , phát hành đều do Trần Bất Bạt và anh em tôi lo liệu giùm .

           Mãi tới năm  1990 , qua ' ông anh vợ tôi ' *  -  tôi mới chính thức  thân quên với anh Hoàng Thư .   Anh Hoàng Thư cô đơn như một chiếc bóng ,   bầu bạn anh em cũ,  những người anh còn nhìn mặt,  hay anh tạm chấp nhận tới thăm,  anh vui lắm .   Lúc  hứng khởi,  anh kể lại những chuyện xưa tích cũ,  vui có,  buồn có,  và những ứng phó rất là Hoàng Thư .
 -----
  ông anh vợ tôi '  ám chỉ  Thanh Thương Hoàng. ( chỉ là một cách nói đùa ) .                      
                                                              
                                                                        *  
              Hiếm khi anh Hoàng Thư ăn hết một xuất ăn buổi sáng .   Nhiều khi anh ngồi nhìn anh em ăn,  khuyến khích tôi : " Cố ăn nhiều,  nếu còn dịp .   Ăn đúng bữa để giữ sức khỏe ,  đừng như tôi khi còn trẻ .." .

                                                                         *
            Tôi còn nợ anh Hoàng Thư một cái hẹn :  về Thanh Đa  , ra bờ sông ngồi nhâm nhi tách cà phê, ngắm trời xem cao, thấp ,  sóng nhấp nhô đưa những cánh bèo Nhật Bản dập dồn quẩn quanh ,  trôi lòng vòng theo nhịp thủy triều, chẳng biết đi đâu về đâu ?    Đúng là anh Hoàng Thư  không có  duyên với khu Bình Quới  Tây thật rồi !    Cứ mỗi lần nhớ câu ' tới hẹn lại lên ' , tôi có  ý định tơi nhà thăm anh lại bị trở ngại, xách  xe Mô- by- lét   của tôi cũng lại giở chứng, đạp thì máy cứ ì ra , không nổ .   Thôi đành !

              Tôi không có văn tài  bằng và sẵn  phương tiện như 2 anh Thế Phong và Nguyễn Quốc Thái - để làm cho anh Hoàng Thư vui lòng trước lúc ra đi .   Hai anh ấy đã viết những dòng giới thiệu thơ Hoàng Thư và ' Vòm Trời Xanh'  rất thân thiết, trang trọng  - lại được  anh Diễm Châu *  ở  Lộ  Trấn bên trời tây in ấn  đẹp , hình như chỉ  có vài chục cuốn  tặng bạn bè  .
----
Diễm Châu ( Phạm Văn Rao  1937-  2006  France   )

               Riêng anh Nguyễn Quốc Thái  đang làm ở báo Doanh Nghiệp - nhiều lần được  các doanh gia  mới đi thăm thú trời Tây , hết Pháp lại Mỹ  .   Anh Quốc Thái vẫn dành thời giờ    phối hợp với thi sĩ Diễm Châu  ở Lộ  Trấn ( Strasbourg)  in ấn, phát hành tại Pháp  Vòm Trời Xanh của Hoàng Thư  + Lời giới thiệu của Thế Phong và Nguyễn Quốc Thái .   ( chỉ in phần việt ngữ ).

               Tôi có một bản  thảo ( in vi tính)  Vòm Trời Xanh  - tác giả sáng tác bằng 2 ngôn ngữ : Việt + Pháp  do anh  Thế Phong tặng  tôi  - hình như tập  thơ này còn có  phần nhạc do nhạc sĩ Y Vân làm tổng phổ .   
               Mở tập Vòm Trời Xanh ra,   ở  trang đầu ,  tác giả khẳng định :
     
                      " Là kinh điển   . Bản giao hưởng mang tính chất tự  truyện  "

               ở phẩn Mục lục :

                 " Nữ thần âm nhạc  / Tuổi ấu thơ /  Mảnh đất còn sót lại của  Thượng Đế .

                 tác giả  ghi  tặng :

                     " Cho con     / và Đà Lạt . thành phố cả Rừng Thông .  

              Tôi  hỏi  riêng anh Thế Phong, được anh cho biết :
              - anh Hoàng Thư thực hiện được phần  Thơ  ( lời nhạc )  chạy tiền in vi tính đã là một sự cố gắng hết sức  rồi , làm gì có tiền để thuê người kẻ nhạc ? 
                Anh Nguyễn Quốc Thái cho biết thêm  :
              -.... anh Diễm Châu  và  tôi gặp nhau chỉ có ít ngày ở  Strasbourg , chỉ kịp in phần thơ tiếng việt thôi , và lấy  danh nghĩa  Nxb Trình  Bày  hải ngoại  xuất bản , do anh Diễm Châu đứng tên . 

                                                                   *

                Tôi mong mỏi tất cả anh em bầu bạn của anh Hoàng Thư ở đây hoặc đâu đó : yêu Thơ, yêu Nhạc của  Hoàng Thư - sớm thực hiện được   BẢN GIAO HƯỞNG : VÒM TRỜI XANH / VOU^TE  AZURÉE /  BLUE FIRMANENT (  cùng 2 bản nhạc do  cố nhạc sĩ Y Vân làm tổng phổ .
                 Khúc Giao hưởng thanh bình như ' Vòm Trời Xanh '  sẽ mãi mãi là  bạn của thơ . sẽ mãi mãi là  Thơ của  bạn chúng ta .    Những khi cuộc đời không còn gì để mất, mà được nghe  Hoàng Thư + Y Vân  từ xa xăm dạo khúc Giao hưởng - tất sẽ nhắc nhở cho đời mãi mãi không quên Trấn Thủ Lưu Đồn , Con Đĩ Đánh Bồng lẳng lơ,  đáng thương hay đáng trách  ở Hôm qua và còn lại mãi ở   Ngày Mai !

                                                                    *
                Ngồi tại Lộ  Trấn ( Diễm Châu đặt tên việt cho thị trấn Strasbourg ) , anh Nguyễn Quốc Thái nhớ lại :
               -... mỗi sáng Hoàng Thư    ngồi đó,  khiêm tốn tựa lưng vào bức tường long lở , cũ  càng trong môt con hẻm của cư xá  De  Gaulle ..." 
                  Ngắm    mây trôi ở xứ lạ, quê người -   Nguyễn Quốc Thái  đọc  lại Vòm Trời Xanh  , còn thêm mấy dòng cảm khái ở cuối bài giới thiệu tập thơ nhạc HoàngThư:

            " Với  nỗi đam mê tận cùng ngây ngất   / Vói ánh lửa phả hồng mái tóc bạc /  
                                    Với ánh mắt nghi ngút heo may tách biệt ... "  .

                                                                  *

                Hoàng Thư ( 1921- 1999 ), tính theo  tuổi âm lịch , anh vừa đúng 80 .   bát tuần khánh hỷ ,  nếu không gặp nghịch cảnh  ,  lúc vãn niên ,  rời bỏ cuộc đời ra đi ,  vì trầm uất , lúc 20 giờ ngày 30 - 12 - 1999 tại bệnh viện  Trưng Vương .    Phải chi, anh chịu khó thở hít khí trời 28 tiếng đồng hồ nữa, thì đã là giao
 thừa của  1999- 2000 .    Và nếu sống thêm 366 ngày nữa để cùng nhân lọai cùng bước vào thiên niên kỷ thứ 3, chả thú lắm hay  sao ?

                                                                    *
                Tiễn  Hoàng Thư hôm ấy có : Vương Đức Lệ , Vương Đàm ,  Nguyễn Hải Phương , Nguyễn Quốc Thái... là những người tôi quen biết .    Chỉ có anh chị  Thế Phong  lên tận hỏa đài để nhìn xác Hoàng Thư nương khói bay lên bầu trời .
                Những người không thể theo  xe tang lên  Thuận An ( Bình Dương )  đều giắt xe theo sau xe tang Hoàng Thư - qua ngã tư Võ Thị Sáu - Nam Kỳ Khởi  Nghĩa  ( Hiền Vương + Bạc Má Hồng cũ ) .    Riêng tôi, đọc  cho anh Vương Đàm  nghe lời tôi ghi trong Sổ Điếu Tang anh Trần Huy Phong ( trưởng- môn-  đời thứ 3 Việt Võ Đạo ) và cũng để tiễn anh Hoàng Thư hôm nay :

                                       "  Khóc anh  tôi phải mượn  lời 
                                          Người xưa tiễn bạn về nơi vĩnh hằng
                                           Ô hô !
                                                  thế sự thăng trầm  liên thế biến
                                           Ai tai !
                                                   Giang sơn hào kiệt kỷ nhân tồn !  "

                    Anh Vương Đàm nghe xong,   bèn đọc ngay 2 câu thơ của TCHYA :

                                         " Nghệ sĩ chót sinh  nhiều cảm lụy
                                            Dẫu tàn thân thế khó quên nhau ! " .
                        []

                                 HOÀNG VŨ ĐÔNG SƠN
                                           Saigon 16 - 12- 2000.            

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ