Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Dấu tích của sự ô nhục / tự-sự-kể c.virgil gheorghiu

 PHỤ LỤC  CHIẾC ROI NGỰA
 tiểu thuyết C.V. Gheorghiu

                                         d ấ u   t í c h   c ủ a   s ự   ô   n h ụ c
                                            tự -sự- kể  :       constant virgil gheorghiu 
                                      bản  việt ngữ :        đường bá bổn



Paris, tháng giêng 1960 .

                            Thế là gần mười năm nay gay go trôi qua .   Một  thảm kịch vẫn chưa hết !   Xưa,  vợ tôi đã trải qua  nhiều thảm kịch : tù đày,  lưu đày,  bắt bớ ,  hành hạ ,  bị tịch thu của cải .   Và đã nhiều lần như vậy .

                            Chúng tôi, hai người lâm vào cảnh đau đớn trở thành những kẻ vô định  trước ngã ba cuộc đời ! .
                            Nhưng nỗi đau đớn   hiện  tại đã kéo  dài 10 năm - đi xa hơn tất cả các lần trước, mà xưa kia chúng tôi từng chịu đựng .

                            Ở Paris ,  nơi chúng tôi sống đau đớn từ 6 năm nay  rồi.   Là một  thủ đô  của  mẫu quốc Pháp  - đô thị  lớn này đã  vượt luật lệ  nhiều điều rồi có thể bị ém nhẹm, giấu kín .    Thế mà chúng tôi vẫn phải sống ở Paris, chứ không còn một nơi nào khác !  Đó là lý do duy nhất,  tuy vậy,  nếu khôn ngoan  hơn - đôi khi cũng xảy ra chuyện người ta khám phá ra , nhận diện được chúng tôi đấy !   Có những người đồng hương nổi lên chống và muốn dày xéo không  muốn cho chúng tôi sống nữa . 
                            
                          Thảm kịch đó là do tôi  ,  thật ra chỉ một mình tôi thôi .   Bởi tôi là dấu tích của sự nhục nhã .

                         Đã quá muộn  để chống đối sự ô nhục  đó .   Nhân chứng đặt lên đầu  tôi,  thực ra là của bọn giết người đầy muu mẹo hiểm độc,  dối trá nữa , kể cả nhiều vị thẩm phán tòng phạm .   Thật ra đã quá muộn để nhắc lại chuyện cũ đã xảy ra đó ! 
                          Dầu sự kiện đã xong xuôi, nhưng dấu tich ô nhục vẫn khắc sâu  tâm khảm , da thịt tôi qua những vết sẹo sâu hoắm ,  từ dùi  thép nung đỏ gí vào  -  chỉ còn chết đi họa may mới xóa sạch được thôi !

                          Thế mà dấu tích kia đã phân biệt được đâu là niềm ô nhục và đó là niềm ô nhục lớn nhất thế kỷ đấy .   Mỗi một thời đoạn có sự ô nhục  riêng,  dưới mắt những kẻ sống cùng thế hệ ,  rồi qua đi ở các thế kệ khác .

                         Ở thế kỷ trước  tới thế kỷ này  lại  chuyển tiếp thế kỷ sau ,  người ta coi sự ô nhục lón nhất là kẻ  mang bệnh hủi  vào người .   Người ta buộc chuông vào kẻ mang bệnh hủi .  Người ta lưu đày họ ,Rồi người ta đuổi họ ra xa thành phố , làng mạc , nơi cư trú .

                         Đôi khi người ta còn giết họ bằng cách ném  những viên đá .   Lần khác, người ta còn thiêu sống họ .   Người ta giam họ trong căn nhà  bỏ trống ; người ta ném họ vào trong hang rồi bịt kín lối ra .
                         Chính điều ấy được nhân danh luân lý,  vệ sinh chung ,  và ở quan niệm dân vụ mà người ta xử đối với bọn người hủi .   Khi  một tên hủi qua đời ,  thì mỗi công dân sẽ ngủ ngon hơn , đối với lương tâm,  người ta đã làm tròn bổn phận.  Hôm nay, nỗi nhục nhã lớn nhất  là  còn bọn Phát xít,   nên họ cũng áp dụng cho những người sống ở thời đại này mọi sự phản ứng tương tự - khác gì   ngày xưa,  đối với  kẻ bị mắc bệnh hủi vậy .

                           Nếu anh thấy bận tâm  với người hàng xóm hay kẻ chống đối một kẻ nào khác ,  anh để cho họ vừa đi ra   ngoài phố , thì anh kêu lớn lên : " thằng địch thủ kia chính là tên Phát  xít đấy !"   Đám đông sẽ tức thì vội vã theo hắn ta về tận nhà , xử tử hắn mà không cần  trưng ra  bản ản khẩn cấp .  Và chính tôi đây ,  tôi đã bị mang dấu tích nhục nhã đó  !  Tôi bị chuốc nỗi nhục hờn tối thượng đó , vì họ cho tôi từng là một tên Phát xít .

                            Tất cả cá nhân danh dự phải có bổn phận  ném cục đá vào tôi, tên phát xít .   Hãy   khạc nhở vào mặt  tôi .  Rồi ném  sọt rác lên đầu tôi,  một tên Phát xít !  

                             Một vài kẻ nào đó bất lực trong việc dùng bạo lực .   Thí dụ,  người hàng xóm của tôi ở  Xanh- Cờ-Lu - là một  người có học thức đấy .   Khi ông ta gặp tôi ở ngoài phố , bèn tránh mặt, đổi vỉa hè để đi, vì không muốn nhìn thấy mặt tôi .   Bởi lẽ, đế giầy của người chân thật không thể giây bẩn ,  nhục nhã  chung đụng  cùng  đi đứng, gặp gỡ  với đế giầy   bọn Phát xít .   Bởi không phải riêng cá nhân tôi bị dấu tích nhục nhã tối thượng kia - mà cả đến những đồ vật nào  đụng chạm tới cũng bị nhục nhã theo, kể  cả bước chân đi của tôi cũng bị  ô nhục .  Vỉa hè ở thủ đô Paris mà tôi thường đi lang thang  bị hôi thối theo sau - chỉ trong vài tiếng đồng hồ -  vì đã bị truyền nhiễm, ô uế, từ  dấu tích của bọn Phát xít  ! 

                      Một  vài người bắt buộc - tất cả bị bó buộc - xiết tay tôi ,  sau đó họ đi tửa tay bằng  thuốc sát trùng .   Cuộc sống của tôi đã 10 năm qua rồi ,  quả   dã sống như trong hỏa ngục !  

                      Sự kiện còn sống đây,  đôi khi tình cảm của tôi còn bị nhục nhã hơn cà nhà vô đich quyền Anh .   Như là  tôi tự thoi những trái đấm vào bản mặt tôi thường ngày - có điều  lạ  chính tôi chưa bị
 " nốc ao"  là sao  ?
                    Chẳng cần nói đến sự nhịn nhục làm gì, nếu có phải giải thích, đó lại là một chuyện khác .

                     Bắt đầu nhé ,  những trái đấm tới tấp đánh trúng tôi từ khắp phía lao tới -  tôi giả vờ   không để ý tới , giả vờ  lơ đễnh không mấy quan tâm .   Thực ra, tôi đã bị lảo đảo rồi  , chẳng khác gì một võ sĩ quyền Anh lên đài rồi  bị hạ trước đó .    Cứ nhìn mọi vật diễn biến qua cái lưới,   thì chẳng có gì là sáng sủa cả ?   Thân xác tôi bị  ngã xiêu vẹo nằm dưới cầu thang  .    Chẳng cứ gì trên võ đài,  ở ngoài đường phố tôi cũng từng bị xô ngã đó ư ?   Rồi tôi  được dẫn tới Sở Cảnh sát , không bằng xe cứu thương , tính ra  cả trăm lần ấy chứ !   Nhìn này, đầu tôi tóe máu,   rất đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng .   Tôi không thể nào còn sức  chịu đựng nổi nữa với những hành động khiêu khích  đụng độ kia  - nhưng  cứ vẫn cố hy vọng hão huyền, rằng ,   ai là một  sẽ là người cuối cùng của sự chết ?    Và sự đụng độ lần sau cùng vẫn đang  chờ đợi ở trước mặt tôi .

                     Vợ tôi  cũng bị nhiều trái đấm vào mặt chẳng mấy khác so với tôi   - có điều lạ, nàng vẫn  chị đòn  mà không hề bị lảo đảo .   Nàng khỏe như trái núi đá sừng sững vậy ,  điều này khiến tôi ngạc nhiên hơn hết !

                     Mọi điều xảy đến tất không thể né tránh được mãi đâu, tất sẽ xảy tới thôi .  Hình như bây giờ sức  lực vợ tôi bỗng nhiên bị hao hụt ,  tan biến đi như cục đá tan vỡ .    Mái tóc nàng bạc trắng xóa  chỉ trong một đêm .   Rồi nếp nhăn hằn trên khuôn mặt , tim luôn luôn như bị đập thình thình , rồi vợ tôi ngã lăn ra đất, bị xây sát, tôi  đành phải khiêng nàng đặt ter6n giường .

                     Vậy là sự bất lực của người bạn đường gần gũi của tôi đã bị nổ tung,   trong óc tôi hệt một chiếc lò xo  vậy .   Vào lúc này, nàng  đứng dậy thì lảo đảo,   rồi ngã chúi xuống , còn tôi thì đành phải cố gượng gạo đứng dậy - đứng dậy không mạnh mẽ lắm, tuồng như kẻ bị chết ngất đi rồi hồi sinh trở lại  thành một  người khác trước .

                      Tôi tự biết rằng, không thể dễ quên  là chính tôi đây đang mang đầy  vết ô nhục .   Tuy vẫn khỏe, rất sẵn sàng đối địch bất cứ địch thủ nào  muốn giao đấu .   Và lúc này ư,  tôi phải cứu vợ tôi, cứu  người bạn đường lâm bệnh, và  là điều duy nhất cần phải làm ngay bây giờ .  Thế thôi bạn ạ !

                        Nhìn vợ tôi đau đớn rên la như con vật bị thương nặng - vết tích thương đau lưu cũu cả 10 năm trong da thịt, trong tâm khảm- và bây giờ cùng một lúc đến cách bất chợt quá , nên máu vết thương rỉ tuôn chảy như thác vậy .

                         Nàng thức giấc vào giữa đêm,  đã trông thấy ngay mối nguy hiểm đang de dọa đời sống chúng tôi .  Nàng  nhẩm tính  được rằng ,   ở mỗi góc phố đang có một kẻ nào đó đang cầm chiếc dùi cui, chỉ  đợi gặp ,  là choảng ngay vào đầu   .  Thật thế, cuộc sống hai chúng tôi  luôn luôn bị  các thế lực  ngầm đe dọa, canh chừng, khởi hấn  thường xuyên   khiến đời sống  thiếu êm ả  mà đầy  lo lắng !

                           -Tôi chỉ có một điều duy nhất ước mơ  là được vào ngồi trong nhà đá ;  vì ở đó có tường xây bê tông cốt sắt, khoá lớn khóa trái cửa  mà không một kẻ nào dễ lọt vào để chửi bới, dày xéo , ném sọt rác lên đầu  được !     Ở tù thì  miếng ăn được bảo đảm, và người ta không bóp nghẹt làm tôi đau đớn như ngoài đời,  nàng nói vậy !

                              Nàng còn bầy tỏ thêm ":
                           - Sự ô nhục mà anh đã mang ,  đúng ra đó là một tội ác thật bất công !   Tôi biết rất rõ như thế, bởi tôi sống luôn bên cạnh anh  nên biết tường tận mọi sự việc diễn tiến .

                             -  ... dấu tich sự ô nhục mà họ đập vào đầu tôi bây giờ đây , thật không sao có thể xóa nổi được ?  Nếu còn sự bất công như thế , thì làm cách gì để  xóa  sạch được ?  Bởi tôi vẫn bị  đeo thẻ bài nguyên là một tên Phát xít ?- tôi nói với nàng vậy .

                               - .. nếu chúng ta đến sống ở một xứ  Phát xít toàn trị  , vợ tôi  đặt câu hỏi  -   thì trong xứ phát xít kia hẳn là không có sự ô nhục,   vì ở đó, hẳn chúng ta được tôn trọng, có phải vậy không ?

                                Một tia hy vọng  mỏng manh bỗng bừng dậy trong đôi ngươi nàng .   Ý tưởng kia  của nàng đòi hỏi như là một tia hy vọng chào mừng chờ đợi : "   hay chúng ta đến nước Phát xít toàn trị dung thân nhé !? ".
                              - Không thể được !, tôi đáp .
                              -Bởi anh đã bị dấu tích Phát xít khắc sâu , và đó là  một dấu tích bị buộc kiểm soát đấy ... Chúng ta chỉ có thể sống yên ổn ở một nước Phát xít toàn trị  ,   hay là anh đồng ý chúng ta đến đó nhé !
                              -Không , không, không - tôi đáp .
                              -Anh đã bị liệt vào hàng ngũ Phát xít ở thủ đô Paris này đấy thôi  - nàng cố gắng tiếp lời -  bởi tất cả hoàn vũ theo cách sống, cách nghĩ của thủ đô Paris  -  chúng ta chẳng thể sống nổi ở đây đâu,   hãy tim  nơi   trú ẩn ở Phát xít tòan trị thôi -  riêng tôi không sao chịu nổi nữa rồi !

                                Ngay ở trong nước  Phát xít , thì chúng ta cũng bị giết thôi !  Còn ở đây, chúng ta chỉ bị dấu tích Phát xít choàng lên như một sự ô nhục  . Còn ở nước Phát xít  toàn trị,   họ sẽ giết chúng ta nhanh hơn đấy !  họ giết chúng ta bằng hơi " ga "  . Bởi lẽ, bọn Phát xít giết người không giống như bọn chống Phát xít làm  - giết chết dần mòn ở phía sau lưng đấy !  cái khác biệt  ở chỗ đó , họ giết chúng ta vì mặt trái dấu tích ô nhục kia  mà chúng ta đang mang  trong người .    Ở nước Phát xít toàn trị , chúng ta cũng bị giết -  như cách giết của bọn chống Phát xít mà thôi .    Em  đã quên rồi ư ,   tôi từng mang dấu tích của kẻ từng có dấu tích chống Phát xít đó sao ?

                            Kết quả ư ?  chúng ta cùng nhớ lại đi nào !!!
                           " 5 ngày sau đam cưới chúng ta  - vào ngày 29 . 8. 1939 ở Buy-Ka-rét bùng nổ đại chiến thứ 2 ,  Pháp +  Anh tuyên chiến với Đức quốc xã .
                              Vậy là quà cưới của chúng ta là cuộc chiến tranh ấy đấy !
                             -   ....tháng 9 . 1939 ,   nước Rumani, như tất cả các xứ thuộc vùng Ban-Căng, có  một thứ lãnh đạo được gọi là chính phủ dân chủ .   Nhưng nói thực,  chính phủ dân chủ này đang bị  Paris và Luân đôn nắm đầu chỉ huy .
                            - ở Buy-ca-rét, thủ tướng  A- măng Ka-li-nét cô , vị thủ tướng miền Ban -Căng  là người của  Paris + Luân đôn  đặt để   rồi giật giây chỉ huy -   định luật muôn đời  này  không hề  thay đổi .

              Đức quốc xã đối với các xứ Ban-Căng - ngay từ khỏi đầu cuộc chiến - chúng đã nhòm ngó rồi - nhưng chính phủ và thủ tướng đều do Béc-lanh chỉ huy .   Vậy thì, cuộc chiến tranh chịu ảnh hưởng  thế lực  đó phải diễn ra thôi, không thể khác được !

                         Ở nước Ru-ma-ni  ,   thì Đức muốn tạo một lực lượng quân sự,  nên đã tổ chức cái gọi là Lực lượng Chiến sĩ Quốc gia đặt tên " Đoàn quân Thép "  - lại vội vã thay đổi chính phủ bằng" Đoàn Quân Thép "  vào ngày 21. 9. 1939 - nghĩa là 3 tuần lễ sau khi khởi sự cuộc chiến  tranh  thứ 2 - thủ tướng A-măng Kali-nét- cô bị ám sát -  chẳng ai khác hơn , do bàn tay  thép  từ  Béc lanh chỉ huy .

                        Từ đó, Ru -ma-ni không cỏn  chính phủ là người  của Luân đôn + Paris nữa.   Lúc đó, tôi ( Gheorghiu )  23 tuổi , cuộc ám sát viên thủ tướng kia khiến tôi bị náo loạn trí óc, tâm tư .    Quả là  tôi không còn thấy sự thơ mộng chút nào  trước cảnh ám sát  thủ tiêu dã man đó !    Có vậy, họ mới dễ nắm quyền hành trọn gói bằng bạo lực .   Tổ chức ám sát, thủ tiêu do quân đội tổ chức ,  chẳng có gì  thơ mộng     hẳn vậy ,  nên bản thân tôi phản ứng lại, bằng cách lao mình vào  đập phá  với khí giới mà chính tôi có  :  viết những  vần thơ cháy bỏng chống lại tội ác, bạo hành, bạo lực, âm mưu ám sát của quân đội .

                       Tôi viết cuốn thơ để bảo vệ tự do !  Quyển thơ kia mang tựa đề A-MĂNG KA-LI-NÉT-CÔ , tên nạn nhân bị ám sát .   Trong lúc sáng tác , thì đội binh Đoàn Quân Thép - mặc áo sơ mi xanh ngày càng nhiều ; bởi cả nước đều là quân nhân, đều mặc áo sơ mi xanh, đeo súng , mang giầy ủng, áo măng tô đen .

                        Tôi bị gọi nhập ngũ , ở trong Đội Kỵ Binh miền Núi , thuộc đoàn quân  thị trấn Bờ - ra -sô đóng trên đỉnh ngọn núi Ka- pát .     Tuy mang quân phục, nhưng ở dưới hầm sâu 2 thước tuyết phủ ,  tôi vẫn tiếp tục viết sách .  Ở thị trấn Bờ- ra- sô này có  một thẩm phán  làm thơ tên là Ghê- hi- nét- cô Va-ni a , vợ anh ta là Đô-manh-đa .  Hình như các thi nhân nước Ru-ma-ni này đều có thi phẩm ký tặng Đô- manh- đa thì phải ?    Tuy  mắc bệnh lao,  bà ta vẫn  đẹp như vì sao sáng, và Đô- manh- đa  còn là một  nhạc sĩ tài năng .  

                     Có một buổi tới,  tôi đến nhà vợ chồng Ghê-hi-nét-cô, đọc thơ  trong tập AMĂNG KALINÉTCÔ của tôi cho họ thưởng thức - nghe xong,   bỗng tôi thấy họ  khiếp sợ :
                    
                       - Chắc chưa ai biết anh viết  tập thơ này chứ ?  thẩm phán nói với tôi vậy .    Theo tôi, đừng nên  đọc cho ai nghe nhé ! 
                         - Nhưng  tập thơ này sắp được in ra nay mai ,  tôi đáp .
                          - ...tất anh sẽ bị Đoàn Quân Thép hạ sát  thôi , ấy là một khi tập  thơ này được phát hành rộng rãi , Đô-manh-đa nói vậy .   Anh cho tập thơ này ra mắt chẳng ích lợi gì  đâu, theo tôi, hãy giấu  nó,  đào hố chôn nó , hoặc đốt  phi tang   . Chẳng lẽ anh  định tiêu phí cuộc sống anh với tập thơ này ra 
mắt sao  ?
                        - Tôi không sợ , trái lại, tôi  hãnh diện ấy  chứ ! .    Chẳng có gì đáng ngại  phải tiêu phí đời ở tuổi 23 , khi mà viết được một  thi  tập  chống độc tài, chống bạo lực, đề cao Tự do .   Theo tôi,   là nhà thơ , thì chẳng còn vinh dự hơn ,   khi anh ta bị xử bắn   vì tác phẩm   - mà chuyện này chắc khó có thể xảy ra ?
                          -Tôi không sợ chết đâu, tôi đáp .

                            Lòng tôi khi ấy sướng muốn  phát điên lên ,  và Đô-manh -đa  biết rằng cái chết không làm tác giả nao núng,  nhưng nếu bị tàn tật hẳn anh ta sẽ sợ cuống lên, bởi vì tàn tật sẽ  làm cho tác giả sợ hơn cái chết !

                             - Đoàn Quân Thép sẽ hạ anh mất thôi ,  Đô-manh-đa tiếp lời .  Nhưng này,  anh có chắc chắn là được chết  một lần không đấy ?   Chẳng hạn bị què quặt mà không chết, rồi tàn tật suốt đời thì khổ thân đời lắm đấy !    Đừng  phát hành tập thơ ấy làm gì !

                              Tôi không muốn nghe thêm một lời nào nữa rồi ! tôi thầm nghĩ vậy .

                               -Anh còn mẹ, còn cha , viên thẩm phán tiêp lời  .  Mẹ anh  và cha anh đều còn sống, anh phải nghĩ đến họ , chứ không chỉ nghĩ riêng cho bản thân anh .   Anh không được quyền làm họ buồn lòng về anh chứ ?
                               - Tôi nghĩ thế này, với bất cứ người cha, người mẹ nào trên trái đất này  cũng cảm thấy vinh dự hơn khi có đứa con làm thơ  bị  thủ  tiêu, ám sát vì tác phẩm  của nó  chống độc tài, áp bức, đề cao tự do , tôi  trả lời anh ta vậy .

                              Rời nhà họ rồi,   tôi vẫn quyết định  in tập thơ ấy .    Bản thảo hoàn tất, tôi vội đưa   tới nhà sách Xô-vếch  ở thủ đô Buy-Ca- Rét, môt nhà xuất bản lớn , do  một người Do Thái lai Pháp ở
 Ru-ma-ni  làm chủ .
               
                            Giám đốc nhà sách, xuất bản  Xô-vếch ,. người Do Thái, có lẽ thế,   tên là Ê-min Ôc-nơ-an-nuy .

                            -Tôi nhận xuất bản tập sách của ông, in trong một thời gian ngắn , nhanh nhất. -  giám đốc trả lời  ngắn, gọn, đanh thép .
                        
                                Câu trả lời ngắn, gọn, quyết đoán của giám đốc nhà sách nhận in  nói như vậy,  tất nhiên nội dung thi tập của tôi phải  có một nội dung quan trọng ,  ông ta còn  hứa trả bản quyền dần dần .  Mà bản quyền tập thơ có  được trả nhiều nhặn gì cho cam ! 

                                 Bỗng như tội quên phắt đi, giá  trị nội dung tập  thơ kia không phải vì văn chương,   mà là nội dung chính trị ,  đích thực  như vậy đấy ! 

                                  A-măng Ka-li-nét-cô trên thực tế -  cuốn thơ độc nhất dám vạch tội bọn Phát xít- đã thủ tiêu ám sát  thủ tướng dân chủ A-măng Ka-li-nét cô  - để chấm dứt chế độ dân chủ phương tây ở Ru-ma ni  dấy thôi !

                         - .... tháng 3 năm 1940 , người ta  treo giải thưởng Thơ Hoàng Gia  cho một tập thơ khác của tôi,  tựa đề  " Viết trên tuyết "  ( Calligaphie sur la neige )  trong khi quân Đức Phát xít đang  xua quân tiến vào Paris xâm lược  Pháp . 

                          - .. tôi mang thi tâp mói in xong A- măng Ka -li - nét-  cô tới  tặng một nhà phê bình văn học Ru -mani,   tên là Sơ -ban-ki   Ô-kuy-lét- cô .

                            Nhà phê bình văn học ở phố Ô-kơ  Tờ-rô-xê-ni - một trong những phố đông đúc nhất ở thủ đô Buy-Ka-Rét ;  chính ở phố này, bà vợ góa của thủ tướng  bị ám sát cũng ở đây .   Vợ tôi  cùng đi với tôi .   Sơ-ban-Ki Ô-kuy-lét cô    giữ hai chúng tôi lại ăn cơm . Với tôi,  khi ấy một nhà thơ trẻ,  được giữ lại ăn cơm ở nhà ông ấy đã là một hãnh diện lớn ,   niềm vui tột cùng,   quan trọng chẳng khác gì lần nhận được  Giải Thơ Hoàng Gia  vậy .

                           -Tôi khen , vì anh can đảm ,  Sơ-ban-ki  nói ,  khi  bắt tay tôi .   Phải tự luyện  cho bản thân một sự can đảm  cả tinh thần, lẫn thể xác thì mới dám in một thi tập chống lại Đoàn Quân Thép  .  Vả lại,  tập thơ  mang tên vị thủ tơớng vừa bị ám sát bởi Đoàn Quân Thép .   Trong mọi trường hợp, sự can đảm lớn nhất của một thi sĩ Ru-ma-ni đã dám hy sinh,  khinh hiểm nghèo để  cho ra mắt tập thơ như thế !   Ai cũng biết rằng : khắp nơi đều có  mặt Đoàn Quân Thép  , một thứ Lê dương có tổ chức, súng đạn đầy mình  phủ đầy khắp nơi khắp chốn tại thủ đô Buy-Ka-Rét , kể cả các tỉnh, thị trấn , làng mạc trong cả nước , số lính tráng mật vụ  này đông biết chừng nào ! 
         
                        Nói xong, nhà phê bình Sơ-ban-ki Ô-kuy-lét-cô     nhìn vợ tôi. -  ông ta tiếp :

                        - Chồng bà đã coi sự hiểm nghèo thật lớn lao kia rồi đó !  Thật mà nói,  sự hiểm nghèo lớn lao kia, tất bà cùng phải xẻ chia  , mà  nói cũng bằng  thừa , vì  chính bà đã chia sẻ cùng ông nhà rồi  !

                        -Chồng tôi là nhà thơ , vợ tôi trả lời ,  thơ và tự do  là một .   Chồng tôi đeo đuổi nghiệp thơ, tất nhiên vợ  tự ý xin theo sau chồng  .

                         - Sao bà liều vậy ?   rất có  thể bà sẽ trở thành góa phụ,    thưa bà  -  Sơ-ban-ki trả lờiĐoàn Quân Thép  không đùa đâu ?  bởi họ chỉ biết   bắn và giết !
                         
                         - Tôi có là vợ góa của thi nhân bị hạ sát, bởi chồng tôi làm thơ ca tụng tự do, thì âu đó là vinh dự cho tôi - vợ tôi đáp .

                          Vợ chồng tôi rất thân thiết với nhau,  kể cả những điều mà  chúng tôi nói ra .   Thật hãnh diện về điều chúng tôi đã làm.   Chúng tôi không sợ chi cả .   Cũng chẳng hiểu sao lại có  càm giác này ...  mà người khác nếu làm như tôi thì họ lại sơ sệt ?    Tôi chẳng hiểu sao lại chỉ có 2 người chúng tôi  đồng lòng cùng nhau  đi trên con đường chống lại  sự  ngăn chặn   Tự do trong  thơ ca  - mà  trong số ấy  bạn bè chúng tôi chỉ mới  nghĩ ,   hoặc nói đến tự do  đã  thấy ngay nguy hiểm tày trời đe dọa  khiến họ bị  tụt vòi !

                         Nhà phê bình văn học Sơ-ban-ki  Ô-kuy-lét-cô    và vợ ông ta còn là giáo sư,    từng theo học ở Soọc-Bon tại thủ đô Paris nước Pháp .   Trong bữa ăn ,  họ chỉ bàn về sự thất thủ  Paris ,  về nước Pháp bị Phát xít xua quân chiếm cứ .   Tôi có cảm tưởng rằng họ yêu nước Pháp hơn cà nước Ru-ma - ni  vậy .   Họ nói với tôi - khi tôi xuất bản  thi tập A-măng Ka-li-nét-cô là tôi đã giúp nước Pháp đang trong tình trạng bị  Phát xít xâm lăng .    Riêng tôi ,   thấy không mấy quan trọng về điều nhà phê bình đề cập.   Chẳng hạn, họ nói :

                         - Ai chống lại tội ác ,   bạo hành là chiến đấu chio tự do của nước Pháp .

                           Những ngày về sau ,   vợ tôi và tôi,  chúng tôi giắt tay nhau rạo chơi thật vui sướng,  nhất là khi đem tặng thi tập mới in ra cho bạn bè ở thủ đô Buy-Ka- Rét .

                           Tình hình chính trị bắt đầu sôi động,  tiếp là biến chuyển  quân sự nối tiếp nhau .  Vua Sác-Lơ II  bị phế truất, lưu đày;  Đoàn Quân Thép nắm chính quyền .   Còn bọn sát nhân thủ phạm giết  thủ tướng A-măng Ka -li-nét-cô đều trở thành bộ  trưởng .   Ở Ru-ma- ni, nước chúng tôi, đúng là  bọn lính lê dương đang nắm quyền hành .   Sau ít năm nắm chính quyền, nay bọn Đoàn Quân  Thép  ném vào  đó một cuộc cách mạng , và quả thực chưa có một  chính phủ nào có thể hoàn thành cuộc cách mạng nhanh đến thế !   Đoàn Quân Thép tuyên bố làm cách mạng, để nhân cơ hội này có dịp thuận tiện trừ khử phe đối lập  chỉ trong vài tiếng đồng hồ .    Khẩu hiệu của chúng nêu ra :  kẻ nào không theo ta là  chống chúng ta .   Chỉ trong một đêm,   toàn thể công chức thuộc chế độ dân chủ đều bị tóm sạch, bị đem nhốt tù trong hầm Di-la-va  (  ngoại vi thủ đô ) , hoặc  nhiều kẻ bị bắn bỏ .

                       Chỉ trong một đêm thôi , người Do Thái ở Buy-ka -Rét bị buộc tập trung rồ bị đem bắn bỏ hết .  Tới rạng đông  bữa sau , xác người Do Thái nằm trần truồng chất đống được chở tới ném xuống một hố công cộng .   Có kẻ còn bị treo cổ tòng teng trên các cây ven lộ  thủ đô, cả ở cột giây điện và các cột đèn nữa .   Tôi nhìn thấy  kẻ còn  sống bị treo lên, giây buộc ngang nách .   Những ai không đứng trong hàng ngũ của Đoàn Quân Thép đều bị coi là phản động, bị trừ khử, thủ tiêu, ám sát, treo cổ . Lúc này rất nhiều cuộc hội họp được tổ chức rầm rộ trong  thành phố ,   nào  xác lính  Lê dương của vua Sác-Lơ  II  tuy đã chôn rồi,  nay được xới lên cho vào hòm áo quan , đưa lên xe  làm đám rước qua các phố xá .   Còn bọn  tay chân Đoàn Quân Thép từng hạ sát thủ tướng A-măng Ka-li-nét-cô được  cơ hội nắm quyền bính cai trị  đất nước  Ru -ma- ni .   Riêng tôi,   tác giả thi tập A-măng Ka-li-nét-cô , được coi như tầm ngắm  của bọn chúng , chẳng biết giờ phút nào sẽ bị thủ tiêu, hạ sát ?  Nếu nói rằng tôi sợ bọn chúng,   tại sao tôi biết thế,   mà lại không đổi tựa tập thơ A-măng Ka -li-nét- cô như một sự khiêu khích  ?    Liệu tôi còn cơ hội để giữ lấy mạng sống không ?   Điều này không thể khẳng định được, vì hiện tại đang tình trạng  mạng sống  mỏng manh , sợi chỉ treo chuông .

                        Những ngày được gọi là cách mạng bùng nổ  , tôi làm gì  ư ?   tôi ôm nách vợ  rời khỏi nhà sớm hơn  thường lệ .   Ngoái cổ nhìn lại căn nhà từng ở,   tự biết là chẳng còn lần nào trở về nhà cũ nữa .   Ngay từ khi thi tập ra đời ,  tôi tự hiểu rằng còn ít thời gian sống sót , sớm muộn gì  tôi sẽ bị chúng bắn lén, hoặc bị thủ tiêu .    Thì phút ấy đã tới rồi  , mặc dầu tôi còn nhìn thấy đôi ba tập thơ A-măng Ka-li-nét-cô còn bầy bán ở quầy cửa kính  vài hiệu sách .  

                             Trên đại lộ Bờ-ra-ti-nô giưa thủ đô này ,  tất nhiên khó tránh được những kẻ đang dò tìm tôi,  tác giả tập thơ kia !    Giờ phút ấy tới - một kẻ lạ mặt vỗ vai  ,  giữ tôi  lại .   Tôi quay cổ nhìn xem ai ?   Họng khẩu súng đen ngòm chĩa thẳng vào ngực  .    Tôi nhìn thấy khẩu súng lục rồi,    chủ nó tên  Tê-phăn- mi- hai La-da .    Đó là một tên cao bồi được mệnh danh hu-li- găng nổi cộm mà ai sống ở đây đều biết  .   Tôi cũng biết  anh ta  , thường bắt gặp anh ta ở nhà tọa thiền Mi-ơ Ê-li-a- đi .

                                -Này Vi-ơ-din  Giọc- diu   , giờ đền tội của anh đã tới số   . Giết anh đi cho rảnh rang cùng với niềm tủi nhục mà anh đang gánh đấy ! 

                                  Nói xong, anh ta  gí  nòng súng thẳng ngực tôi ,  tôi nhìn rõ anh ta mặc áo sơ-mi mầu xanh, mặt đằng đằng sát khí .

                                   Xung quanh tôi,   đám đông vây quanh chật ních .   Tê-phăn-mi hai- La- da   bắt đầu lên tiếng giải thích cho đám đông :  lý do nào àm cách mạng phải xử tử tên  phản bội này .   Tai tôi lùng bùng chẳng nghe rõ lới anh ta giải thích cho đám đông ,  mà chỉ nghe loáng thoáng đọc tên tôi như đọc tên ô nhục   sẽ bị thủ tiêu .   Đám đông  lên tiếng phản đối .    Có  kẻ nắm lấy tay  tên đao phủ Tê-phăng mi- hai La -da, có kẻ giơ bàn tay trước họng súng  lục .   Đám đông la to  bảo tôi : " hãy chạy đi ! "    Tôi chạy  được một đoạn khá xa, còn nghe văng vẳng đám đông phản đối không cho anh ta hạ sát tôi .

                                     Thời gian sau này ,  tôi không còn được nghe tiếng đồn đại  kia nữa .   Tôi đã trốn thoát rồi , bởi tôi không muốn chết .   Quả là định mệnh an bài số phận  , nhưng chớ  vội mừng, vì sẽ có một tên đao phủ khác rình mò .   Tất nhiên là có lệnh của chỉ huy,  thì tên Tê-phăng-mi-hai La-da kia mới gí súng vào ngực tôi ,  nó chưa hạ sát tôi được,    hẳn có kẻ  khác  tiếp tục theo dõi  là lẽ đương nhiên .

                                     Bỗng nhiên tôi nhớ lại tay giám đốc nhà sách xuất bản tập thơ của tôi , quả ông ta là một người  can đảm lại  tốt bụng nữa .   Ông ta  với tôi chưa biết nhau bao giờ, chưa thể gọi là bạn bè , ông ta nhi ều tuổi hơn  ,  một chủ nhà sách, một nhà triệu phú  - mà tôi khi ấy chỉ là một nhà thơ trẻ, nghèo bạc tiền  .

                                   Bây giờ,  mỗi khi nhớ tới  Ê-min Ốc-nơ- an-nuy,  là nhớ tới người bạn vong niên đồng tâm , bạn thân thiết  như bạn thuở  ấu thơ vậy .   Chẳng hiểu bây giờ ông ta ra sao ,  có thể bị hạ sát rồi chăng ? !    Có thể xác ông ta được ném vào  lò sát sinh,  trần truồng, lõa lồ  , hoặc  thân xác bị treo lên cây như  treo thịt lợn trên móc cửa hàng ?    Chết thê thảm ! Chết không toàn thân !   như cái chết  của mọi người bị hạ sát đêm hôm ấy ....

                                  Số phận Ê-min  còn tang thương hơn cả tôi .   Ông ta không chỉ là gíam đốc nhà sách, xuất bản ,   đã từng in tập thơ A-măng Ka-li- nét cô của tôi , mà còn là người Do Thái, thật nguy hiểm biết chừng nào ?

                                   Nghĩ tới ông, trí não tôi như muốn nổi loạn  -  nói như vậy thật phi lý , nổi lọan một cách vô lý,  như tự biết bản thân  làm vậy là đứng ngoài luật pháp ,  ở trong tình trạng cảm được đang bước tới đường cùng .   Làm sao tôi có thể biết tin tức hoặc gặp mặt được chủ nhà sách kia, ông Ê-mi Ốc-nơ-an nuy ,  tôi tự nhủ vậy ?

                                    Ý tưởng kia được nung chín trrong trí não tôi  , không sao có thể   loại  bỏ được !    Với tôi, không thể không gặp không ta mà tôi có thể nhắm mắt được ?   Ông ta lả bậc đàn ánh đáng kính trọng như tôi đối với bố tôi vậy !

                                      Tôi lang thang vào một phố hẹp, ở phía sau nhà  của thi sĩ
Ơ-ghen- I-ô-nét-cô *   - một căn  nhà đẹp  có cửa sổ trông ra vườn Xích-mi-guy.    Tôi nhớ rõ địa điểm căn nhà  của nhà xuất bản Xô-vếch ở Ka-li Vích-tô-ri , đối diện  bưu điện.   Tôi đi bộ mà chân như chạy vậy ,  rồi tự nhủ :  

                             "... tốt hơn hết  là tôi ngỏ lời từ giã Ê-min Ốc-an-nuy bằng điện thoại .   Bèn vào một quán  hàng gọi điện thoại, bỗng nhiên trôi run lên - vì óc vẫn nghĩ tới chủ nhà xuất bản, nhà sách kia đã chết rồi kia mà !   Ông ta gốc Do Thái đã bị chết củng trăm người Do Thái khác trong một đêm nào đó  !   Sống và chết của  ông   này là  điều mà tôi muốn biết,  thật quan trọng !    Ông ta  đã thuộc  diện  buộc phải xa lánh,   vậy thì bữa nay nghĩ tới ông,  tôi phải tử giải thích với  tôi là  tại sao ? ..."  
  
                                     Ê-min Ốc-nơ-an-nuy chưa chết thật sao  ? Tôi   nhận tin từ nữ thư ký qua điện thoại, lại nghe được giọng nói chủ nhà xuất bản .   Giọng ông ta kín đáo, bình tĩnh,  như ở đây không ai nghe tin  có hạ sát, có người chết vậy ?   Như là không hề  có máu đổ ở ngoài phố , chủ nhà xuất bản hỏi thăm sức khỏe tôi ra sao ?   Một câu hỏi bất ngờ lại có vẻ rất ngộ nghĩnh nữa ?   Ông chủ nhà xuất bản cho  biết bọn lính Lê dương trong  một đêm ,   chúng đã đốt  hết thi phẩm  A-măng Ka-li-nét-cô của tôi rồi .  Nghe rõ  mồn một lời ông nói :

                                - Sách của anh bị thiêu hủy ở dưới hầm  , kể  cả sách nằm trong kho ở hành lang La-pa-ét nữa .   Bởi  kho hàng ở La-phay-ét nằm cạnh trụ  sở bọn cảnh vệ ...

                                 Thế là cuộc trò chuyện với ông là thật,  nói khá lâu, sau đó ông ta cúp .   Lời khuyên của ông  với tôi:  

                            "... cứ hãy bình tĩnh, đâu sẽ vào đó cả thôi !  Hãy tim một chỗ an thân nhé . Đi ngay đi, đứng chần chờ , đó  lả điều phải làm ngay , phải  rời khỏi Buy-Ka-Rét ... ".
                                 Ông Ê-min Ốc an-nuy gác máy điện thoại thật rồi !

                                  Sau này nghĩ lại ,  tôi cho đó lả một phép nhiệm mầu, thật lạ lùng !   Thực tế thì chẳng có phép lạ nào, ấy là việc  báo tin của ông Ốc-an-nuy, nhà triệu phú, chủ nhà sách, xuất bản kia  cho biết tên quận trưởng cảnh vệ I-li-tăng-ga  đã bị bắn chết sau đó ít lâu -  do chính bạn bè xử .   Vì anh ta nhận tiền  hối lộ của bọn Do Thái giàu xụ ,  kể cả việc nhận tiền của Ê-min Ốc-an nuy   - tên quận trưởng cảnh vệ   ấy bảo vệ mạng sống  cho họ - riêng với chủ nhà xuất bản triệu phú in thơ của tôi dư bảo đảm mạng sống  ung dung đấy thôi !

                               Quả là ông Ê-min biết cách tự cứu   , lại cứu  tôi nữa , cả Vi-ợc-din Mông-tơ-rê-guy- một chủ nhà sách  khác .   Và còn nhiểu người Do Thái khác được cứu nữa .   Tôi  rất muốn biết tin ở sau này, đó là chủ nhà sách , triệu phú Ê in Ốc-an-nuy đã phải chi bao nhieu tiền để cứu mạng ông ta, tôi, và bạn bè Do Thái khác ...

                                  - Một món tiền lớn bỏ ra để khoán trắng   cứu mạng sống nhiều người -  một người khác trả lời tôi câu hỏi đó.  
                                 Ngày hôm đó,  tôi mặc quân phục Kỵ binh miền núi tới thị trấn Bờ-ra-sô , qua bộ quân phục này chẳng ai nhìn thấy bộ dạng tôi mang dấu tích chống Phát xít  - mà trước kia tôi là kẻ dám nói xấu họ .

                                   - Thế là mạng tôi được cứu sống rồi .    Nhưng khi tôi vào đại học, cũng như 
 trong cơ quan công quyền khác,  thì nhà văn, nhà báo đều bị cấm cửa .   Câu chuyện từ 20 năm trôi qua , kể cả ký ức chuyển biến kia, nay nhớ lại tôi vẫn như bồi hồi xúc dộng .
                                     
                                     Quả là cuộc sống  nhà thơ đầy nguy hiểm thật,  tôi nghĩ lại tự nhủ với chính bản thân mình , thật ra nguy hiểm đó chẳng khác gì đời lính tráng ngoài mặt trận.   Có thể ví họ như đời sống kẻ làm xiếc treo trên giây - nhà thơ cũng luôn luôn phải lâm trận  đối diện cuộc sống tử thần !    Chẳng khác hơn , nếu đem so sánh  thủy thủ ngoải biển khơi đối diện hiểm nghèo sự sống, sự chết vậy !  Lấy thí dụ cuộc sống của tôi  thôi, giả thử tôi không chống lại kẻ sát nhân  từng hạ sát thủ tướng A-măng Ka-li-nét-cô, thì quả thực không xứng danh  làm thi sĩ ?    Hoặc chỉ vài tháng sau ,  nếu tôi không chống lại bọn sát nhân phạm trội chống Phát xít  - bọn này đông lắm - thì tôi chẳng xứng đáng mang danh làm thi sĩ nữa !

                                       Với cách xử thế đó,  tôi viết thơ chống lại Đoàn Quân Thép , lại chống luôn bọn tòng phạm của Phát xít - khi chúng hạ sát thủ tướng A-măng Ka-li-nét-cô .    Tôi đã từng viết trong
Ard Malurile Nistrului **  rằng :  chống   lại bọn sát nhân chống Phát xít khi chúng đang tiêu diệt một phần dân cư ở xứ Bét-xa-ra-bi .   Một nửa số sách của tôi bị bọn Phát xít đốt,  một nửa kia  lại bị bọn chống Phát xít thiêu hủy . Tự nghĩ thôi :  đó là số phận rất hợp thời đối với  một tác  phẩm  nhà thơ  , thật đúng nghĩa  một  nhà thơ ! .

                                      Vợ tôi khi nghe chuyện tôi kể , nàng gât đầu  -  bởi Nàng ,  lý tưởng sống của  chính tôi .    Tôi nhớ mà không thể quên,   bây giờ nàng  không   muốn  ra khỏi nhà.    Có  thể  đúng vậy .  Nàng bị bệnh trầm kha,    khiến tôi phải luôn luôn đế ý tới, săn sóc, và thường đưa Nàng tới  phòng khám của bác sĩ   Mê-ti-a- nuy  ***.   Ở phòng khám , nàng vẫn  đi đi  lại  rồi bước ra, đi   trong đêm tối một mình , như không muốn gặp ai ,  không muốn ai nói lời nhục mạ, tránh được kẻ vô danh ném sọt rác lên  đầu  .    Bởi thủ đô Paris vốn   ác độc,   làm sao nguôi được niềm hằn học ?   Paris thủ đô có một bí quyết của sự hành hạ,    biết cách giết chết dần mòn  nhà thơ  .   Vả đương nhiên nói đến nhà thơ - thì tôi có tên trong sổ  đen  được ghi   ở  tất cà  tòa báo  , đài phát thanh, vô tuyến, hiệu sách, các tạp chí   ...  Họ muốn bắn , giết tôi  , trong danh sách những kẻ nào bị ức hiếp, bị kiện cáo , bị tố cáo,      bị oan  ức,    bị khổ  cực,    bị vu khống  ... là có tên tôi đấy !    Thật    buồn !   nỗi buồn  muốn tan chảy !

                                   - Anh có ghét họ không ?   đôi khi vợ tôi hỏi vậy -  Anh có ghét những kẻ nào ghét chúng ta,  và kẻ nào muốn giết chúng ta không ?
                                  Ôm  nàng trong vòng tay, tôi nhỏ nhẹ  :
                                   - Không đâu em yêu ơi    Tôi không có lý do nào để ghét họ .   Vì đó không phải lỗi của họ mà lỗi của chính tôi đấy !   Một nhà thơ ngay từ sinh ra đời đã mang dấu tích ô nhục ,   và sẽ  bị người đồng thoi bóp tan ra từng mảnh vụn.   Dân chúng  đâu có quý trọng  nhà thơ ,  như tôi đây , dấu tích Phát xít đã khắc sâu trong tâm khảm mọi người ở thủ đô Paris này rồi !   Đó là lý do giản dị nhất để họ có thể xé xác tôi tan ra từng mảnh .    Bởi lẽ, trong các hạng mục giết người,  thì người ta giết thi sĩ trước tiên .   Nếu   sống đủ 1000 năm chẳng hạn,   người đồng thời sẽ khắc dấu tích kẻ mang bệnh hủi cùi 1000 năm , rồi treo vào cổ  một cái chuông , đó là cách giết tôi như những viên đá được sắp sẵn ném  tới .   Giả thiết tôi sống ở thời trung cổ chẳng hạn ,   thì tôi  bị  mang dấu tích kẻ lạc đạo  , rồi bị thiêu hủy trong đống củi  chất đống chờ châm lửa .    Vậy thì tất cả  cách gì đi nữa, thỉ tôi cũng sẽ bị giết chết bởi các kẻ sống cùng thời mà thôi  .    Điểu dễ hiểu , bọn thi nhân kia cứng đầu cứng cổ,  không  muốn ai  kiểm soát,  không thích đeo bảng   -    bởi họ tự coi bản thân  là  : " .. trật tự  chiếc đồng hồ vĩnh cửu,     chứ không phải là chiếc đồng hồ  ở Tòa Thị chính ."   .  

                               Chỉ điều này thôi, quần chúng căm ghét họ tới xương , tủy rồi .    Điều này rất hợp lý  , bởi quần chúng thích   giết chết nhà thơ  -  xong, lại ân hận, hối tiếc  ; lại dựng   tuợng bán thân, to nhỏ  tưởng niệm nhà thơ đã bị giết chết .     Xét ra,  nếu vinh quang một thi nhân căn cứ vào sự căm thù kia rồi giết chết đi ,  thì ảu  đó  nhà thơ có một tâm hồn vĩ đại nhất  - tất nhiên có tôi trong  số đó !.,  Quần chúng dạy tôi cách hoan hô  làm sao cho hợp lý,  ấy  là   cứ giơ 2 tay lên trời hoan hô thật to vào,  sau đó ném bùn vào  mặt , kể tội  rồi dày xéo  lên  thân xác bằm dăp kia không tiếc thương !  

                             Với tôi, từ khi mới 15 tuổi thôi  , tôi đã tự biết cách làm rạng danh  như là một thi nhân  , thì bọn quần chúng kia lập tức công kênh tôi lên  đặt vòng hoa vinh quang đấy thôi !   Rồi sau đó , ngay lập tức, có hàng trăm cơn sóng luân chuyển giập vùi  , bạn ơi, thật chẳng khác gì nước thủy triều dâng lên cao lại rút xuống thật thấp !

                            Vợ tôi tiếp lời :

                             - Riêng tôi lại rất thích được vào tù  .  Vào tù  thật tốt đẹp đấy .  Nhớ là đừng quên tôi là phụ nữ nhé ,  tôi  không còn  đủ sức chịu đựng nổi nữa !
                              - Chẳng mấy lúc nỗi đau buồn của chúng ta chấm dứt , giồng hệt số phận hẩm hiu đau đớn  của thi nhân  .  Em biết không ,  cuối cùng thì  thi nhân sẽ không còn bị thủ tiêu, hạ sát  ; kể cả bị quần chúng tung, hô, đả đảo    nữa !  tôi nói vậy .

                               Có thật không, đến khi nào thi điều đó  chấm dứt thực sự ?  , vợ tôi gặng hỏi . 
                               Lại giải thích :
                               - Em có thấy con tằm tự hủy cánh,  chân nó, tim nó , hình hài nó để hóa thân con bướm .   Để  dệt thành tơ , rồi chuyển tất cả thành sợi lụa lượt là  . Cuối cùng nó chết , cũng là một cách tự diệt .    Em biết không,  ở  gần đây có một nhà máy sợi, hàng giờ sản xuất hàng  triệu thước lụa .    Sự cạnh tranh là  những con tằm sẽ tan biến toàn diện  trong khoảng không gian nào đó  .  Đem so sánh giống hệt  số phận thi nhân , tự đốt cháy hình hài, chỉ để tìm vài tứ thơ mộng , vài hình ảnh  đẹp đẽ  .   Bên cạnh hắn ta , nào là rạp chiếu bóng,   nào  báo chí in đầy tranh, ảnh , nào vô tuyến truyền hình  - và cũng sản xuất hàng
triệu hình ảnh thơ ca trên khung vải .   Cuối cùng ,thì số phận  thi nhân sẽ tan biến vào thiên nhiên,   ở khỏng không gian nào đó - giống hệt thân phận con tằm... phải vậy không em ?  

                              "  Có lẽ chúng ta  là những nhà  thơ cuối cùng bị quần  chúng đập , sát hại cho tới chết .     Ngày mai, phải ngày mai  đây  sẽ không còn nhà thơ nào ở Paris ở Buy-Ka-Rét   -   và   nhà thơ sẽ không còn bị dày xéo bởi quần chúng  .   Bởi sẽ không còn giống thi nhân  nữa , ở khắp nơi trên toàn cầu này .    Sẽ chẳng còn giống thi nhân  bị bạc đãi nào nữa đâu !   Và tất nhiên sẽ chẳng còn chữ viết gọi  là thi ca  , đúng vậy đấy em ơi !  "
 []
-----
*         Kịch sĩ Eugene Ionesco, ngươi Rumani, viết  pháp văn, sống ở Paris .   tác giả Les Rhinocéros . ( DG chú thich )
 **      Bên bờ sông Dniester khói lửa  ( Les Rives de Dniester en flammes )  ( TG chú thích )
***     bác sĩ Métianu được tác giả  ghi tặng,   nơi trang 2 tiểu thuyết   CHIẾC ROI NGỰA  . ( DG chú thích ) .
 .
CONSTANT VIRGIL GHEORGHIU
(  Sept. 16 , 1915 -   June 22, 1992  Paris ).

  ( trích  CHIẾC ROI NGỰA  /  Đường  Bá Bổn . dịch theo bản pháp ngữ  ' La Cravache" của   Livia Lamoure .  Nxb Đồng  Nai tái bản năm 2003   - - tr.  190 -    208 .    
    -   Ấn bản đầu của Đại Nam văn hiến xuất bản cục , Saigon  1964 ).


                                  

                                  
                    


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ